Bài cảm nhận sau khi đi bảo tàng chứng tích chiến tranh

 Quân đội Mĩ đã giày xéo lên quê hương Việt Nam tươi đẹp, gây ra bao thương đau mất mát và gieo rắc biết bao tội ác đối với dân tộc ta. Đã có biết bao thế hệ đã đứng lên, hi sinh tuổi thanh xuân của mình để làm nên mùa xuân lịch sử, mang lại độc lập cho tổ quốc,ấm no,hòa bình cho toàn thể dân tộc ta. Sau nhiều năm trôi qua, với biết bao đổi thay của đất nước, có người còn sống, cũng có người đã đi xa và cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn. Thời gian có thể làm những vết thương thôi đau và lành lại theo năm tháng, nhưng những vết tích mà chiến tranh đã để lại thì vẫn còn hằn sâu mãi trong tâm trí người dân Việt nam và toàn thể dân tộc bị áp bưc trên thế giới những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu.

doc22 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 20658 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài cảm nhận sau khi đi bảo tàng chứng tích chiến tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ: Quân đội Mĩ đã giày xéo lên quê hương Việt Nam tươi đẹp, gây ra bao thương đau mất mát và gieo rắc biết bao tội ác đối với dân tộc ta. Đã có biết bao thế hệ đã đứng lên, hi sinh tuổi thanh xuân của mình để làm nên mùa xuân lịch sử, mang lại độc lập cho tổ quốc,ấm no,hòa bình cho toàn thể dân tộc ta. Sau nhiều năm trôi qua, với biết bao đổi thay của đất nước, có người còn sống, cũng có người đã đi xa và cuộc sống vẫn cứ thế tiếp diễn. Thời gian có thể làm những vết thương thôi đau và lành lại theo năm tháng, nhưng những vết tích mà chiến tranh đã để lại thì vẫn còn hằn sâu mãi trong tâm trí người dân Việt nam và toàn thể dân tộc bị áp bưc trên thế giới những nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu. BẢO TÀNG CHỨNG TÍCH CHIẾN TRANH (số 28- đường Võ Văn Tần- quận 3-TP.Hồ Chí Minh ) Là bức tranh phác họa phần nào nỗi đau thương, mất mát mà dân tộc ta đã phải gánh chịu chứng minh sức mạnh quật cường của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và những nổ lực và sự phát triển trong thời đại mới. Là bằng chứng chứng minh cho tất cả các thế hệ sau này thấy tội ác của quân Mỹ - Ngụy trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam,cũng như sự tàn khốc mà chiến tranh đã gây ra. Là minh chứng cho tội ác mà chiến tranh gây ra đối với loài người. Là bản cáo trạng tố cáo tội ác của quân đội Mỹ đã gây ra tại Việt Nam va với tất cả các dân tộc trên thế giới. Bảo tàng chứng tích chiến tranh được thành lập ngày 4 tháng 9 năm 1975, tiền thân là nhà trưng bày tội ác chiến tranh Mỹ - Ngụy. Bảo tàng trưng bày một số hiện vật, hình ảnh tội ác của Mỹ-Ngụy trong chiến tranh với một số chủ đề khái quát: Những sự thật lịch sử bộ sưu tập ảnh phóng sự “Hồi niệm”. Chứng tích tội ác và hậu quả chiến tranh xâm lược. bộ sưu tập ảnh phóng sự nhân dân thế giới ủng hộ Việt Nam kháng chiến tranh thiếu nhi “Chiến tranh và hòa bình”. các loại vũ khí phương tiện