Báo cáo Khảo sát biến động các yếu tố thủy lý - Hóa của các thủy vực nước lợ - mặn (Hà Tiên - Kiên Giang) và nước ngọt (Cần Thơ)

Ngày nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một nghề phổ biến, đã và đang được phát triển rộng rải trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, với nhiều mô hình và mật độ nuôi khác nhau. Được nhiều ưu đãi của thiên nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp với điều kiện sống của nhiều loài thủy sinh vật,cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, phong phú và đa dạng về giống loài rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản, môi trường nước đóng vai trò quan trọng, do nước là yếu tố không thể thiếu đối với đời sống thủy sinh vật. Chất lượng nước bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng của vât nuôi. Do đó người nuôi cần phải biết cách quản lý chất lượng môi trường nước trong ao nuôi để đạt năng suất cao hơn. Vì thế mà chúng tôi thực hiện chuyên đề “Khảo sát biến động các yếu tố thủy lý - hóa của các thủy vực nước lợ - mặn (Hà Tiên - Kiên Giang) và nước ngọt (Cần Thơ)” với mục đích: Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố thủy lý-hóa tác động lên môi trường nước và thủy sinh vật, từ đó mà có biện pháp khắc phục và cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho người nuôi.

doc29 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Khảo sát biến động các yếu tố thủy lý - Hóa của các thủy vực nước lợ - mặn (Hà Tiên - Kiên Giang) và nước ngọt (Cần Thơ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 1 DANH SÁCH BẢNG 2 DANH SÁCH HÌNH 2 LỜI CẢM ƠN 3 Chương I: GIỚI THIỆU 4 Chương II: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 1. Vật liệu. 5 2. Phương pháp thu và phân tích mẫu. 5 2.1 Địa điểm và thời gian thu mẫu. 5 2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu. 6 2.2.1 Các yếu tố thủy lý. 6 2.2.2 Các yếu tố thủy hóa. 6 Chương III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 7 3.1. Sự biến động của các yếu tố thủy lý. 7 3.1.1. Nhiệt độ 7 3.1.2. pH 9 3.1.3.Độ mặn 10 3.1.4.Độ trong 10 3.2. Sự biến động của các yếu tố thủy hóa. 12 3.2.1. Độ cứng 12 3.2.2. Độ kiềm 13 3.2.3. DO 15 3.2.4. COD 16 3.2.5. NO2-. 17 3.2.6. NO3- 19 3.2.7. TAN (NH3, NH4+) 20 3.2.8. H2S 22 3.2.9 . PO43- 23 3.2.10. Fe tổng 24 Chương IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 27 PHỤ LỤC 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO 29 DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 1. Địa điểm và thời gian thu mẫu. 5 Bảng 2. Phương pháp thu và phân tích mẫu thủy lý. 6 Bảng 3. Phương pháp thu và phân tích mẫu thủy hóa. 6 Bảng 4. Các yếu tố thủy lý 7 Bảng 5. Các yếu tố thủy hóa 12 DANH SÁCH HÌNH Hình 1. Sự biến động nhiệt độ ở các thủy vực 7 Hình 2. Sự biến động pH ở các thủy vực. 9 Hình 3. Sự biến động độ mặn của các thủy vực 10 Hình 4. Sự biến động độ trong của các thủy vực 11 Hình 5. Sự biến động độ cứng ở các