Ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (cerithideaobtusa) ở giai đoạn giống và trưởng thành

Ốc len là loại hải sản nước lợ có phẩm chất thịt th ơm ngon, nhi ều chất dinh dưỡng. Chúng phân bố ở những khu rừng ngập mặn v à đóng vai tr ò quan trọng trong hệ sinh thái v ùng ngập mặn. Hiện nay ốc len đang đ ược nuôi phổ biến ở Cà Mau mà ch ủ yếu là hai huyện Năm Căn v à Ngọc Hiển. Trên thị trường, ốc len rất đ ược ưa chuộng, có giá trị cao khoảng 40.000 –60.000 đ/kg. Tuy tôm sú đang là đ ối tượng nuôi phổ biến đem lại hiệu quả cao nhưng gần đây bệnh tôm xảy ra li ên tục, lây lan rất nhanh v à mang nhi ều rủi ro. Do đó, v iệc đa dang hóa động vật nuôi cho ng ànhthủy sản được tiến hành. Trong quá trình này, nuôi ốc len đã bước đầu đem lại hiệu quả cao v à đang được mở rộng tại các khu rừng ngập mặn C à Mau. Tuy nhiên mô hình nuôi phần lớn là do tự phát (Ngô Thu Thảo & ctv, 200 7). Vì vậy, việc nghi ên cứu sâu về các đặc điểm sinh học của ốc len l à cần thiết để góp phần nâng cao năng suất nuôi, cải thiện đời sống ng ười dân ở các v ùng ngập mặn ven biển. Yêu cầu mở rộng v ùng sinh thái có th ể nuôi ốc len ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là lý do đ ể thực hiện đề t ài: “Ảnh hưởng của các chế độ thay n ước khác nhau đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc len ( Cerithidea obtusa ) ở giai đoạn giống và trưởng thành”.

pdf48 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1888 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (cerithideaobtusa) ở giai đoạn giống và trưởng thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN ĐỖ VĂN THÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ THAY N ƯỚC KHÁC NHAU LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (Cerithidea obtusa) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ TRƯỞNG THÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN Năm 2009 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THUỶ SẢN ĐỖ VĂN THÔNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẾ ĐỘ THAY N ƯỚC KHÁC NHAU LÊN SINH TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ỐC LEN (Cerithidea obtusa) Ở GIAI ĐOẠN GIỐNG VÀ TRƯỞNG THÀNH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH NUÔI TR ỒNG THUỶ SẢN Giáo viên hướng dẫn: Ts: Ngô Thị Thu Thảo Ths: Huỳnh Hàn Châu Năm 2009 3LỜI CẢM TẠ Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, ban Chủ Nhiệm Khoa , quý Thầy Cô, cán bộ khoa Thuỷ Sản đ ã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn Ts Ngô Thị Thu Thảo, Ths Huỳnh Hàn Châu đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Xin chân thành cảm ơn! 4TÓM TẮT Thí nghiệm “Ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau đến sinh trưởng và tỷ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa) ở giai đoạn giống và trưởng thành” được tiến hành với các chế độ thay nước khác nhau là 1 ngày (NT1), 3 ngày (NT2), 5 ngày (NT3), 7 ngày (NT4), 10 ngày (NT 5) và 15 ngày (NT6). Kết quả như sau: Tỷ lệ sống của ốc len của các nghiệm thức đối với mỗi loại kích cỡ th ì khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Trong đó NT1 có t ỷ lệ sống