Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng

Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này. Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, với chế độ điều tiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảy trên sông Rào Nậy. Việc xây dựng công trình thuỷ điện La Trọng nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá sẵn có tại địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội cho huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Mặt khác có ý nghĩa kinh tế chính trị to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Thủy điện La Trong do Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ dự án theo phương thức: Công ty tự bỏ vốn, khai thác và bán điện. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2006, việc lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (viết tắt là Báo cáo ĐTM) là một trong các bước cần thiết và quan trọng trình UBND Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn xét duyệt luận chứng khả thi của một dự án đầu tư, phát triển. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện La Trọng được thực hiện nhằm các mục đích sau: - Phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. - Đề xuất các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.

doc81 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 4075 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường Dự án Thuỷ điện La Trọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Xuất xứ dự án Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này. Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, với chế độ điều tiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảy trên sông Rào Nậy. Việc xây dựng công trình thuỷ điện La Trọng nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá sẵn có tại địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội cho huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Mặt khác có ý nghĩa kinh tế chính trị to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta. Thủy điện La Trong do Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ dự án theo phương thức: Công ty tự bỏ vốn, khai thác và bán điện. Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2006, việc lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (viết tắt là Báo cáo ĐTM) là một trong các bước cần thiết và quan trọng trình UBND Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn xét duyệt luận chứng khả thi của một dự án đầu tư, phát triển. Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện La Trọng được thực hiện nhằm các mục đích sau: - Phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực. - Đề xuất các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững. 2. Tài liệu làm căn cứ báo cáo * Cơ sở pháp lý: - Luật BVMT của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2006. - Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT. - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 09/08/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. - Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện của Cục môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường năm 2001. - Các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (môi trường nước, không khí, đất...) - Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình tháng 6/1999. * Báo cáo, thông tin, số liệu: - Thuyết minh công trình thuỷ điện La Trọng, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. - Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu vùng dự án do Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Trường Thịnh thực hiện tháng 12 năm 2006. - Tài liệu điều tra hiện trạng địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án (xã Trọng Hoá). 