Bài viết chi tiết phân tích về luật môi trường

Thông thường, môi trường được hiểu là các yếu tố bao quanh một sự vật hiện tượng xác định. Do vậy, khi nói tới môi trường bao giờ chúng ta cũng phải xác định đó môi trường của ai?, của cái gì? (yếu tố trung tâm hay còn gọi là chủ thể của môi trường) và những yếu tố bao quanh nó với ý nghĩa là những yếu tố cấu thành môi trường. Theo nghĩa rộng, yếu tố cấu thành môi trường bao gồm tòan bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội nói chung bao quanh con người hay một sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên trong thực tế, môi trường thường được giới hạn trên cơ sở căn cứ chủ thể ( môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, môi trường đào tạo ) hoặc căn cứ vào yếu tố bao quanh (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội ). Đề xác định phạm vi điều chỉnh, môi trường dưới góc độ pháp lý thường được giới hạn dựa trên cả hai căn cứ vừa nêu. Khỏan 1, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Theo quy định này, môi trường được giới hạn là môi trường của con người và những yếu tố môi trường chỉ bao gồm càc yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Xét duới góc độ tự nhiên, con người và tự nhiên là một thể thống nhất, con người chính là sản phẩm của tự nhiên và chỉ có thể tồn tại, phát triển trong những điều kiện tự nhiên thích hợp. Tòan bộ nguồn năng lượng các dạng vật chất khác tạo ra cơ thể con người, duy trì sự tồn tại và phát triển của con người đều được cung cấp bởi môi trường

doc64 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 11263 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bài viết chi tiết phân tích về luật môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM LUẬT MÔI TRƯỜNG 1. Cơ sở hình thành và phát triển luật môi trường 1.1. Khái niệm môi trường và thực trạng môi trường hiện nay Khái niệm môi trường và tầm quan trọng của môi trường Thông thường, môi trường được hiểu là các yếu tố bao quanh một sự vật hiện tượng xác định. Do vậy, khi nói tới môi trường bao giờ chúng ta cũng phải xác định đó môi trường của ai?, của cái gì? (yếu tố trung tâm hay còn gọi là chủ thể của môi trường) và những yếu tố bao quanh nó với ý nghĩa là những yếu tố cấu thành môi trường. Theo nghĩa rộng, yếu tố cấu thành môi trường bao gồm tòan bộ các yếu tố tự nhiên và xã hội nói chung bao quanh con người hay một sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên trong thực tế, môi trường thường được giới hạn trên cơ sở căn cứ chủ thể ( môi trường đầu tư, môi trường pháp lý, môi trường đào tạo…) hoặc căn cứ vào yếu tố bao quanh (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội…). Đề xác định phạm vi điều chỉnh, môi trường dưới góc độ pháp lý thường được giới hạn dựa trên cả hai căn cứ vừa nêu. Khỏan 1, Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. Theo quy định này, môi trường được giới hạn là môi trường của con người và những yếu tố môi trường chỉ bao gồm càc yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo. Xét duới góc độ tự nhiên, con người và tự nhiên là một thể thống nhất, con người chính là sản phẩm của tự nhiên và chỉ có thể tồn tại, phát triển trong những điều kiện tự nhiên thích hợp. Tòan bộ nguồn năng lượng các dạng vật chất khác tạo ra cơ thể con người, duy trì sự tồn tại và phát triển của con người đều được cung cấp bởi môi trường. Thực trạng môi trường hiện nay Do sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học công nghệ… đã dẫn đến gia tăng nhu cầu và khả năng tác động của con người vào môi trường. Và nếu sự tác động của con người vào môi trường vượt quá sức chịu đựng của