chiến tranh xâm lược Việt Nam. Khi xem những tranh ảnh, tư liệu quý giá ở bào tàng, hẳn là người con đất Việt, ai trong chúng ta cũng quặn đau với nỗi đau dân tộc,phẩn nộ trước những tội ác mà quân đội Mỹ đã gây ra đối với đồng bào ta,tự hào mình là người con Việt Nam anh dũng, kiên cường và hơn cả là biết ơn những hi sinh to lớn của cha ông ta để giành độc lập dân tộc, để có một Việt Nam tươi đẹp như ngày hôm nay. Khi bước chân vào bảo tàng, có lẽ điều đầu tiên khiến chúng ta choáng ngợp chính là những cỗ máy chiến tranh to lớn, rất hiện đại lúc bấy giờ: xe tăng, xe bọc thép, máy bay chiến đấu, bom đạn được quân đội Mĩ sử dụng trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Chỉ từng đó thôi cũng khiến mỗi người chúng ta cảm nhận được sự ác liệt của cuộc chiến tranh.   Không chỉ có xe tăng, máy bay, xe bọc thép, bom đạn… được trang bị mà cả những vũ khí tối tân khác cũng được Mĩ đầu tư rất lớn trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.  Khi bước chân vào phòng trưng bày, chúng ta thấy ngay những hình ảnh thật về các loại vũ khí mà Mĩ đã sử dụng để giày xéo lên từng tấc đất Việt Nam, và đau xót khi biết rằng hàng triệu người dân Việt Nam đã phải gánh lên mình những vũ khí ấy.     Bom CBU Bom địa chấn Để thực hiện mục đích “hủy diệt và nô dịch” dân tộc Việt Nam, Mỹ đã dội xuống hai miền Nam, Bắc hơn 7,8 triệu tấn bom đạn; một khối lượng bom đạn lớn hơn lượng bom đạn mà Mỹ đã sử dụng trong bất kỳ cuộc chiến tranh nào trước đó. Trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam của Mỹ, bình quân một người dân phải chịu 45,5 kg bom đạn, 1km2 chịu 6 tấn bom đạn. Tỉ lệ này lớn hơn nhiều so với một số nước bị thiệt hại nặng nhất trong chiến tranh thế giới thứ hai.  Mỹ đã sử dụng hết tất cả những trang thiết bị tối tân nhất và nghĩ rằng sẽ làm cho Việt Nam với sức người, sức của hạn hẹp sẽ phải khiếp sợ,đầu hàng trước kẻ thù hùng mạnh.Phải đương đầu với những phương tiện chiến tranh tiên tiến đội quan được trang bị đầy đủ và thiện chiến nhất nhưng đâu có ai ngờ rằng những con người nhỏ bé ấy, với những vũ khí hết sức thô sơ: quốc, thuổng, gậy gộc, với lực lượng có cả phụ nữ, trẻ em đã anh dũng chiến đấu, chiến thắng được kẻ thù hùng mạnh. Với vũ khí tối tân và sự tàn ác,quân đội Mĩ đã gây ra bao đau thương, mất mát cho người dân Việt Nam. những bảng thống kê kinh hoàng về những gì mà Mỹ đã làm với người dân Việt Nam. Dừng thật lâu trước phòng trưng bày những chứng tích chiến tranh, đứng lặng và xúc động trước những bức ảnh đã phai màu nhưng như thế cũng đã khiến cho ta biết bao cảm xúc lẩn lộn giữa tình thương,lòng yêu nước đối với dân tộc Việt Nam đối lập với sự thù hận dành cho quân độiMỹ,Ngụy.Hơn 3 triệu người Việt Nam đã chết ( trong đó có 2 triệu dân thường), 2 triệu người bị thương, 300.000 người mất tích mà vẫn chưa tìm thấy hài cốt…  Thiệt hại về Kinh Tế Thiệt hại về con người Đây là một trong những cuộc chiến tranh mang tính hủy diệt nhất của Mỹ,để lại những di chứng đầy tội ác ở Việt Nam.  