Báo cáo Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa dự án card 001/04vie phụ lục 4: các tại trại đối với các đàn ở phía bắc – tháng 9/2006

Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 nhưsau: Chuồng đẻ • Nhiệt độ - 31°C • Chỉsốnhiệt - 37.6°C • Độ ẩm tương đối - 68.0% • Nhiệt độbốc hơi nước - 26.3°C Các rèm che ởthành chuồng được mở. Toàn bộcác dụng cụkhông dùng đến ởphía cuối tường đã được loại bỏvà mởra. Phía đầu kia của chuồng bịbịt lại. Có 2 quạt đứng đang hoạt động. Chuồng nuôi có khu ủ ấm cho lợn con, nhưng không được che kín phía trên. Có 13 chuồng đẻcó lợn nái đẻvà 7 chuồng có lợn nái đang chuẩn bị đẻ. Có 4 chuồng đang có lợn cai sữa. Lợn con bịtiêu chảy lúc 7 ngày tuổi. Các mẫu đã được thu thập đểchẩn đoán. Các lợn con đã được dùng Baycox, do vậy chúng tôi nghi ngờrằng nguyên nhân gây tiêu chảy là Rotavirus hoặc TGEV. Nếu đúng là các nguyên nhân này thì trại có thểdùng nước thải từchuồng của các lợn con bịtiêu chảy, cho các lợn nái trong thời kỳchờphối với tỷlệ1 phần nước thải với 19 phần nước bình thường, cho vào máng cho lợn ăn.

pdf29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1774 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Chẩn đoán và khống chế bệnh tiêu chảy ở lợn con trước cai sữa dự án card 001/04vie phụ lục 4: các tại trại đối với các đàn ở phía bắc – tháng 9/2006, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ministry of Agriculture & Rural Development Chương trình hợp tác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CHẨN ĐOÁN VÀ KHỐNG CHẾ BỆNH TIÊU CHẢY Ở LỢN CON TRƯỚC CAI SỮA Dự án CARD 001/04VIE Phụ lục 4: Các báo cáo tại trại đối với các đàn ở phía Bắc – tháng 9/2006 Dr Tony Fahy Ms Karen Moore 1 Mục lục Trại Đông Mỹ (Thái Bình) – Trại 1 (140 nái) – Trại thử nghiệm 3 Anh Đệ - Trại 2 (150 nái) – Trại đối chứng 5 Anh Thiết (Hưng Yên) – Trại 3 (100 nái) 7 Anh Hiệp – (Hưng Yên) - Trại 4 (120 nái) – Trại đối chứng 8 Tràng Duệ (Hải Phòng) – Trại 5 (206 nái, xu hướng sẽ tăng lên 250 nái) – do nhà 11 nước quản lý – Trại đối chứng Anh Tính (Hải Phòng) – Trại thực nghiệm (150 nái) 13 Minh Dương (Hà Tây) – Trại 7 (100 nái) – Trại đối chứng 15 Thành Bích (Hà Tây) – Trại thử nghiệm (hiện tại đang có 120 nái, sẽ tăng lên tới 17 200 nái) Nhơn Hòa (Bình Định) – Trại thử nghiệm (200 nái) 19 Dinh-Dung (Bình Định) – Trại đối chứng (3 X 50 nái/trại) 21 Phụ lục 1 – Chăm sóc lợn nái 23 Phụ lục 2 – Chỉ số thể trạng của lợn nái 25 Phụ lục 3 – Nhu cầu về nước uống cho lợn 26 Phụ lục 4 – Nhu cầu về nhiệt độ 27 Phụ lục 5 – Thanh toán bệnh ghẻ 29 2 Trại Đông Mỹ (Thái Bình) – Trại 1 (140 nái) – Trại thử nghiệm Nhận xét chung về đợt thăm trại lần 3 – tháng 10/2006 Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 như sau: Chuồng đẻ • Nhiệt độ - 29°C • Chỉ số nhiệt - 32°C • Độ ẩm tương đối - 64% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 23.7 °C Có 23 chuồng đẻ đang có lợn, 3 trong số lợn nái này hiện vẫn đang đẻ. Có 13 chuồng lợn cai sữa. Có khoảng ½ số vòi uống đã