Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè

Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động. Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính. Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng.

docx16 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 4081 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ò TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG Môn học ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG BTKN Chủ đề : Anh(chị) hãy ứng dụng phương pháp nghiên cứu ĐTM để khái quát các tác động chính và chỉ ra các vấn đề môi trường quan trọng của dự án Trạm bơm Nhiêu Lộc –Thị Nghè Nhóm: 9 Sinh viên Mã số sinh viên 1 Bùi Quyên Anh 91102003 2 3 4 5 6 Nguyễn Bình Võ Kim Ngân Võ Thị Quỳnh Trâm Lê Thị Mỹ Trinh Phạm Thụy Thanh Tuyền 91101008 91102208 91102144 91102152 91102162 Nộp bài: 23g30 ngày 01/10/2014 MỤC LỤC 1. GIỚI THIỆU CÁC PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU ĐTM. 1.1 Phương pháp đơn giản –phương pháp hệ thống Phương pháp ma trận,sơ đồ lưới và bảng liệt kê là các phương pháp đơn giản xác định định tính các tác động. Trong nghiên cứu ĐTM chúng ta cần một số hoạt động: xác định chuẩn bị mô tả môi trường bị ảnh hưởng ,dự đoán và đánh giá, lựa chọn các hoạt động dự kiến. 1.1.1 Phương pháp lập bảng liệt kê ( Check list) Phương pháp này dựa trên việc lập bảng thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt động của dự án với các thông số môi trường có khả năng chịu tác động bởi dự án nhằm mục tiêu nhận dạng tác động môi trường. Một bảng kiểm tra được xây dựng tốt sẽ bao quát được tất cả các vấn đề môi trường của dự án, cho phép đánh giá sơ bộ mức độ tác động và định hướng các tác động cơ bản nhất cần được đánh giá chi tiết. Đối với phương pháp này, có 2 loại bảng liệt kê phổ biến nhất gồm bảng liệt kê đơn giản và bảng liệt đánh giá sơ bộ mức độ tác động. Bảng liệt kê đơn giản: được trình bày dưới dạng các câu hỏi với việc liệt kê đầy đủ các vấn đề môi trường liên quan đến dự án. Trên cơ sở các câu hỏi này, các chuyên gia nghiên cứu ĐTM với khả năng, kiến thức của mình cần trả lời các câu hỏi này ở mức độ nhận định, nêu vấn đề. Bảng liệt kê này là một công cụ tốt để sàng lọc các loại tác động môi trường của dự án từ đó định hướng cho việc tập trung nghiên cứu các tác động chính. Bảng liệt kê đánh giá sơ bộ mức độ tác động: nguyên tắc lập bảng cũng tương tự như bảng liệt kê đơn giản, song việc đánh giá tác động được xác định theo các mức độ khác nhau, thông thường là tác động không rõ rệt, tác động rõ rệt và tác động mạnh. Việc xác định này tuy vậy vẫn chỉ có tính chất phán đoán dựa vào kiến thức và kinh nghiệm của chuyên gia, chưa sử dụng các phương pháp tính toán định lượng. Như vậy, lập bảng liệt kê là một phương pháp đơn giản, nhưng hiệu quả không chỉ cho việc nhận dạng các tác động mà còn là một bảng tổng hợp tài liệu đã có, đồng thời giúp cho việc định hướng bổ sung tài liệu cần thiết cho nghiên cứu ĐTM. Như vậy, phải thấy rằng, hiệu quả của phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn chuyên gia và trình độ, kinh nghiệm của các chuyên gia đó.