nó tất sẽ dẫn đến những thảm họa về môi trường mà con người sẽ phải trả giá với tư cách vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm. Trên thực tế điều này không còn là nguy cơ mà đã và đang diễn ra như một thảm họa mang tính tòan cầu đe dọa sự tồn tại của lòai người. Thực trạng môi trường hiện nay là rất xấu và đang diễn biến theo chiều hướng ngày càng xấu hơn. Vấn đề này đuợc biểu hiện qua những khía cạnh sau: - Tình trạng suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên. - Ô nhiễm môi trường và suy thoái môi trường ngày càng trầm trọng - Sự cố môi trường ngày càng gia tăng cả về cường độ và tần suất Những hiện tượng trên không chỉ trực tiếp tính mạng con người, ảnh hưởng đến việp phát triển kinh tế - xã hội mà còn kết hợp với nhau gây ra tình trạng suy giảm tầng ozone (do ô nhiễm bởi những chất ODS) và hiện tượng khí hậu biến đổi (do phá rừng kết hợp với ô nhiễm không khí bởi các chất khí nhà kính…). Chính vì vậy, bảo vệ môi trường hiện nay đã trở thành nhiệm vụ mang tính sống còn của con người Các biện pháp bảo vệ môi trường và sự cần thiết phải bảo vệ môi trường bằng pháp luật Để bảo vệ môi trường, chúng ta có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, trong đó quan trọng nhất là các biện pháp sau: Biện pháp chính trị Biên pháp này được coi là biện pháp mang tính nền tảng vì nó gắn liền với quyền lực chính trị và quyết định đến đường lối, chủ chương chính sách về môi trường của các quốc gia. Trên bình diện quốc tế, biện pháp này thường được thực hiện thông qua họat động ngọai giao, qua họat động của các tổ chức quốc tế và đặc biệt là của Liên Hợp Quốc. Tuyên bố của hội nghị Liên Hợp Quốc về môi trường con người tại Stockholm tháng 6/1972 và Tuyên bố của hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và phát triển tại Rio De Janeiro tháng 6/1992 mặc dù không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng chúng đã và đang được coi là cuơng lĩnh hành động của nhân lọai về môi trường. Xét trong phạm vi quốc gia, biện pháp chính trị chủ yếu được thực hiện thông qua họat động của các tổ chức chính trị mà quan trong nhất là của đảng cầm quyền và đảng Xanh ở các nước châu Âu… Biện pháp tuyên truyền-giáo dục Tuyên truyền, giáo dục cũng được coi là biện pháp quan trọng vì qua đó sẽ hình thành và nân cao ý thức về môi trường của các tổ chức, cá nhân. Biện pháp kinh tế Biện pháp kinh tế hiện đang là một trong biện pháp tác động có hiệu quả nhất hiện nay vì nó tác động vào chính lợi ích kinh tế của các tổ chức, cá nhân để các chủ thể này vì lợi ích của mình mà phải thay đổi hành vi xử sự đối với môi trường. Biện pháp này tác động vào lợi ích kinh tế ở hai phưong diện: trừng phạt về kinh đế đối với hành vi tác động có hại cho môi trường và khuyến khích về lợi ích kinh tế cho những hành vi tác động thân thiện với môi trường trên cơ sở nguyên tắc Người gây ô nhiễm phải trả tiền. Biện pháp khoa học – công nghệ Biện pháp này đuợc coi như giải pháp để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển vì nhờ có tiến bộ khoa, học công nghệ mà con người vẫn có thể tiếp tục phát triển nâng cao mức sống trong khi vẫn bảo đảm các yêu cầu về môi trường thông qua việc áp dụng công nghệ sạch, sử dụng nguồn năng lượng tái sinh, vật liệu mới… Biện pháp pháp lý Với các đặc trưng như mang tính quy phạm phồ biến và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế và các họat động khác của Nhà nước…pháp luật đã và đang khẳng định vai trò không thể thiếu trong họat động bào vệ môi trường hiện nay. Có thề nói, biện pháp pháp lý chính là biện pháp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nói trên. Các cam