Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao

Ngành công nghiệp sản xuất cao su là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Trong thời kì phát triển hiện nay, ngành này chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách của Nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Hiện nay cao su tại Việt Nam hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, riêng dự án này sẽ sử dụng nguyên liệu là cao su thô ở trong nước để sản xuất ra các sản phẩm cao su cao cấp xuất khẩu, nhằm thỏa mãn các đơn hàng của công ty và nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty. Căn cứ theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án nhà máy sản xuất Cao Su thuộc nhóm phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình thẩm định và phê duyệt. Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học để Chủ đầu tư xem xét và đánh giá tính khả thi của dự án về mặt môi trường khi lựa chọn phương án trong giai đoạn thực hiện dự án, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu, giám sát và quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. Báo cáo này cũng sẽ là cơ sở cho thanh kiểm tra và giám sát định kỳ trong giai đoạn vận hành nhà máy. Dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án được công ty Desco6 lập được trình cho Chủ đầu tư là thông qua.

doc137 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5289 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Đánh giá tác động môi trường nhà máy sản xuất cao su chất lượng cao, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1  DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTCT : Bê tông cốt thép BQL : Ban quản lý BVMT : Bảo vệ môi trường ĐTM : Đánh giá tác động môi trường DAĐTXDCT : Dự án Đầu tư xây dựng công trình KTXH : Kinh tế xã hội KCN : Khu công nghiệp PCCC : Phòng cháy chữa cháy TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TNMT : Tài nguyên Môi trường UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức y tế Thế giới CTR : Chất thải rắn CTNH : Chất thải nguy hại CBCNV : Cán bộ công nhân viên DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Các hạng mục công trình xây dựng của nhà máy 16 Bảng 1.2. Danh mục sản phẩm và đặc tính kỹ thuật. 25 Bảng 1.3. Danh mục trang thiết bị đầu tư mới 26 Bảng 1.4. Danh sách máy móc thiết bị hiện có di dời được sử dụng lại 28 Bảng 1.5. Danh sách máy móc cũ chờ thanh lý. 30 Bảng 1.6. Tổng chi phí cho máy móc thiết bị mới của dự án 31 Bảng 1.7. Định mức vật tư nguyên liệu chính hàng tháng 32 Bảng 1.8. Định mức nguyên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm 34 Bảng 1.9. Định mức nhiên liệu cho 1 đơn vị sản phẩm 35 Bảng 1.10. Nhu cầu vật tư cho sản xuất của nhà máy trong 1 năm. 36 Bảng 1.11. cơ cấu nhân lực của nhà máy. 38 Bảng 2.1 Kết quả đo vi khí hậu, độ ồn 45 Bảng 2.2 Kết quả đo nồng độ bụi và hơi khí 45 Bảng 2.3 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước mặt. 47 Bảng 2.4 Kết quả đo đạc, phân tích chất lượng nước ngầm. 48 Bảng 3.1. Đối tượng, quy mô bị tác động 58 Bảng 3.2. Hệ số phát thải bụi 61 Bảng 3.3. Hệ số tải lượng ô nhiễm của khí thải từ các phương tiện giao thông 62 Bảng 3.4. Hệ số tải lượng ô nhiễm của khói thải do gia công hàn cắt kim loại 62 Bảng 3.5. Mức ồn các thiết bị thi công 63 Bảng 3.6. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn thi công xây dựng. 67 Bảng 3.7. Các vấn đề ô nhiễm chính và nguồn gốc phát sinh 68 Bảng 3.8. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất 73 Bảng 3.9. Hệ số ô nhiễm do của nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý 75 Bảng 3.10. Tổng tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý. 75 Bảng 3.11. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong của dự án 76 Bảng 3.12. Thành phần, tính chất nước mưa chảy tràn 77 Bảng 3.13. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 78 Bảng 3.14. Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt 79 Bảng 3.15. Đánh giá tổng hợp tác động trong giai đoạn hoạt động của dự án 83 Bảng 3.16. Đối tượng, quy mô bị tác động trong giai đoạn hoạt động 84 Bảng 3. 