thủy vực 13 Hình 6. Sự biến động độ kiềm ở các thủy vực 14 Hình 7. Sự biến động DO của các thủy vực 15 Hình 8. Sự biến động COD ở các thủy vực. 16 Hình 9. Sự biến động NO2- ở các thủy vực. 18 Hình 10. Sự biến động NO3- ở các thủy vực. 19 Hình 11. Sự biến động TAN ở các thủy vực. 20 Hình 12. Sự biến động NH3 ở các thủy vực. 21 Hình 13. Sự biến động H2S ở các thủy vực. 22 Hình 14. Sự biến động PO43- ở các thủy vực. 23 Hình 15. Sự biến động Fe tổng ở các thủy vực. 25 LỜI CẢM ƠN Trong thời gian học tập, thực tập tại Khoa Thủy sản trường Đại Học Cần Thơ. Đặc biệt tại chuyến đi thực tiễn thu mẫu tại Cần Thơ và Hà Tiên – Kiên Giang được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, bạn bè, chúng tôi đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm thực tiễn. Trong chuyến đi được sự hướng dẫn và giúp đỡ của quý thầy cô. Cám ơn sự dẫn đắt hướng dẫn thu mẫu thực tập của các thầy cô đi cùng. Cám ơn sự hợp tác và đoàn kết của các bạn sinh viên trong lớp đã phân tích mẫu và tổng hợp số liệu giúp nhóm chúng tôi. Đặc biệt rất cám ơn cô Phạm Thị Tuyết Ngân và anh Nguyễn Thanh Tâm đã tận tình chỉ dẫn cho chúng tôi phân tích mẫu, xử lý các số liệu và chỉnh sửa bài báo cáo được hoàn chỉnh. Tuy rất cố gắng nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi đi thực tế, thu, phân tích mẫu, xử lý số liệu và viết báo cáo nên không thể tránh khỏi sai sót. Mong quý thầy cô, anh chị, các bạn đóng góp thêm để chuyên đề của chúng tôi được hoàn thiện hơn. Nhóm thực hiện chuyên đề. Chân thành cảm ơn! Chương I GIỚI THIỆU ------c & d------ Ngày nay nuôi trồng thủy sản đã trở thành một nghề phổ biến, đã và đang được phát triển rộng rải trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, với nhiều mô hình và mật độ nuôi khác nhau. Được nhiều ưu đãi của thiên nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nhiệt đới gió mùa thích hợp với điều kiện sống của nhiều loài thủy sinh vật,cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt, phong phú và đa dạng về giống loài rất thích hợp cho nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản, môi trường nước đóng vai trò quan trọng, do nước là yếu tố không thể thiếu đối với đời sống thủy sinh vật. Chất lượng nước bao gồm tất cả các yếu tố vật lý, hóa học và sinh học ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, sinh sản, sinh trưởng của vât nuôi. Do đó người nuôi cần phải biết cách quản lý chất lượng môi trường nước trong ao nuôi để đạt năng suất cao hơn. Vì thế mà chúng tôi thực hiện chuyên đề “Khảo sát biến động các yếu tố thủy lý - hóa của các thủy vực nước lợ - mặn (Hà Tiên - Kiên Giang) và nước ngọt (Cần Thơ)” với mục đích: Khảo sát sự ảnh hưởng của các yếu tố thủy lý-hóa tác động lên môi trường nước và thủy sinh vật, từ đó mà có biện pháp khắc phục và cải tạo môi trường theo hướng có lợi cho người nuôi. Chương II VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu: Nhiệt kế thủy ngân (00C – 1000C). Đĩa