3. Tổ chức thực hiện dự án * Tổ chức thực hiện: Việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thuỷ điện La Trọng được thực hiện theo các giai đoạn sau: - Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Khảo sát thực địa, lấy mẫu nước và đo không khí tại hiện trường - Phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm - Phân nhóm theo các nội dung thực hiện. - Tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo. - Chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo trình thẩm định. * Các thành viên: Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh đã thuê đơn vị tư vấn thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án. Cơ quan tư vấn: Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Quảng Bình - Địa chỉ: Tiểu khu 10 Phường Đồng Phú - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. - Điện thoại: 052.823785, fax: 052. 824989 - Tham gia tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án “Thủy điện La Trọng” gồm các thành viên chính sau: 1. ThS. Phan Thanh Nghiệm - Chủ trì lập báo cáo 2. CN. Nguyễn Xuân Song - Thành viên 3. CN. Thái Thị Phong - Thành viên 4. CN. Giang Tấn Thông - Thành viên 5. CN. Nguyễn Hữu Đồng - Thành viên 6. CN. Trần Thị Vinh - Thành viên 7. CN. Trần Xuân Tuấn - Thành viên Chương 1 MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN 1.1. TÊN DỰ ÁN: Thuỷ điện La Trọng 1.2. CHỦ DỰ ÁN: Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh Địa chỉ liên hệ: 50 Nguyễn Hữu Cảnh - thành phố Đồng Hới - tỉnh Quảng Bình. Điện thoại: 052.823859; fax: 052.820024. 1.3. ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ DỰ ÁN Công trình thuỷ điện La Trọng được xây dựng trên sông Rào Nậy, là thượng nguồn của Sông Gianh thuộc xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình. Sông Gianh là một trong những con sông lớn nhất tỉnh Quảng Bình có chiều dài 158km bắt nguồn từ vùng núi cao tại khu vực cửa khẩu Cha Lo đi qua 3 huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa và huyện Bố Trạch trước khi đổ ra biển Đông tại cửa sông Gianh. Dự án gồm có 2 công trình chính là Đập chứa nước và Nhà máy thuỷ điện: Tuyến đập La Trọng nằm ở ngã 3 suối khe Heng đổ vào sông Ngã Hai có toạ độ địa lý 105045’29” kinh đông và 17051’11” vĩ độ Bắc. Vị trí tuyến đập cách cầu treo Lơ Nông khoảng 5km về phía Tây Bắc theo đường bộ, cách khu vực trung tâm xã La Trọng khoảng 12km về phía Tây theo đường 12A. Nhà máy thuỷ điện ở hạ lưu nằm trên bờ trái sông Rào Nậy gần quốc lộ 12A thuộc xóm La Hoàng cách đập chứa nước khoảng 4km về phía Đông. Vị trí Nhà máy thuỷ điên cách ngã 3 Khe Ve khoảng 5km theo đường 12A về phía Tây, cách UBND xã Trọng Hoá khoảng 2km về phía Bắc. Khoảng cách từ Nhà máy thuỷ điện đến hộ dân gần nhất khoảng 300m. (Có sơ đồ giới thiệu địa điểm xây dựng nhà máy thuỷ điện kèm theo). 1.4. