An ninh lương thực và thực phẩm: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và định hướng chính sách cho Việt Nam

Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá nền kinh tế xã hội. Trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá bình quân mỗi năm cả nước mất khoảng 74.000 ha đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc, 2008) . Điều đáng chú ý là các diện tích đất được chuyển đổi này tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng, những vùng đất nông nghiệp màu mở và đông dân cư. Ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nếu chuyển 1 ha đất nông nghiệp thành khu công nghiệp thì sẽ làm mất một tài sản sinh kế và ảnh hưởng đến ít nhất 12-25 người dân sống ở nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2008) . Việc chuyển đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp và đô thị đã tạo ra những thách thức an ninh lương thực, thực phẩm và việc làm cho nông dân, nhất là những người bị thu hồi đất. Lo ngại trước tình hình không an ninh về lương thực và thực phẩm, nhiều tỉnh, huyện đã có chủ trương giành diện tích cố định để sản xuất lương thực, thực phẩm vì mục tiêu an ninh lương thực của địa phương họ. Liệu những hành động và chủ trương đó là hợp quy luật và đã thực sự đảm bảo an ninh về lương thực, thực phẩm cho quốc gia. Mặt khác, theo định hướng phát triển của nền kinh tế nước ta, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là một nước công nghiệp. Với mục tiêu đó, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, bao nhiêu đất nông nghiệp cần được dùng để đảm bảo an ninh về lương thực - thực phẩm quốc gia, bao nhiêu đất nông nghiệp có thể được chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm? Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về các vấn đề trên được tiến hành. Vì vậy, bài viết này nhằm góp phần thảo luận vấn đề trên.

doc13 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4701 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu An ninh lương thực và thực phẩm: Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và định hướng chính sách cho Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
AN NINH LƯƠNG THỰC VÀ THỰC PHẨM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM GS. TS. Đỗ Kim Chung, PGS. TS. Kim Thị Dung và KS. Lưu Văn Duy Tạp chí nông nghiệp và Phát triển nông thôb, Só 6, Tháng 6/2009, Trang 3-10 SUMMARY This paper discuses some theoretical and practical issues on food security and draw some policy recommendations for sustainable strategy for food security for Vietnam. The paper points out that policy measures should aim at promoting sustainable strategy for food supply by long term rational food production planning based on comparative advantage of each region, increasing public investment for planed food production zones, increasing consumers’ accessibility to food by generating job opportunities and income, and creating an efficient market mechanism in which all consumers can access to food at reasonable prices. Key words: Food Security, Food safety, Food security polices and strategy, Vietnam Tóm tắt Bài viết này thảo luận một số vấn đề lý luận và thực tiễn của an ninh lương thực thqựuc