Bài tập Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên

Trong xã hội hiện nay, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện đã và đang ngày gia tăng. Điều này đòi hỏi các quy định của pháp luật đối với các đối tượng này cũng phải đáp ứng được mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên phạm tội. BLTTHS đã dành hẳn một chương riêng quy định thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đó là những quy định đặc biệt về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn , việc tham gia tố tụng của gia đình, người bào chữa, về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án đối với người chưa thành niên phạm tội. Thực tiễn xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho tháy các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố gắng vận dụng một cách linh hoạt các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như các cơ quan tiến hành tố tụng chưa hiểu rõ và vận dụng chính xác những quy định của pháp luật tố tụng liên quan tới người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó một số quy định của pháp luật TTHS chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu những quy định chung về thủ tục tố tụng dành cho những bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ đó đưa ra được các giải pháp tháo gỡ nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Do vậy em đã chọn đề tài: “Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên”.

doc15 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài tập Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN LỜI MỞ ĐẦU Trong xã hội hiện nay, tội phạm do người chưa thành niên thực hiện đã và đang ngày gia tăng. Điều này đòi hỏi các quy định của pháp luật đối với các đối tượng này cũng phải đáp ứng được mục đích bảo vệ quyền và lợi ích của người chưa thành niên phạm tội. BLTTHS đã dành hẳn một chương riêng quy định thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đó là những quy định đặc biệt về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn , việc tham gia tố tụng của gia đình, người bào chữa, về thủ tục khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án…đối với người chưa thành niên phạm tội. Thực tiễn xét xử các vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên cho tháy các cơ quan tiến hành tố tụng đã cố gắng vận dụng một cách linh hoạt các quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại như các cơ quan tiến hành tố tụng chưa hiểu rõ và vận dụng chính xác những quy định của pháp luật tố tụng liên quan tới người chưa thành niên phạm tội. Bên cạnh đó một số quy định của pháp luật TTHS chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên, xâm phạm đến quyền và lợi ích của họ. Trước thực trạng trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu những quy định chung về thủ tục tố tụng dành cho những bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS Việt Nam là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Từ đó đưa ra được các giải pháp tháo gỡ nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án do người chưa thành niên thực hiện. Do vậy em đã chọn đề tài: “Thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên”. CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ NHỮNG VỤ ÁN MÀ BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN I- Nhận thức chung về tố tụng hình sự đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1. Khái niệm, mục đích của thủ tục TTHS đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1.1. Khái niệm Trong thực tế áp dụng Pháp luật đang có nhiều cách hiểu khác nhau về các đối tượng là bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Theo từ điển tiếng việt, trung tâm ngôn ngữ học Việt Nam năm 2000 đã đưa ra khái niệm về người chưa thành niên như sau: “Người chưa thành niên là người chưa phát triển đầy đủ, toàn diện về thể lực, trí tuệ, tinh thần cũng như chưa có đầy đủ quyền và nghĩa vụ công dân”. Người chưa thành niên là người đang ở lứa tuổi mà khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội bị hạn chế và đôi khi còn chịu sự tác động mạnh mẽ của điều kiện bên ngoài. Chính sách hình sự của Nhà nước ta đối với người chưa thành niên chủ yếu là giáo dục và giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm, phát triển lành mạnh để họ trở thành những công dân có ích cho xã hội. Vì vậy thủ tục tố tụng cũng phải được quy định phù hợp với lứa tuổi người chưa thành niên. Bị can là người đã bị khởi tố về hình sự, bị cáo là người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị can, bị cáo là người chưa thành niên thỏa mãn những quy định pháp lý về bị can, bị cáo nhưng họ lại đang ở độ tuổi từ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi. Theo Bộ luật Tố Tụng hình sự (BLTTHS) nước CHXHCN Việt Nam, thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên phải được tiến hành theo một trình tự đặc biệt quy định tại Chương XXXII gồm 10 Điều (từ Điều 301 đến 310). Các quy định này nhằm mục đích đưa ra những thủ tục tố tụng sao cho phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý của bị can, bị cáo là người chưa thành niên, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của họ trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khái niệm người chưa thành niên phạm tội và khái niệm bị can, bị cáo là người chưa thành niên có một số điểm khác nhau. Quy định đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự (BLHS) chỉ áp dụng đối với đối tượng là người chưa thành niên ở thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội. Còn quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong BLTTHS được áp dụng đối với đối tượng là bị can, bị cáo vào thời điểm áp dụng các thủ tục tố tụng hình sự (TTHS), họ là người chưa thành niên. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử để xác định chính xác tuổi của người chưa thành niên cần phải căn cứ vào giấy khai sinh và những tài liệu cần thiết khác. Trường hợp bị can, bị cáo lúc phạm tội chưa đủ 18 tuổi nhưng khi phát hiện được tội phạm họ đã đủ 18 tuổi thì không cần áp dụng thủ tục này. Điều 301 BLTTHS năm 2003 quy định về phạm vi áp dụng như sau: “ Thủ tục tố tụng đối với người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là người chưa thành niên được áp dụng theo quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của Bộ luật này không trái với những quy định của chương này”. Điều này có nghĩa, khi điều tra, truy tố, xét xử những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên không chỉ phải thực hiện các quy định chung về thủ tục tố tụng mà còn thực hiện theo quy định của Chương XXXII BLTTHS, mặt khác, các quy định khác của BLTTHS không trái với những quy định của chương này. Tóm lại, từ sự phân tích các đặc điểm trên đây ta có thể hiểu thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên được quy định trong BLTTHS là: những thủ tục đặc biệt cần thực hiện khi áp dụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi nhằm giải quyết đúng đắn, khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của họ trong hoạt động TTHS. 1.2. Mục đích. BLTTHS quy định thủ tục tố tụng đối với bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhằm mục đích sau: + Khắc phục những thiếu sót trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. + Đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật. + Kết hợp hài hòa giữa biện pháp cưỡng chế và giáo dục, thuyết phục tạo ra những điều kiện cần thiết để người chưa thành niên biết sửa chữa những sai lầm, sớm cải tạo trở thành người lương thiện có ích cho xã hội. + Bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người chưa thành niên. 2. Những căn cứ quy định thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 2.1. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm lý lứa tuổi người chưa thành niên là không thể thiếu được đối với cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng trong vụ án hình sự về người chưa thành niên. Dựa trên cơ sở pháp luật hình sự, lứa tuổi này có thể phân làm 2 nhóm: Một là, từ 14 tuổi tròn đến dưới 16 tuổi. Nhóm này có đặc điểm: + Vừa vượt qua giai đoạn trẻ con; + Gần gia đình và sống phụ thuộc hầu như hoàn toàn vào gia đình. Hai là, từ 16 tuổi tròn đến dưới 18 tuổi. Nhóm này có đặc điểm: + Đang ở giai đoạn sắp bước vào tuổi người lớn; + Nhận thức xã hội khá hơn nhóm trước nhưng vẫn chưa tách khỏi gia đình; + Kinh tế còn phụ thuộc vào gia đình. Theo quy định của BLHS năm 1999, tuổi bắt đầu phải chịu TNHS là 14 tuổi tròn, tùy theo từng loại tội khác nhau. Người chưa thành niên có đặc điểm tâm, sinh lý khác với người đã thành niên, cụ thể: - Ở lứa tuổi này, người chưa thành niên đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về thể lực và tâm sinh lý. Đây là thời kỳ chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, họ không còn thụ động với vai trò của người được dạy dỗ nhưng lại chưa phải là người lớn. Sự thay đổi về thể chất dẫn đến sự thay đổi về tâm lý, chức năng sinh lý nhưng họ chưa nhận thức được sâu sắc về đời sống xã hội. - Sự vươn lên vị trí độc lập của người chưa thành niên theo xu hướng chung diễn ra rất tự phát. Đối với họ, sự áp đặt chỉ bảo của người lớn trở thành “xiềng xích” cần phá bỏ. Vì vậy, có thể nói đây là giai đoạn khủng hoảng của sự phát triển tâm lý con người. - Quá trình phát triển sinh lý khiến người chưa thành niên dễ bị kích động, lòng kiên trì và năng lực tự kiềm chế thấp, dễ bốc đồng, dao động… - Ở lứa tuổi dưới 18, người chưa thành niên đều rất linh hoạt, nhạy