Nhìn những bức ảnh được trưng bày ở bảo tàng chúng tôi mới thấy hết được sự dã man,tàn bạo của lính Mỹ.Chúng đốt phá nhà cửa,gây ra bao khó khăn,chia li làm những cuộc đời bé nhỏ lầm than càng thêm khốn khó,mong manh.    Thật không khỏi chạnh lòng khi xem những bức ảnh về cái chết thương tâm của người dân do lính Mĩ gây ra tại Việt Nam. Những người dân hiền lành, lương thiện bị chúng giết bằng những thủ đoạn hết sức tàn ác.  một nông dân ở tỉnh Bạc Liêu bị lính Mĩ tra tấn bé gái bị phỏng do bom đạn Kể cả những em nhỏ ngây thơ, vô tội hay là những phụ nữ đang mang thai không có khả năng kháng cự.Ngày16 tháng 3 năm 1968 một nhóm quân nhân Mỹ (đại đội Charlie thuộc lữ đoàn bộ binh 11) dưới sự chỉ huy của người thiếu úy 24 tuổi William Calley nhận nhiệm vụ chiếm đóng làng Sơn Mỹ và tìm du kích Việt Cộng. Các binh lính đã hãm hiếp phụ nữ và bắn chết gần như tất cả dân cư của làng: 503 thường dân, trong đó là 182 phụ nữ, 172 trẻ em, 89 đàn ông dưới 60 tuổi và già…   Hình ảnh vụ thảm sát tại Sơn Mỹ  Người đàn ông này và đứa trẻ bất chợt xuất hiện Lính Mỹ đã khai hỏa, bắn cho đến chết ! Chúng không tha bất kì một ai cả. Đến một đứa trẻ cũng biết che chở cho em mình  Vậy mà hãy xem những hình ảnh dưới đây về lính mỹ ( bạn sẽ nghĩ gì?.......) lính Mĩ thuộc sư đoàn 25 và mảnh xác của Đếm xác một chiến sĩ giải phóng vừa bị trúng đạn súng phong lựu, Tây Ninh năm 1967.  Lính Mĩ với đầu lâu chiến sĩ VN yêu nước Đe dọa,tra khảo phụ nữ Ở bảo tàng chúng ta không chỉ nhìn thấy những cảnh đau thương mà chúng ta còn cảm nhận được sự man rợ, hiếu chiến của giặc Mĩ. Không chỉ giết mà còn “đếm xác” những người đã bị chúng giết chết – giặc Mĩ coi đó là một phương thức báo cáo thành tích: “hễ có xác chết thì đó là Việt cộng”. Chúng thi nhau giết người cho đủ số lượng, cho thỏa thú vui của chúng.Nhân tính của con người là đây ư ? Cũng gây được nhiều ấn tượng với du khách đến thăm quan bảo tàng là nơi tái hiện lại nhà tù Côn Đảo: “Chuồng cọp”. Chuồng cọp nhưng đây không phải là nơi nhốt cọp mà là để giam giữ, tra tấn những người Việt Nam yêu nước.  Khi bước vào trong, hai bên lối đi là những trại giam được canh giữ hết sức nghiêm ngặt, xung quanh là hàng rào kẽm gai sắc nhọn.Với hệ thống nhà tù ở miền Nam Việt Nam mọc lên như nấm. Nổi tiếng là tàn bạo đó là nhà lao Tân Hiệp- Biên Hòa, nhà tù Thủ Đức, Côn Đảo, Phú Quốc. Ngay cả trong Sài Gòn cũng có gần 200 nhà tù, 150 trại kiểm soát và bắt bớ người dân để đưa vào tù. Ngay trong thảo Cầm Viên, nơi mọi người vui chơi cũng bị quân đội Mĩ và quân đội sài Gòn bí mật xây dựng nhà tù V42. Khi bị giam ở nhà tù Phú Quốc, người tù sẽ bị giam giữ trong những “chuồng chó”, “rọ heo”.   