phẩm và đề xuất một số định hướng chính sách cho chiến lược an ninh lương thực, thực phẩm bền vững cho Việt Nam. Bài viết chỉ ra rằng các giải pháp chính sách cần hướng vào chiến lược sản xuất bền vững LT-TP dựa trên quy hoạch dài hạn và lợi thế so sánh của mỗi vùng, tăng khả năng tiếp cận của người tiêu dùng tới lương thực bằng việc tạo việc làm và thu nhập cho họ, tạo ra cơ chế hiệu quả cho thị trường hoạt động để mọi người tiêu dùng tiếp cận được tới lương thực thực phầm với giá hợp lý. Từ khoá: An ninh lương thực-thực phẩm, An toàn lương thực-thực phẩm, Chiến lược và chính sách an ninh lương thực-thực phẩm, Việt nam MỞ ĐẦU Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hoá và đô thị hoá nền kinh tế xã hội. Trong quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá bình quân mỗi năm cả nước mất khoảng 74.000 ha đất nông nghiệp chuyển thành đất phi nông nghiệp (Nguyễn Sinh Cúc, 2008) Nguyễn Sinh Cúc, 2008, Làm gì để phát triển bền vững Tam nông trong thời gian tới.. Tạp chí ban tuyên giáo trung ương, trích lúc 13h23' ngày 18/7/2008 . Điều đáng chú ý là các diện tích đất được chuyển đổi này tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng, những vùng đất nông nghiệp màu mở và đông dân cư. Ở các tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, nếu chuyển 1 ha đất nông nghiệp thành khu công nghiệp thì sẽ làm mất một tài sản sinh kế và ảnh hưởng đến ít nhất 12-25 người dân sống ở nông thôn (Đỗ Kim Chung, 2008)Đỗ Kim Chung, 2008, Học thuyết kinh tế đối ngẫu trong phát triển nông thôn: những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc cho Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế, số 361, tháng 6 năm 2008, Viện Kinh tế Việt Nam, trang 46-50 . Việc chuyển đất nông nghiệp thành các khu công nghiệp và đô thị đã tạo ra những thách thức an ninh lương thực, thực phẩm và việc làm cho nông dân, nhất là những người bị thu hồi đất. Lo ngại trước tình hình không an ninh về lương thực và thực phẩm, nhiều tỉnh, huyện đã có chủ trương giành diện tích cố định để sản xuất lương thực, thực phẩm vì mục tiêu an ninh lương thực của địa phương họ. Liệu những hành động và chủ trương đó là hợp quy luật và đã thực sự đảm bảo an ninh về lương thực, thực phẩm cho quốc gia. Mặt khác, theo định hướng phát triển của nền kinh tế nước ta, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản là một nước công nghiệp. Với mục tiêu đó, việc chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp sẽ tiếp tục diễn ra. Tuy nhiên, bao nhiêu đất nông nghiệp cần được dùng để đảm bảo an ninh về lương thực - thực phẩm quốc gia, bao nhiêu đất nông nghiệp có thể được chuyển đổi sang mục đích phi nông nghiệp vẫn là câu hỏi được nhiều người quan tâm? Cho đến nay, chưa có nhiều nghiên cứu về các vấn đề trên được tiến hành. Vì vậy, bài viết này nhằm góp phần thảo luận vấn đề trên. Mục tiêu cơ bản của bài viết này nhằm: 1) Làm rõ thêm các vấn đề lý luận và thực tiễn của an ninh lương thực - thực phẩm và chính sách an ninh về lương thực - thực phẩm; 2) Thảo luận các vấn đề thực tiễn về an ninh lương thực, thực phẩm ở Việt Nam; 3) Đề xuất một số định hướng chính sách và giải pháp đảm bảo an ninh lương thực ở Việt Nam. 1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu này vận dụng phương pháp tiếp cận kinh tế mở về vấn đề an ninh lương thực, thực phẩm. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu này là số liệu thứ cấp của các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước. Ngoài ra, bài viết còn sử dụng các phương pháp dự báo về cung và cầu về lương thực, thực phẩm. 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 2.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ AN NINH LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM 2.1.1 An ninh lương thực hay an ninh lương thực - thực phẩm? Từ “lương thực” theo nghĩa tiếng Việt chỉ những nông sản có chứa tinh bột. Do đó, nếu nói “an ninh lương thực” là chưa đủ. Theo nghĩa tiếng Anh, “food” có nghĩa bao hàm cả lương thực và thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người. Hơn nữa, việc tiêu dùng lương thực và thực phẩm quan hệ chặt chẽ với nhau. Thông thường, nếu tiêu dùng nhiều thực phẩm (thịt, rau, đậu, sữa trứng, quả) sẽ tiêu dùng lương thực ít hơn. Cơ cấu nông nghiệp sẽ thay đổi theo cầu của thị trường về lương thực và thực phẩm. Do đó, không thể tách rời lương thực với thực phẩm khi nói về vấn đề an ninh. Vì vậy, bài viết này thảo luận vấn đề “an ninh lương thực - thực phẩm” hơn là vấn đề “an ninh lương thực” thông thường. 2.1.2 An ninh lương thực - thực phẩm và an toàn lương thực - thực phẩm An ninh về lương thực, thực phẩm là vấn đề trọng tâm của mọi chính sách lương thực - thực phẩm của các quốc gia. Mục tiêu cơ bản của chính sách lương thực - thực phẩm của các quốc gia nhằm đảm bảo an ninh lương thực - thực phẩm một cách bền vững và an toàn về lương thực - thực phẩm cho con người, xã hội và môi trường. An ninh lương thực - thực phẩm là đảm bảo khả năng của tất cả các thành viên trong xã hội trong mọi lúc, mọi nơi có thể có đủ lương thực - thực phẩm cho cuộc sống khoẻ mạnh và hiệu quả. An toàn về lương thực - thực phẩm là sự đảm bảo về chất lượng của lương thực và thực phẩm, không tổn hại tới sức khoẻ con người, môi trường và xã hội. Bài viết này tập trung thảo luận vấn đề an ninh lương thực - thực phẩm. Khái niệm an ninh lương thực được hiểu ở các khía cạnh sau: Thứ nhất là sự đảm bảo khả năng của tất cả các thành viên trong xã hội, không phân biệt người có thu nhập cao hay thu nhập thấp, ở vị trí nào, nhất là những nhóm cư dân dễ bị tổn thương đều có khả năng tiếp cận tới lương thực thực-thực phẩm. Thứ hai, đảm bảo cho các thành viên đó ở mọi nơi, từ vùng gần đô thị đến vùng sâu và vùng xa, từ thành thị đến nông thôn đều tiếp cận đủ lương thực - thực phẩm. Thứ ba, mọi thành viên trong xã hội trong mọi lúc - dù ở lúc có thu hoạch hay giáp hạt đều có đủ lương thực - thực phẩm cho cuộc sống khoẻ mạnh và hiệu quả. Trong mọi lúc có nghĩa là một quốc gia hoặc một hộ gia đình hoặc một cá nhân trong mọi thời điểm kể cả trong các trường hợp gặp phải các cú sốc bất thường (như khủng hoảng kinh tế hoặc chịu ảnh hưởng của thiên tai) cũng phải tiếp cận được với nguồn lương thực phù hợp. 2.1.3 Đẩy mạnh sản xuất lương thực - thực phẩm có phải là điều kiện đủ cho an ninh về lương thực - thực phẩm? Trọng tâm của sự an ninh về lương thực - thực phẩm là đảm bảo khả