Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới danh họa Raffaello

Phục Hưng là thời mà những giá trị Hi Lạp và La Mã cổ xưa sống dậy, vẻ đẹp con người, tư tưởng cũ được tôn vinh. Đặc điểm chung của nghệ thuật thời kì này là khai thác nội dung kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Sang đầu thế kỉ Phục Hưng là thời mà những giá trị Hi Lạp và La Mã cổ xưa sống dậy, vẻ đẹp con người, tư tưởng cũ được tôn vinh. Sang đầu thế kỉ XVI, nền nghệ thuật thời Phục hưng đạt đến đỉnh cao của nó. Những thành tựu tuyệt vời về hội họa gắn liền với nhiều nhà danh họa mà nổi tiếng nhất là Lesonard De Vinci, Michelangelo, Raffaello

docx10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3740 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập lớn môn lịch sử văn minh thế giới danh họa Raffaello, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phục Hưng là thời mà những giá trị Hi Lạp và La Mã cổ xưa sống dậy, vẻ đẹp con người, tư tưởng cũ được tôn vinh. Đặc điểm chung của nghệ thuật thời kì này là khai thác nội dung kinh thánh hoặc thần thoại, nhưng nội dung thì hoàn toàn hiện thực. Sang đầu thế kỉ Phục Hưng là thời mà những giá trị Hi Lạp và La Mã cổ xưa sống dậy, vẻ đẹp con người, tư tưởng cũ được tôn vinh. Sang đầu thế kỉ XVI, nền nghệ thuật thời Phục hưng đạt đến đỉnh cao của nó. Những thành tựu tuyệt vời về hội họa gắn liền với nhiều nhà danh họa mà nổi tiếng nhất là Lesonard De Vinci, Michelangelo, Raffaello… RAFFAELLO SANZIO I.CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP. Raffaello Sanzio (1483 – 1520) là họa sĩ người Ý và kiến trúc sư của thời Phục hưng. Ông sinh ra tại Urbino miền đông Italia. Cha ông là một họa sĩ nổi tiếng. Từ nhỏ Raffaello đã được học với những thầy giáo giỏi và ông cũng học rất giỏi. Năm 21 tuổi, ông đến Firenze, cái nôi của hội họa Phục hưng, nơi mà bất cứ chỗ nào cũng có thể trở thành nghệ thuật. Tại đây, ông đã được nghiên cứu các tác phẩm nổi tiếng của những bậc thầy nghệ thuật như Léonard De Vinci, Michelangelo và ông đã có bước nhảy vọt trong nghệ thuật. Raffaello lưu lại Firenze gần ba năm. Trong suốt thời gian ấy ông đã sáng tác rất nhiều tác phẩm, bức tranh đức Mẹ Madonna nổi tiếng nhất ra đời trong thời gian này. Tranh của Raffaello nổi tiếng khắp Thế giới, hầu như các bảo tàng lớn đều có tranh về Đức Mẹ của ông. Từ Vienne đến Madrid, từ london đến Paris… “The Sistine Madonna”, bức tranh nổi tiếng nhất trong số các bức tranh về Đức Mẹ của Raffaello, và cũng là bức tranh cuối cùng của ông. Nó đang được giữ trong bảo tàng Dresden, Đức. Từ năm 1508, nhận lời mời Giáo hoàng, ông đã vẽ một chùm bích họa trong tòa thánh Vatican, làm việc tại đây hơn 5 năm. Ngày nay, 4 bức bích họa lớn trên 4 bức tường trong thánh thất Vatican chính là những hiện vật gốc của Rafffaello từ hơn 400 năm trước. Hồi đó, Giáo hoàng yêu cầu vẽ 4 bức bích họa bao hàm 4 nội dung “thần học”, “triết học”, “văn nghệ”, “tôn giáo”. Raffaello đã từ bỏ lối vẽ cứng nhắc xưa kia về đề tài tôn giáo mà đưa vào đó những nội dung tương tự Phục hưng với văn hóa cổ Hy lạp, hình thành những cấu tứ đặc biệt, mới lạ. Ông còn thiết kế nhà thờ lớn thành Pie tại Vatican ở Roma. Ông đã có những đóng góp lớn trong việc quy hoạch tổng thể xây dựng nhà thờ, đồng thời ông còn là người phụ trách thi công công trình lớn này và đã dâng hiến sức lực cả cuộc đời mình cho công trình Năm 1520, mới 37 tuổi ông đã sớm từ giã cõi đời, khi chưa kịp nhìn nhà thờ Pie khánh thành. Cuộc đời ông quá ngắn ngủi, nhưng với những sáng tác nghệ thuật thiên tài của mình, ông thật xứng đáng với danh hiệu “thánh hội họa” của thời kì Phục hưng. Các tác phẩm tiêu biểu của ông: Thánh Niccolo (Saint Niccolo da Tolantino Altarpiece 1501, Bảo tàng Capodimonte, Naptes); Jesus chịu đóng đinh trên thánh giá (The Crucifixion 1502, Phòng tranh quốc gia London); Trao vương miện trinh nữ (Coronation of the Virgin 1503, Vatican) … II. TÁC PHẨM TIÊU BIỂU Bức tranh “Đức Mẹ” (Sistine Madonna) “Đức mẹ” sáng tác năm 1513, là một bức tranh về tôn giáo mà Raffaello vẽ cho một tu viện ở Italia. Đề tài bức tranh lấy từ một câu chuyện trong kinh thánh. Bức tranh có bố cục tài tình, khéo léo với 6 nhân vật, tạo nên hình tam giác ổn định bền vững như mong muốn trường tồn của nhà thờ. Điểm cao trang nghiêm, đường bệ là Đức mẹ đang bế chúa hài đồng. Nét