Bài thuyết trình Thị trường giao sau hàng hoá tại Việt Nam

Thế kỷ 19, ở Mỹ cơ khí hóa nền nông nghiệp  quy mô sản xuất và sản lượng lúa mìtăng lên rất nhiều lần  Nhu cầu về một chợ nông sản tập trung quy mô lớn. - Năm 1848 ra đời CBOT (The Chicago Board of Trade) trung tâm GD nông sản: người nông dân & thương nhân mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mỳ theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng. Về sau để đảm bảo khoản thu nhập nhận được, các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau 1 lượng lúa mỳ được tiêu chuẩn hóa vào 1 thời điểm trong tương lai, ký hợp đồng và có tiền đặt cọc ( Forward contract)

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2225 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Thị trường giao sau hàng hoá tại Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HOÁ TẠI VIỆT NAM Môn: Thị trường tài chính GVHD: TS. Thân Thị Thu Thuỷ Thực hiện: Nhóm 08 - Lớp NH Đêm 6 – K20 2 DANH SÁCH NHÓM 1. Hoàng Khoa Anh 2. Trần Thị Ngọc Huyền 3. Lương Thị Ánh Hồng 4. Thái Vũ Thu Trang 5. Lê Ngọc Minh Tú 6. Nguyễn Huỳnh Hạnh Phúc 7. Hà Lê Anh Phi 8. Lê Thị Thúy Vy 3 NỘI DUNG I. Giới thiệu về hợp đồng giao sau – thị trường giao sau II. Thực trạng thị trường giao sau hàng hóa tại Việt Nam III. Nhận xét và giải pháp phát triển thị trường giao sau hàng hoá tại Việt Nam 4 I. GIỚI THIỆU VỀ HỢP ĐỒNG GIAO SAU – THỊ TRƯỜNG GIAO SAU 5 1. Lịch sử hình thành - Thế kỷ 19, ở Mỹ cơ khí hóa nền nông nghiệp  quy mô sản xuất và sản lượng lúa mì tăng lên rất nhiều lần  Nhu cầu về một chợ nông sản tập trung quy mô lớn. - Năm 1848 ra đời CBOT (The Chicago Board of Trade) trung tâm GD nông sản: người nông dân & thương nhân mua bán trao ngay tiền mặt và lúa mỳ theo tiêu chuẩn về số lượng và chất lượng. Về sau để đảm bảo khoản thu nhập nhận được, các bên cùng thỏa thuận mua bán với nhau 1 lượng lúa mỳ được tiêu chuẩn hóa vào 1 thời điểm trong tương lai, ký hợp đồng và có tiền đặt cọc ( Forward contract) 6 - Quan hệ mua bán ngày càng phát triển và trở nên phổ biến có thể sử dụng các HĐ này cầm cố cho các khoản vay tại NH  mua đi bán lại trao tay các HĐ trước ngày nó được thanh lý  quy định cho loại HĐ này ngày càng chặt chẽ và người ta quên dần việc mua bán HĐ kỳ hạn lúa mì mà chuyển sang lập các hợp đồng giao sau (HĐGS) lúa mì. 1. Lịch sử hình thành 72. Các khái niệm 2.1 Hợp đồng giao sau: - Hợp đồng tương lai là một cam kết bằng văn bản về việc chuyển giao một tài sản cụ thể hay chứng khoán vào một ngày nào đó trong tương lai với mức giá đã thỏa thuận tại thời điểm hiện tại (Giáo trình Thị trường tài chính, Thị trường chứng khoán – Bùi Kim Yến, Thân Thị Thu Thủy). - Hợp đồng giao sau là HĐ mua hay bán một số lượng nhất định đơn vị tài sản cơ sở ở một thời điểm xác định trong tương lai theo một mức giá xác định ngay tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng....Có thể nói hợp đồng giao sau là một hợp đồng kỳ hạn đã được tiêu chuẩn hóa về loại tài sản cơ sở mua bán, số lượng các đơn vị tài sản đơn vị mua bán, thể thức thanh toán và kỳ hạn giao dịch (Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại – Nguyễn Minh Kiều, 2007) 8 2.2 Thị trường giao sau: - Thị trường giao sau là thị trường mua bán các hợp đồng giao sau. Thị trường giao sau ra đời và phát triển cùng với phương thức giao dịch thông qua các hợp đồng mua bán giao sau các loại tài sản thực. - Dựa vào loại tài sản thực, thị trường giao sau có các tên gọi khác nhau như thị trường hàng hóa giao sau, thị trường chứng khoán giao sau, thị trường ngoại tệ giao sau,... 