năng sẵn có, khả năng tiếp cận được và sử dụng lương thực. Mức sẵn có về lương thực - thực phẩm là sự đảm bảo khối lượng lương thực đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của quốc gia. Mức sẵn có này còn được xem xét ở từng địa phương và từng hộ. Mức sẵn có về lương thực - thực phẩm phụ thuộc vào sản xuất trong nước và lượng nhập khẩu và dự trữ. Trong đó, nhiều quốc gia coi việc đẩy mạnh sản xuất trong nước và tự cung tự cấp lương thực là điều kiện quan trọng cho an ninh về lương thực - thực phẩm. Khả năng tiếp cận lương thực - thực phẩm là khả năng mà từng người tiêu dùng, từng hộ có được lương thực - thực phẩm. Khả năng tiếp cận được lương thực và thực phẩm phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng giành cho chi tiêu về lương thực và hệ thống phân phối (sự cạnh tranh hay độc quyền của thị trường, giá lương thực - thực phẩm cao hay thấp). Trong nhiều trường hợp, mức sẵn có về lương thực - thực phẩm của vùng hay quốc gia cao, nhưng thu nhập của người tiêu dùng thấp, hệ thống phân phối và thị trường chưa phát triển, giá lương thực còn cao thì người tiêu dùng vẫn không tiếp cận được lương thực và thực phẩm. Trên thế giới đã có nhiều trường hợp nạn đói xảy ra nghiêm trọng trong tình trạng quốc gia đó được mùa. Các nạn đói diễn ra nghiêm trọng ở Etiopia năm 1973 và ở Băng-la-đét năm 1974 đều trong bối cảnh các quốc gia này được mùa lớn. Lương thực - thực phẩm được dịch chuyển từ vùng đói (tỉnh Wollo) sang vùng no (tỉnh Addis Ababa của Etiopia). Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là tuy có lương thực - thực phẩm sẵn có trên thị trường, nhưng dân nghèo không có khả năng mua được lương thực và thực phẩm mà họ cần, do họ thiếu việc làm và thu nhập của họ quá thấp Đỗ Kim Chung, Vì sao được mùa mà vẫn còn nhiều người đói, Khoa học và đời sống số 42 (1190), 14-20-10-1997, Liên hiệp hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam . Thực trạng này cũng đã và đang thấy lương thực-thục phẩm chất lượng tốt hơn đuợc chuyển từ nông thôn ra thành thị, từ vùng nghèo khó sang vùng giàu có ở các nước như Thái Lan, In-đô-nê-xia, Philipine và ngay cả ở Việt Nam. Do đó, để có được an ninh về lương thực - thực phẩm, việc đẩy mạnh sản xuất luơng thực - thực phẩm đảm bảo mức sẵn có về lương thực, thực phẩm mới chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ cho an ninh lương thực, thực phẩm là phải tập trung giải quyết được việc làm, tăng được thu nhập và phát triển được thị trường lành mạnh để người tiêu dùng mua được lương thực - thực phẩm với giá hợp lý 2.2. AN NINH LƯƠNG THỰC - THỰC PHẨM Ở VIỆT NAM 2.2.1 Tình trạng sản xuất lương thực ở Việt Nam Thành tựu nổi bật nhất về kinh tế của Việt Nam sau hơn 20 năm đổi mới là phát triển nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực đã đáp ứng được nhu cầu trong nước, đảm bảo dự trữ Quốc gia và liên tục xuất khẩu gạo. Tỷ lệ nghèo lương thực đã giảm từ 35,6% (giai đoạn 1998 - 1999), xuống còn 11,9% (giai đoạn 2002 - 2003). Điều đó chứng minh nước ta giảm cơ bản tình trạng đói. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, những hộ tham gia làm lương thực có tỷ lệ nghèo cao. Cả nước có khoảng 71% dân số làm nông dân, tỷ lệ nghèo là 20,4% cao gấp 4 lần so với cư dân không làm nông dân (5,0%). Cả nước có 53% dân số làm nghề trồng lúa và tỷ lệ nghèo của người trồng lúa là 23,4%, gấp 3 lần so với những người không làm lúa (7,5%). Thành tựu cơ bản của nông nghiệp là thâm canh tăng năng suất, đa dạng hoá cây trồng. Cùng với việc phát triển nhanh một số cây lương thực khác như lúa, ngô, Việt Nam đã đưa sản lượng lương thực có hạt từ 38,1 triệu tấn năm 2000 lên 52,4 triệu tấn năm 2008 Nguyễn Trí Ngọc, Đảm bảo an lương thực cho đồng bào dân tộc miền núi, Báo Kinh tế Nông Thôn, Web site: httpp:\\: Kinhtenongthon.com.vn, Ngày 17/3/2009, cập nhật lúc 9.42 AM , bằng 2,22 lần năm 1986, nhờ đó Việt Nam đã tự cung cấp đủ lương thực cho tiêu dùng trong nước với số dân 86,2 triệu người (năm 2008), tạo được quỹ dự trữ lương thực quốc gia với khối lượng trên 1,5 triệu tấn và xuất khẩu mỗi năm từ 4,5 đến 5,0 triệu tấn gạo. Trước năm 2000 sản lượng lúa tăng nhanh nhờ chủ yếu ở tăng diện tích gieo cấy lúa (diện tích gieo cấy từ 5,68 triệu ha vào năm 1986 lên 7,66 triệu ha năm 2000) (Bảng 1). Nhưng từ năm 2001 đến nay diện tích gieo cấy lúa đã giảm từ giảm 336.825 ha, sản lượng lương thực tăng chủ yếu do tăng năng suất (từ 42.4 tạ/ha năm 2000 lên 49.8 tạ/ha vào năm 2007) (Bảng 2). Tuy nhiên, tốc độ tăng về sản lượng lương thực bị chậm lại. Bảng 1. Diện tích lúa cả năm ở Việt Nam giai đoạn 2000-2007 Đơn vị: 1000 ha Năm Cả nước ĐB SH Đông Bắc Tây Bắc Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây Nguyên Đông Nam Bộ ĐB SCL 2000 7.666 1.212 550 136 695 422 176 526 3.945 2002 7.504 1.196 562 140 700 399 186 484 3.834 2004 7.445 1.161 557 151 685 401 198 475 3.816 2006 7.324 1.124 553 154 683 392 208 435 3.773 2007 7.201 1.111 553 158 683 376 205 432 3.684 2007/2000 - 465 - 101 + 3 + 22 - 12 - 46 - 29 - 94 - 261 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007, Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản thống kê 2008 Bảng 2. Năng suất lúa cả nước giai đoạn 2000-2007 Đơn vị tạ/ha Năm Cả Nước ĐB SH Đông Bắc Tây Bắc Bắc.T Bộ Nam.T Bộ Tây Nguyê n Đông N. Bộ ĐB SCL 2000 42,4 54,3 40,0 29,5 40,6 39,8 33,2 31,9 42,3 2002 45,9 56,4 42,2 32,7 45,1 42,8 32,5 34,7 46,2 2004 48,6 57,8 44,7 36,3 49,3 47,1 39,5 37,5 48,7 2006 48,9 58,1 45,4 38,0 51,0 49,1 42,9 39,1 48,2 2007 49,8 56,7 45,6 36,4 47,4 50,9 41,9 42,4 50,6 2007/2000 +7,4 +2,4 +5,6 + 6,9 + 6,8 +11,1 +8,7 +10,5 +8,3 Nguồn: Tổng cục thống kê, 2007, Niên giám thống kê 2007, Nhà xuất bản thống kê 2008 Sự giảm về diện tích trồng lúa do một số nguyên nhân sau: trước tín hiệu thị trường nông dân chuyển đất lúa sang nuôi trồng thuỷ sản hoặc trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao hơn và một bộ phận khác chuyển sang mục đích phi nông nghiệp do các địa phương thực hiện công nghiệp hoá và đô thị hoá. Điều đáng chú ý là 78% diên tích lúa bị giảm (362 ha trong 465 ha) lại thuộc Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (Bảng 1). Thực trạng này đặt ra hai tình tình huống, nếu diện tích giảm do chuyển sang làm các sản phẩm nông nghiệp khác (thuỷ sản, rau, màu, cây ăn trái..) thì không ảnh huởng đến an ninh về lương thực - thực phẩm. Nếu diện tích lúa bị giảm do chuyển sang mục đích phi nông