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN 1.4.1. Các hạng mục công trình chính a. Đập dâng: - Đập dâng kết cấu đắp đá đổ tận dụng các vật liệu sẵn có khai thác tại chỗ chống thấm bằng bản mặt bê tông cốt thép dày 0,3-0,5m đây là kết cấu đập tiên tiến đang được áp dụng nhiều ở nước ta. Cao độ mặt đập không tràn 206m, tổng chiều dài theo mặt đập 204m. Công trình xả được bố trí tận dụng lại hầm dẫn dòng thi công kiểu giếng tràn. Tiêu năng bằng dòng phun xa. Công trình xả được thiết kế với tần suất lũ: - Lũ thiết kế P =1% là Qxả = 1981m3/s - Lũ kiểm tra P = 0,2% là Qxả = 2493 m3/s - Giếng tràn xả lũ được tận dụng từ tuy nel dẫn dòng thi công đặt ngay bên vai phải đập vuông góc với tuyến đập. Chế độ thủy lực tràn tự do không của van, theo tính toán sơ bộ chọn chiều rộng tràn B = 150-160m cột nước tràn ứng với Qtk P 1% = 2023 m3/s khoảng 3,5m. Lũ kiểm tra Q p 0,2% = 2593 m3/s (chưa tính tiết giảm theo khả năng điều tiết của hồ) - Cao độ ngưỡng tràn = 200m - Cao độ mặt đập không tràn 206m. - Cao độ đáy đập: 130m Phía sau tràn mũi phun tiêu năng bằng phun xa xuống lòng sông cách chân đập một khoảng an toàn với mái hố xói ổn định. Mặt cắt ngang đập dạng hình tam giác Kết cấu đập đá đổ bản mặt Mái dốc thượng lưu m = 1,45 Mái hạ lưu đập m = 1,75 Chiều rộng đỉnh đập B = 10m Chiều cao lớn nhất H = 76m Chiều dài đỉnh đập L = 264,5m Mực nước dâng bình thường 200,0m Cao trình đỉnh đập 206,0m Đập đặt trên nền đá lớp IIA b. Đập tràn: Mặt cắt ngang đập dạng thực dụng Kết cấu đập xi phông giếng đứng Cao trình ngưỡng tràn 200,0m Khả năng xả lũ của đập với - Lũ thiết kế P =1% là Qxả = 1981 m3/s - Lũ kiểm tra P = 0,2% là Qxả = 2493 m3/s Tiêu năng đập bằng mũi phóng c. Tuyến năng lượng gồm có các hạng mục sau đây: * Cửa lấy nước: Bố trí liền với đầu đường hầm áp lực gồm 1 khoang vào hai đường hầm áp lực, kích thước 3,2 x 3,60 Ngưỡng cửa ở cao độ 176m. Lưu tốc qua lưới chắn rác từ 1-1,2m/s Cửa van sửa chữa loại phẳng - trượt đóng mở bằng máy vít quay tay. Cửa van vận hành loại phẳng – bánh xe, đóng mở bằng máy vít quay tay * Đường ống dẫn nước: Ống dẫn nước áp lực, đường kính D = 2,250 m; chiều dài ống L = 235m, lưu lượng lớn nhất qua 1 tổ máy Q = 9,8m3/s Mỗi tuabin bố trí một đường ống dẫn nước, được chia từ ống chính mỗi ống nhánh có đường kính D = 1,25m. Theo tính toán cần bố trí 2 van đĩa trước tuabin. * Nhà máy thuỷ điện: Nhà máy thủy điện kiểu hở bên bờ trái địa phận xóm La Hoàng. Bố trí 2 tổ máy với các thông số sau đây có mặt bằng rộng thuận lợi để bố trí công trình phụ trợ và khu QLVH. Việc chuẩn xác phương án tối ưu sẽ được thực hiện ở các bước nghiên cứu tiếp theo. Nhà máy kiểu hở, bố trí sau đập: - Kích thước nhà máy BxL = 13 x 34,4m - Cao trình sàn lắp máy 86,00m - Cao trình đặt tuabin 27,9 - Mực nước hạ lưu lớn nhất MHHmax = 85,00 - Mực nước hạ lưu nhỏ nhất MHHmin = 73,6 - Công suất lắp máy Nlm = 18MW - Số tổ máy 2 tổ - Lưu lượng thiết kế QTĐ = 19.80m3/s Móng đập đặt trên nền đá lớp IIA, IIB * Kênh hở xả nước vào sông Gianh: Kênh xả có mặt cắt ngang dạng hình thang - Lưu lượng thiết kế: Qkênh = 19.8m3/s - Chiều rộng kênh: B = 8,0m, mái kênh m = 1:0,75 d. Trạm phân phối ngoài trời Bố trí bên bờ phải ngay bên cạnh đường đối diện với nhà máy, sang bên bờ phải sông cạnh khu quản lý vận hành trạm có kích thước 40x25 m, nền trạm ở cao độ 85m. Với 2 máy biến áp được đặt bên hồi trái nhà máy, nối sang TBA bằng 2 cột thép có khoảng vượt sông khoảng 190m. - Phương án đấu nối vào hệ thống lưới điện Quốc gia: dự án nằm trên địa bàn vùng sâu vùng xa và đặc biệt khó khăn của tỉnh, dự án lại có công suất khá lớn 18MW so với phụ tải khu vực