Bài tập học kì Luật An sinh xã hội

1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. 2. Anh H là công nhân của nhà máy hóa chất Y từ năm 1990. Anh có mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 2007 anh bị mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Năm 2009 bệnh nghề nghiệp của anh tái phát phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên mặc dù mới có 48 tuổi, năm 2010 anh vẫn làm đơn xin được giải quyết chế độ hưu trí. Anh (chị) hãy giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh H và gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành.

doc13 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập học kì Luật An sinh xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập số 12 1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. 2. Anh H là công nhân của nhà máy hóa chất Y từ năm 1990. Anh có mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Năm 2007 anh bị mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Năm 2009 bệnh nghề nghiệp của anh tái phát phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động. Do sức khỏe yếu nên mặc dù mới có 48 tuổi, năm 2010 anh vẫn làm đơn xin được giải quyết chế độ hưu trí. Anh (chị) hãy giải quyết quyền lợi an sinh xã hội cho anh H và gia đình theo quy định của pháp luật hiện hành. 1. Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. Ở nước ta, Luật Bảo hiểm xã hội ban hành năm 2006 trong đó có chương V với 8 Điều về bảo hiểm thất nghiệp và mục 3 chương VI với 4 Điều về Quỹ bảo hiểm thất nghiệp, có hiệu lực thi hành từ năm 2009 đã xác lập sự cần thiết và chín muồi của việc triển khai chính sách bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó ngày 12-12-2008, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã kí Nghị định số 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp. Đây là chính sách mới có tác động trực tiếp đến người lao động, người sử dụng lao động và vấn đề an sinh xã hội, nhằm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị mất thu nhập do thất nghiệp và hỗ trợ học nghề, hỗ trợ tìm việc làm… với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, Thông tư số 04/2009/TT-BLĐTBXH ngày 22-01-2009 của Bộ Lao động thương binh xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 127/2008/NĐ-CP cũng là một văn bản pháp lý quan trọng trong việc hướng dẫn cụ thể thực thi các nội dung các văn bản trên. a. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp. Qua tìm hiểu về các quy định của Nhà nước về bảo hiểm thất nghiệp có thể hiểu bảo hiểm thất nghiệp là quá trình tổ chức và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung – Quỹ bảo hiểm thất nghiệp – được hình thành do sự đóng góp của các bên tham gia (người lao động, người sử dụng lao động và sự hỗ trợ của Nhà nước) nhằm đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro về việc làm. Việc hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp là một quá trình thường xuyên, liên tục và từ đó hỗ trợ tài chính cho một bộ phận nhỏ những người không may rơi vào tình trạng thất nghiệp. Theo khái niệm trên thì đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp là: Thứ nhất, dự báo đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp khó khăn hơn so với một số chế độ bảo hiểm xã hội khác (ví dụ như chế độ hưu trí) vì dự báo thất nghiệp có nhiều yếu tố tác động như sự chuyển dịch lao động trong cơ chế thị trường, do thay đổi cơ cấu sản xuất, thay đổi công nghệ…. Thứ hai, sự chênh lệch quá lớn giữa cung và cầu trong thị trường lao động hiện nay, dẫn đến việc tìm kiếm việc làm mới cho đối tượng mất việc làm là điều không dễ. Thứ ba, lao động hiện đang làm việc trong các thành phần kinh tế khác nhau, nên việc quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp là khó khăn hơn. Thứ tư, bảo hiểm thất nghiệp có liên quan chặt chẽ với các cơ quan xúc tiến việc làm, trong lúc ở nước ta các cơ quan này lại hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Xuất phát từ những đặc điểm này nên khi ban hành văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải nhằm vào mục đích chính là bù đắp những rủi ro về thu nhập của người lao động, để họ có thể có điều kiện tham gia vào thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp với mức chi trả trợ cấp thất nghiệp sẽ góp phần đảm bảo cuộc sống cho người lao động khi họ bị mất việc làm. b. Ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm thất nghiệp nói riêng cũng như bảo hiểm xã hội nói chung là một chế định rất quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Nó góp phần phát triển một xã hội hài hòa các lợi ích của người lao động cũng như người sử dụng lao động, cho nên hướng phát triển của nền kinh tế thị trường sớm hay muộn cũng cần thiết phải đưa chế định này vào. Bảo hiểm thất nghiệp là một loại hình bảo hiểm tiến bộ không chỉ có ý nghĩa hỗ trợ người lao động khi mất việc làm mà còn có giá trị ổn định kinh tế - xã họi đối với đất nước. Đây là một điểm mới và cần thiết, việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp góp phần đáp ứng nguyện vọng của đông đảo người lao động, đảm bảo mục tiêu an sinh xã hội. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường thì tình trạng người lao động mất việc làm là điều rất dễ xảy ra. Bảo hiểm thất nghiệp sẽ tạo thế chủ động trong việc hỗ trợ người lao động trong thời gian mất việc làm và là cơ sở từng bước đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế khi Việt Nam gia nhập WTO. Bảo hiểm thất nghiệp thể hiện tính ưu việt trong chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước ta, nó mang tính nhân văn cao vì đây là sự chia sẻ rủi ro của những người lao động đang làm việc đối với những người bị mất việc làm. Ngoài ra, sự ra đời của bảo hiểm thất nghiệp tạo ra sự đồng bộ trong việc ban hành văn bản pháp luật. Tóm lại, bảo hiểm thất nghiệp có ý nghĩa rất lớn, nó không chỉ dừng lại ở việc đảm bảo đời sống cho người thất nghiệp, tạo cơ hội cho họ quay trở lại thị trường lao động mà còn góp phần quan trọng trong việc ổn định chính trị, xã hội, tạo nên sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. 2. Giải quyết tình huống. Đối với trường hợp của anh H, anh và gia đình anh sẽ được hưởng những chế độ sau: chế độ hưu trí, trợ cấp đối với bệnh nghề nghiệp, chế độ bảo hiểm y tế và ưu đãi trợ cấp người có công với cách mạng. Cụ thể các chế độ đó như sau: Chế độ hưu trí. Các dữ kiện trong đề bài cần sử dụng: Anh H làm công nhân trong nhà máy hóa chất Y từ năm 1990. Sau khi tái phát bệnh nghề nghiệp, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động. Năm 2010, dù mới 48 tuổi, anh vẫn làm đơn xin được giải quyết chế độ hưu trí. Các căn cứ pháp luật cần áp dụng: - Thứ nhất là điểm a khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội: “1. Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên”. - Thứ hai là Điều 27 Nghị định 152/2006/NĐ-CP có quy định về điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động theo Điều 51 Luật Bảo hiểm xã hội: “Người lao động đã đóng bảo hiểm từ đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với mức lương hưu của người đủ điều kiện quy định tại Điều 26 Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau: Nam từ đủ 50 tuổi trở lên, nữ từ đủ 45 tuổi trở lên; Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì không kể tuổi đời”. Thứ ba là danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Y tế ban hành. - Thứ tư là khoản 1, 2, 3 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Mức lương hưu hằng tháng theo Điều 52 và trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 26 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%. 2. Người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 27 Nghị định này, mức lương hưu hằng tháng được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 26 Nghị định này thì mức lương hưu giảm đi 1%. 3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung”. - Thứ năm là Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội: “Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 50 và Điều 51 hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 55 và Điều 56 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội”. Giải quyết chế độ: - Theo dữ kiện thì đề bài không đề cập hợp đồng giữa anh H và công ty là hợp đồng như thế nào, nên để thuận tiện cho việc giải quyết tình huống thì chúng ta giả sử rằng anh H và công ty đã kí với nhau hợp đồng có thời hạn từ 3 tháng trở lên hoặc hợp đồng vô thời hạn, tức là anh H đủ điều kiện là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội. Tiếp theo, anh H làm việc trong một nhà máy hóa chất nhưng đề bài lại không nói rõ là công việc của anh có thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hay không nên ta phải chia ra 2 trường hợp. Trường hợp thứ nhất: công việc của anh H thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Như thế, anh H làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên 15 năm, có thời gian đóng bảo hiểm đủ 20 năm (từ năm 1990 đến năm 2010) và bị suy giảm 63% khả năng lao động, anh sẽ được hưởng chế độ theo quy định tại Điều 27 