Bài thuyết trình Vitamin

Vitamin là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể sinh vật. Hiện nay người ta đã nghiên cứu và phân lập được trên 30 loại vitamin khác nhau, đồng thời đã nghiên cứu về bản chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý của chúng.

ppt17 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 6780 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài thuyết trình Vitamin, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
VITAMIN B2 Nội dung Khái quát về vitamin Vitamin B2 Kết luận I. Khái quát Vitamin 1. Giới thiệu sơ lược về Vitamin: a. Khái quát về Vitamin: Vitamin là hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử thấp, là phân tử hữu cơ cần thiết ở lượng rất nhỏ cho hoạt động chuyển hóa bình thường của cơ thể sinh vật. Hiện nay người ta đã nghiên cứu và phân lập được trên 30 loại vitamin khác nhau, đồng thời đã nghiên cứu về bản chất hóa học lẫn tác dụng sinh lý của chúng. Khát quát vitamin b. Sự hấp thụ vitamin của cơ thể Người và động vật, không thể tự tổng hợp được vitamin vì vậy cần phải cung cấp các vitamin ở dạng có sẵn trong thức ăn. Hàm lượng mỗi loại vitamin ở trong cơ thể đều có một mức nhất định đặc trưng cho trạng thái bình thường của cơ thể người. II. Vitamin B2 1. Khái quát vitamin B2 a. Sự ra đời của vitamin B2 Vitamin B2 được Kuhn tách lần đầu ở dạng tinh khiết vào năm 1933 từ sữa. Chất này có màu vàng và phát huỳnh quang xanh. Tới năm 1935, Karrer và các cộng tác viên đã tổng hợp được hàng loạt các dẫn xuất của lactoflavin và chứng minh rằng dẫn xuất có cấu tạo là 6,7-dimetyl-9izoloxazin tương ứng đúng với các lactoflavin tách được từ các nguyên liệu thiên nhiên. Vì trong cấu tạo của vitamin B2 có hợp chất riboza nên sau đó người ta gọi tên là riboflavin. II. Vitamin B2 b. Cấu tạo của vitamin B2 II. Vitamin B2 c. Tính chất Tính chất hóa học  Trong môi trường axit và kiềm, riboflavin chuyển hóa thành lumiflavin và lumicrom Lumiflavin (môi trường kiềm) Lumicrom (môi ttrường axit) Trong cơ thể người riboflavin dễ bị phosphoryl hóa tạo nên nhóm hoạt động của các enzyme xúc tác cho các quá trình oxy hoá- khử. II. Vitamin B2 Tính chất vật lý:  Vitamin B2 (riboflavin) có phân tử lượng là 374,4; tinh thể nhỏ, hình kim, màu vàng da cam, nhiệt độ nóng chảy là 292OC.  Có vị đắng, hòa tan tốt trong nước và rượu, không hòa tan trong các dung môi hữu cơ: benzen, ete…  Tinh thể khô, bền với nhiệt và dung dịch axit và chất chống oxy hóa.  Kém bền vững ở môi trường kiềm và ánh sáng.  Tương đối bền vững ở nhiệt độ đun nấu bình thường và ít bị phá hủy. II. Vitamin B2 2. Nguồn cung cấp vitamin a. Nguồn tự nhiên Từ sữa, pho mát, rau xanh, gan, thận, đậu, men bia, nấm và hạnh nhân. II. Vitamin B2 2. Nguồn cung cấp vitamin b. Nguồn nhân tạo Các nhà khoa học đã dùng nhiều phương pháp khác nhau để tổng hợp riboflavin. Các phương pháp đó là: Chiết rút từ nguyên liệu của động vật và thực vật Tổng hợp hóa học Tổng hợp sinh học Tổng hợp hóa sinh học II. Vitamin B2 Sử dụng phương pháp sinh học II. Vitamin B2 3. Tác dụng của vitamin B2 đối với cơ thể con người Xúc tác cho quá trình chuyển vị hydro trong quá