mặt hiền từ, trầm lặng và nghiêm trang, ánh mắt bà sâu thẳm. Đứa bé ôm trong tay chính là Giesu – đứa con yêu quý của bà. Giesu bé bỏng, hoạt bát và khỏe mạnh, nhưng cũng có nét vô cùng tinh túy, ánh mắt như tiên đoán một người sinh ra để làm những việc lớn lao phi thường. Xung quanh khuôn mặt ngời sánh của Đức mẹ và chúa hài đồng là vầng hào quang kì ảo. Nếu ta nhìn kĩ sẽ thấy vầng hào quang này soi rõ vô vàn những khuôn mặt đang hướng về chúa. Hai bên là các nhân vật Saint và Barbara đang tôn vinh Đức mẹ và chúa hài đồng. Họ đang cùng bồng bềnh trên mây. Bên dưới cận cảnh là hai thiên thần đang hướng thượng. Màu sắc tao nhã, tha thiết, hình ảnh nghiêm trang, gần gũi, lạ lùng. Ý nghĩa của bức tranh là Đức mẹ muốn cứu rỗi Thế giới đã không hề tiếc nuối dâng đứa con yêu quý của mình cho nhân loại, để cậu sống trên thế gian này nhận lấy bao nỗi khổ cực thay cho mọi người, bằng sự hy sinh tính mạng cứu vớt hàng triệu con người đang chịu bao đắng cay khổ ải. Dưới nét vẽ của Raffaello, Đức mẹ không phải là cái cao xa vời vợi không ai với tới được mà là “một con người” tâm hồn chan chứa tình cảm, là một người mẹ dịu dàng ấm áp, là một vị nữ anh hùng không tiếc hy sinh tất cả những gì quý giá nhất của mình để thực hiện cho lý tưởng. Lấy đề tài câu chuyện tôn giáo, tác giả đã miêu tả tính chất cao thượng của con người, làm cho sáng tạo nghệ thuật thời kì Phục hưng đạt đến một tầm cao mới. Bức tranh “trường học Athens” Bức tranh “trường học Aten” chính là bức tranh đại diện cho nội dung “triết học” được vẽ vào năm 1510 – 1511. Ta thấy trước mắt là một tòa kiến trúc lớn, trải dài từ gần đến xa, xa nữa là một loạt các cửa vòm. Hai nhà triết học vĩ đại đang đi ở phía trước, là Platong và Arixtot thời cổ Hy Lạp như Xôcơrat, Acsimet… tượng trưng cho những người kế tục tư tưởng văn hóa cổ Hy Lạp vượt lên thế hệ trước của mình. Raffaello chọn triết học làm đề tài cũng không nằm ngoài xu hướng của chủ nghĩa nhân văn thời kỳ này. “Trường học Athens “ là sự vinh danh thế giới trước khi Chúa ra đời. Triết học trong góc nhìn mới mẻ của khoa học, toán học, nghệ thuật tạo hình cho đến những bản chất phát triển tự nhiên của con người đều xuất phát từ thần học và tôn giáo. Hai ông tổ của nghành triết học, thầy trò Plato và Aristotle chễm chệ vào đứng giữa bức tranh như đại diện cho hai trường phái triết học tương phản nhau. Plato với ngón tay phải chỏ lên cao tượng trưng cho Trời, còn Aristote để xấp lòng bàn tay như đối chọi với Trời, hình ảnh tượng trưng cho Đất. Đó là phong cách của hai triết gia, một người theo đuổi lý thuyết siêu hình, còn một người bảo vệ những logic khoa học thực tế. Ở phía bên trái, những người theo hướng của Plato như đang nghiên cứu sự huyền bí của vũ trụ, còn phía bên phải những nhà triết học theo Aristotle đang chăm chú theo dõi những quy luật phát triển tự nhiên của con người. Cái hay của Rafael là ông đã phân loại rạch ròi hai trường phái triết học: Siêu hình và thực tế lồng vào trong cùng một tổng thể bức tranh như để tôn vinh sự cần thiết của cả hai trường phái này. Hai triết gia, một người “ngước” lên Trời, một người “hướng” xuống Đất, cùng nhau đứng dưới mái vòm Athens mở ra bầu trời xanh. Thêm tí nữa, cuốn sách trên tay Plato được đặt theo hình dọc còn trên tay Aristotle lại được đặt theo hình ngang tượng trưng cho sự “dọc, ngang” của trời đất. Plato theo phương thẳng đứng còn Aristotle theo hướng nằm ngang và hai đường thẳng ấy gặp nhau ở một điểm chung duy nhất, tính “Vĩnh viễn”, một hình ảnh tượng trưng mà không phải họa sĩ nào cũng lột tả được về bản chất. Không chỉ có thế, “Trường học Athens” là một tổng thể bao gồm những nhân vật kiệt xuất, những nhân vật mang đầy tính tư tưởng của nhân loại. Tính triết học trong “Trường học Athens” của Raphael,tính triết học trong “Trường học Athens” của tận bây giờ và mãi sau này, những bức tường của Tòa thánh Vatican sẽ không bao giờ được phục chế, mà trái lại nó sẽ được gìn giữ và bảo tồn như những di sản văn hóa cấp quốc gia. Bởi lẽ ở đó là nơi đã để lại dấu ấn tài hoa của một trong những danh họa kỳ tài bậc nhất của nền hội họa Ý thời Phục Hưng - Raffaello Santi. Phụ lục: Một số tác phẩm khác của Raffaello. La Transfigurazione (lễ biến hình) The marriage of Virgin Lady with a Unicorn Madonna del Granduca (Đức mẹ và chúa hài đồng)
Luận văn liên quan