Bài thuyết trình Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Thái Lan

Đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nào, vấn đề rủi ro luôn được đề cập đến khi đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư đó. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự chu chuyển vốn giữa các quốc gia càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Vấn đề xem xét đánh giá mức độ rủi ro của từng quốc gia được đặt ra cũng trở nên phổ biến như việc đánh giá rủi ro của bất kỳ hoạt động đầu tư nào đó. Nền kinh tế Thái Lan được xem là nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây so với nền kinh tế các nước Đông Nam Á. Thái Lan có nhiều ngành hàng đứng đầu thế giới và khu vực như xuất khẩu lúa gao, may mặc, giày dép, hải sản, . ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, linh kiện thiết bị điên tử, bên cạnh đó ngành dịch vụ du lịch cũng đóng góp không kém vào GDP của Thái Lan. Nền kinh tế Thái Lan trong năm 2014 được hy vọng sẽ tiếp tục phát triển , nhưng tất cả các lĩnh vực cần phải quản lý rủi ro một cách hiệu quả và đối phó với nhiều thách thức. Trong đó, khủng hoảng chính trị kéo dài, bất động sản cũng đã ảnh hưởng nhiều đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Thái Lan. Ngoài ra, một rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp là khuôn khổ không đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp lý Thái Lan trong việc giải quyết tranh chấp. Hệ thống tư pháp là bị chậm trễ và tham nhũng, các công ty có thể bị rơi vào thế bất lợi so với các đối tác địa phương của họ trong trường hợp tranh chấp. Theo báo cáo, tham nhũng cũng là phổ biến rộng rãi trên tất cả các cấp chính quyền, và là đại diện cho một nguy cơ nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư. Kinh tế Thái Lan tuy có sự phát triển nhưng còn rất nhiều vấn đề phải đối mặt và nguy cơ rủi ro xảy ra nếu không tìm ra hướng giải quyết các vấn đề tồn tại để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh.

pdf33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2546 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài thuyết trình Phân tích rủi ro quốc gia trường hợp Thái Lan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH KHOA NGÂN HÀNG Đề tài: PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA TRƯỜNG HỢP THÁI LAN GVHD: PGS.TS. TRƯƠNG QUANG THÔNG NHÓM 7-NH ĐÊM 2-K22 TP.Hồ Chí Minh- Năm 2014 Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 1 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................................1 NỘI DUNG ......................................................................................................................................2 Chương I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA...................................................................2 1. Khái niệm về rủi ro quốc gia.................................................................................................2 2. Phân tích rủi ro quốc gia .......................................................................................................2 a. Rủi ro chính trị ..................................................................................................................2 b. Rủi ro kinh tế .....................................................................................................................4 c. Rủi ro tài chính ..................................................................................................................5 3. Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia..............................................................................6 a. Các nhân tố kinh tế vĩ mô..................................................................................................6 b. Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật.........................................................................7 c. Vai trò và tác động của đánh giá rủi ro quốc gia:..............................................................8 4. Các tổ chức đánh giá rủi ro quốc gia trên thế giới ................................................................8 Chương II. PHÂN TÍCH RỦI RO QUỐC GIA DƯỚI GÓC ĐỘ CỦA THÁI LAN .................11 1. Giới thiệu sơ nét về Thái Lan..............................................................................................11 a. Lịch sử hình thành ...........................................................................................................11 b. Chính trị...........................................................................................................................11 c. Kinh tế .............................................................................................................................13 d. Văn hóa, tôn giáo.............................................................................................................14 2. Phân tích các nhân tố tác động đến rủi ro của Thái Lan .....................................................15 a. Rủi ro chính trị: ...............................................................................................................15 b. Rủi ro kinh tế - tài chính:.................................................................................................20 3. Xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Thái Lan: .......................................................................25 Chương III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ CHÍNH SÁCH KINH TẾ VĨ MÔ NHẰM KIỂM SOÁT RỦI RO QUỐC GIA THÁI LAN.......................................................................................27 1. Nhóm đề xuất cho rủi ro tài chính.......................................................................................27 a. Chính sách tỷ giá hối đoái ...............................................................................................27 b. Thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt ..........................................................................27 c. Quản lý nợ vay nước ngoài : ...........................................................................................28 d. Sử dụng vốn vay nước ngoài hiệu quả ............................................................................28 Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 2 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 2. Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế .........................................................................................29 3. Nhóm đề xuất cho rủi ro chính trị .......................................................................................29 TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................30 Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 3 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông LỜI MỞ ĐẦU Đối với bất kỳ hoạt động đầu tư nào, vấn đề rủi ro luôn được đề cập đến khi đánh giá tính hiệu quả của hoạt động đầu tư đó. Ngày nay, trong quá trình toàn cầu hóa, sự chu chuyển vốn giữa các quốc gia càng diễn ra mạnh mẽ hơn. Vấn đề xem xét đánh giá mức độ rủi ro của từng quốc gia được đặt ra cũng trở nên phổ biến như việc đánh giá rủi ro của bất kỳ hoạt động đầu tư nào đó. Nền kinh tế Thái Lan được xem là nền kinh tế có sự phát triển vượt bậc trong những năm gần đây so với nền kinh tế các nước Đông Nam Á. Thái Lan có nhiều ngành hàng đứng đầu thế giới và khu vực như xuất khẩu lúa gao, may mặc, giày dép, hải sản, ... ngành công nghiệp sản xuất xe hơi, linh kiện thiết bị điên tử, bên cạnh đó ngành dịch vụ du lịch cũng đóng góp không kém vào GDP của Thái Lan. Nền kinh tế Thái Lan trong năm 2014 được hy vọng sẽ tiếp tục phát triển , nhưng tất cả các lĩnh vực cần phải quản lý rủi ro một cách hiệu quả và đối phó với nhiều thách thức. Trong đó, khủng hoảng chính trị kéo dài, bất động sản cũng đã ảnh hưởng nhiều đến các lĩnh vực khác trong nền kinh tế Thái Lan. Ngoài ra, một rủi ro cho nhà đầu tư thứ cấp là khuôn khổ không đầy đủ và hiệu quả của hệ thống pháp lý Thái Lan trong việc giải quyết tranh chấp. Hệ thống tư pháp là bị chậm trễ và tham nhũng, các công ty có thể bị rơi vào thế bất lợi so với các đối tác địa phương của họ trong trường hợp tranh chấp. Theo báo cáo, tham nhũng cũng là phổ biến rộng rãi trên tất cả các cấp chính quyền, và là đại diện cho một nguy cơ nghiêm trọng đối với các nhà đầu tư. Kinh tế Thái Lan tuy có sự phát triển nhưng còn rất nhiều vấn đề phải đối mặt và nguy cơ rủi ro xảy ra nếu không tìm ra hướng giải quyết các vấn đề tồn tại để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh. Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 1 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông NỘI DUNG Chương I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO QUỐC GIA 1. Khái niệm về rủi ro quốc gia Rủi ro quốc gia là rủi ro mà các điều kiện và các sự kiện kinh tế, xă hội, chính trị ở một quốc gia sẽ ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích của một quá trình đầu tư. Rủi ro quốc gia cũng bao gồm các khả năng quốc hữu hóa hay sung công tài sản, sự từ chối trả nợ nước ngoài của chính phủ, việc kiểm soát ngoại hối, sự đánh giá thấp tiền tệ hay mất giá, phá giá tiền tệ. Thuật ngữ rủi ro quốc gia thường được sử dụng gắn với đầu tư xuyên biên giới và được phân tích từ viễn cảnh của nhà đầu tư nước ngoài. Rủi ro quốc gia là rủi ro đơn nhất mà nhà đầu tư nước ngoài phải đối mặt khi đầu tư vào một quốc gia khi so sánh đầu tư vào quốc gia khác. Rủi ro quốc gia là một phần đơn lẻ của rủi ro đầu tư, được gây ra trong một quốc gia. Liên quan đến việc cho vay, người đi vay có thể phân loại thành hai nhóm: chính phủ vay và vay có bảo đảm của chính phủ, và vay từ các công ty tư nhân không có bảo đảm. Khi thuật ngữ rủi ro quốc gia được sử dụng trong cho vay xuyên biên giới và người đi vay là chính phủ thì rủi ro tín dụng được biết đến như là rủi ro thể chế (sovereign risk) hay rủi ro tín dụng quốc gia. Rủi ro tín dụng là rủi ro mà người đi vay sẽ không hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ trong hợp đồng vay mượn dẫn đến những mất mát cho người cung cấp tín dụng hay người cho vay. Rủi ro quốc gia đối với nhà đầu tư bao gồm cả khả năng “tăng giá” tiềm tàng và rủi ro “giảm giá” và có thể đo lường bằng phương sai của thu nhập. Trong hầu hết các trường hợp khả năng các sự kiện tiêu cực sẽ làm tăng giá trị đầu tư là rất thấp. Do đó rủi ro quốc gia có thể xem như là những tác động mang tính quốc gia đến thu nhập từ đầu tư. 2. Phân tích rủi ro quốc gia a. Rủi ro chính trị  Những hành động của chính phủ: Đối với nhiều quốc gia đây là loại rủi ro quan trọng nhất. Một quốc gia là một thực thể chính trị với những luật lệ và quy định áp dụng đối với đầu tư. Thêm vào đó những Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 2 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông điều luật bảo vệ quyền đối với tài sản cá nhân, sự sẵn sàng và khả năng của một chính phủ thay đổi những luật lệ và quy định này sẽ tạo thành một nguồn rủi ro đối với đầu tư. Chính phủ có quyền lực đặc biệt tác động tới nền kinh tế; chính phủ có thể đưa ra một đạo luật tác động tới một số ngành công nghiệp hoặc một số công ty mà nhà đầu tư đang đầu tư vào, hoặc chính phủ có thể ban hành luật mới điều chỉnh trần lãi suất ngân hàng, xoá nợ cho một số nhóm ngành cụ thể của xã hội. Khi quốc gia có một vị thủ tướng hay tổng thống mới, họ có những hệ tư tưởng kinh tế và chính trị khác nhau. Trong quá trình này, vận mệnh của nhiều ngành và nhiều công ty có thể trải qua một sự thay đổi lớn lao. Thay đổi các chính sách chính phủ mới cũng là một nguyên nhân của rủi ro chính trị. Hệ thống pháp luật phát triển chưa đầy đủ rõ ràng sẽ gây tâm lý bất an cho nhà đầu tư, những thủ tục và giấy tờ rườm rà làm bước cản cho nguồn vốn đầu tư đổ vào trong nước.Mức độ tham nhũng cao, lạm dụng quyền lực công, các quyền lực quan chức chính phủ cho lợi ích cá nhân, ví dụ như đòi hỏi, yêu cầu đưa hối lộ, đây là một trong những nhân tố chính của rủi ro chính trị ở nước đang phát triển  Chuyển vốn ra nước ngoài hay là Đồng tiền không có khả năng chuyển đổi: Chính trị mang không ít rủi ro cho người đầu tư và nguy cơ phát sinh khi bên cho vay hoặc các nhà đầu tư khi nhận tiền trả nợ hoặc khoản thu hồi từ hoạt động đầu tư bị hạn chế bởi các quyết định của Nhà nước, Chính phủ làm trở ngoại hoặc ngăn cản hoạt động kinh doanh, như: tịch thu, quốc hữu hóa, thoái thác… Cụ thể khi đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài thường chú ý khi đánh giá rủi ro của một quốc gia là tắc nghẽn chuyển giao tiền tệ. Thông thường, các nhà đầu tư muốn đầu tư vào một quốc gia khác, có được lợi nhuận và chuyển nó trở lại nước nhà. Vì vậy, tắc nghẽn chuyển tiền hay là đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thành nội tệ của nhà đầu tư gây trở ngại đến việc chuyển lợi nhuận về nước. Như vậy, các chính sách của nước chủ nhà liên quan đến chuyển nhượng vốn và sức mạnh của đồng tiền trong nước sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyết định của nhà đầu tư trong việc đầu tư vào đất nước này hay không.  