Kiểu giam giữ chuồng chó rọ heo Mô hình trại giam “Chuồng Cọp” , gồm 2 dãy, mỗi dãy 60 ngăn. Đó là một kiểu xà lim đặc biệt để giam giữ người Việt Nam yêu nước, mà Mĩ- Ngụy liệt họ vào loại ngoan cố nhất.Tuy mỗi ngăn có diện tích rất nhỏ hẹp nhưng mùa nóng nhốt 5-14 người, mùa lạnh thì tách ra nhốt 1 đến 2 người. Chân người tù bị khóa chặt bằng kiềng sắt, ăn uống, tiểu tiện trong một phạm vi rất nhỏ hẹp. Trong phòng, chỉ cần 1 tiếng ho, 1 tiếng đập muỗi hay 1 tiếng thở dài cũng là nguyên cớ để cai ngục đứng từ trên dội vôi bột nóng xuống, làm người tù ngạt thở khạc máu ra ngoài. Những sáng mùa lạnh, cai ngục dội nước lạnh từ trên cao xuống, đây gọi là tắm cọp.Thật nhẫn tâm ! Chế độ ăn uống của người tù cũng thật khắc nghiệt: một bữa cơm trộn với cát và sạn, nửa lon sữa bò đựng nước uống cho một ngày. Chúng cố gắng làm mọi cách sức khỏe của người tù nhanh chóng giảm sút hòng làm giảm ý chí đấu tranh của các chiến sĩ, ngăn nào cũng có người hi sinh !!!   Ông:Lê Văn Trí 27 tuổi, sau 10 năm bị giam cầm nghiệt ngã tại Côn Đảo trở về chỉ còn da bọc xương Quân Mỹ đã dùng rất nhiều thủ đoạn tàn ác để tra tấn những chiến sĩ cộng sản trung kiên. Bước vào căn phòng nhỏ và tối ở bên trong chuồng cọp chúng tôi gặp những hình ảnh tra tấn hết sức dã man. Đó là hình thức tra tấn có tên “châm cứu”: dùng thước sắt gọt thành kim cúc, dùng lông gà ghim thật chặt vào đuôi kim cúc, đóng 10 cây đinh bảng vào đầu ngón tay người tù, đặt trước cái quạt xoay vòng, kèm theo đó, cai ngục sử dụng những cây đinh sắt đóng nhịp, mỗi nhịp thước đóng vào, mỗi vòng xoay của lông gà kéo sâu 10 cây kim băng vào 10 đầu ngón tay của người tù. Mỗi lần như vậy, đau đớn xoáy tận tim người tù. Rồi đến hình thức tra tấn “tàu bay”: người tù bị trói chặt chân tay ngược về phía sau, chúng treo lơ lửng người tù trên không. Sức nặng của cơ thể làm cho các khớp xương gẫy nghe răng rắc đầy đau đớn. Người tù vừa bị treo lơ lửng vừa bị đánh đến kiệt sức, rồi lại bị thả xuống cho ngực đập mạnh xuống sàn cho hộc máu ra ngoài.  Những đòn tra tấn man rợ tưởng chừng như không thể có trong thế giới văn minh được lính Mĩ dùng để tra tấn những người phụ nữ ở chuồng cọp. Chúng đã lợi dụng tâm lí hay sợ hãi của phụ nữ, dùng rắn hoặc lươn để tra tấn vào vùng kín. Ngoài ra bọn khảo ngục còn dùng cả những miểng chai để tra tấn,tra tấn bằng nước và nhiều nhiều những hình thức tra tấn dã man khác.   Sau khi dùng các hình thức tra tấn tàn bạo mà người tù vẫn không chịu khuất phục thì sẽ bị đem ra xử tử. Những người tù bị siết cổ đến chết bằng dây thép gai, bị đóng đinh xuyên qua đầu 10cm. Hàng ngàn đầu lâu đã được khai quật tại Phú Quốc đều bị cắm cây đinh 10cm xuyên qua đầu, chứng tỏ hình thức tra tấn này rất phổ biến.  Ở khu tái hiện chuồng cọp nơi bảo tàng còn bắt gặp hình ảnh chiếc máy chém, một cỗ máy giết người đã đã giết chết biết bao sinh mạng vô tội,biết bao nhiêu đồng bào ta.  “Thà giết nhầm còn hơn bỏ sót” quả thật có đến đây, chúng tôi mới cảm nhận thấy hết được sự tàn ác của giặc. Bọn chúng làm những điều trái với đạo lí loài người,trái với công lí,cái mà chúng luôn miệng rêu rao trên khắp thế giới .Chúng được các trung tâm huấn luyện nhồi nhét vào đầu tư tưởng hiếu chiến, cuồng sát. Quân giặc càng tàn bạo thì ta càng thêm khâm phục những người tù chính trị.Những con người đã sẵn sàng hi sinh, sẵn sàng chịu mọi gian khổ, đau đớn đến thấu xương tủy để đất nước có ngày được tự do, độc lập. Dù có bị xử bắn nhưng những người chiến sĩ ấy vẫn rất hiên ngang, bất khuất. “Tôi làm cách mạng cho tôi! Với tôi! Và tôi giết tên hại nước, hại dân tôi” – Lý Tự Trọng.   Lý Tự Trọng trước lúc bị xử bắn Tù binh bị đục hết hàm răng vì không chịu khai báo Để tiêu diệt dân tộc Việt Nam quân Mĩ không chỉ sử dụng các loại bom đạn gây thương vong lớn mà còn dùng cả thứ vũ khí hóa học nhằm triệt hạ tất cả nguồn sinh sống của nhân dân Việt Nam, ngăn chặn bước tiến của quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Không chỉ những người lính mà cả những người dân Việt Nam vô tội củng đã phải gánh chịu những hậu quả vô cùng khủng khiếp của ‘‘chất độc màu da cam’’ do quân đội Mỹ rải xuống miền Nam Việt Nam. Chiến dịch dùng hóa chất của Mỹ ở Việt Nam bị dư luận thế giới lên án gay gắt. Hầu như tất cả báo chí Âu châu và ngay trong nước Mỹ, giới khoa học và trí thức thế giới cực lực phản đối hành động của Mỹ và đòi hỏi chính phủ Mỹ phải ngưng ngay việc dùng hóa chất độc hại. Nhưng Mỹ vẫn bất chấp tất cả tiến hành phun chất độc hóa học xuống Việt Nam.Chỉ trong vòng 10 năm (1961-1971), những cơn mưa chất độc không ngừng trút xuống miền Trung và miền Nam Việt Nam nhằm phát quang trên diện rộng rừng núi, đồng ruộng tàn phá mùa màng, triệt nguồn nước sinh hoạt và hủy họa môi sinh. Theo số liệu của bộ thống kê Mĩ, (1961-1971), Mĩ đã rải xuống Việt Nam 72 triệu lít chất độc hóa học các loại. Trong đó, có 44 triệu lít chất độc da cam (chiếm 170 kg chất dioxin). Đã có 3751 xã bị rải trực tiếp, ít nhất là 2,1 triệu và có thể tới 4 triệu người Việt Nam bị ảnh hưởng của chất độc này.   Lính Mĩ đi rải chất độc ở Việt Nam   Thật thương cảm khi hàng ngàn, hàng vạn người dân Việt Nam vô tội, nhất là trẻ em hôm nay đang mang trong mình dị tật quái ác do do hậu quả của chất độc Dioxin, dù rằng chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm.  Không chỉ đối xử tàn ác với người dân Việt Nam mà ngay cả những kẻ bán nước cầu vinh làm tay sai và là đồng minh của Mỹ  Hình ảnh Tổng thống Ngô Đình Diệm bị ám sát. Những tội ác của quân đội Mỹ đã gây nên sự căm phẫn không chỉ ở dân tộc Việt Nam mà còn rất nhiều nước khác trên thế giới. Rất nhiều bạn bè trên thế giới đã lên tiếng bảo vệ và ủng hộ nhân dân Việt Nam.   Chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, nước Mỹ ngày nay cũng đã có những chính sách để bù đắp cho những hậu quả mà mình đã gây ra nhưng liệu rằng như thế là đủ.Nhìn những bức ảnh được trưng bày nơi bảo tàng, chúng tôi không khỏi bàng hoàng và xót xa trước những cảnh đời đau thương do hậu quả còn để lại của cuộc chiến tranh hơn 30 năm về trước.Và những quả bom vẫn còn ẩn đâu đó dưới lòng đất Việt Nam, chỉ cần sự bất cẩn là có thể gây ra thảm họa chết chóc.  