nghiệp có thể ảnh hưởng lớn đến an ninh về lương thực, thực phẩm. Từ năm 2001 đến hết năm 2007, tổng diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trong cả nước là gần 500.000 ha (chiếm khoảng 5% đất nông nghiệp đang sử dụng), bình quân mỗi năm nông dân ước phải nhường 74.000 ha đất sản xuất phục vụ cho việc phát triển các khu công nghiệp và đô thị. Do đó, cần có sự cân nhắc và lựa chọn chiến lược giữa phát triển các khu công nghiệp và đô thị với việc bảo tồn quỹ đất nông nghiệp. Điều đáng chú ý là đồng bằng sông Hồng có năng suất lúa là cao nhất nhưng có tốc độ tăng năng suất là chậm nhất trong cả nước (Bảng 2). Năng suất lúa hiện nay đã cao hơn trước đây, những vẫn thấp hơn các nước phát triển khoảng 20-30%, nhưng năng suất hoa mầu thấp hơn 50% so với các nước trong khu vực. Diện tích trồng mầu chiếm 1/5 tổng diện tích trồng cây lương thực, thực phẩm nhưng sản lượng màu thu được lại chỉ chiếm khoảng 1/10 sản lượng lương thực phẩm của cả nước. Như vậy, khoảng cách về năng suất các loại cây lương thực, thực phẩm của chúng ta so với các nước phát triển, đang còn khá lớn, nhất là các loại hoa màu như ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ, rau. Do đó, để tăng thêm đuợc sản lượng lương thực, cần tập trung cao độ vào giải pháp công nghệ để cải thiện năng suất và chất lượng sản phẩm. Cung về lương thực giữa các vùng Trong những năm gần đây, sản lượng lúa cả nước tính bằng thóc tăng gần 3,4 ngàn tấn (từ trên 32,5 triệu tấn lên 35,9 triệu tấn) (Bảng 3). Bình quân lương thực đầu người giai đoạn 1996-2001 tăng từ 430,3 kg/năm lên 501,1 kg/năm (tăng 3,29%), giai đoạn 2002-2006 tăng từ 540,5kg/năm lên 551,2 kg/năm (tăng 1,95%). Tuy nhiên, trong khi tất cả các vùng đều tăng, đồng bằng sông Hồng lại có sản lượng giảm tới 288 nghìn tấn. Hai vùng ĐBSCL và ĐBSH chiếm gần 70% tổng sản lượng lúa cả nước (24,9 triệu tấn / 35,9 triệu tấn). Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chiếm 52 - 55% sản lượng và hơn 90% sản lượng lúa gạo xuất khẩu của cả nước. Các vùng như Đông Bắc, Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ mức cung về lương thực đủ tiêu dùng tại chỗ, có thể thiếu hụt vào những trường hợp thời tiết không thuận lợi đối với nông nghiệp. Các vùng Tây Bắc, Tây Nguyên có sản lượng lúa thấp nhất, xét về cung cầu lúa gạo tại chỗ thì cung chưa đáp ứng được cầu, tình trạng thiếu hụt lúa gạo có thể là thường xuyên. Do đấy, giải quyết vấn đề an ninh lương thực-thực phẩm phải tiếp cận theo từng vùng. Bảng 3. Sản lượng lúa cả nước và từng vùng giai đoạn 2000 – 2007 Đơn vị: 1000 tấn Năm Cả nước Vùng ĐBSH Đông Bắc Tây Bắc Bắc.T Bộ Nam.T Bộ Tây. Nguyên Đông. N Bộ ĐB SCL 2000 32.529,5 6.586,6 2.065,0 403,6 2.824,0 1.681,6 586,8 1.679,2 16.702,7 2002 34.447,2 6.752,2 2.475,3 488,1 3.221,1 1.711,0 606,6 1.679,7 17.707,6 2004 36.148,9 6.710,2 2.490,6 548,8 3.377,8 1.890,8 781,4 1.782,1 18.567,2 2006 35.849,5 6.522,6 2.512,3 590,0 3.484,6 1.934,4 880,5 1.691,6 18.229,2 2007 35.867,5 6.298,1 2.517,3 574,0 3.239,3 1.911,8 858,4 1.831,5 18.637,1 2007/2000 +3.374,0 -288,5 +452,3 +296,4 +415 +230,2 +271,6 +152,3 +1.934,4 L. thực BQĐN (kg) (2007) 421 342 263 216 302 266 174 129 1.106 Nguồn: Niên giám thống kê 