secchi (đường kính 20cm, có sơn hai màu đen trắng xen kẽ nhau). Khúc xạ kế đo độ mặn. Máy đo pH. Buret chuẩn độ. Ống hút, ống nhỏ giọt, ống đong, pipet, ống nghiệm. Giá đỡ. Bình tam giác, bình định mức, cal nhựa một lít. Chai nút mài nâu và trắng. Hóa chất cố định mẫu. Thùng nước đá để trử lạnh mẫu. Các hóa chất phân tích: độ kiềm, độ cứng, độ trong, nhiệt độ, DO, COD, , Fe2+, TAN, PO43-, NO2-. Máy so màu quang phổ. Sổ ghi chép, bút lông dầu. Bọc nylon và dây thun. 2. Phương pháp thu và phân tích mẫu: 2.1. Địa điểm và thời gian thu mẫu. Bảng 1. Địa điểm và thời gian thu mẫu: STT Thủy vực Thời gian thu mẫu 1 Ao cá Mú Moso 8h00 ngày 25-5-2010 2 Bãi triều Bình An 9h20 ngày 25-5-2010 3 Ao tôm Sú 8h05 ngày 26-5-2010 4 Bãi triều Mũi Nai 9h30 ngày 26-5-2010 5 Bến Tô Châu 7h50 ngày 27-5-2010 6 Ao Cá Mú Đen 9h30 ngày 27-5-2010 7 Ao Cá Chép 7h25 ngày 29-5-2010 8 Kênh Rau Muống 7h50 ngày 29-5-2010 2.2. Phương pháp thu và phân tích mẫu: 2.2.1 Các yếu tố thủy lý: Bảng 2. Phương pháp thu và phân tích mẫu thủy lý. Chỉ tiêu Dụng cụ Phương pháp thu mẫu Phương pháp phân tích Nhiệt độ (0C) Nhiệt kế Đo trực tiếp tại hiện trường Đọc số liệu trực tiếp từ nhiệt kế pH Máy đo pH Đo trực tiếp tại hiện trường Đọc số liệu trực tiếp từ máy đo pH Độ trong (cm) Đĩa secchi Đo trực tiếp tại hiện trường Nhúng đĩa secchi xuống nước đến khi không còn phân biệt được 2 màu đen trắng thì ghi nhận kết quả. Độ mặn (ppt) Khúc xạ kế Đo trực tiếp tại hiện trường Đọc kết quả từ khúc xạ kế. 2.2.2 Các yếu tố thủy hóa: Bảng 3. Phương pháp thu và phân tích mẫu thủy hóa. Chỉ tiêu Dụng cụ và Phương pháp bảo quản Phương pháp phân tích Độ cứng Cal nhựa 1 lít. Trữ lạnh 40C Chuẩn độ Complexon Độ kiềm Cal nhựa 1 lít. Trữ lạnh 40C Chuẩn độ acid DO Chai nút mài nâu 125ml. 1 ml MnSO4 và 1 ml KI-NaOH PP Winkler COD Chai nút mài trắng 125ml. 2 ml H2SO4 4M Công phá kín NO2- Cal nhựa 1 lít. Trữ lạnh 40C PP Diazonium NH4+ Cal nhựa 1 lít. Trữ lạnh 40C PP Indophenol Blue H2S Chai nút mài nâu 125ml . Trữ lạnh 40C PP Methylene Blue Fe tổng Chai nút mài nâu 125ml. 1 ml HNO3 đđ PP so màu Orthro-phenanthroline PO43- Cal nhựa 1 lít. Trữ lạnh 40C PP SnCl2 CHƯƠNG III KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Sự biến động của các yếu tố thủy lý. Bảng 4. Các yếu tố thủy lý Thủy vực Chỉ tiêu Ao cá chép Kênh rau muống Ao cá Mú Moso Bãi triều Bình An Ao tôm sú Pháo Đài Bãi Triều Mũi Nai Ao cá Mú đen Bến Tô Châu Nhiệt độ (0C) 30 32 28 31 28 30 30 30 pH 8.3 8.4 8.1 8.2 9.5 7.0 7.8 7.1 Độ trong (cm) 7.0 53 50 20 30 30 48 57 Độ mặn (‰) 0 0 30 27 38 30 28 15 3.1.1.. Nhiệt độ: Năng lượng ánh sáng mặt trời là nguồn cung cấp nhiệt lượng chủ yếu cho thủy vực, bên cạnh đó còn có các nguồn nhiệt sinh ra từ các quá trình oxy hóa hợp chất hữu cơ, vô cơ trong nước và từ nền đáy của thủy vực. Do đó, nhiệt độ của nước thay đổi theo vị trí địa lý của thủy vực, theo mùa, theo thời tiết và ngày đêm. 0C Hình 1. Sự biến động nhiệt độ ở các thủy vực