được tháo dỡ, kể cả các vòi mới được lắp đặt vào tháng 7. Nhìn chung, không có nơi sưởi ấm cho lợn con. Một vài chuồng đẻ có các hộp gỗ được coi như nơi để sưởi ấm cho lợn con, nhưng không có đèn sưởi hoặc phía trên mặt sàn được phủ rơm. Nhìn chung, không có gì thay đổi so với chuyến kiểm tra lần trước. Có 100 nái trong chuồng đang chờ phối, trong tổng sô 123 lợn sinh sản của trại này. Chuồng đẻ • Nhiệt độ - 35.5°C • Chỉ số nhiệt - 46.4°C • Độ ẩm tương đối - 68.0% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 28.8°C • Tốc độ gió - 0.0 m/giây Quy trình tiêm vacxin Các lợn giống sinh sản • Parvo - 2 tuần trước khi phối • Dịch tả lợn – 1 tháng trước khi đẻ • Đóng dấu và tụ huyết trùng – 18 ngày trước khi đẻ • E.coli – 25 trước khi đẻ • FMD - Lợn sinh sản 2 lần/năm. Lợn con • M.hyopneumoniae: 1 mũi vào lúc 21 ngày • Dịch tả lợn vào 35 và 65 ngày tuổi • FMD - Không cần tiêm Nhận xét Đánh giá chuồng đẻ vào ngày 19/7/05 Điều kiện chuồng nuôi vào ~ 9 giờ sáng 3 • Nhiệt độ - 33.3°C • Chỉ số nhiệt - 42.3°C • Độ ẩm tương đối - 62.4% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.1°C • Tốc độ gió - 0.7 m/giây Lợn nái • 20 con đẻ/tháng • Tiêm phòng vacxin với Litterguard • Tỷ lệ chết trước cai sữa 10-12% • Tốc độ nước chảy khoảng 1 L/phút • Máng ăn không có thức ăn (cho ăn 5 kg/ngày và 6 kg cho các lợn nái cạn sữa) • Nhịp hô hấp 140 lần/nái Lợn con • Cai sữa lúc 21 ngày tuổi • Sử dụng các bóng đèn 174 watt để sưởi ấm • Lợn con thoải mái Chuồng đẻ • Hướng chuồng: Đông - Tây • Nhiệt độ - 34.1°C • Chỉ số nhiệt - 44.0°C • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.1°C • Độ ẩm tương đối - 59.7% • Tốc độ gió - 0.4 m/giây • Quạt thông gió bị hỏng • Hệ thống phun sương trục trặc • Có hệ thông phun nước làm mát mái • Mái phụ không hoạt động • Có 38 chuồng, nhưng chỉ có 20 lợn nai, 16 chuồng có lợn con Nhận xét • Bán 40 kg (20,000 VD/kg) lợn vào 110 ngày tuổi và 90kg (16,500 VD/kg) lợn hơi vào lúc 170 ngày tuổi. • Chuồng mở rộng, nhưng hầu như lại bị cây che kín. Có thể cải thiện thông thoáng gió và làm mát, nhưng chủ hộ lại chưa làm được • Sàn chuồng bằng bê tông đã ngăn trở lợn con tiếp cận các núm vú phía dưới của lợn mẹ 4 Anh Đệ - Trại 2 (150 nái) – Trại đối chứng Nhận xét chung về đợt thăm trại lần 3 – tháng 10/2006 Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 như sau: Chuồng đẻ Điều kiện chuồng nuôi • Nhiệt độ - 29.9°C • Chỉ số nhiệt - 35°C • Độ ẩm tương đối - 69% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 25°C Có 12 lợn nái đang nuôi con trong chuồng. Một chuồng có lợn cai sữa. Một số chuồng có khu sưởi ấm cho các lợn con. Các cửa sở của 1 bên chuồng đóng kín, do vậy đã cản trở mức độ thông thoáng gió. Trần thấp, chỉ cao khoảng 7 feets. Có 81 lợn nái đang chờ phối. Rèm được kéo xuống 2 bên chuồng, không khí lưu thông kém. Phần lớn các lợn nái thuộc mức đánh giá số 2. Lợn nái được cho ăn khoảng 2 kg/nái 2 lần/ngày, ~ 4 kg/nái/ngày Lợn cai sữa/Trưởng thành/Vỗ béo Có rất nhiều lợn trưởng thành bị