kết về mặt chính trị, chính sách bảo vệ môi trường của đảng cầm quyền… chỉ có thể đi vào thực tiễn khi nó được thể chế hóa dưới dạng các quy định pháp luật. Biện pháp kinh tế chỉ có thể được thực hiện khi nhà nước thông qua các văn bản quy phạm pháp luật ban hành và tổ chức thực hiện những sắc thuế, phí và lệ phí về môi trường cũng như các thành tựu của khoa học-công nghệ trong lĩnh vực môi trường thường chỉ được triển khai áp dụng khi việc áp dụng này trở thành giải pháp bắt buộc để đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường với ý nghĩa là điều kiện để được phê duyệt dự án đầu tư, để tiếp tục được tồn tại họat động hoặc như một giải pháp để giảm bới chi phí về môi trường qua sự tác động của pháp luật về thuế, phí… 2. Định nghĩa luật môi trường, đối tượng và phương pháp điều chỉnh của luật môi trường 2.1. Định nghĩa luật MT LMT là một lĩnh vực pháp luật gồm tổng hợp các QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố môi trường. Lưu ý: Chúng ta không nói luật MT là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam vì do tính thống nhất của MT, nên khi nói tới luật môi trường là phải nói tới cả luật quốc gia và luật quốc tế về MT. 2.2. Đối tượng điều chỉnh của luật MT Đối tượng điều chỉnh của luật MT chính là các quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong họat động khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Muốn xác định phạm vi điều chỉnh của luật MT cần phải lưu ý: Thứ nhất cần phải xác định yếu tố MT theo luật MT chỉ bao gồm những yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo (khoản 1, khoản 2, điều 3 Luật BVMT). Thứ hai: cần phải xác định thế nào là những quan hệ xã hội phát sinh trực tiếp trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ các yếu tố MT. Phân nhóm: Căn cứ vào chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật MT, chúng ta có thể chia đối tượng điều chỉnh của luật MT ra làm 3 nhóm sau: Nhóm quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác của Luật quốc tế về MT. Nhóm quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân. Nhóm quan hệ giữa tổ chức, cá nhân với nhau. 2.3. Phương pháp điều chỉnh của luật MT Trên cơ sở đối tượng đều chỉnh như đã nói ở trên, luật MT sử dụng hai phuơng pháp điều chỉnh sau: Phương pháp Bình đẳng-thỏa thuận (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ nhất và nhóm quan hệ thứ ba) Phương pháp Quyền uy (dùng để điều chỉnh nhóm quan hệ thứ hai). 3. Nguyên tắc của LMT 3.1. Nguyên tắc Nhà nước ghi nhận và bảo vệ quyền con người được sống trong một môi trường trong lành Quyền đuợc sống trong MT trong lành là quyền được sống trong một MT không bị ô nhiễm, đảm bảo cuộc sống được hài hòa với tự nhiên (nguyên tắc thứ nhất của Tuyên bố Stockholm về MT và con người và Tuyên bố Rio De Janeiro về MT và phát triển). Dưới góc độ pháp lý, quyền được sống trong môi trường trong lành chính là quyền được sống trong một môi trường đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn và quy chuẩn môi trường do Nhà nuớc công bố hoặc ban hành. Mặc dù được coi là quyền mang tính tự nhiên nhưng hiện nay Nhà nước phải ghi nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của người dân trong các văn bản quy phạm pháp luật là vì các lý do sau: Do thực trạng môi trường hiện nay mà quyền được sống trong mô trường trong lành đang bị xâm phạm và đe dọa nghiêm trọng và để khôi phục và bảo đảm quyền này trên thực tề cần phải có sự tác động mang tính quyền lực cao. Quyền được sống trong MT trong lành là quyền cực ký quan trọng đối với con người vì nó quyết định đến vấn đề sức khỏe, tuổi thọ và chất lượng cuộc sống nói chung. Việc