17. Tác động của tiếng ồn ở các mức ồn khác nhau. 86 Bảng 3. 18. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 88 Bảng 3. 19. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải 89 Bảng 3.20. Độ tin cậy của các phương pháp ĐTM 91 Bảng 4.1. Tiêu chuẩn các yếu tố vi khí hậu trong môi trường lao động 101 Bảng 4.2. Thành phần, mã chất thải nguy hại và khối lượng 111 Bảng 4.3. Trang bị thiết bị bảo hộ lao động tương ứng 112 Bảng 5.1. Tổ chức thực hiện 119 Bảng 5.2. Hệ thống báo cáo môi trường 120 Bảng 5.3. Chương trình quản lý môi trường 121 Bảng 5.4. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí xung quanh 127 Bảng 5.5. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí trong môi trường lao động 128 Bảng 5.6. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng không khí tại nguồn 128 Bảng 5.7. Kinh phí dành cho giám sát chất lượng nước thải 129 DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao 14 Hình 1.2. Sơ lược quy trình sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật 20 Hình 1.3. Sơ lược quy trình sản xuất đế giầy hoàn chỉnh 23 Hình 2.1. Điều kiện tự nhiên xung quanh dự án 40 Hình 2.2. Vị trí lấy mẫu môi trường nền 49 Hình 4.1. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải máy cán luyện cao su 98 Hình 4.2. Quy trình xử lý hơi dung môi 99 Hình 4.3. Quy trình sử dụng nước sản xuất làm mát 102 Hình 4.4. Bể tự hoại 3 ngăn 104 Hình 4.5. Sơ đồ quy trình công nghệ xử lý nước thải Nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao 105 Hình 4.6. Quy trình thu gom chất thải rắn sinh hoạt 108 Hình 4.7. Quy trình thu hồi và và tái sử dụng cao su đã qua gia công 110 Hình 4.8. Sơ đồ quy trình chuẩn bị và đáp ứng sự cố cháy 116 Hình 4.9. Quy trình chuẩn bị và đáp ứng với sự cố đổ hóa chất 117 Hình 5.1. Vị trí giám sát môi trường 129 Format lại giống phụ lục MỞ ĐẦU XUẤT XỨ CỦA DỰ ÁN Ngành công nghiệp sản xuất cao su là một trong các ngành công nghiệp có bề dày truyền thống ở nước ta. Trong thời kì phát triển hiện nay, ngành này chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đóng góp đáng kể cho ngân sách của Nhà nước và là nguồn giải quyết công ăn việc làm cho khá nhiều lao động. Hiện nay cao su tại Việt Nam hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô, riêng dự án này sẽ sử dụng nguyên liệu là cao su thô ở trong nước để sản xuất ra các sản phẩm cao su cao cấp xuất khẩu, nhằm thỏa mãn các đơn hàng của công ty và nâng cao hiệu quả kinh tế cho công ty. Căn cứ theo Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, dự án nhà máy sản xuất Cao Su thuộc nhóm phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và trình thẩm định và phê duyệt. Báo cáo ĐTM được thực hiện nhằm cung cấp đầy đủ cơ sở khoa học để Chủ đầu tư xem xét và đánh giá tính khả thi của dự án về mặt môi trường khi lựa chọn phương án trong giai đoạn thực hiện dự án, và thực hiện các biện pháp giảm thiểu, giám sát và quản lý môi trường trong giai đoạn vận hành dự án. Báo cáo này cũng sẽ là cơ sở cho thanh kiểm tra và giám sát định kỳ trong giai đoạn vận hành nhà máy. Dự án đầu tư xây dựng công trình của dự án được công ty Desco6 lập được trình cho Chủ đầu tư là thông qua. CĂN CỨ PHÁP LUẬT VÀ KỸ THUẬT CỦA VIỆC THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Các văn bản pháp lý Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các văn bản pháp lý sau: Luật bảo vệ môi trường do Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005. Luật Tài nguyên nước 20/05/1998 và được chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 01/06/1998. Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 được Quốc hội thông qua ngày 29/06/2001. Luật đất đai số 13/2003/QH11 được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày ngày 26/11/2003. Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27/07/2004 của Chính phủ về việc quy định cấp phép thăm dò, khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước. Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về “Phí Bảo vệ Môi trường”. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ Môi trường. Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử phạt vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ Môi trường. Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 do Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2003 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn. Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28/05/2007 của Chính phủ về Thoát nước đô thị và Khu công nghiệp. Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và Khu kinh tế. Quyết định số 3733/2002/QĐ - BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Quyết định số 04/2008/QĐ – BTNMT ngày 18/07/2008 của Bộ TN&MT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường. Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại. Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ, đăng ký cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. Thông tư số 05/2008/TT-BTNMT ngày 08/12/2008 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Thông tư 08/2009/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành ngày 15/7/2009 Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp Thông tư số 16/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 07/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Thông tư số 25/2009/TT-BTNMT ban hành ngày 16/11/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường về quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường áp dụng TCVN 6962-2001: Rung động và chấn động. Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp. TCVN 5949-1998: Âm học - Tiếng ồn khu vực cộng cộng và dân cư - Mức ồn tối đa cho phép. QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. QCVN 06 : 2009/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. QCVN 09:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. QCVN 14: 2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. QCVN 19: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp Ðối với bụi và các chất vô cơ. QCVN 20: 2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp Ðối với một số chất hữu cơ. QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch ban hành kèm theo Quyết định số 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Bộ Y tế.. Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống ban hành kèm theo Quyết định số 1329/QĐ - BYT ngày 18/4/2002 của Bộ trưởng Bộ Y tế. TCVN 5308 - 1991: Qui phạm kỹ thuật an toàn trong XD Tài liệu kỹ thuật Nghiên cứu ĐTM này dựa trên các tài liệu kỹ thuật sau: Nguồn tài liệu, dữ liệu tham khảo: Báo cáo đề tài nghiên cứu công nghệ xử lý một số chất thải rắn công nghiệp điển hình 9/2000 - Khoa Môi Trường, trường đại học Bách Khoa Tp.HCM. Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1, NXB Khoa học kỹ thuật, GS TS Trần Ngọc Chấn - 2000. Xử lý nước thải, Hoàng Huệ - 2002. Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution, WHO - 1993. Air Pollution control engineering, Noel de Nevers, second edition, McGraw-Hill, Inc - 1995. Standard of methods for the examination of water and wastewater, 15th edition - 1981. Kỹ thuật xử lý chất thải công nghiệp, Nguyễn Văn Phước - 2006 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tự lập: Dự án đầu tư xây dựng công trình nhà máy sản xuất phụ tùng cao su kỹ thuật cao - Công ty TNHH tư vấn thiết kế đầu tư Xây Dựng số 6. PHƯƠNG PHÁP ÁP DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH ĐTM Nghiên cứu Đánh giá tác động môi trường của dự án dựa trên các kỹ thuật dưới đây: Thực địa Khảo sát thực địa để thu thập mẫu môi trường, các số liệu, quan sát hiện trạng môi trường tự nhiên, kinh tế xã hội. Phương pháp phòng thí nghiệm Phân tích chất lượng các mẫu môi trường đã thu thập làm cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường. So sánh Dựa vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện trường, kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm và kết quả tính toán theo lý thuyết so sánh với tiêu chuẩn Việt Nam nhằm xác định chất lượng môi trường tại khu vực xây dựng dự án. Thống kê và phân tích hệ thống Sử dụng phương pháp thống kê trong công tác thu thập và xử lý các số liệu quan trắc về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội. Phương pháp kế thừa và tổng hợp tài liệu Sử dụng các tài liệu chuyên ngành liên quan và có tính chất tương tự như dự án để đưa vào báo cáo. Phương pháp bản đồ Dùng các bản đồ xác định vị trí dự án, phạm vi và mức độ ảnh hưởng Đánh giá nhanh Phương pháp đánh giá nhanh (Rapid Assessment) do tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đề xuất, được áp dụng cho các trường hợp sau: Đánh giá tải lượng ô nhiễm trong khí thải và nước thải của nhà máy. Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống ô nhiễm. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM Cơ quan chủ dự án: Giám đốc: Ông Cơ quan tư vấn (chủ trì thực hiện ĐTM): Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Long Châu Giám đốc: Bà Trần Thế Lệ Tâm Địa chỉ: 73/17 Lê Đình Cẩn, P. Tân Tạo, Q. Bình Tân, TP HCM Điện thoại: (08) 39574187 Với sự tham gia của: Phân viện Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động thực hiện quan trắc môi trường nền tại khu vực dự án. Thành viên trực tiếp tham gia thực hiện báo cáo ĐTM: Phạm Lê Du – Thạc sĩ môi trường, chủ nhiệm đề án. Lê Thị Thùy Trang – Kỹ sư môi trường, tham gia. Vương Đức Hải – Thạc sĩ môi trường, tham gia. Đỗ Trung Kiên – Thạc sĩ môi trường, tham gia. - Giám đốc Và các chuyên gia của Phân viện Viện nghiên cứu Khoa học kỹ thuật – Bảo hộ lao động. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN TÊN DỰ ÁN Dự án đầu tư xây dựng Công suất : (Cao su kỹ thuật 12 triệu sản phẩm/năm, cao su kỹ thuật cao 11,4 triệu sản phẩm/năm, đế giày xuất khẩu 1,6 triệu sản phẩm/năm mỗi loại sản phẩm là bao nhiêu? ). Tổng mức đầu tư: tỷ đồng (theo dự án đầu tư tháng 01-2010) Theo dự án đầu tư tháng… CHỦ DỰ ÁN Cơ quan chủ dự án: Giám đốc: Ông Địa chỉ liên hệ: 64/6 Lũy Bán Bích – P.Tân Thới Hòa – Q.Tân Phú. Số điện thoại: Fax: VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA DỰ ÁN Nhà máy nằm tại khu đất rộng 57.339 m2 thuộc cụm công nghiệp Tân Quy B, xã Tân Thạnh Đông, Huyện Củ Chi, Tp Hồ Chí Minh có vị trí như sau: Phía Đông giáp khu đất trống của cụm Công nghiệp. Phía Tây giáp với khu đất dân thuộc xã Tân Thạnh Đông – huyện Củ Chi. Phía Nam giáp Doanh Nghiệp tư nhân sản xuất thương mại Bảo Lợi, Công ty TNHH Hoằng Thăng. Phía Bắc giáp Công Ty SH TECH CO, Công Ty TRIPLE GARMENT (Việt Nam). Vị trí nhà máy nằm trong cụm công nghiệp Tân Quy B có tọa độ 10058’36” vĩ độ Bắc và 106035’20” kinh độ Đông . Vị trí nhà máy gần kênh tiêu tiêu thoát nước khu vực nối liền với rạch trước khi thoát ra rạch Bà Bếp, thuận lợi cho việc tiêu thoát nước mưa và nước thải sau khi qua hệ thống xử lý của nhà máy. Phía tây khu đất của dự án là một số hộ dân thuộc xã Tân Thạnh Đông – huyện Củ Chi nên trong giai đoạn thi công và vận hành nhà máy cần thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng đến cuộc sống của các hộ dân nói trên. Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người dân tại xã Tân Thạnh Đông, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã trong tương lai. Vị trí nhà máy nằm trong cụm công nghiệp Tân Quy B – xã Tân Thạnh Đông – huyện Củ Chi, với các cơ sở hạ tầng đang được hoàn thiện đáp ứng đầy đủ nhu cầu trong tương lai của nhà máy. Vị trí nhà máy nằm bên cạnh tuyến đường của cụm công nghiệp Tân Quy B nên rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa và nguyên nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất của nhà máy sau này. Vị trí nhà máy được thể hiện trong Hình 1.1: Hình 1.1. Sơ đồ vị trí Vị trí khu đất có liên hệ trong vùng như sau: Vị trí khu đất của nhà máy cách 500m đến tỉnh lộ 15. Vị trí khu đất của nhà máy cách thị xã Thủ Dầu Một 7 km Vị trí khu đất của nhà máy cách trung tâm Thành Phố Hồ Chí Minh 25 km Vị trí khu đất của nhà máy cách Sân bay Tân Sơn Nhất 19 km Vị trí khu đất của nhà máy cách thị trấn Củ Chi 11 km. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA DỰ ÁN Các công trình chính của nhà máy Nhà máy nằm trong cụm Công nghiệp Tân Quy B, bao gồm công trình chính với tổng diện tích m2, trong đó: Bảng 1.1. Các hạng mục công trình xây dựng của nhà máy STT HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH DIỆN TÍCH (M2) TỶ LỆ % 1 Khối văn phòng 1531,59 2,69 2 Khối xưởng 1 4859,40 8,55 3 Khối xưởng 2 4859,40 8,55 4 Khối xưởng 3 3599,40 6,33 5 Khối xưởng 4 4859,40 8,55 6 Khối xưởng 5 4859,40 8,55 7 Nhà bảo vệ 54,00 0,10 8 Nhà xe 600,00 1,06 9 Nhà giặt ủi và sân phơi 107,89 0,19 10 Trạm biến thế 45,00 0,08 11 Đài nước 12,57 0,02 12 Trạm xử lý nước thải 58,14 0,10 13 Nhà nguyên liệu 574,00 1,01 14 Kho dễ cháy 49,00 0,09 15 Bể chứa nước ngầm 96,00 0,17 16 Cây xanh - thảm cỏ 16556,41 29,13 17 Diện tích còn lại đường giao thông 14112,40 24,83 Tổng cộng sau khi trừ lộ giới 56834,00 100,00 Nguồn: Theo dự án ĐTXD công trình tháng 01-2010 Khu nhà xưởng sản xuất: Phân xưởng sản xuất được xây dựng có kết cấu như sau: Móng bê tông cốt thép Cột thép hình I 600x190x12x18 dài 15 m Mái tôn tráng kẽm dày 0,5 ly Xà gồ thép Tường gạch sơn nước, cửa sổ sắt, kính lật Nền bêtông lót đá 40x60 M50 dày 150 trền là bê tông đá 10x20 M200, dày 50 xoa mặt, kẻ joint ô vuông 2000x2000, trên cùng là lớp phủ Liquid hardener. Khu nhà xưởng sản xuất gồm 5 khối xưởng: 3 xưởng sản xuất và 1 xưởng cơ khí rộng 45m, dài 105m. 1 xưởng thành phẩm rộng 45m, dài 77m. các xưởng này đề cao 15m. Nhà điều hành, làm việc: Có kết cấu công trình như sau: Móng cột đã bêtông cốt thép Mái lợp tôn Trần nhựa Tường gạch sơn nước Nền lót gạch ceramic Cửa kính khung nhôm Nhà điều hành rộng 46m, dài 16,5m, cao 10m. Nhà kho: Các nhà kho chứa hóa chất, nhà kho chứa nhiên liệu được bố trí bên trong nhà xưởng 1 và nhà xưởng 2. Các nhà kho này được xây dựng cao 4m, dầm trần thép hộp 60 x 120 x 1,8, trần thạch cao khung nhôm nổi. Vị trí và kích thước cụ thể được thể hiện tại bản đồ bố trí nhà xưởng máy móc đính kèm phần phụ lục của báo cáo. Tường rào, cổng chính: Cổng làm bằng sắt Tường rào xây gạch, cột bêtông, trên tréo kẽm gai Nhà bảo vệ: Móng bêtông. Mái tôn tráng kẽm dày 0,5 ly, trần nhựa. Xà gồ thép Tường gạch. Nền gạch ceramic. Nhà bảo vệ rộng 4,6m, dài 6m, cao 3m. Sân bãi, đường giao thông: Cấp phối đá dăm, láng nhựa 3 lớp dày 3,5cm chịu tải trọng 4,5Kg/m2. Nhà chứa nguyên liệu. Nhà chứa nguyên liệu có diện tích 574 m2, Nhà chứa nguyên liệu nằm ở góc phía tây bắc khu đất, phía phải nhà chứa nguyên liệu giáp cổng phụ số 1 của nhà máy, phía trái giáp khu vực cây xanh và trạm biến thế của nhà máy, phía trước giáp xưởng sản xuất, phía sau là tường rào của nhà máy. Nhà chứa nguyên liệu có lắp đặt hệ thống làm lạnh để bảo quản chất lượng nguyên liệu đầu vào. Nhà chứa nguyên liệu rộng 9m, dài 105m, cao 10m. Các hạng mục công trình phụ trợ Hệ thống cấp thoát nước Nguồn nước cấp được lấy từ hệ thống giếng công nghiệp tại nhà máy và được xử lý tại chỗ đạt tiêu chuẩn trước khi sử dụng. Trong tương lai, nguồn nước cấp sẽ được lấy từ hệ thống cấp nước của nhà máy nước Tân Hiệp và Kênh Đông khi hệ thống đường ống của 1 trong 2 nhà máy này được dẫn tới cụm công nghiệp. Nhu cầu cấp nước phục vụ sinh hoạt: 598 người TCXDVN 33:2006 thì tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tính cho 1 người là 60 (l/người/ca). Lưu lượng giờ một nhóm vòi tắm hương sen trong cơ sở sản xuất công nghiệp cần lấy bằng 300l/h, thời gian dùng vòi tắm hương sen kéo dài 45 phút sau khi hết ca, 6 người cho 1 vòi hoa sen. Nước sinh hoạt công nhân: , Kh là hệ số không điều hòa giờ. Nước tắm công nhân: Vậy tổng lượng nước cấp cho sinh hoạt và tắm là: Q=Q1+Q2=89,7+22,3=112 m3. + Nhu cầu nước cho sản xuất (làm nguội máy móc, thiết bị) bể chứa nước giải nhiệt của nhà máy có thể tích 44 m3. Nhà máy có 11 tháp giải nhiệt, thể tích 1 tháp giải nhiệt là 4 m3. Lượng nước này được sử dụng vào thời điểm bắt đầu sản xuất và được sử dụng tuần hoàn. Lượng nước này được bổ sung từ hệ thống cấp nước do quá trình bốc hơi tự nhiên. Định kỳ 6 tháng sẽ được thay nước 1 lần. Theo số liệu thực tế vận hành sản xuất cao su của công ty Cao Su Thống Nhất. Nước thải sinh hoạt được xử lý bằng bể tự h
Luận văn liên quan