2. Các khái niệm 9 2.2 Thị trường giao sau: - Thị trường chứng khoán giao sau là thị trường mua bán chứng khoán theo một loại hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch, nhưng việc thanh toán và giao hàng xảy ra trong một thời hạn ở tương lai - Thị trường ngoại tệ giao sau là thị trường giao dịch các hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau. Trong đó, Hợp đồng mua bán ngoại tệ giao sau được hiểu là một thỏa thuận mua bán một số lượng ngoại tệ đã biết theo tỷ giá cố định tai thời điểm hợp đồng có hiệu lực và chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày trong tương lai. 2. Các khái niệm 10 2.2 Thị trường giao sau: - Thị trường hàng hóa giao sau là thị trường mà ở đó diễn ra các hoạt động mua bán hàng hoá giao sau, tức là loại hình thị trường mà ở đó người ta buôn bán, trao đổi với nhau không phải là các hàng hoá, sản phẩm trực tiếp giao ngay mà thông qua các hợp đồng cam kết mua bán, còn việc giao hàng và nhận tiền được thực hiện trong tương lai. Số lượng, giá cả, phẩm cấp, hình thức giao nhận được chuẩn hóa và cam kết theo các điều khoản cụ thể ghi trong hợp đồng. 2. Các khái niệm 11 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 3.1 Đặc điểm: (i) Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa - Tên hàng: Phải là chính hàng hóa được phép giao dịch trên SGD. - Chất lượng: được tiêu chuẩn hóa. - Độ lớn: Là độ lớn giá trị tài sản được giao dịch trong một hợp đồng. - Thời điểm giao hàng: thời điểm đáo hạn hợp đồng - Địa điểm giao hàng: do SGD quy định 12 3.1 Đặc điểm: (i) Các điều khoản trong hợp đồng giao sau được tiêu chuẩn hóa - Yết giá: Giá giao sau được niêm yết một cách thuận tiện và dễ hiểu nhất. - Mức dịch chuyển giá tối thiểu: được ấn định cụ thể - Giới hạn dịch chuyển giá hàng ngày - Giới hạn mức đầu tư: Mục đích của giới hạn là ngăn các nhà đầu cơ không được đầu cơ quá mức 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 13 3.1 Đặc điểm: (ii) Là một hợp đồng song vụ, cam kết thực hiện nghĩa vụ trong tương lai - Luôn có 2 vị thế: vị thế mua và vị thế bán - Bên bán: có nghĩa vụ giao hàng và có quyền nhận tiền - Bên mua: có nghĩa vụ thanh toán tiền và có quyền nhận hàng  Cả 2 bên trong quan hệ HĐGS đều bị ràng buộc bởi những quyền và nghĩa vụ nhất định vào một thời điểm trong tương lai. 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 14 3.1 Đặc điểm: (iii) Được lập tại Sở giao dịch (SGD) qua các cơ quan trung gian (CQTG) - Trong TTGS thì các HĐGS chỉ được lập trên SGD - Việc giám sát đảm bảo thực hiện hợp đồng của tất cả các thành viên tham gia trong TTGS do CQTG đảm nhiệm.  NĐT thực hiện giao dịch thanh toán bù trừ  CQTG sẽ cân đối, bù trừ vào tài khoản  Thi hành hợp đồng: CQTG yêu cầu bên bán và bên mua giao nhận hàng tại kho hoặc nơi do CQTG chỉ định. 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 15 3.1 Đặc điểm: (iv)Phải có tiền ký quỹ và đa số các HĐGS đều được thanh lý trước thời hạn - Tiền ký quỹ là biện pháp bảo đảm thi hành hợp đồng, bắt buộc đối với cả bên bán và bên mua. - HĐGS có thể thanh lý trước ngày đáo hạn 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 16 3.1 Mục đích: (i)Đầu cơ - Các nhà đầu cơ tìm kiếm lợi nhuận từ sự thay đổi giá của HĐ giao sau  Người mua HĐ khi nghĩ rằng giá tương lai sẽ tăng  Người bán HĐ khi nghĩ rằng giá tương lai sẽ giảm - Ví dụ: Vào tháng 08, 01 nhà đầu cơ (NĐC) nghĩ rằng mùa đông lạnh giá có thể làm tàn phá cam ở Florida  mua một HĐGS về cam vào tháng 12: 1 triệu pounds x 1 USD/pound = 1 triệu USD. Giả sử NĐC đúng, khi thu hoạch giá cam lên 1,2 USD/pound nhưng NĐC chỉ phải mua với giá 1 USD/pound. Lúc đó NĐC có thể bán lại hợp đồng để hưởng lợi nhuận 200.000 USD. 