cao nhất (43,3% đối với ốc giống và 66,7% dối với ốc trưởng thành) và NT6 có tỷ lệ sống thấp nhất (20% đối với ốc giống v à 33,3% đối với ốc trưởng thành). Đối với ốc len giống tốc độ tăng tr ưởng về chiều cao, chiều rộng v à khối lượng khác biệt không có ý nghĩa giữa các nghiệm thức thí nghiệm. Trong đó NT1 có tốc độ tăng trưởng về khối lượng và chiều cao là cao nhất lần lượt là 11,96µg/ngày và 30,3µm/ngày, NT3 có t ốc độ tăng trưởng về chiều rộng nhanh nhất (9,5µm/ngày). Đối với ốc len trưởng thành tốc độ tăng trưởng về chiều cao và chiều rộng khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa các NT (P>0,05) trong đó NT1 có tốc độ tăng nhanh nhất lần lượt là 34,0µg/ngày và 9,6µg/ngày , riêng t ốc độ tăng trưởng về khối lượng có sự khác biệt giữa các nghiệm thức trong đó NT1 có tốc độ tăng nhanh nhất (20,6µm/ng ày ) và NT5 có tốc độ tăng chậm nhất (3,5µm/ngày). Kết quả kiểm tra khả năng chịu đựng của 2 kích cỡ ốc đối với môi tr ường khô hạn cho thấy: Ốc trưởng thành có khả năng chịu đựng tốt với môi tr ường khô hạn so với ốc giống. 5Mục Lục Lời Cảm Tạ..……………………………. ..………..…………………………i Tóm Tắt….………………… ..…………….…………………………………..ii Mục Lục…………………… ..…....….……………………………………….iii Danh Sách Bảng……………..……….………………………………………..v Danh Sách Hình…….……… .……..…………………………………..……..vi Chương 1: Giới Thiệu…..………..……………………………………………1 Chương 2: Tổng quan tài liệu……..……..…………………………………….2 2.1 Vị trí phân loại………..…....…………….. ………………………………2 2.2 Đặc điểm sinh học…….………………….. ………………………………2 2.3 Đặc điểm phân bố………....……….. …………………………………….2 2.4 Đặc điểm sinh trưởng…….……………………………………………….3 2.5 Đặc điểm dinh dưỡng…..…..……………………………………………..3 2.6 Nhiệt độ và độ mặn……....……………………………………………….3 2.7 pH………..………….….………………………………………..………..4 2.8 Kỹ thuật nuôi ốc len trong rừng ngập mặn….…..………………………..4 2.8.1 Thiết lập khu nuôi………………………………………………….4 2.8.2 Mùa vụ và nật độ thả……...………………………………………..4 2.8.3. Chăm sóc và quản lý……..….……………………………….……4 2.8.4 Thu hoạch…………………………………………………………..5 Chương 3: Phương pháp thí nghi ệm……..….………………………..……….6 3.1 Thí nghiệm 1………..…..………………………………………….…….6 3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài…….……………………………….……6 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu…………………………………………………6 3.1.3 Phương pháp thí nghiệm……………………………………………6 3.2 Thí nghiệm 2………….…….…….……… …………..…………………..8 3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài….…………………………………..……8 3.2.2 Vật liệu nghiên cứu…………………………………………………8 3.2.3 Phương pháp thí nghiệm……………………………………… ……8 3.3 Xử lý số liệu……….………...… .…………………………….…………..8 3.4 Công thức tính toán……….... .……………………………………………8 Chương 4: Kết quả và thảo luận…….....…………………………….………11 4.1 Các yếu tố môi trường…………….……………………….……………11 4.1.1 Nhiệt độ………….……………………………………..…………11 4.1.1.1 Nhiệt độ môi trường nước…………………………………11 4.1.1.2 Nhiệt độ không khí………….…………………………….12 4.1.2 pH…………..……….……………………………….……………12 4.1.2.1 pH sáng…………………………………………..…………12 4.1.2.2 pH chiều……………………………….……………………13 4.1.3 Biến động hàm lượng NH4+..…..…..…………………..…………13 4.1.4 Biến động hàm lượng NO2-…….…..…..…………………………14 4.1.5 TOM trong bùn đáy……… .…..…..........