[1] Ưu điểm: Rõ ràng, dễ hiểu. Phương pháp có vai trò là một công cụ nhắc nhở hữu ích về phạm vi cũng như dạng các tác động. Giúp xác định các tác động và có thể giúp người thực hiện có cơ hội xác định tầm quan trọng của tác động. Nhược điểm: Phương pháp chứa đựng nhiều nhân tố chủ quan của người đánh giá. Phụ thuộc vào những quy ước có tính chất cảm tính về tầm quan trọng, các cấp, điểm số quy định cho từng thông số. Hạn chế trong việc tổng hợp tất cả các tác động, đối chiếu, so sánh các phương án khác nhau. Các danh mục hoặc quá chung chung hoặc không đầy đủ. Một số tác động dễ lặp lại, do đó được tính toán hai hoặc nhiều lần trong việc tổng hợp thành tổng tác động. Không chỉ ra được mối liên hệ giữa nguyên nhân và hậu quả của các tác động. Thiếu dự đoán các tác động trong tương lai. Phương pháp này không có các quy trình, thủ tục nhằm giải thích, truyền tải và quan trắc tác động. 1.1.2 Phương pháp ma trận ( Matrix) Phương pháp ma trận môi trường còn gọi là phương pháp ma trận (matrix method) phối hợp liệt kê các hành động của các hoạt động phát triển với việc liệt kê các nhân tố môi trường có thể bị tác động vào một ma trận. Hoạt động được liệt kê trên trục hoành, nhân tố môi trường được liệt kê trên trục tung, hoặc ngược lại. Cách làm này cho phép xem xét quan hệ nhân quả của những tác động khác nhau một cách đồng thời. Thông thường việc xem xét chúng dựa trên sự đánh giá định lượng của các hoạt động riêng lẻ trên từng nhân tố. Có thể phân biệt các phương pháp ma trận cụ thể sau: Phương pháp ma trận tương tác đơn giản: Simple interaction Matrix. Trục hoành ghi các hành động, trục tung ghi các nhân tố môi trường. Hành động nào có các tác động đến nhân tố môi trường nào thì người ta đánh dấu “X “, biểu thị có tác động, nếu không có tác động thì để trống. Có thể xem phương pháp này là một dạng danh mục môi trường cải tiến, đồng thời xem xét đến nhiều tác động trên cùng một tài liệu. Phương pháp ma trận có định lượng: (Quantified Matrix) hoặc định cấp (Grad Matrix). Trên các ô của ma trận không chỉ ghi có hay không có tác động mà phải ghi mức độ và tầm quan trọng của tác động. Theo quy ước của Leopold, người đầu tiên đề xuất phương pháp ma trận vào năm 1971, thì mức độ tác động được đánh giá theo 10 cấp. Không tác động thì được điểm 1, tác động nhiều nhất được điểm 10. Tầm quan trọng của nhân tố môi trường cũng được ghi điểm theo 10 cấp. Hết sức quan trọng được điểm 10, ít quan trọng nhất được điểm 1. Việc cho điểm dựa vào cảm tính của người đánh giá, hoặc của nhóm chuyên gia đánh giá. Tầm quan trọng của các nhân tố môi trường đối với từng hoạt động phát triển được xác định bằng cách lấy ý kiến chuyên gia, dựa theo ma trận tương tác giữa các nhân tố môi trường với nhau. Một nhân tố nào đó có khả năng ảnh hưởng tới nhiều nhân tố khác thì được coi là quan trọng hơn các nhân tố ít ảnh hưởng đến các nhân tố khác. Mức độ tác động đến chất lượng chung của môi trường của từng nhân tố được biểu thị bằng mối quan hệ giữa độ đo của nhân tố đó với chỉ tiêu môi trường.[2] Ưu điểm: Phương pháp ma trận rất có giá trị cho việc xác định tác động của dự án và đưa ra được hình thức thông tin tóm tắt đánh giá tác động. Là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng, không đòi hỏi nhiều số liệu môi trường nhưng lại có thể phân tích tường minh được nhiều hoạt động khác nhau lên một nhân tố. Mối quan hệ giữa phát triển và môi trường được thể hiện rõ ràng. Có thể đánh giá sơ bộ mức độ tác động. Nhược điểm: Không giải thích được các ảnh hưởng thứ cấp và các ảnh hưởng tiếp theo. Chưa xét đến diễn biến theo thời gian của các hoạt động, tác động nên chưa phân biệt được tác động lâu dài hay tạm thời. Người đọc phải tự giải thích mối liên quan giữa nguyên nhân và hậu quả. Không giải