Nạn nhân Hồ Văn Đang (tỉnh Quảng Trị),nạn nhân của bom mìn nổ chậm còn sót lại Đất nước ngày nay đã yên bình bởi có sự hi sinh to lớn của bao thế hệ yêu nước. Họ đã hi sinh tuổi xuân để bảo vệ Tổ quốc, biết bao nhiêu người mẹ phải sống cô đơn, không người chăm sóc bởi những người con đã ra đi làm nên lịch sử vẻ vang cho dân tộc. Những người may mắn trở về từ chiến trường ác liệt thì lại mang trong mình chất độc da cam. Tôi đã từng nghe nói nhiều về chất độc màu da cam Mỹ đã rải xuống, vẫn biết về những hậu quả của nó thế nhưng đến đây tôi thật sự bất ngờ và bàng hoàng, khi nhìn những bức hình đó người chúng tôi như lạnh đi,một cảm giác chạnh lòng và đau nhói. Những sinh linh bé nhỏ còn chưa chào đời đã phải mang trong mình chất độc chết người, lẽ ra những đứa bé trong tủ kính ấy đã có thể được sinh ra, được sống, và được lớn lên nhưng chúng đã không có cơ hội để thực hiện cái quyền có vẻ hiển nhiên đó - quyền được sống. Phải chăng đó là do thượng đế sắp đặt, hay đó là do tội ác của kẻ xâm lược gây ra cho các em ngay từ khi các em chưa thành hình.  Những em bé hiền lành vô tội phải mang trên mình những di chứng nặng nề của cuộc chiến tranh. Khi đất nước đã hòa bình, các em đã có thể được sống, được học tập, được vui chơi thế nhưng do chất độc ấy các em không bao giờ có được cuộc sống êm ả như những gì các em đáng được hưởng. THAY CHO LỜI KẾT: Trong số những người lính đã tham gia chiến đấu, có những người may mắn trở về với cuộc sống đời thường. Tuy nhiên họ vẫn phải mang trên vai gánh nặng của chiến tranh. Nỗi ám ảnh mang tên chiến tranh không chỉ hiện hữu ở những vết thương da thịt. Nó hiện hữu trên chính con cái họ, trong nụ cười ngây ngô, trong ánh mắt không bao giờ biết lớn.Không thể cầm lòng trước những “hình ảnh biết nói” ấy. Đau lòng cho những nỗi bất hạnh,đau thương mà nhiều người dân vô tội phải gánh chịu,xót xa hơn khi trong số những người ấy có rất nhiều những trẻ em ngây thơ là nạn nhân của “chất độc màu da cam”. Tất cả các em chỉ là nạn nhân của một cuộc chiến xâm lược. Làm thế nào để sống? Một câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại là cả một vấn đề lớn khi bị tước đi những gì mà lẽ ra một người bình thường phải có. Chúng ta - những công dân mới của Việt Nam, qua chuyến đi Bảo tàng chứng tích chiến tranh-nơi tái hiện một góc nhỏ của cuộc chiến tranh tại Việt Nam của quân đội Mỹ,cũng phần nào thấu hiểu được nỗi đau của dân tộc, những mất mát đau thương, những hi sinh lớn lao của thế hệ đi trước. Vậy nên , chúng ta phải biết ơn và cố gắng xây dựng để đất nước phát triển,giúp đở những mảnh đời khó khăn bất hạnh để tiếp nối những trang sử vẻ vang của dân tộc,trang sử xây dựng Việt Nam thời kì đổi mới, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu như lời Bác đã từng căn dặn ! SV thực hiện: Trần Long Nhật - MSV 030325090332 Phan Yến Lê - MSV 030325090301 (.…..IN THE END……(
Luận văn liên quan