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 17 3.1 Mục đích: (ii)Tự bảo hộ - Hợp đồng tương lai có thể sử dụng như là một công cụ phòng ngừa rủi ro. - Ví dụ: Vào tháng 08, Công ty vải sợi dự đoán giá bông sẽ tăng vì vụ mùa bị côn trùng tàn phá  mua 10 HĐGS về bông tháng 12, mỗi HĐ 1 triệu pounds x 0,5USD/pound = 5 triệu USD. Giả sử cuối mùa vụ giá bông tăng lên 0,6USD/pound nhưng do công ty đã thực hiện tự bảo hộ bằng các mua HĐGS nên chỉ phải mua với giá 0,5USD/pound và tiết kiệm được 1 triệu USD. Hoặc có thể bán HĐGS lấy lợi nhuận bù đắp vào giá công thu mua bằng tiền mặt tăng cao. 3. Đặc điểm và mục đích của HĐGS 18 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 4.1 Giá trị của HĐGS F: giá tương lai được thiết lập lúc thỏa thuận St : giá thị trường ở thời điểm đáo hạn Vm, Vb: giá trị nhận được đối với người mua và người bán - Đối với người mua: Vm = St – F • St > F => Vm > 0 => người mua lời • St Vm người mua lỗ Ví dụ: Theo HĐGS A mua 1 kg gạo của B với F = 5.000đ, St = 6.000đ. Ngay lập tức A có thể bán ra thị trường với giá 6.000đ và thu về khoản lợi ròng 1.000đ. Ngược lại nếu St = 4.000đ thì A cũng phải mua của B 1 kg gạo với giá F = 5.000đ do hợp đồng ràng buộc, trong khi mua ở thị trường chỉ mất 4.000đ. Nhu vậy A bị lỗ mất 1.000đ 19 4.1 Giá trị của HĐGS - Đối với người bán: Vm = F - St • St > F => Vm người bán lỗ • St Vm > 0 => người bán lời Ví dụ: Theo HĐGS B bán 1 kg gạo cho A với giá F = 5.000đ, St = 4.000đ. Để có được 1 kg gạo bán cho A, B có thể mua trên thị trường với giá 4.000đ và bán lại cho A với giá 5.000đ và thu về khoản lợi ròng 1.000đ. Ngược lại nếu St = 6.000đ thì B cũng phải bán cho A 1 kg gạo với giá F = 5.000đ do hợp đồng ràng buộc, trong khi bán ra thị trường được tới 6.000đ. Nhu vậy B bị lỗ mất 1.000đ 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 20 4.2 Cơ chế giao dịch 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 21 4.2 Cơ chế giao dịch - (1a) (1b): Người mua và người bán yêu cầu các nhà môi giới của họ quản lý giao dịch giao sau. - (2a) (2b): Nhà môi giới của người và người bán yêu cầu Cty môi giới hoa hồng làm thủ tục pháp lý cho giao dịch - (3): Các Cty môi giới hoa hồng gặp nhau trên sàn giao dịch giao sau và đồng ý về một mức giá nào đó. - (4): Thông tin về giao dịch được báo cáo cho Cty thanh toán bù trừ. 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 22 4.2 Cơ chế giao dịch - (5a) (5b): Các Cty môi giới hoa hồng báo mức giá đã được chấp nhận cho các nhà môi giới của người mua và người bán. - (6a) (6b): Các nhà môi giới của người mua, người bán báo mức giá đã được chấp nhận cho người mua và người bán. - (7a) (7b): Người mua và người bán đặt cọc tiền cho các nhà môi giới của họ. - (8a) (8b): Các nhà môi giới của người mua và người bán đặt cọc tiền ký quỹ cho các Cty thanh toán thành viên. - (9a) (9b): Các Cty thanh toán thành viên đặt cọc tiền ký quỹ cho các Cty thanh toán bù trừ 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 23 4.2 Cơ chế giao dịch - Trung tâm thanh toán bù trừ (TTTTBT) • Xác nhận giao dịch và bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng và luôn là một bên tham gia trong mỗi hợp đồng. • Các lệnh được khớp phải chuyển đến TTTTBT để ghi vào sổ sách. Hành động này của TT như là một hành động chứng thực cho hợp đồng giao sau có hiệu lực. • Theo dõi tất cả các phiên giao dịch diễn ra trong ngày  tính được vị thế cuối cùng đối với một thành viên. • Các giao dịch phải được thỏa thuận thông qua các thành viên của trung tâm. • Thành viên của TTTTBT phải ký quỹ ở trung tâm. 