thích được sự không chắc chắn của các số liệu. Không đưa ra được nguyên lý/ nguyên tắc xác định các số liệu về chất lượng và số lượng. Không có tiêu chuẩn để xác định phạm vi và tầm quan trọng của tác động. 1.1.3 Phương pháp mạng lưới ( Networks) Phương pháp này dựa trên việc xác định mối quan hệ tương hỗ giữa nguồn tác động và các yếu tố môi trường bị tác động được diễn giải theo nguyên lý nguyên nhân và hậu quả. Bằng phương pháp này có thể xác định được các tác động trực tiếp (sơ cấp) và chuỗi các tác động gián tiếp (thứ cấp). Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ mạng lưới dưới nhiều dạng khác nhau.[3] Ưu điểm: Có thể phân tích được những tác động nhiều bậc và tác động cuối cùng, từ đó có thể thấy rõ được các tác động đó có ảnh hưởng tốt hay xấu như thế nào đối với môi trường. Phát huy được những hành động tích cực, hạn chế hay phòng tránh được những tác động tiêu cực đến tài nguyên môi trường. Cho biết nguyên nhân và con đường dẫn tới hậu quả tiêu cực đối với tài nguyên môi trường. Cho thấy một cái nhìn tổng quát về tác động lẫn nhau giữa các hoạt động. Từ một hoạt động ban đầu hay trung gian có thể nhìn thấy được tác động bậc sau đó hay tác động cuối cùng. Nhược điểm: Phải liệt kê toàn bộ các tác động trong hoạt động của dự án nên phức tạp, cầu kì. Một tác động có thể là yếu tố tác động đến nhiều nhân tố chịu tác động, và một nhân tố, và một nhân tố chịu tác động có thể chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên việc xây dựng mạng lưới là khó khăn và phức tạp, điều quan trọng phải tìm ra đâu là tác động chính, đâu là nguyên nhân chính, và nhân tố chịu tác động chính. Phương pháp này không phân tích được một cách tường minh các tác động của hành động lên các nhân tố vì không cho điểm. Chưa phân tích được mức độ nặng nhẹ của tác động. 1.2 Nhóm phương pháp trợ giúp 1.2.1 Phương pháp chập bản đồ Phương pháp này nhằm xem xét sơ bộ các tác động của dự án đến từng thành phần môi trường trong vùng, từ đó định hướng nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp chập bản đồ dựa trên nguyên tắc so sánh các bản đồ chuyên ngành (bản đồ dịa hình, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ sử dụng đất, bản đồ phân bố dòng chảy mặt, bản đồ địa chất, bản đồ địa mạo, bản đồ phân bố dân cư) với các bản đồ môi trường cùng tỷ lệ. Hiện nay kỹ thuật GIS (Hệ thông tin địa lý) cho phép thực hiện phương pháp này một cách nhanh chóng và chính xác. Phương pháp chồng bản đồ đơn giản, nhưng yêu cầu phải có số liệu điều tra về vùng dự án đầy đủ, chi tiết và chính xác. Phương pháp thống kê: Nhằm thu thập và xử lý các số liệu về điều kiện khí tượng, thủy văn, kinh tế xã hội tại khu vực xây dựng Dự án. 1.2.2 Phương pháp mô hình hóa (Modeling) Phương pháp này là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn biến quá trình chuyển hóa, biến đổi (phân tán hoặc pha loãng) trong thực tế về thành phần và khối lượng của các chất ô nhiễm trong không gian và theo thời gian. Đây là một phương pháp có mức độ định lượng và độ tin cậy cao cho việc mô phỏng các quá trình vật lý, sinh học trong tự nhiên và dự báo tác động môi trường, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm. Các mô hình đang được áp dụng rộng rãi trong định lượng tác động môi trường gồm: Các mô hình chất lượng không khí: dự báo phát tán bụi, SO2, NOx, CO từ ống khói; Các mô hình chất lượng nước: Dự báo phát tán ô nhiễm hữu cơ (DO, BOD) theo dòng sông và theo