quyền này được bảo đảm trên thực tế không chỉ tác động tích cực đến sức khỏe của giống nòi mà còn đem lại những lợi ích gián tiếp to lớn về kinh tế. Trong cả hai bản tuyên bố của Hội nghị của Liên Hợp Quốc là Tuyên bố Stockholm và Tuyên bố Rio De Janeiro đều khẳng định và đưa nguyên tắc này lên vị trí đầu tiên. Tuy không mang tính ràng buộc pháp lý nhưng đây cũng là điều mà các nguyên thủ quốc gia long trọng cam kết và cần phải được bảo đảm thực hiện. Xu hướng chung trên thế giới hiện nay đều ghi nhân quyền này như một trong những quyền cơ bản trong Hiến pháp. Khi nguyên tắc này được Nhà nước ghi nhận qua các quy định của pháp luật sẽ dẫn đến những hệ quả sau: Nhà nước phải có trách nhiệm thực hiện những biện pháp cần thiết để bảo vệ và cải thiện chất lượng MT nhằm bảo đảm cho người dân được sống trong một MT trong lành. Xét ở khía cạnh này thì đây không chỉ là một nguyên tắc mà còn là mục đích của LMT. Tạo cơ sở pháp lý để người dân bảo vệ quyền được sống trong MT trong lành của mình thông qua những quyền và nghĩa vụ cơ bản của cộng dân (điều 50, Hiến pháp1992) như: quyền khiếu nại, tố cáo, quyền tự do cư trú, quyền được bồi thường thiệt hại, quyền tiếp cận thông tin… 3.2. Nguyên tắc phát triển bền vững Theo khoản 4, Điều 3, Luật BVMT, phát triển bền vững đuợc định nghĩa là: phát triển để đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, phát triển bền vững chính là phát triển trên cơ sở duy trì được mục tiêu và cơ sở vật chất của quá trình phát triển. Muốn vậy cần phải có sự tiếp cận mang tính tổng hợp và bảo đảm sự kết hợp hài hòa giữa các mục tiêu; kinh tế-xã hội-môi trường. Vào những năm 50, 60 của thế kỉ trước, trước tình trạng suy thóai môi trường do hậu quả của cách mang công nghiệp, đã xuất hiện quan điểm cho rằng phải đình chỉ phát triển với lý do kinh tế càng phát triển thì môi trường càng suy thoái, tài nguyên khai thác càng nhiều, chất thải thải vào môi trường càng lớn. Tuy nhiên, quyền được phát triển của con người cũng là một trong những quyền cơ bản và không thể vì bất cứ lí do gì mà tước bỏ nó cho dù đó là vì bảo vệ môi trường. Do vậy, để đồng thời đảm bảo thực hiện quyền được phát triển và quyền được sống trong môi trường trong lành thì phải phát triển bền vững. Thực ra, môi trường và phát triển hòan tòan không đối lập với nhau như quan niệm của những người theo thuyết đình chỉ phát triển mà giữa chúng luôn tồn tại mối quan hệ tương tác. Mục tiêu của phát triển chính là nâng cao mức sống của con người, trong khi đó con người chỉ có thể tồn tại trong môi trường phù hợp. Nếu để phát triển mà chúng ta chấp nhận hủy họai môi trường đẩy con người đến chỗ diệt vong thì đó không khác gì hành vi tự sát. Mặt khác, quá trình phát triển phải gắn liền với việc khai thác tài nguyên thiên nhiên với ý nghĩa là thành phần môi trường, là cơ sở vật chất của phát triển, nếu các ngưồn tài nguyên này bị cạn kiệt tất sẽ dẫn đến không còn ngưồn lực cho sự phát triển. Do vậy, muốn phát triển thì phải bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, mối quan hệ tương tác giữa môi trường và phát triển cỏn thể hiện thể hiện ở chỗ: muốn bảo vệ môi trường thì phải phát triển. Một thực tế rất rõ ràng đang diễn ra đó là, những nơi môi trường bị suy thoái, bị tàn phá nặng nề nhất chính là những nơi kém phát triển, nghèo đói nhất của hành tinh. Những vấn đề gay gắt nhất về môi trường hiện nay thì đa phần xuất phát từ những quốc gia đang phát triển hay kém phát triển chứ không phải từ những quốc gia phát triển. Do vậy, chỉ có phát triển, chúng ta mới xóa bỏ được đói nghèo đang được coi là một trong những kẻ thù lớn nhất của môi trường, chúng ta mới có ngưồn lực đầu tư cho họat động bảo vệ môi trường. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, chúng ta cần phải kết hợp hài hòa giữa hai mục tiêu môi trường và phát triển (nguyên tắc thứ 4 tuyên bố Rio). Muốn vậy, chúng ta cần phải lọai trừ xu hướng quá coi trọng một trong hai mục tiêu môi trường hoặc phát triển. Tiêu chí để đánh giá sự kết hợp hài hòa này là phải đánh giá đuợc sức chịu đựng của trái đất lấy đó làm cơ sở đó giới hạn họat động của con người . Chúng ta phải thấy rằng, sức chịu đựng của trái đất là có giới hạn, chúng ta phải đánh giá được giới hạn đó để điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp. Ví dụ, trong khai thác tài nguyên, đối với tài nguyên vĩnh viễn (tài nguyên vô tận), là những tài nguyên không bị cạn kiệt đi do sự khai thác, sử dụng của con người thì có thể triệt để khai thác, đối với tài nguyên có thể phục hồi, là tài nguyên có khả năng tái tạo để bù đắp vào lượng mà con người đã khai thác thì tuyệt đối chỉ khai thác trong giới hạn của sự phục hồi, đối với tài nguyên không thể phục hồi, là loại tài nguyên tồn tại một cách hữu hạn thì chỉ khai thác trong mối tương quan với việc tìm ra các nguồn vật chất mới thay thế, còn trong lĩnh vực phát thải, chúng ta chỉ giới hạn việc phát thải trong khả năng tự làm sạch của môi trường. 3.3. Nguyên tắc phòng ngừa Phòng ngừa luôn được coi là phương châm của hoạt động bảo vệ môi trường. Thực tế đã chứng minh, chi phí bỏ ra để khắc phục hậu quả bao giờ cũng lớn hơn rất nhiều so với chi phí phòng ngừa cho dù đó là những sự cố kĩ thuật, dịch bệnh hay những vấn đề về môi trường cũng vậy. Hơn thế nữa, đối với một số hậu quả do ô nhiễm môi trường thì không thể khắc phục được mà chỉ có thể là phòng ngừa. Để phòng nghừa có hiệu quả, nguyên tắc này đặt ra cho chúng ta hai yêu cầu sau: Thứ nhất, là phải lường trước những rủi ro mà con người và thiên nhiên có thể gây ra cho môi trường. Có thể nói việc lường trước rủi ro có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của nguyên tắc phòng ngừa vì nếu không lường trước được rủi ro, chúng ta không thể có những biện pháp để lọai trừ hoặc chuấn bị đối phó. Thứ hai, trên cơ sở những rủi ro đã lường trước, phải có những biện pháp loại trừ, giảm thiểu rủi ro nếu có thể và đặc biệt là có sự chuẩn bị đầy đủ về phương án, lực lượng, phương tiện để sẵn sàng ứng phó với rủi ro, sự cố khi nó xảy ra. 3.4. Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền Nguyên tắc này được hình thành trên cơ sở coi môi trường là một loại “hàng hóa” đặc biệt. Chính vì vậy mà khi khai thác, sử dụng môi trường thì các chủ thể phải trả tiền (được hiểu là tiền bỏ ra để mua quyền tác động đến môi trường) Chủ thể phải trả tiền theo nguyêntắc này là người gây ô nhiễm hiệu theo nghĩa rộng bao gồm: những chủ thể khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên (được xác định chủ yếu vào mục đích, quy mô của việc sử dụng và ảnh hưởng đến môi trường của việc sử dụng) và những chủ thể thực hiện những hành vi gây tác động xấu đến môi trường (xả thải, gây ô nhiễm hay có các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường khác trong phạm vi khuôn khổ pháp luật cho phép). Cần lưu ý là, không phải mọi trường hợp gây ô nhiễm môi trường đều phải trả tiền. Những trường hợp không phải trả tiền phụ thuộc vào pháp luật của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ khác nhau. Mục đích của việc áp dụng nguyê tắc này là: - Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường theo hướng khuyến khích những hành vi tác động có lợi cho môi trường. Khi người gây ô nhiễm phải trả tiền theo nguyên tắc tiền phải trả luôn