cả hai huyện Minh Hóa và Tuyên Hóa chỉ khoảng 3-6MW nên việc tiêu thụ bán điện buộc phải đấu nối với hệ thống điện Quốc gia phải bằng ĐDK 110 kV 1 mạch. Theo sơ đồ quy hoạch trong sơ đồ phát triển điện lưới quốc gia nếu công trình phát điện sau năm 2010-2015 có thể EVN đưa trạm 110kV Quy Đạt vào xây dựng sẽ tiết kiệm cho chủ đầu tư với việc chỉ cần xây dựng đường ĐDK 35kV 2 mạch khoảng 35km so với phương án dự kiến hiện nay là khoảng 75km nối về trạm 110kV nhà máy xi măng Sông Gianh tại Tuyên Hóa, cũng có thể có phương án chủ đầu tư bỏ vốn xây dựng ĐDK 110 kV trước EVN hoàn lại vốn này sau…việc này có thể cần có nhiều phương án nghiên cứu tính toán trong giai đoạn sau, trong báo cáo này khi tính toán hiệu ích đầu tư để thiên về an toàn đã đưa toàn bộ chi phí xây dựng ĐDK 110 kV vào dự án. (Có bản vẻ tổng mặt bằng bố trí chung các hạng mục công trình thuỷ điện La Trọng ở phần phụ lục). 1.4.2. Thiết bị công nghệ chính a. Các số liệu tính toán ban đầu Công suất lắp máy: 18MW Số tổ máy: 2 Mức nước thượng lưu: - Mức nước dâng bình thường: 200m - Mức nước chết: 180m Mức nước hạ lưu: - Khi lưu lượng Q60% 1 tổ máy = 5.83m3/s là 22.0 m Cột nước đã trừ tổn thất: - Lớn nhất Hmax 130 m - Nhỏ nhất Hmin 115 m - Cột nước tính toán Htt 118 m b. Thiết bị thủy lực chính: Tua bin thủy lực: Các thông số chính của tua bin: Kiểu loại: Francis - trục đứng Cột nước (đã trừ tổn thất): - Lớn nhất (m): 130 - Nhỏ nhất (m): 115 - Tính toán (m): 118 - Công suất định mức tại Htt (MW): 9434 Vòng quay (V/ph): - Định mức: 750 - Lồng: 1350 Đường kính bánh xe công tác D1 (m): 1.1 Hiệu suất lớn nhất (%): 93.1 Hiệu suất tại cột nước Htt, Ndm (%): 92.9 Lưu lượng tua bin tại Htt, Ndm (m3/s): 8.98 Chiều cao hút Hs tại Htt, Ndm (m): -2.5 Khối lượng tua bin (T): 60.5 Tuabin với ống hút khuỷu cong có chiều cao H = 4,49 m và chiều dài L = 7,2m không có trụ pin ở giữa. Buồng xoắn tuabin bằng kim loại, mặt cắt tròn nối với đường ống áp lực, chiều rộng buồng xoắn là 6,12m, đường kính mặt cắt cửa vào Dv = 1,35 m Thiết bị cánh hướng có các cánh điều chỉnh, chiều cao bo = 0,32 m Tuabin được trang bị đồng bộ máy điều tốc và các thiết bị phụ cần thiết. Máy điều tốc: Máy điều tốc tự động loại Điện - Thuỷ lực có bộ vi xử lý PDI và thiết bị dầu áp lực thao tác Phương thức điều chỉnh: tự động – điều chỉnh (điều chỉnh độ mở cánh hướng nước (a0i)) Dung tích thùng dầu khí V = 1,8 m3 ; áp suất p = 4,5 Mpa - Kiểu loại máy điều tốc Điện - thủy lực với PID - kỹ thuật số - Thời gian đóng mở (có thể chỉnh định): 2~8 giây - Hằng số thời gian gia tốc: 0~3,5 giây - Vùng làm việc không nhạy theo tần số: £ 0,1% - Thời gian chết Tc : £ 0,2 giây - Phạm vi điều chỉnh vòng quay : 85% đến 110% - Thiết bị dầu áp lực thao tác: p = 4.5 Mpa - Khối lượng toàn bộ: 5.5T Máy phát điện: Các thông số chính của máy phát điện: Kiểu loại: Đồng hồ - trục đứng – 3 pha Công suất định mức (MW): 9 Hệ số công suất Cosj: 0.80 Điện áp định mức (Kv): 6.3 Tần số dòng điện (Hz): 50 Vòng quay định mức (V/ph): 750 Vòng quay lồng (V/ph): 1350 Hiệu suất ứng với 100% phụ tải, Cosj = 0.8 (%): 97.6 Khối lượng toàn bộ máy phát (T): 66.2 Khối lượng lắp ráp rotor (T): 35 Máy phát điện đồng bộ trục đứng có kết cấu kiểu “Treo” với 1 ổ hướng trục và ổ đỡ nằm trong giá chữ thập trên và ổ hướng dưới nằm trong giá chữ thập dưới. Hệ thống làm mát máy phát bằng không khí cưỡng bức chu trình kín, không khí được làm