Sự thay đổi nhiệt độ của nước trong các thủy vực gắn liền với cường độ chiếu sáng của mặt trời trong ngày. Thông thường nhiệt độ của nước trong các thủy vực thấp nhất vào lúc buổi sáng lúc 2-5 giờ, cao nhất vào buổi chiều lúc 14-16 giờ, lúc 10 giờ nhiệt độ của nước gần tới nhiệt độ trung bình ngày đêm. Biên độ dao động nhiệt độ trong ngày đêm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào tính chất của thủy vực: các thủy vực nhỏ và nông có biên độ dao động nhiệt độ ngày và đêm lớn hơn các thủy vực lớn và sâu. Qua kết quả khảo sát, dựa vào hình 1 cho thấy nhiệt độ ở các thủy vực nước ngọt (Ao Cá Chép và Kênh Rau Muống) dao động từ 30 – 320C. Nhiệt độ các thủy vực nước lợ - mặn (Hà Tiên – Kiên Giang) dao động từ 28 – 310C. Ở các thủy vực nước ngọt nhiệt độ khá cao, cụ thể là ao cá chép 300C và kênh rau muống 320C. Nguyên nhân là do thời điểm hiện tại là mùa hè nên cường độ chiếu sáng của mặt trời tương đối cao, dẫn đến nhiệt độ nước cũng bị ảnh hưởng theo. Nhiệt độ kênh rau muống cao hơn ao cá chép là bởi vì độ trong ở ao cá chép rất thấp (0.7cm), ao ít được thay nước, vật chất hữu cơ lơ lững trong nước (thức ăn, chất thải của sinh vật, xác động thực vật phân hủy) quá nhiều khiến cho khả năng xuyên qua tầng nước của ánh sáng mặt trời giảm. Ngược lại kênh rau muống dù thực vật (rau muống, lục bình) phát triển nhiều nhưng độ trong lại cao (53cm), là do dinh dưỡng trong nước đã được thực vật hấp thu, làm giảm lượng vật chất hữu cơ lơ lững và làm tăng độ trong của nước nên nhiệt độ cao. Đối với các thủy vực nước lợ - mặn, nhiệt độ ở ao cá Mú Moso và ao tôm Sú (Pháo Đài) là thấp nhất (280C). Bởi vì khi thu mẫu ở 2 thủy vực trên thời tiết khá mát mẻ, ít nắng, ở ao cá Mú Moso lại vừa mới có mưa nên nhiệt độ thấp. Ở 4 thủy vực còn lại nhiệt độ đều khá cao (30 – 310C), nguyên nhân chủ yếu là do thời gian khi thu mẫu ở các thủy này đều gần trưa, làm ảnh hưởng đến nhiệt độ nước, chưa kể một vài thủy vực nắng khá gắt. Mặc dù độ trong ở bến Tô Châu cao hơn kênh rau muống nhưng do bến Tô Châu có nhiều sóng (do tàu bè qua lại) phần nào làm khuếch tán và làm giảm nhiệt độ ở đây. Còn kênh rau muống mặt nước khá yên tĩnh nên ánh sáng xâm nhập tốt hơn khiến cho nhiệt độ ở đây cao nhất. Nhìn chung, biên độ dao động nhiệt độ giữa các thủy vực nước ngọt và lợ - mặn là không cao do thời điểm thu mẫu là gần tương đương nhau. Theo Trương Quốc Phú (2006) thì nhiệt độ thích hợp cho các loài thủy sản vùng nhiệt đới là trong khoảng 25 – 320C. Nhìn chung nhiệt độ của các thủy vực trên vẫn thích hợp cho thủy sản phát triển. 