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Anh H 48 tuổi, tức là anh đã xin về hưu sớm 7 năm (đối với những người có đủ trên 15 năm làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tuổi về hưu là 55 tuổi) và anh có 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, do đó mức lương hưu hàng tháng anh H nhận được là: (45% + 5x2%) – 7x1% = 48% mức bình quân tiền công, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tại Điều 31 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Nhưng ta lại phải so sánh mức lương hưu này với mức lương tối thiểu chung để mức lương này không thấp hơn mức lương tối thiểu chung theo khoản 3 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Trường hợp thứ hai: công việc của anh H không thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Trong trường hợp này, anh đã không thỏa mãn điều kiện ở Điều 26 cũng như Điều 27 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Nhưng anh đã đóng bảo hiểm đủ 20 năm (từ năm 1990 đến năm 2010) nên căn cứ vào Điều 57 Luật bảo hiểm xã hội thì nếu có nhu cầu, khi anh H xin về hưu thì anh sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để chờ tới đủ độ tuổi (60 tuổi) để được nhận lương hưu như bình thường. Khi đã đủ độ tuổi theo luật định (60 tuổi) thì anh H sẽ được hưởng lương hưu hàng tháng theo quy định tại Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 28 Nghị định 152/2006/NĐ-CP. Theo đó, mức lương hưu hàng tháng của anh H được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ–CP tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%. Cụ thể là hiện nay anh 48 tuổi, chờ đến khi anh 60 tuổi là 12 năm nữa, mà anh đã đóng bảo hiểm được 20 năm, như thế mức hưởng lương của anh là: 45% + (12 + 5) x 2% = 79% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ – CP. Tuy nhiên mức tối đa quy định lại chỉ là 75%, nên mức lương hàng tháng thực tế mà khi đó anh H được hưởng chỉ là 75% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 31 Nghị định số 152/2006/NĐ – CP. Trợ cấp đối với bệnh nghề nghiệp. Dữ kiện đề bài: Năm 2007 anh H bị mắc bệnh nghề nghiệp phải vào viện điều trị 2 tháng. Sau khi ra viện anh được xác định suy giảm 45% khả năng lao động. Năm 2009 bệnh nghề nghiệp của anh tái phát phải vào viện điều trị 1 tháng. Sau khi ra viện, anh được xác định suy giảm 63% khả năng lao động. Căn cứ pháp luật: - Thứ nhất là khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội: “1. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định hoặc giám định lại mức suy giảm khả năng lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Sau khi thương tật, bệnh tật đã được điều trị ổn định; b) Sau khi thương tật, bệnh tật tái phát đã được điều trị ổn định”. - Thứ hai là Điều 43 Luật Bảo hiểm xã hội: “1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng. 2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau: a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương tối thiểu chung, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương tối thiểu chung; b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị”. - Thứ ba là Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội: “1. Thời điểm hưởng trợ cấp quy định tại các điều 42, 43 và 46 của Luật này được tính từ tháng người lao động điều trị xong, ra viện. 2. Trường hợp thương tật hoặc bệnh tật tái phát, người lao động được đi giám định lại mức suy giảm khả năng lao động thì thời điểm hưởng trợ cấp mới được tính từ tháng có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa”. - Thứ tư là Điều 45 Luật Bảo hiểm xã hội: “Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà bị tổn thương các chức năng hoạt động của cơ thể thì được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật”. - Thứ năm là Điều 24 Nghị định 152/2006/NĐ-CP: “Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau khi điều trị ổn định thương tật, bệnh tật theo Điều 48 Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau: 1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp mà sức khoẻ còn yếu thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ. 2. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong một năm tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần, ngày đi và về nếu nghỉ tại cơ sở tập trung. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở hoặc Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời quyết định, cụ thể như sau: a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;….. 