cảm và hiếu động, có trí tưởng tượng phong phú, vì vậy ranh giới giữa đúng và sai dễ bị lẫn lộn. Về mặt động cơ, hành vi của người chưa thành niên là dễ chịu ảnh hưởng, tác động của môi trường xung quanh. Với những đặc điểm tâm sinh lý của người chưa thành niên như vậy cho nên đồi hỏi BLTTHS cần phải có những quy định đặc biệt về thủ tục tố tụng trong những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Có như vậy, mới có thể đạt tới nhiệm vụ của TTHS đặt ra trong giáo dục công dân tuân thủ pháp luật và tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa. 2.2. Nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội. Những quy định của thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong Luật TTHS Việt Nam cũng đã tạo nên một hành lang pháp lý vững chắc để bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người chưa thành niên một cách có hiệu quả. Những quy định này cũng xuất phát từ chính nội dung chủ yếu của nguyên tắc: “Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội ” (Điều 69 BLHS 1999). Dựa trên nguyên tắc này, BLTTHS đã thể hiện rõ quan điểm bị can, bị cáo là người chưa thành niên cần được đối xử theo cách thức phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, trên tinh thần tôn trọng các quyền cơ bản của người chưa thành niên. Nhằm mục đích giáo dục, thúc đẩy sự tái hòa nhập của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong cộng đồng, đồng thời tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức hữu quan có những biện pháp cụ thể để đấu tranh phòng, chống tội phạm ở lứa tuổi người chưa thành niên. 3. Sơ lược lịch sử phát triển của thủ tục tố tụng về những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên - Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Hiến pháp năm 1946 ra đời đã có những quan tâm lớn về các quyền trẻ em, tuy nhiên các thủ tụng tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên chưa được quy định trong các văn bản pháp luật ở thời kỳ này, mà được áp dụng giống như các thủ tục tố tụng dành cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên. - Đến năm 1959 mặc dù chưa có những quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên nhưng những quy định trong bản hiến pháp 1959 về cơ bản đã đảm bảo cho bị can, bị cáo là người chưa thành niên được xét xử một cách công bằng, khách quan theo quy định của pháp luật. Đây chính là cơ sở cho sự hình thành và phát triển các chế định về thủ tục đặc biệt mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên. - Đến năm 1974 đã có nhiều văn bản hướng dẫn quan tâm đến các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Thông tư số 16 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao (TANDTC) ngày 27/09/1974 có hướng dẫn: “Nếu bị cáo là người chưa thành niên, Tòa án có thể yêu cầu cha mẹ, người giám hộ hoặc giáo viên giúp đỡ đặt câu hỏi cho bị cáo nhưng cũng có thể yêu cầu những người này tạm rời phòng xử án nếu sự có mặt của họ làm cho bị cáo không dám khai…” - Năm 1985, BLHS đầu tiên của nước CHXHCN Việt Nam ra đời. Từ đây những vấn đề về người thành niên phạm tội được quy định cụ thể trong chương VII gồm 11 Điều. Những quy định này thể hiện đường lối xử lý người chưa thành niên phạm tội của Đảng và nhà nước ta chủ yếu là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa những sai lầm để trở thành công dân có ích cho xã hội. Không áp dụng hình phạt tù chung thân, hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. - Ngày 13/11/1986 Hội đồng Bộ trưởng đã ra Nghị định số 141-HĐBT ban hành quy chế buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội( từ đủ 16 tuổi đến 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng. Nội dung của quy chế cũng quy định rõ trách nhiệm của tất cả gia đình, xã hội trong việc giám sát, giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên khi họ buộc phải áp dụng biện pháp này. - Ngày 28/06/1988 BLTTHS đầu tiên của nước ta đã ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1989. Trong chương XXXI của bộ luật đã quy định rõ về “ Thủ tục về những vụ án mà bị can, bị cáo là ngời chưa thành niên”. Đây là một điểm mới trong pháp luật hình sự nước ta, thể hiện tinh thần nhân đạo và cũng đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên. - Kế thừa và phát triển những quy định của BLTTHS năm 1988 đồng thời nhằm đáp ứng những yêu cầu, dòi hỏi của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Ngày 26/01/2003 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua BLTTHS năm 2005, trong đó thủ tục tố tụng đối với người chưa thành niên được quy định tại Chương XXXII trong phần thủ tục đặc biệt. II. Quy định của Luật TTHS Việt Nam về thủ tục đối với những vụ án mà bị can, bị cáo là người chưa thành niên 1. Đối tượng