trình hô hấp của mô Rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể. Giúp hấp thụ vitamin và khoáng chất khác vào cơ thể như B3, B6, acid folic, rất quan trọng trong việc phòng chống thiếu máu do thiếu sắt. Rất cần thiết cho da, móng tay, tóc, môi, lưỡi và thị giác. Giúp hình thành các tế bào hồng cầu và kháng thể, giúp giải phóng năng lượng Có tác dụng như một chất chống oxy hóa để loại bỏ các gốc tự do từ các tế bào II. Vitamin B2 Nhu  cầu hằng ngày về lượng VitaminB2 của cơ thể con người Lượng vitamin B2 khuyến cáo dùng mỗi ngày khác nhau tùy theo giới tính và độ tuổi. Trẻ em 0-6 tháng: 300 micrograms (mcg) /ngày 6-12 tháng: 400 mcg/ngày 1-3 tuổi: 500 mcg/ngày 4-8 tuổi: 600 mcg/ngày Nam giới 9-13 tuổi: 900 mcg/ngày 14 tuổi trở lên: 1.3 milligrams (mg) /ngày Nữ giới 9-13 tuổi: 900 mcg /ngày 14-18 tuổi: 1.0 mg /ngày Từ 19 tuổi trở lên: 1.1 mg /ngày Phụ nữ mang thai (từ 19 tuổi trở lên): 1.4 mg /ngày Phụ nữ thời kỳ tiết sữa (từ 19 tuổi trở lên): 1.6 mg /ngày II. Vitamin B2 4. Một số vấn đề liên quan đến việc sử dụng Vitamin B2 Nguyên nhân gây thiếu vitamin B2? Chế độ ăn uống không đủ. Cơ thể kém hấp thu. Sử dụng một số thuốc gây thiếu hụt vitamin B2 như: clorpromazin, imipramin… Khi cơ thể nhiễm khuẩn, sốt, tiêu chảy, bỏng, chấn thương nặng, cắt bỏ dạ dày, stress, bệnh gan, ung thư. Trẻ em có lượng bilirubin trong máu cao. Những người nghiện rượu. Sự thiếu vitamin B2 cũng thường xảy ra khi thiếu những vitamin nhóm B khác. II. Vitamin B2 4. Hậu quả của việc thiếu, thừa VitaminB2 Khi thiếu: Toàn thân mệt mỏi, trẻ con chậm lớn, vết thương lâu lành, tiêu hóa có vấn đề, nứt môi, viêm niêm mạc miệng và lưỡi, sưng và đau cổ họng. Ở mắt xuất hiện ngứa, rát bỏng, sợ ánh sáng, chảy nước mắt… Khi thừa: Khi thừa bị loại ra khỏi cơ thể theo đường nước tiểuvà một lượng nhỏ được thải ra ngoài theo phân. II. Vtamin B2 5. Những đối tượng dễ có nguy cơ thiếu vitamin B2. Những người uống rượu: làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 xuống còn một nửa. Các vận động viên tập luyện căng thẳng với tần suất cao cần lượng vitamin B2 cao hơn lượng khuyến cáo gấp 15 lần. Đang điều trị bệnh/dùng thuốc như: thuốc tránh thai, chống trầm cảm và trị sốt rét sẽ làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B2 của cơ thể II. Vitamin B2 6. Cách bổ sung trong khẩu phần ăn dành cho người thiếu vitamin B2: Bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ đối với những trường hợp bắt buộc. Cách đơn giản và hiệu quả nhất là hàng ngày ăn uống với chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Nên ăn các loại thực phẩm giàu vitamin B2 như rau xanh lá, các loại đậu, gan, thận, trứng, cá... III. Kết luận Vitamin là một nhóm chất hữu cơ cần thiết, không sinh năng lượng mà cơ thể không thể tự tổng hợp được. Nhu cầu vitamin của cơ thể chỉ khoảng vài miligam mỗi ngày. Tuy ít như vậy nhưng vitamin rất cần thiết cho nhiều chức phận quan trong của cơ thể, thừa hay thiếu đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể. Tùy vào độ tuổi, giới tính, tình trạng sức khỏe của mỗi người mà ta nên có một chế độ ăn uống khác nhau sao cho hợp lý.
Luận văn liên quan