ho. Một máng ăn cho 20-40 lợn. Rèm che hoàn toàn 1 bên chuồng, không có thông thoáng gió. Có 290 lợn trưởng thành/vỗ béo và 180 lợn cai sữa. 3-4 chuồng lợn cai sữa ẩm ướt và lạnh. Đó chính là phía chuồng có rèm để mở ra. Vacxin M.hyopneumoniae vaccine - 7 & 21 ngày tuổi FMD - 1 mũi vào lúc 45 ngày tuổi Dịch tả - Lợn nái – 21 ngày sau cai sữa. Lợn con – 35 ngày tuổi. (Chúng tôi tin rằng đó là loại vacxin sống nhược độc trong nước sản xuất) Nhận xét Đánh giá chuồng đẻ vào ngày 19/7/05 Điều kiện chuồng nuôi vào ~ 11.30 sáng • Nhiệt độ - 34.6°C • Chỉ số nhiệt - 48°C • Độ ẩm tương đối - 50.5% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.6°C • Tốc độ gió - 1.0 m/giây 5 Lợn nái • Không có quy trình tiêm vacxin • Máng không có thức ăn (cho ăn 5 kg/ngày) • Nhịp thở của các nái 44, 180 và 150 lần/phút Lợn con • Cai sữa lúc 21 ngày tuổi • Không có nơi ủ ấm lợn con, dùng đèn 100W Chuồng đẻ – cũ Trước khi có hệ thống Sau khi có hệ thống nhỏ giọt làm mát nhỏ giọt làm mát • Nhiệt độ - 35.9°C - 35.1°C • Chỉ số nhiệt - 49.5°C - 45.8°C • Nhiệt độ bốc hơi nước - 29.1°C - 27.9°C • Độ ẩm tương đối - 60.2% - 58.0% • Tốc độ gió - - 0.4 – 1.1 m/giây • Mái được làm mát • Chỉ có 3-8 quạt hoạt động • 30 ô chuồng (16 cũ và 14 mới) có thể sử dụng với 8 chuồng cũ đang có lợn • Các ngày đẻ cho 1 nái là 9/5/04, 26/9/04, 18/2/05 và 7/7/05 Chuồng đẻ – mới • Nhiệt độ - 34.4°C • Chỉ số nhiệt - 44.9°C • Độ ẩm tương đối - 60.1% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.9°C Tổng quát • Chuồng xây theo hướng đông - tây • Lợn cai sữa không có thức ăn Báo cáo chẩn đoán Nhận xét chung • Thành chuồng bị các rèm che phủ • Tiêu chảy ở lợn trưởng thành do dịch tả lợn hoặc Salmonella • Hệ thống thoát nước để mở, có nước (được tháo 2 lần hàng ngày) – là nguồn tiềm tàng làm lây lan bệnh tật 6 Anh Thiết (Hưng Yên) – Trại 3 (100 nái) Đánh giá chuồng đẻ vào ngày 20/7/05 (đây là trại đối chứng, nhưng đã bị loại ra khỏi nghiên cứu do bị ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn) Điều kiện chuồng nuôi • Nhiệt độ - 34.2°C • Chỉ số nhiệt - 48.1°C • Độ ẩm tương đối - 63.8% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 28.8°C Lợn nái • Nhịp thở của các nái 120, 60 và 100 lần/phút Lợn con • Cai sữa lúc 21 ngày tuổi Chuồng đẻ • Nhiệt độ - 35.5°C • Chỉ số nhiệt - 46.4°C • Độ ẩm tương đối - 68.0% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 28.8°C • Tốc độ gió - 0.0 m/giây • Rèm được che kín nửa chuồng • Có hệ thống làm mát cho nái, nhưng không hoạt động • Mái được làm mát • 31 chuồng có thể sử dụng, với 14 chuồng có lợn Nhận xét • Bán khoảng 200 nái/tháng vào lúc 20 tuần tuổi và vào khoảng 80 kg • Số lượng lợn bán này không thể đạ tối đa với 100 lợn nái, mà chỉ có thể đạt tối đa là 152 • Rèm làm chắn gió • Tốc độ vòi nước rất kém ở chuồng nuôi lợn trưởng thành 7 Anh Hiệp – (Hưng Yên) - Trại 4 (120 nái) – Trại đối chứng Nhận xét chung về đợt thăm trại lần 4 – tháng 10/2006 Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 như sau: Chuồng