nguội bởi các bộ làm nguội bằng nước phân bố xung quanh hầm stator. Hệ thống phanh hãm điều khiển bằng điện, cơ cấu hãm bằng cơ khí, thao tác bằng áp lực khí nén. Hệ thống phòng cháy kiểu phun nước Hệ thống kích thích máy phát kiểu Thyristor. Bảng 1.1. Thiết bị thuỷ lực chính và phụ TT Tên thiết bị Thông số chính Đơn vị Số lượng Khối lượng (tấn) A Thiết bị thuỷ lực chính 1 Tuabin Francis Htt = 118m Qtt=8.98m3/s Ntt =9.43MW N=750v/phút bộ 2 60.0 2 Máy phát điện đồng bộ 3 pha N=90.MW U = 6.3KW Cosφ =0.8 bộ 2 66.5 3 Mấy điều tốc và thiết bị dầu áp lực Áp lực dầu 4 5MPA điều tốc điện bộ 2 5.5 4 Van tuabin Dv = 1.25m bộ 2 12.0 B Thiết bị phụ tổ máy 1 Hệ thống thông gió điều hoà không khí bộ 1 2 Hệ thống bơm thoát nước sửa chữa HT 1 3 Hệ thống tiêu nước rò rỉ HT 1 4 Hệ thống cung cấp nước kỷ thuật – phòng hoả HT 1 5 Hệ thống khí nén HT 1 6 Hệ thống dầu HT 1 7 Hệ thống đo lường thuỷ lực HT 1 8 Xưởng sửa chữa cơ khí HT 1 1.4.3. Biện pháp thi công và nguồn cung cấp nguyên liệu a. Mặt bằng thi công: Các hạng mục chính của công trình chủ yếu đều nằm bên bờ trái, do điều kiện mặt bằng và các hạng mục xa nhau nên dự kiến bố trí 2 khu phụ trợ lán trại để phục vụ thi công: - Khu 1 (khu đầu mối): được bố trí ở gần tuyến đập bao gồm: máy trôn bê tông, kho xi măng, kho trữ cát, xưởng gia công cốp pha, xưởng gia công cốt thép, xưởng cơ khí và bãi đỗ xe, kho xăng dầu, lán trại công nhân. - Khu 2 (khu nhà máy): được bố trí ở gần nhà máy, sau này làm khu quản lý vận hành. Tại đây bố trí xưởng gia công cốp pha, xưởng gia công cốt thép, bãi đổ xe, bãi lắp ráp, kho vật tư, lán trại cho công nhân xây dựng. Bảng 1.2. Các hạng mục của tổng mặt bằng thi công TT Hạng mục Số lượng Diện tích xây dựng (m2) Ghi chú 1 Cơ sở bê tông 16m3/h 1 600 2 Kho xi măng 1 200 Kho kín 3 Bãi chứa cát, đá 1 600 Kho hở 4 Xưởng gia công ván khuôn 2 400 Mái che 5 Xưởng gia công cốt thép 2 400 Mái che 6 Xưởng sửa chữa cơ khí bà bãi đỗ xe 2 2000 Xưởng kín 200m2, bãi đỗ xe 1800m2 7 Bãi lắp ráp và gia công KCKL 1 1500 Xưởng kín 250m2, bãi vật tư thiết bị 1700m2 8 Kho vật tư thiết bị 1 200 Kho kín 9 Kho xăng dầu mỡ 1 50 10 Nhà làm việc tổng thầu 1 500 11 Nhà ở công nhân 2 1518 Nhà tạm 12 Bãi trữ đất đá 2 12000 13 Bãi thải 4 48000 14 Nhà quản lý vận hành 1 1000 b. Điện nước thi công: - Điện: lấy từ đường dây 35KV sẵn có tại địa phương. Dự kiến đặt một trạm biến áp 320KVA tại nhà máy để cấp điện cho toàn công trường. - Nước: Được lấy tại ngòi Tà lơi bằng trạm bơm. c. Đường giao thông trên công trường: - Đường vận hành D1 được nối từ nhà máy thuỷ điện với đường dân sinh dài khoảng 1200m, kết cấu mặt đường rãi nhựa bán thâm nhập, rộng 6.5m. Đường này phục vụ thi công trong thời gian xây dựng công trình, sau này làm đường quản lý vận hành. - Đường D2 nối từ đường Nhà máy đến tháp điều áp dài 1800m sử dụng trong thời gian thi công, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III. - Đường vào đập D3 nối từ đường dân sinh đến đập đầu mối, có chiều dài 500m, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III. -Đường nối từ đập đến cửa nhận nước D4 có chiều dài 2,4km, được thiết kế với đường tạm thi công cấp III. c. Thi công đất đá: * Đào đất đá: được thực hiện bằng máy xúc V < 2.3m3 kết hợp với máy ủi cự ly ủi ngang 100m. Đào đá chủ yếu bằng phương pháp khoan nổ mìn, sử dụng máy khoan có đường kính 42-105mm, xúc chuyển bằng máy xúc 2,3m3 kết hợp với máy ủi