11 bài tập tiểu luận môn lịch sử

Trong công cuộc xây dựng nền hành chính quốc gia, hầu như nước nào cũng quan tâm đến hai yếu tố cơ bản: Hiện đại và dân tộc. Yếu tố hiện đại thường gắn liền với nguyện vọng ý chí của con người, nhất là của lớp người cầm quyền, mang ý nghĩa vĩ mô, còn yếu tố dân tộc lại gắn liền với tính chất và hoàn cảnh cụ thể riêng của mỗi nước, mang ý nghĩa thực tiễn. như vậy nếu như yếu tố hiên đại thể hiện mong muốn vươn lên tiến tiến so với các nước xung quanh thì yếu tố dân tộc buộc con người phải tìm hiểu thực tiễn lịch sử và xã hội nước mình để sao cho bộ máy quản lí nhà nước mà mình xây dựng nên đạt được hiệu quả thốmg trị cao nhất. Dân tộc Việt Nam có một lịch sử lâu đời và một truyền thông tốt đẹp. Lịch sử lâu đời đó do chính những con người Việt Nam đã xây dựng và tạo nên những truyền thống và quá khứ hào hùng, vẻ vang của dân tộc. Từ trong sự nghiệp dựng nước, giũ nước, nhân dân Việt Nam đã tạo ra ý thức dân tộc, ý chí kiên trung, tinh thần yêu nước nồng nàn và lòng dũng cảm tuyệt vời để xây dựng nên những giá trị tinh thần cơ bản, góp phần quan trọng làm nên sự nghiệp cách mạng, bảo vệ tổ quốc, chống các thế lực đế quốc xâm lược, thống nhất đất nước. Công lao to lớn đó của cha ông ta rất đáng tự hào và để giáo dục cho các thế hệ mai sau, nhất là trong công cuộc xây dựng đất nước thời kì hiện đại. Tuy nhiên khi nói đến đất nước, đến dân tộc Tổ quốc tức là chúng ta muốn nói đến một khối cộng đồng người cùng sống trên cùng một lãnh thổ có tiếng nói chung, một nền kinh tế thống nhất và đương nhiên là dưới sự quản lí của một nhà nước thống nhất. Thực ra lịch sử lâu đời của một dân tộc cũng là lịch sử lâu đời của công cuộc xây dựng nhà nước, xây dựng hệ thống quản lí nhà nước. Dân tộc Việt Nam ta đã có hơn một nghìn năm độc lập trứơc khi bị thực dân Pháp xâm chiếm và đô hộ, nghĩa là đã từng có hơn một nghìn năm xây dựng hệ thống hành chính quốc gia của mình. Trong hơn mười thế kỉ đó có 8 triều đại kế tiếp nhau thống trị và thông thường mỗi triều đại lớn như Lý, Trần, Lê . đều có những giai đoạn thịnh trị mà hệ thống hành chính quốc gia đã phát huy được tác dụng tích cực. Và nếu đem nền hành chính quốc gia đó so sánh với các nước láng giềng đương thời, chúng ta không thấy có điều gì thua kém thì điều đó có nghĩa là nó đã đạt được cả hai tiêu chuẩn cơ bản: Hiện đại và dân tộc. Như vậy hiểu về bộ máy nhà nước của quá khứ chính là giúp chúng ta có những bài học kinh nghiệm bổ ích và lí thú. Tuy nhiên có hàng loạt các vấn đề được đặt ra khi tìm hiểu một cách toàn diện và cụ thể các hệ thống hành chính quốc gia đã từng tồn tại trên đất nước ta trước thế kỉ XX như: Nhà nước Đại Việt phong kiến có được xây dựng theo mô hình nhà nước phong kiến Phương bắc hay không? cách thức tổ chức và phương thức cấu thành nhà nước xưa của ta như thế nào? Hoặc tìm hiểu về hệ thống thanh tra giám sát và khảo xét quan lại, hoặc tìm hiểu việc phân chia các đơn vị hành chính lớn nhỏ thế nào, hệ thống các cơ quan quản lí nhà nước ra sao?. Đặt những vấn đề đó trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể của nó cũng như trong tiến trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, chúng ta sẽ tìm ra được những tri thức, những bài học tích cực hay tiêu cực của các hệ htống hành chính quốc gia xưa. Trong giới hạn của bài tập điều kiện em chỉ xin được trình bày những hiểu biết bước đầu về hệ thống thanh tra giám sát và khảo xét quan lại thời phong kiến ở Việt Nam.

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5341 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu 11 bài tập tiểu luận môn lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBOMAY nha nuoc VN.DOC
  • docBAITAP co Uyen.DOC
  • docBAITAP thay Lien.DOC
  • docBTDK thay Am.DOC
  • docBTDK thay Bao.DOC
  • docBTDK thay Binh.DOC
  • docBTDK Thay C.Minh.DOC
  • docKINH TE HANG HOA.DOC
  • docLSVAN MINH.DOC
  • docPPLUAN SU HOC.DOC
Luận văn liên quan