thời gian; Dự báo phát tán ô nhiễm dinh dưỡng (N, P) theo dòng sông và theo thời gian; Dự báo phát tán các chất độc bền vững (kim loại nặng, hydrocacbon đa vòng thơm) từ nguồn thải; Dự báo ô nhiễm hồ chứa (ô nhiễm hữu cơ, phú dưỡng hóa); Dự báo xâm nhập mặt và phân tán chất ô nhiễm trong nước dưới đất; Dự báo xâm nhập mặn vào sông, nước dưới đất; Dự báo lan truyền ô nhiễm nhiệt trong sông, biển; Các mô hình dự báo lan truyền dầu; Các mô hình dự báo bồi lắng, xói lở bờ sông, hồ, biển; Các mô hình dự báo lan truyền độ ồn; Các mô hình dự báo lan truyền chấn động; Các mô hình dự báo địa chấn. Những lưu ý trong việc sử dụng phương pháp này là: phải lựa chon đúng mô hình có thể mô phỏng gần đúng với điều kiện tự nhiên của vùng nghiên cứu; số liệu đầu vào phải đầy đủ, chính xác; cần kiểm chứng kết quả dự báo với thực tế. 1.2.3 Phương pháp viễn thám và GIS Phương pháp viễn thám dựa trên cơ sở giải đoán các ảnh vệ tinh tại khu vực dự án, kết hợp sử dụng các phần mềm GIS (Acview, Mapinfor, ...) có thể đánh giá được một cách tổng thể hiện trạng tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng thảm thực vật, cây trồng, đất và sử dụng đất cùng với các yếu tố tự nhiên và các hoạt động kinh tế khác. 2. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP LIỆT KÊ 2.1 Bảng liệt kê Hoạt động của dự án Mức độ tác động Thành phần môi trường chịu tác động Thu gom nước thải + + + + Nước Không khí Dân cư_Xã hội Khử mùi nước thải + + + + Không khí Nước Xả tràn - Nước Xả nước thải đã xử lí - - Nước Lược rác + + Nước Xử lý mùi tại tháp phản ứng - + + Nước Không khí Sinh hoạt của công nhân - - - Nước Không khí Đất Chỉnh pH + + Nước Bảng 2.1 Bảng liệt kê mức độ tác động từ các hoạt động của trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến các thành phần môi trường tương ứng Chú thích - : tác động xấu - -: tác động rất xấu +: tác động tốt + + : tác động rất tốt Giải trình và nhận xét Thu gom nước thải: khi bơm nước thải thì ta có thể điều tiết được chế độ thủy triều của khúc kênh bên cạnh đó khả năng khuếch tán mùi ra xung quanh cũng sẽ giảm. Khử mùi nước thải: xét đến chất lượng môi trường không khí và nước sau khi được khử mùi tại trạm bơm, cảm quan về mùi giảm cho thấy mùi đã được giảm đáng kể, cải thiện môi trường không khí xung quanh và giảm ô nhiễm mùi trong nguồn nước đầu ra. Xả tràn: khi lưu lượng nước thải đến trạm vượt quá mức cho phép thì nước sẽ được xả tràn ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, tuy nhiên do tần suất xảy ra thấp nên việc xả tràn được đánh giá ở mức độ tác động xấu thấp. Xả nước thải đã xử lý: việc pha loãng dòng thải ra sông Sài Gòn gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng nước sông và thủy sinh vật tại đó. Lược rác: loại bỏ được phần lớn chất thải rắn ra khỏi dòng thải. Xử lý mùi tại tháp phản ứng: để xử lý mùi tại tháp cần dùng đến hóa chất; sau đó, nước chứa hóa chất sau khi khử mùi sẽ được thải ra kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Tuy nhiên, chất lượng nước đầu ra không quá ô nhiễm nên chỉ đánh giá tác động thấp. Hoạt động của công nhân : trong quá trình vận hành nhà máy cần phải có công nhân vận hành tuy nhiên các hoạt động của công nhân sẽ phát sinh ra nước thải và chất thải rắn có ảnh hưởng tới môi trường đất và không khí còn nước thải sinh hoạt xả tràn sẽ ảnh hưởng tới nguồn nước, tuy nhiên, do số lượng công nhân không nhiều nên lượng ô nhiễm phát sinh được đánh giá là