chứng minh trong vụ án Khi tiến hành tố tụng đối với người chưa thành niên, ngoài việc xác định những vấn đề cần chứng minh có tính chất bắt buộc chung đối với các vụ án hình sự (Điều 63-BLTTHS 2003) và các tình tiết khác để giải quyết đứng đắn vụ án thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án còn phải chứng minh những tình tiết được quy định tại Khoản 2 Điều 302 BLTTHS năm 2003: 1.1. Tuổi, trình độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên Việc xác định tuổi của bị can, bị cáo là người chưa thành niên không những cần thiết cho việc xem xét về khả năng truy cứu hay không truy cứu TNHS mà còn cần thiết cho việc quyết định áp dụng hình phạt thích hợp, đảm bảo chế độ thi hành án theo đúng quy định của pháp luật. Do vậy khi điều tra, truy tố, xét xử những bị can, bị cáo mà lý lịch của họ chưa được làm rõ thì các cơ quan có thẩm quyền chỉ được khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử khi có đầy đủ căn cứ kết luận rằng bị can, bị cáo là người đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (TNHS) và chỉ áp dụng đường lối xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội khi có đầy đủ căn cứ để kết luận rằng bị can, bị cáo là người chưa thành niên phạm tội. Theo Công văn số 81 ngày 10/06/2002 của TANDTC , trong trường hợp không biết chính xác ngày, tháng sinh của bị can, bị cáo thì phải xác định như sau: + Nếu xác định được tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; + Nếu xác định được quý của năm sinh nhưng không xác định được ngày, tháng sinh thì ngày cuối cùng của tháng cuối cùng của quý đó để xem xét TNHS của bị can, bị cáo; + Nếu xác định được nửa đầu năm hay nửa cuối năm của năm sinh, thì lấy ngày 30 tháng 6 hoặc 31 tháng 12 của năm đó để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo; + Nếu không xác định được nửa năm nào, quý nào, tháng nào trong năm thì lấy ngày 31 tháng 12 tương ứng của năm đó để xem xét TNHS đối với bị can, bị cáo. Bên cạnh việc xác định độ tuổi, Luật TTHS cũng đòi hỏi các qơ quan tiến hành tố tụng phải làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tinh thần cũng như mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của bị can, bị cáo là người chưa thành niên. Đây là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới việc đánh giá chứng cứ và quy định mức độ TNHS đối với họ. Qua nghiên cứu cho thấy một số khuyết tật về thể chất bệnh tật có thể là những tác nhân gây nên sự rối loạn về nhân cách và đẩy người chưa thành niên vào con đường phạm tội. Mức độ phát triển về tinh thần cúng ảnh hưởng đến hành vi phạm tội, như những người mắc bệnh tâm thần nặng, trí tuệ thiểu năng…những người mắc bệnh này thường dễ bị xúi giục phạm tội hơn so với người bình thường. Mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người chưa thành niên cũng là một yếu tố quan trọng đối với việc xác định TNHS của người chưa thành niên. Bởi vì ở lứa tuổi này, khả năng nhận thức về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội còn hạn chế và họ dễ bị môi trường xung quanh tác động dẫn đến việc thực hiện tội phạm. 1.2. Điều kiện sinh sống và giáo dục Việc xác định rõ điều kiện sinh sống và giáo dục của người chưa thành niên sẽ giúp cơ quan tiến hành tố tụng xác định đúng những tình tiết liên quan đến hành vi phạm tội của bị can, bị cao, làm rõ nguyên nhân và điều kiện dẫn đến việc phạm tội làm cơ sở cho việc áp dụng những biện pháp xử lý, giáo dục, cải tạo có hiệu quả. Đặc biệt trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan tiến hành tố tụng cần phải làm rõ điều kiện sinh sống và thái độ của cha mẹ đối với việc giáo dục con cái. Phải thừa nhận rằng, gia đình có một ảnh hưởng rất lớn đối với việc hình thành nhân cách và các hành vi xử sự của người chưa thành niên. Trước hết đó là những yếu tố tiêu cực trong gia đình như: những thói quen, tật xấu của các thành viên ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành nhân cách lệch lạc của người chưa thành niên. Sống trong những gia đình không có cấu trúc hoàn hảo như bố me chết hoặc ly hôn, người chưa thành niên không được chăm sóc, dạy bảo đầy đủ, thiếu thốn về tình cảm và điều kiện vật chất…Do vậy các em thường không có những phương hướng hành động đúng đắn dễ dẫn đến hành vi phạm tội. Nếu gia đình là ảnh hưởng đầu tiên và quan trọng nhất thì nhà trường cũng góp phần hết sức quan trọng vào việc hình thành nhân cách của trẻ. Nhà trường giúp người chưa thành niên rèn luyện tư cách đạo đức, tiếp thu kiến thức và vận dụng vào cuộc sống. Môi trường xung quanh cũng tác động ảnh hưởng không nhỏ đến người chưa thành niên. Thực tế là những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội ảnh hưởng đến đầu óc nhạy cảm và hiếu động của trẻ bởi chúng đang ở lứa tuổi