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 24 4.2 Cơ chế giao dịch - Đánh giá trạng thái hàng ngày Vào cuối phiên giao dịch, mọi trạng thái mở (mua/bán) của người mua/bán sẽ được đánh giá bởi SGD, bằng cách so sánh giá mua/bán của người mua/bán với mức giá thanh toán  Giá mua < Giá thanh toán: người mua có một khoản lãi tạm tính, người bán chịu một khoản lỗ tạm tính  Giá mua > Giá thanh toán: người mua chịu một khoản lỗ tạm tính, người bán có một khoản lãi tạm tính 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 25 4.2 Cơ chế giao dịch - Ký quỹ • Bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng. • Biến động theo thời gian mỗi khi thực hiện thanh toán hàng ngày. • Do sàn giao dịch ấn định. • Phải đóng ký quỹ ban đầu khi mở trạng thái mới. • Nếu tiền ký quỹ xuống dưới mức duy trì tối thiểu, phải nộp thêm tiền vào để tiếp tục tham gia hợp đồng. • Được hoàn lại sau khi tất toán trạng thái • Các loại ký quỹ: Ký quỹ ban đầu (IM); Ký quỹ duy trì (MM); Ký quỹ bổ sung (MC) 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 26 4.2 Cơ chế giao dịch - Ví dụ minh họa hoạt động của mức ký quỹ và đánh giá trạng thái hàng ngày (Phụ lục 01) 4. Giá trị của HĐGS và cơ chế giao dịch 27 II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG GIAO SAU HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM 28 1. Cơ sở pháp lý - Trên thế giới:  Các nước có TTGS đều có luật qui định tổ chức và hoạt động của Thị trường phái sinh và các văn bản luật cụ thể cho một số loại HĐGS cụ thể. Hoa kỳ - Commodity Futures Modernization Act of 2000, Nhật Bản - Financial Futures Trading Law 1989.  Mỗi thị trường, SGD đều ban hành qui định riêng cho từng loại hàng hóa cụ thể HĐGS Cà phê Robusta, HĐGS lúa mì, HĐGS Eurodollar,… 29 - Trên thế giới:  xu hướng của các nước là hoàn thiện pháp luật hợp đồng của quốc gia để điều chỉnh chung cho HĐGS, xây dựng pháp luật tổ chức TTGS, rồi sau đó giao cho SGD thẩm quyền ban hành các qui định cụ thể về hợp đồng của từng loại hàng hóa. 1. Cơ sở pháp lý 30 - Tại Việt Nam:  Luật Thương Mại 2005: quy định hoạt động của sở giao dịch hàng hóa tại Chương 2 - Mục 3 bao gồm 11 điều.  Nghị định 158/2006/NĐ-CP (28/12/2006): quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Thương Mại chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của các sàn.  Thông tư 03/2009/TT- BCT (10/02/2009) hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập, chế độ báo cáo của SGD hàng hóa.  Quyết định 4361/QĐ-BCT(18/8/2010) quy định danh mục hàng hóa được phép giao dịch qua SGD. 1. Cơ sở pháp lý: 31 - Tại Việt Nam: Sự chậm trễ về mặt pháp lý  nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia hoạt động qua các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài Cơ chế quản lý các sở giao dịch hàng hóa ở nước ta vẫn chưa đạt chuẩn, cơ sở pháp lý vẫn chưa rõ ràng và chắc chắm về thể lệ, hoạt động  tạo ra những bất ổn cả về cơ cấu và quá trình hoạt động. 1. Cơ sở pháp lý 32 2. Một số sở giao dịch hàng hóa trên Thế Giới và tại Việt Nam 33 2.1 Trên thế