tương ứng với tính chất và mức độ gây tác động xấu tới môi trường sẽ buộc các chủ thể phải cân nhắc trong việc sử dụng tiết kiệm tài nguyên, áp dụng công nghệ sạch để giảm thiểu ô nhiễm… như một cách giảm bớt chi phí trong tiêu dung và sản xuất kinh doanh. - Đảm bảo sự bình đẳng trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường. Chúng ta thấy rằng môi trường là của chung, khi môi trường bị ô nhiễm thì tất cả mọi người đều phải chịu hậu quả. Trong khi đó, sự tác động của các chủ thể dẫn đến tình trạng môi trường ô nhiễm thì lại khác nhau do đó phải có hình thức trả tiền cho các hành vi gây ô nhiễm nhằm bảo đảm tính công bằng trong việc khai thác, sử dụng, bảo vệ các yếu tố môi trường giữa các chủ thể. Và Nhà nước sẽ sử dụng tiền thu đuợc để đầu tư cho họat động bảo vệ môi trường phục vụ lợi ích chung… - Tạo nguồn thu cho ngân sách, tạo nguồn tài chính cho họat động bảo vệ môi trường và thực hiện xu thế chung của hội nhập. Để đạt được những mục đích trên, nguyên tắc này đạt ra cho chúng ta những yêu cầu sau: - Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ tác động xấu vào môi trường, nói cách khác là tiền phải trả phải mang tính ngang giá nếu xem môi trường là một loại hàng hóa đặc biệt. Ở đây, tuyệt đối không đựợc thu bình quân vì như vậy sẽ không có tác dụng trong việc định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường. - Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích, đến hành vi của các chủ thể có liên quan, hay nói đơn giản là không được thu một cách tượng trưng. Các cơ quan Nhà nước phải tính đúng, tính đủ những thiệt hại về môi trường mà chủ thể gây ra để buộc họ phải trả một số tiền thỏa đáng. Việc lãng phí điện, nước sinh hoạt như hiện nay một phần cũng vì chúng ta chưa tính đúng, tính đủ giá trị của tài nguyên khi đến tay người tiêu dùng. Nghĩa vụ trả tiền cho hành vi gây ô nhiễm bao giờ cung được thể hiện dưới dạng nghĩa vụ pháp lí. Cần phân biệt rõ khi một chủ thể thực hiện hành vi trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhưng có gây tác động tiêu cực đến môi trường thì họ phải trả tiền. Trường hợp một chủ thể thực hiện một hành vi vi phạm pháp luật cho thì họ sẽ bị xử phạt tùy theo mức độ vi phạm, trong đó có thể là xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền. Mặt khác, đối với những hành vi vi phạm các quy định của pháp luật môi trường có thể chúng chưa gây ra tác động tiêu cực đến môi trường những chủ thể thực hiện cũng đã có thể bị xử phạt. Đây là điểm khác biệt quan trọng với việc trả tiền cho hành vi phải có tác động xấu đến môi trường. Thông thường tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm bao gồm các loại sau: - Tiền phải trả cho việc khai thác tài nguyên thiên nhiên (rừng, khoáng sản, thuỷ sản, nước…) thường được thể hiện dưới dạng thuế tài nguyên (chủ yếu hiện nay) hoặc tiền bỏ ra mua quyền khai thác. - Tiền phải trả cho hành vi gây tác động xấu đến môi trường, chủ yếu là hành vi xả thải vào môi trường dưới các hình thức thuế môi trường (thuế đánh vào chất thải tiềm năng), phí bảo vệ môi trường (đánh vào chất thải khi thải vào môi trường), tiền mua giấy phép phát thải, tiền phải trả cho việc sử dụng cơ sở hạ tầng, sử dụng dịch vụ (tiền trả cho hệ thống cấp thoát nước, thủy lợi phí ở nông thôn…), tiền để phục hồi môi trường (một chủ thể khai thác khoáng sản phải chịu chi phí phục hồi môi trường sau khi kết thúc hoạt động khai thác)… 5. Nguyên tắc môi trường là một thể thống nhất 5.1. Cơ sở xác lập Môi trường là một thể thống nhất của nhiều yếu tố vật chất khác nhau, tính thống nhất này thể hiện ở hai khía cạnh: - Về không gian, t
Luận văn liên quan