2007, TCTK, NXB Thống kê 2008; 2.2.3 Tình hình lưu thông và tiêu dùng lương thực của Việt Nam Lương thực mà chủ yếu là lúa gạo của Việt Nam sản xuất ra hàng năm được dùng vào: tiêu dùng của người dân cả nước, để làm giống, làm thức ăn chăn nuôi, dự trữ quốc gia và xuất khẩu. Trong đó, lượng lúa gạo tiêu dùng trong nước chiếm khoảng 75-80%, xuất khẩu khoảng 20-25% sản lượng thóc hàng năm (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2008). Lượng gạo xuất khẩu: Gạo Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Á là thị trường tiêu thụ gạo lớn nhất của Việt Nam. Tuy nhiên, các nước nhập khẩu ở châu Á phần lớn thuộc những nhóm nước có thu nhập thấp và là các nước đang phát triển. Các thị trường tiêu thụ gạo chất lượng cao và rất cao là Nhật Bản, Hoa Kỳ, EU, nhưng thị phần rất nhỏ và chưa có dấu hiệu tăng (Trung tâm Thông tin PTNNNT, 2008). Tình hình xuất và nhập khẩu gạo của Việt Nam thể hiện ở Hình 1 dưới đây. Năm 2005, đạt sản lượng xuất khẩu là cao nhất (5,25 triệu tấn). Hình 1: Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1976-2007 6000 5000 4000 3000 2000 1000 0 Năm XK gạo (1000 tấn) NK gạo (1000 tấn) Nguồn: Trung tâm Thông tin PTNNNT, 2008. Lượng thóc tiêu thụ trong nước: Lượng lương thực tiêu thụ trong nước hàng năm vào khoảng 29,2 triệu tấn. Trong đó: người ăn khoảng 20,2 triệu tấn (73,6%), dự trữ (1,3 triệu tấn), dùng chăn nuôi 6,4 triệu tấn (21,9%), để làm giống 1,1 triệu tấn (3,6%), chế biến 0,2 triệu tấn (0,7%). Mức lương thực tiêu dùng sản phẩm gạo bình quân đầu người ở nước ta ở mức trung bình so với các nước trong vùng (Bảng 4). So với Thái Lan, giai đoạn 199-2001 tăng hơn 57%. Mức tiêu dùng lương thực một người tăng từ 157 kg/người/năm những năm 1970-72 tới 167 kg những năm 1999-2001nhưng lại có xu hướng giảm xuống còn 150 kg giai đoạn 2005 - 2008 và theo dự báo có khả năng giảm xuống 110 kg giai đoạn 2015 - 2020. Điều này có thể tương đồng với mức tiêu dùng của Thái Lan giai đoạn 1999- 2000. Đến nay, cơ bản toàn quốc đã giải quyết được vấn đề thiếu đói. Tuy nhiên, theo số liệu Tổng cục Thống kê, cả nước hiện có khoảng 6,7% số hộ thiếu đói lương thực. Trong đó khu vực nông thôn chiếm 8,7% và thành thị là 2,2%. Bình quân mức tiêu thụ calo của người tiêu dùng Việt Nam khoảng 2.200 kCalo. Điều đáng chú ý là ở nông thôn 60% năng lượng dinh dưỡng vẫn từ lương thực. Bảng 4. Tiêu dùng gạo ở một số nước châu Á Nước Tiêu dùng gạo 1999-2001 (tấn) Tiêu dùng bình quân đầu người (kg/người/năm) Thay đổi dân số (%) 1970-1972 1989-1991 1999- 2001 1970-2000 2000-2030 Các nước ASEAN Inđônêxia 31.62 105 147 149 77 33 Việt nam 13.03 157 154 167 82 41 Mianma 9.71 160 209 203 78 31 Philíppin 7.65 86 96 101 107 49 Thái lan 6.83 152 110 109 74 27 Campuchia 2.03 163 158 155 89 82 Malaixia 1.96 123 81 88 105 48 Các nước châu Á khác Trung Quốc 113.51 79 93 89 54 17 Ấn Độ 76.45 69 79 76 82 40 Bănglađét 21.37 150 153 155 94 43 Nhật Bản 7.53 89 65 59 22 -5 Hàn Quốc 4.12 119 104 88 46 12 Nêpan 2.27 82 106 99 94 81 Pakítxtan 1.78 29 14 13 128 93 Sri Lanca 1.77 95 93 94 54 21 CHDCND Triều Tiên 1.73 82 73 78 55 19 Iran 1.89 25 31 27 144 49 Các tiểu vương quốc Ả Rập 0.79 23 27 39 254 120 Nguồn: FAOSTAT databas
Luận văn liên quan