thấp. Chỉnh pH : giúp nước trở về trạng thái trung tính phù hợp với các loại sinh vật nước. ® Theo kết quả đánh giá được bằng phương pháp liệt kê cho thấy, hoạt động của trạm bơm đã có nhiều tác động tích cực và tiêu cực đối với các loại môi trường khí, nước đất. Tuy nhiên, những tác động chủ yếu là những tác động đến môi trường khí và nước. Do việc xử lý khí phát sinh trong dòng thải khá tốt, có những thay đổi rõ rệt so với chất lượng ban đầu nên hầu hết các tác động của trạm bơm đến môi trường không khí là tích cực. Môi trường nước có thể thấy là tác động tích cực và tiêu cực khá cân bằng với nhau, và cũng cho thấy hiệu quả của trạm bơm đến môi trường nước là vẫn còn hạn chế. 2.2 Các vấn đề môi trường quan trọng Dựa vào bảng 2.1 có thể xác định các vấn đề môi trường quan trọng được xác định cho trạm bơm là: Lượng nước thải từ các quận huyện đổ vào kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trước đây. Mùi của nước thải dòng thải đầu vào. Do mức độ tác động của trạm bơm đối với việc thu nước và xử lý mùi là rất tốt, cũng như có khá nhiều thành phần chịu tác động của việc thu nước và xử lý mùi, vì vậy vấn đề về lưu lượng dòng thải và mùi hôi của nó được xác định là vấn đề môi trường quan trọng, và trạm bơm đã giải quyết khá tốt hai vấn đề trên. 3. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP SƠ ĐỒ LƯỚI 3.1 Sơ đồ lưới Lược rác Vận chuyển, xử lý CTR Sử dụng hóa chất Ảnh hưởng đến nguồn nước kênh Suy giảm hệ sinh thái Cải thiện đời sống cộng đồng dân cư, mỹ quan đô thị Sức khỏe công nhân Gia tăng ô nhiễm Gây mùi hôi Phát sinh nước thải, CTR sinh hoạt Xả tràn Hoạt động của công nhân Thu gom nước thải Thay đổi chế độ thoát nước cống Ảnh hưởng nguồn nước dưới đất Cải thiện nguồn nước kênh Pha loãng Ảnh hưởng chất lượng nước sông SG Thay đổi chế độ thủy văn sông SG Thu khí trong nhà xưởng Xử lý mùi Cải thiện môi trường không khí Hoạt động của máy móc, thiết bị Nhiệt thừa Tiếng ồn Chống ngập Cải thiện tình hình giao thông đô thị Sơ đồ 3.1 Sơ đồ lưới thể hiện những tác động đến môi trường từ các hoạt động của trạm bơm Nhiêu Lộ - Thị Nghè Nhận xét Thông qua phương pháp nghiên cứu tác động môi trường thông qua sơ đồ lưới, ta đánh giá được các tác động từ các hoạt động của trạm bơm đã tạo nên những tác động sơ cấp, thứ cấp đến môi trường. Sơ đồ cho thấy có rất nhiều hoạt động trong qua trình vận hành trạm bơm tạo nên một số tác động tích cực đến môi trường nước, khí, đời sống dân cư như giảm ô nhiễm môi trường nước mặt tại kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng tại hai bờ của kênh, cải thiện mỹ quan đô thị và quan trọng là giảm ngập lụt tại các khu vực được trạm bơm thu hồi nước thải. Bên cạnh đó, hoạt động của trạm còn có những tác động tiêu cực đến môi trường như ảnh hưởng đến sức khỏe người lao động tại trạm bơm, lớn hơn là ảnh hưởng tiêu cực đến lưu vực sông Sài Gòn do hoạt động pha loãng trực tiếp dòng thải ra sông sau khi đã xử lý phần lớn rác và mùi. 3.2 Các vấn đề môi trường quan trọng Các vấn đề môi trường quan trọng được xác định: Tình trạng ngập úng tại các quận huyện trên địa bàn thành phố. Ảnh hưởng của dòng thải được pha loãng tại sông Sài Gòn. Hai vấn đề trên thể hiện rõ tác động tích cực và tiêu cực của trạm bơm đối với các loại môi trường khác nhau. Tình trạng ngập úng đô thị thông qua trạm bơm đã được giảm đáng kể, nâng cao đời sống dân cư tại khu vực và cải thiện bộ mặt của đô thị nhờ hoạt động thu gom nước thải. Tuy