đẻ • Nhiệt độ - 31°C • Chỉ số nhiệt - 37.6°C • Độ ẩm tương đối - 68.0% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 26.3°C Các rèm che ở thành chuồng được mở. Toàn bộ các dụng cụ không dùng đến ở phía cuối tường đã được loại bỏ và mở ra. Phía đầu kia của chuồng bị bịt lại. Có 2 quạt đứng đang hoạt động. Chuồng nuôi có khu ủ ấm cho lợn con, nhưng không được che kín phía trên. Có 13 chuồng đẻ có lợn nái đẻ và 7 chuồng có lợn nái đang chuẩn bị đẻ. Có 4 chuồng đang có lợn cai sữa. Lợn con bị tiêu chảy lúc 7 ngày tuổi. Các mẫu đã được thu thập để chẩn đoán. Các lợn con đã được dùng Baycox, do vậy chúng tôi nghi ngờ rằng nguyên nhân gây tiêu chảy là Rotavirus hoặc TGEV. Nếu đúng là các nguyên nhân này thì trại có thể dùng nước thải từ chuồng của các lợn con bị tiêu chảy, cho các lợn nái trong thời kỳ chờ phối với tỷ lệ 1 phần nước thải với 19 phần nước bình thường, cho vào máng cho lợn ăn. Chuồng nuôi lợn nái chờ phối Tổng số có 73 lợn nái chờ phối và 4 lợn đực. Tất cả các nái thuộc mức đánh giá số 3. Được tiêm Ivermectin 0.25% (chai 100 mL) trước khi đẻ. Lợn cai sữa/lợn vỗ béo • Nhiệt độ - 31.6°C • Chỉ số nhiệt - 37.4°C • Độ ẩm tương đối - 70.0% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.0°C Có 8 chuồng nuôi lợn đã cai sữa có biểu hiện tiêu chảy vào lúc 10 ngày tuổi sau cai sữa. Các lợn cai sữa bị tiêu chảy trông rất kém. Các lợn này, vì một lý do nào đó bị ướt. Chúng tôi gợi ý rằng nền có 1 “cũi” ở mỗi chuồng cai sữa để các lợn con có thể có chỗ nằm khô ráo và ấm áp. Lợn trưởng thành Có các rãnh thoát nước thải để mở ở phía sau chuồng. Các rãnh này nên được đóng kín do các lợn con có thể uống nước có chứa phân. Nhận xét chung Đối với các lợn cai sữa, chúng tôi khuyên là nên bổ xung Apramycin vào trong nước uống hoặc thức ăn trong vòng 2 tuần sau cai sữa cho tới khi chúng tôi tìm hiểu được nguyên nhân gây tiêu chảy. Họ cũng đã tiến hành tiêm các lợn có các triệu chứng với Enrofloxacin. Sau đó, họ đã tiến hành cho uống. Quy trình này cũng được áp dụng với tất cả các lợn cai sữa trong chuồng. 8 Bất kỳ một lợn cai sữa nào được đưa vào chuồng cũng đều được phải cung cấp đèn ủ ấm và bổ xung Apramycin vào thức ăn hoặc nước uống. Các loại kháng sinh được tìm thấy đã sử dụng tại trại Loại tiêm • Gentamycin • Enrofloxacin • Tiamulin • Kanamycin • Streptomycin • Penicillin G • Ivermectin 0.25% Loại cho uống • Amoxicillin 100g/kg + Colistin 250MU/kg. Liều dùng là 50grams trong 100ml nước uống hoặc 0.1% trong thức ăn Nhận xét đánh giá về chuồng đẻ – 20/7/05 (Trại mô hình của công ty thức ăn Cargill) Điều kiện chuồng nuôi vào ~ 9.0 sáng • Nhiệt độ - 31.2°C • Chỉ số nhiệt - 38.8°C • Độ ẩm tương đối - 69.1% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 26.9°C • Tốc độ gió - 0.7 m/giây Lợn nái • Tỷ lệ chết trước cai sữa 3% • 20% lợn bị tiêu chảy • Tốc độ vòi uống tốt • Cho ăn 6-7 kg/nái/ngày Lợn con • Cai sữa lúc 21 ngày tuổi Chuồng đẻ • Hướng đông - tây • Nhiệt độ - 31.9°C • Chỉ số nhiệt - 39.5°C • Độ ẩm tương đối - 67.5% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 26.9°C • Tốc độ gió - 0.0 m/giây • 24 chuồng có thể sử dụng, trong đó 21 chuồng có lợn đang nuôi Báo cáo chẩn đoán 9 Nhận xét • Hệ thống làm mát được lắp đặt đúng quy cách, nhưng ít khi được sử dụng • Rèm che 50% độ thông thoáng gió của chuồng • Không có hệ thống mái phụ • Cây ở 1 phía đầu chuồng và các dụng cụ chăn nuôi phía kia làm bịt độ thông thoáng gió • Lợn cai sữa và lợn trưởng thành có mức độ ăn bị hạn chế, nên được cho ăn tự do • Lợn trưởng thành bị ghẻ rất nặng • Hệ thống nước thải không được che kín, là nguy cơ làm lây lan bệnh tật • Chuồng lợn nái không nuôi con, có vòi uống tự động, nhưng thành chuồng bị đóng kín với rèm che • Chuồng lợn nái không nuôi con, có 1 máng uống nước, nên được sử dụng để dùng cho vacxin cho uống cho các nái 10 Tràng Duệ (Hải Phòng) – Trại 5 (206 nái, xu hướng sẽ tăng lên 250 nái) – do nhà nước quản lý – Trại đối chứng Nhận xét chung về đợt thăm trại lần 1 – tháng 10/2006 Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 như sau: Điều kiện chuồng nuôi • Nhiệt độ - 27.3°C • Chỉ số nhiệt - 29.7°C • Độ ẩm tương đối - 67% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 23°C • Tốc độ gió - 0.7 m/giây Chuồng đẻ Có 39 chuồng đang có lợn, trung bình là 10 nái đẻ/tuần. Do vậy, có thể tính toán là trại có công suất khoảng 200 nái. Chuồng đẻ vẫn có vấn đề với rèm che. Rèm che phủ kín phía thành chuồng, bít không khí và độ thông thoáng gió. Nhận xét • Bệnh ghẻ vẫn chưa được giải quyết. Một nái có vùng da cứng thành dạng chai nặng ở tai, có tỷ lệ cao các lợn trưởng thành có hiện tượng nhạy cảm với Sarcoptic • Các lợn cai sữa có tỷ lệ tiêu chảy cao với hầu hết các đàn có tiêu chảy trong khoảng 7-19 ngày. Không dùng Baycox. • Hầu hết các chuồng không có ổ úm • Chúng tôi đã đếm được 130 nái đang chờ phối. Nếu tính tổng số nái trong chuồng đẻ, sẽ đưa tổng số nái lên đến 170 nái. Trại đang có xu hướng phát triển tới 200 nái. • Chúng tôi cho rằng lợn đang có vấn đề về bệnh với Salmonella và dịch tả lợn. Một lợn đã được gây mê để mổ khám. Kết quả kiểm tra cho thấy: viêm phổi, màng phổi, lách nhồi huyết, ruột sưng, phù, có chứa dịch. Phù có thể là do hàm lượng protein thấp trong máu do mắc dịch tả lợn. Các chẩn đoán ban đầu do NIVR thực hiện là bệnh Salmonella. Các mẫu đã được thu thập cho các chẩn đoán trong phòng thí nghiệm. • Vị trí thứ 2 ngang qua đường, ban đầu nuôi giống lợn lai, hiện nay nuôi lợn Móng Cái • Lợn cai sữa/lợn trưởng thành – tổng số 84 lợn con đã được quan sát thấy. Còn số còn lại ở đâu? Phải có ít nhất khoảng 1200 lợn nữa • Nhìn chung, trại này có trang thiết bị tốt, nhưng đang dưới công suất sử dụng Đánh giá trại vào ngày 18/7/05 Điều kiện chuồng nuôi vào ~ 9.0 sáng • Nhiệt độ - 33.1°C • Chỉ số nhiệt - 40.0°C • Độ ẩm tương đối - 59.6% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 26.1°C • Tốc độ gió - 1.5 m/giây 11 Lợn nái • 40-45 nái đẻ/tháng • Tỷ lệ tiêu chảy trước cai sữa ~ 5% • Tốc độ vòi nước uống tốt • Cho ăn 4.6 kg/nái/ngày • Nhịp hô hấp 140/nái Lợn con • Cai sữa lúc 21 ngày tuổi Chuồng đẻ - cũ • Hướng bắc-nam • Nhiệt độ - 34.5°C • Chỉ số nhiệt - 43.5°C • Độ ẩm tương đối - 57.0% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.1°C • Tốc độ gió - 0.4 m/giây • 28 chuồng có thể sử dụng, trong đó 14 chuồng có lợn đang nuôi • Mái phụ bị che • Có 2 quạt thông gió • Rèm che ½ chuồng • Áp lực nước uống tốt • Nhịp hô hấp 100 (nái 37oC) và 180 (nái 38°C), sàn (31°C), các thanh gỗ mỏng (35.6°C) Chuồng đẻ – mới • 24 chuồng có thể sử dụng, trong đó 9 chuồng có lợn đang nuôi • Nhiệt độ - 34.4°C • Chỉ số nhiệt - 43.2°C • Độ ẩm tương đối - 56.1% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 27.0°C • Tốc độ gió - 0.0 m/giây • Nhịp hô hấp 100-120 (nái 38oC), sàn (30°C), các thanh gỗ mỏng (32°C) Báo cáo chẩn đoán Nhận xét • Tiến hành mổ khám 2 lợn: 1 con bị viêm phổi 55%, lách sưng đỏ, van hồi manh tràng loét. Lợn thứ 2 có 25% phổi bị việm, van hồi manh tràng loét, mang tràng xoắn. • Các lợn nái có trong chuồng đang nuôi chỉ tương đương với 100 lợn nái, chứ không phải 206 nái • Máng ăn cho lợn nái không có thức ăn, cần phải cho ăn tự do với các lợn nái chờ phối, lợn cai sữa và lợn trưởng thành • Nên mở rộng hệ thống thông thoáng gió cho chuồng đẻ • Nên có nước làm mát cho lợn đang mang thai và nuôi con 12 Anh Tính (Hải Phòng) – Trại thực nghiệm (150 nái) Nhận xét chung về đợt thăm trại lần 1 – tháng 10/2006 Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 như sau: Điều kiện chuồng nuôi • Nhiệt độ - 30°C • Chỉ số nhiệt - 33.4°C • Độ ẩm tương đối - 60% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 23.7°C Chuồng đẻ Trong số 50 chuồng có thể sử dụng cho lợn đẻ, có 31 chuồng đang có lợn, 5 trong số đó đang chuẩn bị đẻ Hệ thống làm mát bằng nhỏ giọt đang được sử dụng Thông thoáng gió tốt, nhưng bên mở, đã được đóng kín 25% bằng bằng các rèm che do không được mở ra hoàn toàn. Khu ủ ấm cho lợn con được che kín phía trên và dưới Không dùng vacxin E. coli, nhưng dùng Baycox vào lúc 4 ngày tuổi Không có tiêu chảy ở lợn theo mẹ, các lợn con trông khỏe mạnh. Lợn cai sữa/Trưởng thành/Vỗ béo Trại từng có tỷ lệ chết sau cai sữa là 30%, nhưng đã dừng Nhiệt độ chuồng nuôi - 31 °C Chỉ số nhiệt - 35 °C Độ ẩm - 60% Chất lượng không khí trong chuồng nuôi lợn cai sữa đã bị giảm do 1 bên chuồng bị đóng hoàn toàn với lớp rèm, che kín độ thông thoáng gió Vấn đề thông thoáng gió kém cũng giống như ở các lợn trường thành và vỗ béo. Nhiệt độ ở vùng này là 31oC với chỉ số nhiệt là 35oC. Trong khi các lợn cai sữa có thể thích nghi được với chỉ số nhiệt 35oC, điều này có ảnh hưởng không tốt tới lợn trưởng thành và vỗ béo tiêu thụ thức ăn. Nhiệt độ thích hợp cho nhóm lợn này là 18-20oC. Vấn đề lớn nhất liên quan đến rèm che là làm ảnh hưởng tới chất lượng không khí Nhận xét • Hiện đang dùng vacxin Mycoplasma, 1 mũi vào 28 ngày tuổi. Đáng lẽ, tốt hơn là nên dùng vào lúc 4 và 21 ngày tuổi. • Hiện các lợn nái đang được tiêm vacxin phòng dịch tả (Pfizer), tiêm nhắc lại vào 2 tuần trước khi cai sữa. Các con con được tiêm vào lúc 3 và 5 tuần tuổi. Các lời khuyên là tốt hơn nên tiêm vacxin cho lợn nái vào lúc cai sữa để phòng việc kháng thể của con mẹ ảnh hưởng đến con con. Cho dù điều kiện của chuồng cai sữa (ở trong các cũi dạng dây sắt phía trên sàn), nên làm chậm lại việc tiêm vacxin cho lợn cho đến 7-9 tuần tuổi. 13 • Trại này, dường như đã chăn nuôi rất tốt, ngoại trừ hiện tượng ho ở lợn trưởng thành và lợn vỗ béo – có thể được cải thiện bằng cách tăng mức độ thông thoáng gió cho chuồng nuôi, thay đổi viêm tiêm phòng 2 mũi vacxin Mycoplasma. Chủ trại cũng nên xem xét việc bổ xung thuốc vào thức ăn cho lợn. Đánh giá trại vào ngày 18/7/05 Điều kiện chuồng nuôi • Nhiệt độ - 33.0°C • Chỉ số nhiệt - 43.9°C • Độ ẩm tương đối - 69.3% Lợn nái • Tỷ lệ chết trước cai sữa ~ 1% • Lợn nái được cho ăn 2 lần/ngày 6-7 kg/nái • Lợn nái có 15 lợn con và 14 vú có sữa, 1 lợn khác có 14 con và 14 vú có sữa • Hầu hết các lợn nái có con khoảng 10-12 lợn con • Nhịp hô hấp của 1 nái là 33, 1 con khác là ~90. Nhìn chung là tốt Lợn con • Cai sữa lúc 21 ngày tuổi • 17 thường có hiện tượng tiêu chảy Chuồng đẻ • Nhiệt độ - 32.1°C • Chỉ số nhiệt - 38.7°C • Độ ẩm tương đối - 64.3% • Tốc độ gió - 0.4 m/giây • Hệ thống làm mát nhỏ giọt tốt • 50 chuồng có thể sử dụng, trong đó 27 chuồng có lợn đang nuôi Báo cáo chẩn đoán Nhận xét • Có vôi bột trên sàn chuồng, các chuồng rất sạch • Rèm che màu xanh che kín thông thoáng gió 14 Minh Dương (Hà Tây) – Trại 7 (100 nái) – Trại đối chứng Nhận xét chung về đợt thăm trại lần 4 – tháng 10/2006 Các nội dung báo cáo trong tháng 7/2005 như sau: Điều kiện chuồng đẻ • Nhiệt độ - 32°C • Chỉ số nhiệt - 37.5°C • Độ ẩm tương đối - 60% • Nhiệt độ bốc hơi nước - 25.5°C Chuồng có thông thoáng gió tốt 10 nái đã đẻ và 5 nái đang đẻ Có vùng sưởi ấm thích hợp cho lợn con, có đèn sưởi. Tuy nhiên, cũng cần phải có thêm chất bentonite nhằm thấm nước khi có tiêu chảy. Lợn con bị tiêu chảy vào khoảng 12 ngày tuổi. Lợn con được điều trị với amoxyl và colistin. Tuy nhiên, tiêu chảy không thuyên giảm, do vậy cần phải xem xét tới nguyên nhân virus. Các mẫu đã được NIVR thu thập và phân tích. Chuồng nuôi lợn nái chờ phối Chuồng có thông thoáng gió tốt. Một số lợn nái có hiện tượng thải dịch. 3 lợn nái đã được lấy mẫu. Chúng tôi đã khuyến cáo rằng các lợn nên được cho ăn bổ xung vào thức ăn với 2 grams of tetracycline/ngày trong 3 tuần. Một số lợn nái có các chỗ bị xày da ở phía gót chân, có thể là do sàn chuồng quá cứng. Chúng tôi đã khuyến cáo rằng các lợn nên được cho ăn bổ xung vào thức ăn với 2 grams of tylosin trong 2 tuần Chuồng nuôi lợn cai sữa/lợn trưởng thành Chuồng có thông thoáng gió tốt. Đèn sưởi có trong chuồng cai sữa. Tiêu chảy ở lợn cai sữa, khoảng 10 ngày sau cai sữa. Chúng tôi đã lấy mẫu và gợi ý rằng Apramycin cho vào thức ăn hoặc nước uống 2 tuần đầu sau cai sữa hoặc điều trị từng con riêng rẽ với amoxycillin + colistin. Ho và viêm màng kết ở các lợn cai sữa. Chúng