Chiến tranh, bạo loạn: Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 3 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Để đánh giá rủi ro quốc gia, không thể bỏ qua yếu tố chiến tranh, bạo loạn, ổn định chính trị. Chiến tranh có thể mang lại thiệt hại cho hầu như tất cả các bên, và nó có thể mang lại rất nhiều rủi ro trong việc kinh doanh không chỉ tại quốc gia có chiến tranh mà ở cả các nước khác có liên quan. Sự tàn phá của chiến tranh khủng khiếp đến nỗi hầu hết các nước có chiến tranh đang xảy ra sẽ gặp nhiều vấn đề với tình hình tài chính cũng như khả năng thu hút vốn. Bạo loạn làm cho tình hình chính trị trong nước không ổn định, những đất nước nhiều đảng, nhiều tư tưởng sẽ luôn diễn ra tình hình tranh quyền lực, mâu thuẫn nội bộ làm nổi lên trào lưu đấu tranh ngầm, bạo lạo diễn ra, ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh cũng như lòng tin về chính sách đối với nhà đầu tư. b. Rủi ro kinh tế Rủi ro kinh tế là những rủi ro gây ra do sự thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái của một quốc gia:  Rủi ro tỷ giá hối đoái Khi đầu tư vốn vào một quốc gia hoặc vay mượn bằng ngoại tệ của các công ty trong nước đều phải chịu rủi ro về tỷ giá hối đoái. Sự thay đổi của tỷ giá hối đoái làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngoại tệ của công ty trong nước cũng như vốn đầu tư, lợi nhuận chuyển về của quốc gia đi đầu tư. Tỉ giá ngoại hối của các đồng tiền giao động nhiều, không nằm trong dự đoán, Rủi ro này giờ đây gặp nhiều (từ sau khi hệ thống Bretton Woods tan vỡ ), ảnh hưởng nhiều đến các hợp đồng kinh tế cũng như việc quản lí bản thân nó. Rủi ro này cũng được các quốc gia cho vay quan tâm vì ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các con nợ khi đến thời hạn.  Rủi ro lãi suất Lãi suất ảnh hưởng đến lợi nhuận các doanh nghiệp trong nước cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Khi lãi suất trong nước cao sẽ thu hút được nhiều vốn đầu tư nhưng với một mức lãi suất quá cao sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nền kinh tế, nợ công của chính phủ gia tăng. Qua đó có thể làm giảm khả năng trả nợ của chính phủ cũng như uy tín quốc gia và tác động đến dòng tiền đổ vào. Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 4 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông Lãi suất tăng cao cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước, khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn do suất sinh lợi nhỏ hơn lãi suất. Sự biến động của tình hình chính trị quốc tế cũng gây ảnh hưởng tới bối cảnh kinh tế trong nước, đặc biệt là trong giai đoạn toàn cầu hóa. Điều này đã được minh chứng cụ thể sau sự kiện ngày 11/9 tại Hoa Kỳ và sau khi cuộc chiến tranh Iraq nổ ra vào đầu năm 2003, khi đó nền kinh tế của rất nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng, từ quốc gia kém phát triển tới những quốc gia phát triển nhất. c. Rủi ro tài chính Có thể hiểu là những rủi ro trong hoạt động tài chính, tức là những vấn đề về lạm phát, GDP.  Tỷ lệ lạm phát hàng năm Tỷ lệ lạm phát là sự tăng giá chung được đo lường dựa trên mức chuẩn của khả năng mua hàng. Một ảnh hưởng lạm phát là khi giá cả chung trên thị trường tăng lên, giá các mặt hàng kéo nhau lên trời, làm cho Nhà nước, ngân hàng trung ương phải có các chính sách kiềm chế, ảnh hưởng đến các mặt đời sống, trong khi những chính sách này có độ trễ thời gian nên ko thể có tác động ngay đến thị trường thì nó đã kip ảnh hưởng đến người dân rồi. Lạm phát cũng ảnh hưởng gián tiếp đến vị trí tài chính của quốc gia vì nó ảnh hưởng đến lãi suất và giá trị tiền tệ của quốc gia đó. Một tỷ lệ lạm phát cao cũng dẫn đến sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế.  Tỷ lệ tăng trưởng GDP thực Tốc độ tăng trưởng GDP là chỉ số quan trọng nhất trong việc đo lường sự phát triển của nền kinh tế. Chỉ số này đề cập đến phần trăm tăng giảm của GDP của năm này so với năm trước (có điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát). Nếu GDP đang tăng trưởng, số lượng công việc và thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng. Nếu GDP đang giảm, các doanh nghiệp sẽ tạm dừng đầu tư vào mua hàng hóa và thuê mướn nhân công để chờ đợi nền kinh tế được cải thiện. Chính điều này lại làm cho GDP giảm thêm nữa và người tiêu dùng chi tiêu ít hơn. Nếu tốc độ tăng trưởng GDP thực âm, nền kinh tế đang có nguy cơ đối mặt với một cuộc suy thoái. Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 5 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông 3. Các nhân tố tác động đến rủi ro quốc gia a. Các nhân tố kinh tế vĩ mô Nhân tố đầu tiên trong các nhân tố này là quy mô và cấu trúc của nợ nước ngoài trong mối quan hệ với nền kinh tế của quốc gia đó. Một cách cụ thể hơn là: - Mức độ hiện tại của nợ ngắn hạn và khả năng tiềm tàng đưa đến một cuộc khủng hoảng thanh khoản - Quy mô nợ nước ngoài của khu vực công, khả năng của chính phủ để tạo ra đủ thu nhập, từ thuế và các nguồn khác, để đáp ứng nghĩa vụ nợ. Điều kiện và tính dễ tổn thương của tài khoản vãng lai của quốc gia cũng là một nhân tố quan trọng, bao gồm:  Mức dự trữ quốc tế.  Mức dự trữ nhập khẩu được cung cấp bởi dự trữ quốc tế của quốc gia.  Tính quan trọng của hàng hóa xuất khẩu với tư cách là một nguồn thu nhập, sự hiện hữu của bất kỳ cơ chế ổn định giá, và tính dễ tổn thương của quốc gia đối với một sự sụt giảm trong thị trường xuất khẩu hay trong giá cả của một hàng hóa xuất khẩu. - Khả năng tiềm tàng đối với những biến động đột ngột trong tỷ giá hối đoái và tác động lên giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của quốc gia. Vai trò của các nguồn vốn nước ngoài trong việc đáp ứng nhu cầu tài trợ của quốc gia là một sự suy xét quan trọng khác trong việc phân tích rủi ro quốc gia, bao gồm: - Việc tiếp cận các thị trường tài chính quốc tế của quốc gia và những ảnh hưởng tiềm tàng của một tổn thất trong tính thanh khoản của thị trường. - Mối quan hệ của quốc gia với các nhà cấp tín dụng của khu vực tư nhân, bao gồm sự tồn tại của những cam kết vay mượn và thái độ của các chủ ngân hàng đối với quan hệ trong việc cho vay thêm đối với các nhà đi vay trong quốc gia đó. - Vị thế hiện thời của quốc gia đối với các nhà cấp tín dụng đa phương và chính thức, bao gồm khả năng của quốc gia để có đủ tư cách và chịu đựng được những chương trình điều chỉnh kinh tế của IMF hay các chương trình phù hợp khác. Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 6 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông - Xu hướng trong đầu tư nước ngoài và khả năng của quốc gia trong việc thu hút đầu tư nước ngoài trong tương lai. - Những cơ hội của tiến trình tư nhân hóa của các thực thể thuộc sở hữu nhà nước. Một số các nhân tố kinh tế vĩ mô quan trọng khác, bao gồm: - Mức độ mà nền kinh tế của quốc gia có thể bị tác động bất lợi thông qua sự lây lan các vấn đề khó khăn từ các quốc gia khác. - Quy mô và tình hình của hệ thống ngân hàng của quốc gia, bao gồm hệ thống giám sát hoạt động ngân hàng và bất kỳ gánh nặng tiềm tàng của các khoản nợ bất ngờ mà một hệ thống ngân hàng yếu kém có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với chính phủ. - Quy mô của vay mượn trực tiếp từ chính phủ hay sự can thiệp khác của chính phủ có thể tác động bất lợi đến tính hoàn hảo của hệ thống ngân hàng, hay cơ cấu và khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp hay các công ty được ưu đãi. - Mức độ tác động mà các điều kiện kinh tế vĩ mô có thể gây ra bất lợi đối với rủi ro tín dụng của các đối tác của nhà đầu tư trong quốc gia đó. - Viễn cảnh kinh tế của bất kỳ ngành công nghiệp mục tiêu của quốc gia. b. Môi trường xã hội, chính trị và pháp luật Việc phân tích rủi ro quốc gia cũng nên đưa vào xem xét môi trường xã hội, chính trị, và pháp luật: - Tiềm lực tự nhiên và nguồn nhân lực của quốc gia. - Thiện chí và năng lực của chính phủ để nhận biết những vấn đề kinh tế và vấn đề ngân sách và hành động để sữa chữa bổ sung thích hợp. - Mức độ tác động của tư tưởng bè phái, chính trị hay xung đột vũ trang đến chính phủ của quốc gia đó. - Bất cứ xu hướng nào về việc đánh thuế giá cả, lãi suất, hay kiểm soát ngoại hối. - Mức độ mà hệ thống pháp luật có thể bảo vệ một cách công bằng lợi ích của các nhà tín dụng nước ngoài và nhà đầu tư. - Các chuẩn mực kế toán trong quốc gia và tính tin cậy, tính minh bạch của thông tin tài chính. Nhóm 7 – NH Đêm 2 – K22 Page 7 Phân tích rủi ro quốc gia Thái Lan GVHD: PGS.TS Trương Quang Thông - Mức độ bảo vệ của luật pháp và các chính sách của chính phủ đối với các giao dịch điện tử và mức độ đẩy mạnh phát triển công nghệ theo một cách an toàn và hoàn chỉnh. - Các chính sách khuyến khích của chính phủ trong việc quản lý hiệu quả rủi ro của các tổ chức định chế. - Mức độ gia nhập của quốc gia vào hệ thống pháp luật và các chuẩn mực kinh doanh quốc tế. c. Vai trò và tác động của đánh giá rủi ro quốc gia: Đánh giá rủi ro quốc gia là việc sử dụng các dữ liệu thống kê hay các nhận xét định tính của các chuyên gia nhằm đưa ra một xếp hạng cho
Luận văn liên quan