giới: - CBOT (Chicago Board of Trade-1848) là nơi gặp gỡ của các thương nhân buôn bán các lọai ngũ cốc. 10/1865, thông qua điều lệ chung của sở đánh dấu sự ra đời của giao dịch hàng hóa giao sau hiện đại. - COMEX (1975) chủ yếu giao dịch vàng và kim loại. - NYBOT (Newyork Board of Trade): là thị trường giao dịch các HĐ giao sau và quyền chọn tại đường, cacao, cà phê… Là thị trường chủ yếu giao dịch cà phê Arabica trên thế giới. 2. Một số sở giao dịch hàng hóa trên Thế Giới và tại Việt Nam 34 2.1 Trên thế giới: - LME (London Metal Exchange) được thành lập cách đây trên 130 năm, là thị trường giao dịch các loại HĐ quyền chọn và giao sau của các loại kim loại màu và kim loại thứ yếu, thép và nhựa. LME là thị trường có tốc độ luân chuyển cao và khối lượng đạt được năm 2009 là 111,9 triệu lot, tương đương với 7,41 ngàn tỷ $ hàng năm và bình quân 29 tỷ $ trên một ngày giao dịch 2. Một số sở giao dịch hàng hóa trên Thế Giới và tại Việt Nam 35 2.1 Trên thế giới: - LIFFE (London International Financial Futures and Options Exchange-1982) là thị trường giao dịch lớn nhất dành cho cà phê Robusta, 2002- thành viên của Euronext, có hơn 25 quốc gia trở thành khách hàng mỗi ngày của Liffe. Việt Nam tham gia thị trường LIFFE vào cuối năm 2004, với doanh nghiệp đầu tiên là INEXIM Đăk Lăk, thông qua ngân hàng TECHCOMBANK 2. Một số sở giao dịch hàng hóa trên Thế Giới và tại Việt Nam: 36 2.1 Trên thế giới: - TOCOM (Tokyo Commodity Exchange -1984)sáp nhập bởi Sở giao dịch vải sợi Tokyo, sở giao dịch cao su Tokyo, và sở giao dịch vàng Tokyo. Các sản phẩm giao dịch chủ yếu: cao su, vàng, bạc, plantinium, dầu và khí gas. 2. Một số sở giao dịch hàng hóa trên Thế Giới và tại Việt Nam 37 2.2 Tại Việt Nam: - Sàn giao dịch hạt điều (3/2002) – đã chấm dứt hoạt động. - Trung tâm giao dịch thủy sản Cần Giờ (2002) – đã chấm dứt hoạt động. - BCEC (Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột – 2006) - STE (Sàn giao dịch Sacombank – 2009) đăng ký giao dịch các mặt hàng là thép, đường, điều, cao su. - VNX (Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam – 2010) tiền thân là Sở Giao dịch hàng hóa Triệu Phong, giao dịch giao sau các mặt hàng cà phê, cao su, thép. 2. Một số sở giao dịch hàng hóa trên Thế Giới và tại Việt Nam 38 3.1 Thị trường cà phê Việt Nam 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 39Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, dự báo mùa vụ 2011-2012 - (1000 bao = 60 tấn) Biểu đồ: Sản lượng cà phê Việt Nam từ niên vụ 2000/2001 đến 2011/2012 40 3.1 Thị trường cà phê Việt Nam - Việt Nam đứng thứ 2 Thế Giới về sản lượng cà phê và đứng đầu Thế Giới về sản lượng cà phê Robusta - Sản lượng cà phê tăng nhanh chóng nhưng không ổn định qua các năm do điều kiện thời tiết diễn biến thất thường - phần lớn sản lượng sản xuất ra chỉ tập trung để xuất khẩu, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng mức độ ảnh hưởng của giá cà phê thế giới lên giá cà phê trong nước của Việt Nam. 