…………………………15 4.2 Kết quả thí nghiệm đối với ốc len giống……………………………….15 4.2.1 Tỷ lệ sống………....…………… .…….…………………………15 4.2.2 Tăng trưởng……..…..……… .………….……………………….17 4.2.2.1 Kích thước và khối lượng…………..………………………17 64.2.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao……….…………18 4.2.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng.….…….………19 4.2.2.4 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng…………...……19 4.2.3 Chỉ số thể trạng (CI)…………………………………………….......19 4.2.4 Tỷ lệ ốc trưởng thành sau thí nghiệm…………………….…………20 4.2.5 Kết quả kiểm tra khả năng chịu đựng với môi tr ường khô hạn……..21 4.2.5.1 Tỷ lệ sống…………………….……………………….…..21 4.2.5.2 Thay đổi về khối lượng…………….………………….….2 1 4.3 Kết quả thí nghiệm đối với ốc tr ưởng thành…………………………….22 4.3.1 Tỷ lệ sống…………….………… ....……………………………….22 4.3.2 Tăng trưởng…………….……… ....………………………………..23 4.3.2.1 Kích thước và khối lượng…………………………………23 4.3.2.2 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều cao……. ……..……25 4.3.2.3 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về khối lượng….……………25 4.3.2.4 Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối về chiều rộng…….…………25 4.3.3 Chỉ số thể trạng (CI)………………….…………………….……….26 4.3.4 Kết quả kiểm tra khả năng chịu đựng với môi trường khô hạn……..26 4.3.4.1 Tỷ lệ sống…………………………………………………..26 4.3.4.2 Thay đổi về khối lượng……………………….…………….27 4.4 Nhận định kết quả đề tài…………………………………………………27 Chương 5: Kết luận và đề xuất…………………………………… …………29 5.1 Kết luận………………………………………………… ……………….29 5.2 Đề xuất……………………..……………………………………………29 Tài liệu tham khảo……………………………………………………………30 Phụ lục…………….………………………………………………………….32 7DANH SÁCH BẢNG Bảng 4.1: Trung bình nhiệt độ (0C) trong các nghiệm thức thí nghiệm………………..…………………………………………………… .11 Bảng 4.2: Biến động TOM (%) trong bùn đáy giữa các nghiệm thức thí nghiệm………………………………………………………………………1 5 Bảng 4.3: Tỷ lệ sống của ốc len giống trong quá tr ình thí nghiệm…………….…….….......................................................................... 16 Bảng 4.4: Trung bình tăng trưởng của ốc len giống trong quá trình thí nghiệm………………………………………………………………………. 18 Bảng 4.5: Chỉ số thể trạng ốc len giống thí nghiệm……………………………..…………………………………….…..20 Bảng 4.6: Tỷ lệ ốc giống đạt kích cỡ tr ưởng thành sau thí nghiệm…………….….….…......................................................................... .20 Bảng 4.7: Tỷ lệ sống của ốc giống khi kiểm tra khả năng chịu đựng với mô i trường khô hạn………………………………………….……………........... .21 Bảng 4.8: Sự thay đổi khối lượng của ốc giống trong quá tr ình khiểm tra khả năng chịu đựng với môi trường khô hạ…………………………………….... 21 Bảng 4.9: Tỷ lệ sống của ốc len tr ưởng thành trong quá trình thí nghiệm......22 Bảng 4.10 Trung bình tăng trưởng của ốc len giống trong quá trình thí nghiệm…………………………………………………………….…..……... 25 Bảng 4.11 Chỉ số thể trạng ốc len trưởng thành thí…..….………….……..…26 Bảng 4.12: Tỷ lệ sống của ốc trưởng thành khi kiểm tra khả năng chịu đựng với môi trường khô hạn.…….…….………………………………..….……. .27 Bảng 4.13: Sự thay đổi khối lượng của ốc trưởng thành trong quá trình khiểm tra khả năng chịu đựng với môi trường khô hạn……………………………..27 . 