và ô tổ vận chuyển, cự ly vận chuyển 500km ra bãi thải. Tại khu vực có độ sâu lớn được chia theo các tầng đào sâu bình quân 5m Đào đất dưới nước dùng máy xúc gầu nghịch * Đắp đất đá: Đất đắp được khai thác tại khu vực công trình bằng máy xúc 2,3m3 vận chuyển đến nơi đắp bằng ô tô tự đổ 12tấn. Đất được đắp theo từng lớp có chiều dày 0.3m được đầm bằng máy đến độ chặt K = 0.9. Nền đất đắp phải được dọn sạch chất hữu cơ, rễ cây. Đất đắp bờ kênh được tận dụng từ đất đào lòng kênh. Đá được đắp theo từng lớp bằng máy xúc kết hợp với máy ủi 110CV được vận chuyển bằng ô tô tự đổ 12tấn. d. Thi công bê tông: Thi công bê tông đập đầu mối, cống lấy nước, nhà máy và kênh xả được thực hiện chủ yếu bằng cơ giới. Tại tuyến đường ống áp lực, kênh dẫn, cửa lấy nước và bể áp lực thi công bằng thủ công. e. Cung cấp vật liệu: - Đá dùng bê tông được mua tại nguồn khai thác địa phương - Cát được khai thác tại các mỏ phía hạ lưu sông Gianh - Đất được khai thác tại khu vực công trình, đất đắp bờ kênh được tận dụng từ đất đào kênh. - Các vật liệu khác như xi măng, sắt thép…được lấy từ các đại lý trên địa bàn thị trấn Quy Đạt với cự ly vận chuyển khoảng 60km.. Bảng 1.3. Tổng hợp khối lượng công tác chính Thuỷ điện La Trọng TT Tên công việc Đơn vị Khối lượng Tổng cộng Đập dâng Giếng tràn - dẫn dòng Kênh vào cửa nhận nước Tuy nen tháp nhà van Nhà máy Các hạng mục khác 1 Đào đất đá 103m3 1.1 Đào đất 103m3 65.00 135.00 115.00 46.00 62.50 25.00 448.50 1.2 Đào đất thủ công 103m3 1.3 Đào đá mặt bằng 103m3 125.00 75.00 22.00 12.00 12.50 12.00 258.50 1.4 Đào đá hố móng 103m3 20.00 15.00 10.00 7.50 9.00 9.00 70.50 1.5 Đào đá ngầm D3-5m 103m3 5.00 19.25 24.25 2 Đắp đất đá 2.1 Đắp đá chính 103m3 735.00 2.50 5.00 742.50 2.2 Đắp đá tận dụng 103m3 315.00 5.00 5.00 325.00 2.3 Đắp đất 103m3 75.00 2.40 12.00 89.40 2.4 Đá xây 103m3 0.25 0.25 0.25 0.25 1.00 2.5 Đá lát mái 103m3 3.00 3.00 3 Công tác bê tông 3.1 Bêtông M150 103m3 2.40 1.00 1.00 4.40 3.2 Bêtông M200 103m3 8.50 3.20 1.75 3.60 6.40 1.00 24.45 4 Cốt thép 4.1 Cốt thép cho bê tông tấn 212.50 128.00 78.75 162.00 256.00 40.00 877.25 4.2 Cốt thép hầm tấn 74.00 256.50 330.50 5 Khoan phun ximăng 103m3 1.4.4. Tổng mức đầu tư và tiến độ thực hiện dự án a.Tổng mức đầu tư: 307,99 tỷ đồng Trong đó Chi phí xây dựng: 175,85 tỷ đồng; Chi phí thiết bị: 74,10 tỷ đồng; Chi phí khác: 20,88 tỷ đồng; Chi phí đền bù giải phóng mặt bằng: 1,53 tỷ đồng; Chi phí dự phòng: 27,23 tỷ đồng. b. Tiến độ xây dựng: Tiến độ thi công 2,5 năm, trong đó: 0,5 năm làm các công tác chuẩn bị và 2 năm xây dựng. * Giai đoạn chuẩn bị bao gồm các hạng mục: - Giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn; - Làm đường thi công đến các khu vực đập đầu mối, cống lấy nước, kênh dẫn nước và nhà máy thuỷ điện; - Xây dựng khu kho bãi, lán trại, các cơ sở phụ trợ, hệ thống thông tin liên lạc, cung cấp điện nước phục vụ thi công; - Tập kết vật tư, nhân lực, thiết bị xe máy. * Giai đoạn xây dựng chính: Công trình tạm: bắt đầu đào hầm dẫn dòng vào tháng 6/2007, đắp đê quai thượng lưu vào tháng 12/2007. Đập đá đổ bản mặt: tiến hành đắp đập bản mặt vào tháng 1/2008 và đến tháng 9/2008 phải đắp đê đến cao độ 165m để chống lũ chính vụ 2008. Trong thời gian đó tiến hành thi công bản chân và khoan phun gia cố móng. Từ tháng 1/2009 đến 10/2009 phải thi công xong đập bản mặt đến cao trình thiết kế. Tuyến năng lượng: từ tháng
Luận văn liên quan