3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe một ngày: a) Bằng 25% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại gia đình; b) Bằng 40% mức lương tối thiểu chung nếu nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe tại cơ sở tập trung, mức hưởng này tính cả tiền đi lại, tiền ăn và ở”. - Thứ sáu là Điều 23 Nghị định 152.2006/NĐ-CP: “Người hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng nghỉ việc, được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội bảo đảm”. Giải quyết chế độ: Thứ nhất anh H bị tai nạn lao động từ năm 2007, đến năm 2009 anh bị tái phát bệnh nghề nghiệp và đã được điều trị ổn định. Như vậy việc được giám định lại mức suy giảm khả năng lao động sau khi đã được điều trị ổn định (tức là lúc đã được ra viện) là quyền của anh theo khoản 1 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội. Thứ hai, anh sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng. Anh bị suy giảm 63% khả năng lao động, đóng bảo hiểm xã hội được 20 năm nên mức trợ cấp hàng tháng của anh sẽ gồm 2 khoản sau: 30% + (63 - 31) x 2% = 94% mức lương tối thiểu chung. 0.5% + (20 - 1) x 0.3% = 6.2% mức tiền lương, tiền công đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị. Thứ ba là do anh H là người được hưởng trợ cấp hàng tháng nên khi anh nghỉ việc thì anh được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo. Thứ tư là nếu bệnh nghề nghiệp mà làm tổn thương đến các chức năng hoạt động của cơ thể thì anh còn được cấp phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình theo niên hạn căn cứ vào tình trạng thương tật, bệnh tật.  Thứ năm là chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật. Theo em nghĩ chế độ này chỉ có ý nghĩa trong giai đoạn mà anh vừa mới điều trị bệnh nghề nghiệp tái phát xong, chứ ở thời điểm hiện tại – thời điểm mà chúng ta đang giải quyết chế độ an sinh cho anh H khi anh xin nghỉ hưu – thì chế độ dưỡng sức này không có ý nghĩa lắm đối với anh. Lưu ý một chút về thời điểm hưởng chế độ trợ cấp bệnh nghề nghiệp. Căn cứ theo khoản 2 Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội thì chúng ta nên chú ý là thời điểm hưởng trợ cấp này của anh được tính từ năm 2009 – là thời điểm anh có kết luận suy giảm 63% khả năng lao động, chứ không phải bắt đầu từ thời điểm mà chúng ta đang tính chế độ an sinh – thời điểm năm 2010, khi mà anh H xin nghỉ hưu. Ưu đãi trợ cấp người có công với cách mạng. Dữ kiện đề bài: Anh có mẹ là bà mẹ Việt Nam anh hùng. Căn cứ pháp luật: - Thứ nhất là Điều 15 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11: “Các chế độ ưu đãi đối với Bà mẹ Việt Nam anh hùng bao gồm: 1. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ quy định tại Điều 14 của Pháp lệnh này; 2. Phụ cấp hàng tháng; 3. Nhà nước và nhân dân tặng nhà tình nghĩa hoặc hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người”. - Thứ hai là Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội số 26/2005/PL-UBTVQH11: “2. Các chế độ ưu đãi đối với thân nhân liệt sĩ bao gồm: a) Trợ cấp tiền tuất một lần khi báo tử; b) Trợ cấp tiền tuất hàng tháng …. c) Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng ….. …… đ) Thân nhân liệt sĩ được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương; e) Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng, trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí”. - Thứ ba là quy định tại Nghị định 52/2011/NĐ-CP quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Giải quyết chế độ: Đầu tiên là giải quyết chế độ dành cho thân nhân liệt sỹ mà mẹ anh H được hưởng theo Điều 14 Pháp lệnh trên. + Trợ cấp 1 lần khi báo tử liệt sỹ: 20 lần x mức chuẩn 876.000 đồng = 1.752.000 đồng. + Trợ cấp tiền tuất hàng tháng: Đối với thân nhân 1 liệt sĩ: 876.000 đồng. Đối với thân nhân 2 liệt sĩ trở lên: 1.565.000 đồng. + Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng: 1.565.000 đồng. + Được ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển, vay vốn ưu đãi để sản xuất, miễn hoặc giảm thuế, miễn nghĩa vụ lao động công ích theo quy định của pháp luật; được hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước và địa phương; + Được Nhà nước mua bảo hiểm y tế; điều dưỡng phục hồi sức khoẻ; cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cần thiết căn cứ vào hoàn cảnh của từng người, khả năng của Nhà nước; khi chết thì người tổ chức mai táng được hưởng một khoản trợ cấp và mai táng phí. Thứ hai là mẹ ông H còn được hưởng chế độ dành cho bà mẹ Việt Nam anh hùng. + Phụ cấp hàng tháng: 735.000 đồng. + Trợ cấp hàng tháng: 1.565.000 đồng. + Trợ cấp ưu đãi 1 lần: 20 lần x mức chuẩn 876.000 đồng = 1.752.000 đồng.