8DANH SÁCH HÌNH Hình 4.1: Biến động nhiệt độ (0C)trong bể nuôi theo thời gian……… ….….11 Hình 4.2: Biến động nhiệt độ không khí trong quá tr ình thí nghiệm………..12 Hình 4.3: Biến động pH buổi sáng giữa các nghiệm thức thí nghiệm… …….13 Hình 4.4: Biếng động pH buổi chiều gữa các nghiệm thức thí nghiệm……. .13 Hình 4.5: Biến động NH4+ giữa các nghiệm thức thí nghiệm……….…… ….15 Hình 4.6: Biến động NO2- giữa các nghiệm thức thí nghiệm…….…………..16 Hảng 4.7: Biến động tỷ lệ sống của ốc len giống theo thời gian………… …..16 Hình 4.8: Trung bình khối lượng (g), chiều rộng (mm), chiều cao (mm) ốc len giống theo thời gian…………………………………… ………………..……17 Hình 4.9: Biến động tỷ lệ sống của ốc len giống theo thời gian……….… .....23 Hình 4.10: Trung bình khối lượng (g), chiều rộng (mm), chiều cao (mm ) ốc len trưởng thành theo thời gian………………………… ……….……….…..24 9Chương 1 GIỚI THIỆU Ốc len là loại hải sản nước lợ có phẩm chất thịt thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Chúng phân bố ở những khu rừng ngập mặn v à đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái vùng ngập mặn. Hiện nay ốc len đang đ ược nuôi phổ biến ở Cà Mau mà chủ yếu là hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển. Trên thị trường, ốc len rất được ưa chuộng, có giá trị cao khoảng 40.000 – 60.000 đ/kg. Tuy tôm sú đang là đối tượng nuôi phổ biến đem lại hiệu quả cao nhưng gần đây bệnh tôm xảy ra liên tục, lây lan rất nhanh và mang nhiều rủi ro. Do đó, việc đa dang hóa động vật nuôi cho ngành thủy sản được tiến hành. Trong quá trình này, nuôi ốc len đã bước đầu đem lại hiệu quả cao v à đang được mở rộng tại các khu rừng ngập mặn C à Mau. Tuy nhiên mô hình nuôi phần lớn là do tự phát (Ngô Thu Thảo & ctv, 200 7). Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về các đặc điểm sinh học của ốc len l à cần thiết để góp phần nâng cao năng suất nuôi, cải thiện đời sống ng ười dân ở các vùng ngập mặn ven biển. Yêu cầu mở rộng vùng sinh thái có thể nuôi ốc len ở Đồng Bằng Sông Cửu Long là lý do để thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau đến sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa) ở giai đoạn giống và trưởng thành”. Mục tiêu của đề tài: Đánh giá ảnh hưởng của các chế độ thay nước khác nhau lên sự tăng trưởng và tỉ lệ sống của ốc len ở giai đoạn giống v à trưởng thành, từ đó tìm hiểu khả năng mở rộng diện tích nuôi ốc len ở các v ùng sinh thái ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nội dung của đề tài: Thử nghiệm nuôi ốc len với 2 kích c ỡ trên bể ở các chế độ thay nước khác nhau (1, 3, 5, 7, 10, 15 ngày). Theo dõi diễn biến của các yếu tố môi trường trong bể nuôi. Theo dõi tỉ lệ sống, tăng trưởng và chỉ số thể trạng ốc len tương ứng với các chế độ thay nước khác nhau. 10 Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Vị trí phân loại Theo Lamacrk (1822) thì ốc len có khóa phân loại sau đây: Ngành: Mollusca Lớp: Gastropoda Lớp phụ: Orthogastropoda Bộ: Discopoda Họ: Potamididae Giống: Cerithidea Loài: Cerithidea obtusa 2.2 Đặc điểm sinh học Ốc len có vỏ tương đối mỏng và khá chắc chắn, vỏ có đường kính vòng xoắn giảm dần từ miệng vỏ về đỉnh. Da vỏ m àu đỏ đậm xen lẫn những vân màu vàng nhạt. Miệng vỏ hình bán nguyệt, vòng trong nhẵn hơn với những gờ xoắn nổi lên rõ rệt, khi trưởng thành (đạt kích cỡ thương phẩm) có màu sắc đỏ đậm xen lẫn màu vàng nhạt rõ hơn và môi ốc dày hơn, có màu trắng ngà (ta thường gọi là ốc môi dày). 