nhiên lượng nước thải đó chỉ mới được xử lý sơ bộ và xử lý mùi rồi pha loãng ra sông, gây ra những nguy cơ tồn tại về lâu dài. 4. XÁC ĐỊNH TÁC ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP MA TRẬN(Leopold) 4.1 Lập bảng ma trận   Thành phần môi trường Hoạt động trạm bơm Chất lượng không khí Chất lượng nước mặt Chất thải rắn An toàn lao động Cơ sở hạ tầng - Giao thông Sức khỏe Thủy sinh vật Cảnh quan Thu gom nước thải 1 1 1 1 1 1 Xả tràn ra kênh 1 1 1 1 1 Lược rác 0 0 1 1 0 1 Thu khí trong nhà xưởng 1 1 1 Sử dụng hóa chất 1 1 Xử lý mùi 1 1 1 1 Hoạt động của công nhân 0 1 1 1 Pha loãng 0 1 1 1 Bảng 4.1 Bảng ma trận về tác động của các hoạt động tại trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến các thành phần môi trường 1 Chú thích: 0 Tác động và ảnh hưởng đáng kể Tác động và ảnh hưởng không đáng kể Không có tác động và ảnh hưởng Giải trình và nhận xét Thu gom nước thải: Đây là hoạt động quan trọng của việc vận hành của trạm bơm có tác động đến nhiều thành phần môi trường. Nước thải sinh hoạt của 7 quận trong thành phố được thu gom tập trung không còn xả thải trực tiếp vào kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè. Dòng kênh không còn tiếp nhận nước thải nên chất lượng nước được cải thiện, không còn bốc mùi hôi ảnh hưởng đến các hộ dân sống xung quanh. Thủy sinh và các loài cá có thể tồn tại và phát triền. Ngoài ra, việc thu gom nước sẽ giảm được vấn đề ngập lụt của đô thị, vì vậy cơ sở hạ tầng phát triển và giao thông sẽ được thuận lợi. Xả tràn ra kênh: Khi nước thải vào đường cống chính có lưu lượng lớn, vượt quá công suất của nhà máy thì lượng nước dư sẽ được xả tràn trực tiếp ra kênh Nhiêu Lộc. Điều này sẽ làm ô nhiễm nước do nước thải được xả trực tiếp ra kênh, mùi hôi được phát tán. Các loại cá và thủy sinh gặp trực tiếp chất ô nhiễm đột ngột không thích ứng kịp có thể dẫn đến chết. Cảnh quan môi trường dẫn đến bị ảnh hưởng. Lược rác: Đây là công đoạn giảm bớt ô nhiễm trong nước. Việc lược rác cũng phát sinh ra lượng chất thải rắn khá lớn cần được xử lý. Ngoài ra, lược ra trước khi xả nước vào sông Sài Gòn để không ảnh hưởng đến cảnh quan cũng như lan truyền ô nhiểm. Thu khí trong nhà xưởng: Góp phần làm sạch không khí trong trạm bơm do ảnh hưởng từ mùi của nước thải phát sinh, đồng thời cũng góp phần bảo vệ sức khỏe, môi trường lao động cho công nhân làm việc. Việc vận hành và sửa chữa hệ thống thu khí cần đảm bảo an toàn lao động. Hóa chất: Hóa chất được sử dụng để xử lý khí thải sau khi nó được thu gom. Hóa chất được sử dụng là Javen với số lượng lớn, nên việc vận chuyển, lưu trữ cần được đảm bảo an toàn. Xử lý mùi: Sau khi thu gom, khí thải sẽ được đưa vào tháp xử lý để khử mùi hôi chủ yếu là do H2S sinh ra. Nước có pha dung dịch hóa chất xử lý sẽ tác dụng với khí thải và giữ chất ô nhiễm lại. Do đó, ô nhiễm khí sẽ được chuyển sang ô nhiễm nước và nước này cần được đem đi xử lý. Khí sau khi xử lý không còn mùi hôi được xả ra môi trường sẽ không làm ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Hoạt động công nhân: Do trạm bơm hoạt động 24/24 nên công nhân sinh hoạt ở đây cũng rất nhiều sẽ phát sinh nước thải và chất thải rắn sinh hoạt cần được xử lý. ® Vậy các tác động của trạm bơm Nhiêu Lộc - Thị Nghè đến môi trường cả tích cực và tiêu cực đều rất đáng kể. Qua phương pháp này ta có thể thấy được dễ dàng mức độ tác động của hoạt động và số lượng thành phần môi trường bị ảnh hưởng bởi hoạt động đó. Tại