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 41 Biểu đồ: Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam từ 1998 - 2011 Nguồn: Thesaigontimes.vn 42 3.1 Thị trường cà phê Việt Nam - Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh và cà phê đã trở thành mặt hàng chiến lược của Việt Nam với giá trị kim ngạch xuất khẩu tương đối cao và đứng thứ hai sau gạo về kim ngạch xuất khẩu nông sản. - Giá trị xuất khẩu không ổn đinh • 2008: sản lượng 1.08 tr tấn, kim ngạch XK 2.087 tỷ USD • 2010: sản lượng 1.1 tr tấn, kim ngạch XK chỉ đạt 1.6 tỷ USD nguyên nhân: giá giảm từ 1937 USD/tấn(2008)  1437 USD/tấn(2010) • 2011: sản lượng 1.2 tr tấn, kim ngạch XK đạt 2.7 tỷ USD • 5 tháng/2012: sản lượng 850ng tấn, kim ngạch XK 1.7 tỷ USD 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 43 3.2 Thực trạng giao sau cà phê tại BCEC: (i) Giới thiệu BCEC ( Trung tâm giao dịch cà phê Ban Mê Thuột) • Thành lập theo Quyết định số 2278/QĐ-UBND ngày 04/12/2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk. • Là nơi tổ chức giao dịch, mua bán các loại cà phê nhân sản xuất tại Việt Nam, theo phương thức đấu giá tập trung, công khai: gồm giao dịch mua bán giao ngay và giao dịch mua bán giao sau • Hệ thống kho trên 8.000 m2, sức chứa 15.000 tấn cà phê nhân, • Xưởng chế biến 5.000 m2, tổng công suất 150.000 tấn/năm đặt ngay tại Trung tâm, sẵn sàn đáp ứng nhu cầu mua bán, ký gửi cà phê của người sản xuất, kinh doanh cà phê trên địa bàn tỉnh cũng như khu vực Tây Nguyên. 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 44 3.2 Thực trạng giao sau cà phê tại BCEC: (i)Giới thiệu BCEC ( Trung tâm giao dịch cà phê Ban Mê Thuột) 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 45 3.2 Thực trạng giao sau cà phê tại BCEC: (i)Giới thiệu BCEC ( Trung tâm giao dịch cà phê Ban Mê Thuột) - Các đối tượng tham gia hoạt động tại BCEC • Techcombank là NH ủy thác thanh toán: mở và quản lý tài khoản tiền của các thành viên; thực hiện lưu ký chứng thư hàng gửi kho; thực hiện thanh toán, hạch toán tài khoản tiền và hàng đối ứng giữa bên bán và bên mua sau khi các giao dịch thành công; cung ứng các dịch vụ về tài chính, tín dụng,... cho thành viên và nông dân có hàng gửi kho. • Tập đoàn cà phê Thái Hòa là công ty quản lý kho hàng, tổ chức vận hành hệ thống kho và nhà máy chế biến cà phê thô cho người có hàng, người nông dân khi họ đem cà phê đến ký gửi tại kho Trung tâm. 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 46 3.2 Thực trạng giao sau cà phê tại BCEC: (i)Giới thiệu BCEC ( Trung tâm giao dịch cà phê Ban Mê Thuột) - Các đối tượng tham gia hoạt động tại BCEC • Công ty Giám định hàng hóa Cafecontrol thực hiện nhiệm vụ kiểm định chất lượng đối với hàng hóa -> làm cơ sở để Trung tâm cấp Chứng thư hàng gửi kho cho người gửi hàng • Các thành viên khác: • Thành viên môi giới: Công ty TNHH Anh Minh, Công ty cổ phần môi giới hàng hóa Việt Nam và Công ty cổ phần môi giới Việt. • Thành viên kinh doanh: Hiện BCEC có 21 công ty đăng ký là thành viên kinh doanh của BCEC. • Thành viên bán: có 43 cá nhân đăng ký làm thành viên bán của BCEC 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 47 3.2 Thực trạng giao sau cà phê tại BCEC: (ii)Sản phẩm giao dịch cà phê giao sau - Đặc điểm: • Sản phẩm giao dịch là các hợp đồng cà phê Robusta thuộc loại 1 và loại 2 của BCEC • Đánh giá trạng thái hàng ngày: báo cáo trạng thái lãi (lỗ) hàng ngày - > kiểm soát tốt số dư trong tài khoản -> đưa ra quyết định cắt lỗ (stop loss) hoặc chốt lời (take profit) kịp thời. • Tất toán trạng thái: chủ động đóng bớt trạng thái mở bằng cách đặt lệnh giao dịch ngược chiều với trạng thái mở đang nắm giữ. 3. Thực trạng thị trường giao sau cà phê tại Việt Nam 48 3.2 Thực trạng giao sau cà phê tại BCEC: (ii)Sản phẩm giao dịch cà phê giao sau - Đặc điểm: • Đăng ký giao hàng /không giao hàng: • Giao hàng: đăng ký giao hàng từ ngày thông báo đầu tiên (FND) đến 9h ngày giao dịch cuối cùng (LTD). Không
Luận văn liên quan