2.3. Đặc điểm phân bố Theo Klepal (2001), ốc len phân bố rộng rãi trên thế giới như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Myanmar, Th ailand, Cambodia, Hoa Kỳ, Úc,… Ở Singapore, ốc len phân bố ở các rừng ngập mặn v à có đặc tính bám trên cây Đước. Ở Việt Nam, ốc len phân bố chủ yếu ở các rừng ngập mặn ven biển nh ư Cà Mau, Cần Giờ, Bến Tre, Bạc Liêu. Hiện nay, ốc len đang được nuôi thử nghiệm với mô hình ốc - rừng kết hợp hay tôm - ốc - rừng cũng đã và đang cho những kết quả khả quan. Môi trường sống của ốc len: ốc len sống ở cả tr ên cạn và dưới nước, ở vùng nhiệt đới và bán nhiệt đới. Ốc len có đặc tính sống b ò lên xuống ở thân cây theo sự lên xuống của thủy triều: bò lên cao khi triều lên và xuống đáy 11 kiếm ăn khi nước rút (Vannini et al, 2006). Ốc len con có đặc điểm sống tr ên mặt bùn còn ốc trưởng thành có khuynh hướng sống trên cao. 2.4. Đặc điểm sinh trưởng Theo Sreenivasan và Natarajan (1986), th ì sự phát triển của ốc len thể hiện qua sự phát triển của những xoắn ốc từ 13,4; 20,0; 23,4 v à 25,6 mm tương ứng với năm tuổi nhất, 2,3,4. Nghiên cứu về ốc len Cerithidea cingulata ở Philippin cho thấy: sau khi ốc nở 4 -5 tuần có thể đạt 1- 1,3 mm. Sau 6 tháng đạt 10 – 20 mm, ốc len đạt kích cỡ trưởng thành sau 8 -10 tháng với kích cỡ khoảng 30 – 40 mm. Ốc len lớn nhanh khi chưa thành thục, khi thành thục sinh dục ít hoặc không tăng thêm chiều dài vỏ (Smith, 2001). Tuổi thọ của ốc len từ 1 – 2 năm (đôi khi 3 năm), đời sống lâu nhất theo quan sát l à khoảng 5 năm. 2.5. Đặc điểm dinh dưỡng Ốc len giống và con trưởng thành ăn mùn bã hữu cơ và tảo đáy. Các nghiên cứu cho thấy phổ thức ăn của ốc len không đổi theo các giai đoạn phát triển Theo Nguyễn Văn Thuận (2005) th ì ốc len ăn thiên về mùn bã hữu cơ. Qua kết quả nghiên cứu tần số xuất hiện ở 91 mẫu ốc len cho thấy: m ùn bã hữu cơ có tần số xuất hiện cao nhất (100%), kế tiếp l à tảo (67%), còn các loại thức ăn khác, giun và giáp xác xuất hiện thấp hơn với tần số lần lượt là 30,7%; 26,4%; 3,3%. Theo tác giả thì đặc điểm cơ quan tiêu hóa của ốc len nhỏ, dài và mỏng thì giun, giáp xác có thể là do ốc len ăn lẫn vào cùng với thức ăn chứ không phải là thức ăn ưa thích của ốc len. Bouillon et al. (2002) sử dụng kỹ thuật đánh dấu carbon phóng xạ để nghi ên cứu dinh dưỡng ở ốc len và cho rằng ốc len ăn có chọn lọc các lo ài tảo đáy. 2.6. Độ mặn và nhiệt độ Ốc len là loài rộng muối, có khả năng thích ứng khi độ muối dao động theo mùa. Một số loài thuộc giống ốc len thích hợp với độ mặn 28 ppt, một số loài khác thì độ mặn có thể lên tới 33 ppt. Hiện nay, ở Việt Nam ch ưa có kết quả nghiên cứu về ngưỡng độ mặn thích hợp của ốc len. Nguyễn Minh Kha (2008) đã tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của các độ mặn khác nhau l ên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc len (Cerithidea obusa) ở giai đọan gống và trưởng thành” cho thấy ốc len ở giai đọan trưởng thành có tỉ lệ sống và tốt độ tăng trưởng cao nhất ở độ mặn 25ppt, trong khi đó đối với ốc len ở giai đọan giống là 20ppt. 12 Ốc len có khả năng chịu đựng khoảng biến động nhiệt độ lớn n ên chịu được điều kiện khô hạn. Houlihan (1979) nghi ên cứu 2 loài ốc C. obtusa và Cassidula aurisfelis cho thấy chúng có xoang màng áo biến đổi thành phổi để chứa không khí do đó có thể chịu đựng đ ược điều kiện khô hạn hoặc có đến 50% ốc sống sót sau 36 – 48 giờ bị ngâm trong nước ở 280C. 2.7. Độ pH pH thích hợp cho ốc len sinh trưởng là từ 7 – 8. Nếu pH hạ xuống quá thấp, cơ thể sẽ mất cân bằng sinh lý và tử vong. ( ) Nguyễn Đức Trung (2008) đã tiến hành thí nghiệm “Ảnh hưởng của pH lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của Ốc Len” cho thấy tỷ lệ sống ở nghiệm thức pH=8 cao nhất (98,3%), nghiệm thức pH=5 có tỉ lệ sống thấp nhất (48,3%) so với các nghiệm thức còn lại. 2.8. Kỹ thuât nuôi ốc len trong vùng rừng ngập mặn Ngô Thị Thu Thảo & ctv (2007) đã tiến hành khảo sát mô hình nuôi ốc len ở 32 hộ thuộc vùng rừng ngập mặn tỉnh Cà Mau. Theo kết quả khảo sát, một số thông số kỹ thuật nuôi ốc len đ ược trình bày như sau: 2.8.1 Thiết lập khu nuôi Khu nuôi có thể là dất rừng phòng hộ, những khu vực rừng Đước, Mắm ven biển. Quanh khu vực nuôi cần đào hệ thống mương bao rộng 0,5 – 1m và sâu 0,6 – 1m. những mương bao này dùng để phân định ranh giới đất đai, hạn chế sự di cư của ốc. Bao lưới quanh khu nuôi, phát hoang v à cắt tỉa bớt các tán lá rừng quá dày gây bất tiện trong quá trình chăm sóc ốc. Trong mô hình nuôi ốc len thức ăn không đượng cung cấp mà dựa hoàn toàn vào nguồn thức ăn tự nhiên trong thủy vực. Việc thay nước hoàn toàn phụ thuộc vào chế độ thủy triều. 2.8.2 Mùa vụ và mật độ thả Mùa vụ thả giống tốt nhất là tháng 4 – 5 và kéo dài đến cuối năm. Lượng giống thả chia làm nhiều đợt. Nguồn giống lấy từ tự nhiên, kích cỡ khoảng 2 – 3 cm, trọng lượng khoảng 1 - 2 g/con. Lượng giống khoảng 500 – 700 kg/ha, thời gian nuôi 4 – 8 tháng. 2.8.3 Chăm sóc và quản lý 13 Thức ăn: là mùn bã hữu cơ và tảo đáy theo vào trong quá trình thay nước. Lượng thức ăn tùy thuộc con nước thủy triều. Trong quá tr ình nuôi không cần bổ sung thêm thức ăn. Quản lý và chăm sóc bằng cách thường xuyên kiểm tra lưới bao, tiêu diệt địch hại. 2.8.4 Thu hoạch Thu tỉa sau 1,5 – 2 tháng nuôi, thu bằng tay, kích cỡ ốc đạt 3 – 4 cm, thường những cá thể ốc có mép miệng d ày có trọng lượng khoảng 3- 4 g. Năng suất ốc thu hoạch có thể đạt 700 – 1000 kg/ha/vụ. 14 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 3.1. Thí nghiệm 1: “Ảnh hưởng của các chế dộ thay nước khác nhau lên sự sinh trưởng và tỉ lệ sống của ốc len (Cerithidea obtusa)” 3.1.1 Thời gian thực hiện đề tài Đề tài được tiến hành từ 01/06/2008 đến 03/09/2008 Nơi thực hiện đề tài: Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản – khoa Thủy Sản - Trường đại học Cần Thơ. 3.1.2 Vật liệu nghiên cứu Các dụng cụ dung trong phòng thí nghiệm: Cân điện tử, thước kẹp, tủ sấy. Trang thiết bị dùng để nuôi ốc len: Bể 200L, lưới, sục khí, đất, nước mặn 20ppt. Dụng cụ theo dõi các yếu tố môi trường: Máy đo pH, nhiệt kế, bộ test NH3, NO2-, NH4+, máy đo độ mặn. Ốc len giống được mua về từ Cà Mau. 3.1.3 Phương pháp thí nghiệm Bố trí thí nghiệm với 6 ngh iệm thức là: + Nghiệm thức 1: Thay nước 1 ngày /lần. + Nghiệm thức 2: Thay nước 3 ngày/lần. + Nghiệm thức 3: Thay nước 5 ngày/lần. + Nghiệm thức 4: Thay nước 7 ngày/lần. + Nghiệm thức 5: Thay nước 10 ngày/lần. + Nghiệm thức 6: Thay nước 15 ngày/lần. Lượng nước thay: 100% Mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, bố trí ho àn toàn ngẫu nhiên. Bể thí nghiệm có thể tích 200 L, lớp b ùn đáy và lá mục dày 15 cm làm theo dạng trảng (một nửa ngập trong n ước), mức nước sâu 5 cm tính từ mặt 15 trảng, duy trì mức nước trên trảng trong một ngày sau đó tháo cạn và giữ khô theo như các nghiệm thức thí nghiệm Ốc giống: - Thu từ tự nhiên với 2 loại kích cỡ: + Cỡ nhỏ có chiều cao vỏ (L) là: 20mm  L  25mm + Cỡ lớn có chiều cao vỏ: L  30mm - Mật độ thả: 40 con/bể (20 con nhỏ + 20 con lớn). D ùng bút xóa đánh dấu trên miệng vỏ của các ốc nhỏ để dễ phân biệt khi thu mẫu. Thức ăn là hỗn hợp gồm cám gạo và bột cá có thành phần chất đạm là 15% (Ngô Thị Thu Thảo, 2007). Cho ăn 2 ng ày/lần. Rút nước trong bể trước khi cho ăn. Thức ăn pha với ít nước trong bể rồi tạt lên bề mặt trảng. Cho ăn với lượng bằng 3 – 5% trọng lượng ốc của bể. Sử dụng cùng một loại thức ăn cho các nghiệm thức trong suốt thời g ian thí nghiệm. Phân tích chỉ số thể trạng của ốc lúc bắt đầu v à kết thúc thí nghiệm + Lúc bắt đầu: lấy từ ốc giống ban đầu 30 con ốc (cho tất cả nghiệm thức). Cân, đo chiều dài, chiều rộng, khối lượng tổng cộng rồi đập bỏ vỏ ốc thu lấy phần thịt, xác định chỉ số thể trạng. +Lúc kết thúc thí nghiệm: kiểm tra tỉ lệ sống, xác định chiều d ài, chiều rộng, khối lượng tổng cộng rồi đập bỏ vỏ ốc thu lấy phần thịt, xác định chỉ số thể trạng. Theo dõi tăng trưởng của ốc len Định kỳ 15 ngày thu mẫu 1 lần, sử dụng thước kẹp và cân điện tử xác định các chỉ tiêu chiều cao (L), chiều rộng (R), khối l ượng tổng cộng (W) để theo dõi sự tăng trưởng chiều dài, khối lượng và tỉ lệ sống của ốc nuôi. Đồng thời xác định sinh khối ốc trong bể để điều chỉnh l ượng thức ăn. Theo dõi các yếu tố môi trường + Nhiệt độ, pH dùng máy đo 2 lần/ngày vào buổi sáng (8 giờ) và chiều (14 giờ). + Hàm lượng amoninia, nitrite, nitrate: 1 tuần/lần, d ùng các bộ test để xác định. + Định kỳ 15 ngày thu mẫu bùn đáy để theo dõi hàm lượng chất hữu cơ trong bùn. 16 + Duy trì độ mặn ở mức 20ppt ở tất cả các bể trong suốt thời gian thí nghiệm. Kiểm tra độ mặn định k ì 5 ngày để duy trì độ mặn không thay đổi theo thời gian. 3.2. Thí nghiệm 2: Xác định khả năng chịu đựng của ốc len ở giai đoạn giống và trưởng thành trong môi trường khô hạn 3.2.1 Thời gian thực hiện đề tài Đề tài được tiến hành từ 02/09/2008 đến 17/09/2008 Nơi thực hiện đề tài: Bộ môn kỹ thuật nuôi Hải Sản – khoa Thủy Sản - Trường đại học Cần Thơ. 3.2.2 Vật liệu nghiên cứu Các dụng cụ dung trong phòng thí nghiệm: Cân điện tử, thước kẹp. Trang thiết bị dùng để chứa ốc len: Túi, thau. 3.2.3 Phương pháp thí nghiệm Kiể
Luận văn liên quan