3.1.2. pH: pH là một trong những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đối với đời sống thủy sinh vật. Độ pH của nước phản ánh nồng độ ion H+ của thủy vực, có giá trị từ 1 – 14. Theo Swingle (1969) thì pH thích hợp cho tất cả thủy sinh vật nằm trong khoảng 6.5 – 9.0. Do đó, pH môi trường cao hay thấp đều không thuận lợi cho quá trình phát triển của thủy sinh vật. pH Hình 2. Sự biến động pH ở các thủy vực Qua hình 2 cho thấy pH ở 2 thủy vực nước ngọt tương đương nhau (từ 8.3 – 8.4), sự dao động này không đáng kể do nước trong ao cá chép được lấy trực tiếp từ nước kênh rau muống, nên pH tương đương nhau. Ngoài ra kênh rau muống có nhiều thực vật (rau muống và lục bình) phát triển và vào thời điểm thu mẫu ở thủy vực này trời có nắng khiến quá trình quang hợp của thực vật xảy ra mạnh dẫn đến CO2 giảm, còn ở ao cá chép do có tác động của con người (bón vôi xử lý nước do nước bị nhiễm bẩn) nên làm pH nước ở 2 thủy vực này tăng cao. Ở các thủy vực nước lợ - mặn, pH dao động từ 7 – 9.5. Trong đó ao tôm sú (Pháo Đài) có pH cao nhất (9.5) còn bãi triều Mũi Nai có pH thấp nhất (7). Do ao tôm Sú (Pháo Đài) là ao mới cải tạo, bón nhiều vôi trước khi thả nuôi nên nồng độ pH tăng cao. Ngoài ra ao còn bón phân kích thích tảo phát triển (69280 cá thể/L), cộng với thời điểm thu mẫu trời có nắng làm tảo quang hợp nhiều cũng làm tăng pH. Cho nên ao có pH lên đến 9.5. Còn ở bãi triều Mũi Nai có pH thấp (pH = 7) do ít thực vật thủy sinh phát triển (59497 cá thể/L) nên quang hợp ít dẫn đến CO2 cao, từ đó làm giảm pH. Nhìn chung pH ở các thủy vực trên đều thích hợp cho nuôi trồng thủy sản chỉ trừ ao tôm Sú (Pháo Đài) có pH khá cao do ao mới bón vôi. 3.1.4. Độ mặn: 0/00 Độ mặn là tổng hàm lượng của tất cả các ion hòa tan trong nước và được tính bằng mg/L, ppt hay 0/00. Hình 3. Sự biến động độ mặn của các thủy vực Qua kêt quả ở hình 3 cho thấy độ mặn các thủy vực dao động từ 15 - 38‰, trong đó bến Tô Châu có độ mặn thấp nhất (15‰) còn ao tôm Sú (Pháo Đài) có độ mặn cao nhất (38‰). Nguyên nhân là do bến Tô Châu là vùng cửa sông đổ ra biển nên lượng nước sông hòa vào nước biển làm độ mặn giảm, mặt khác đây là khu đông dân cư do lượng nước thải sinh hoạt cũng làm giảm độ mặn, còn ở ao tôm sú có độ mặn cao là do thời gian thu mẫu có nhiều nắng cộng với thời điểm hiện tại là mùa khô, ao tôm là thủy vực nông nên nước dễ bốc hơi dẫn đến độ mặn cao. Nhìn chung độ mặn ở các thủy vực trên tương đối phù hợp cho nuôi trồng thủy sản. 3.1.4. Độ trong: Độ trong của nước là khả năng ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Độ trong phụ thuộc vào lượng keo khoáng, vật chất hữu cơ lơ lững, sự phát triển của các vi tảo, sóng gió thủy triều. Độ trong thích hợp cho các ao nuôi cá là 20 – 30 cm, ao nuôi tôm là 30 – 45 cm (Trương Quốc Phú, 2006). cm Hình 4. Sự biến động độ trong của các thủy vực Qua hình 4 cho thấy ở các thủy vực nước ngọt độ trong dao động từ 7 – 53 cm. Kênh rau muống có độ trong cao (53 cm) là do lượng chất hữu cơ lơ lững đã bị thực vật sống trên mặt kênh hấp thu các chất dinh dưỡng và những loài thực vật này cũng làm hạn chế tảo phát triển (do chúng phát triển làm thu hẹp diện tích mặt nước làm hạn chế sự xâm nhập của ánh sáng vào nước, tảo không đủ ánh sáng để quang hợp nên kém phát triển). Còn ở ao cá chép có độ trong thấp (7 cm) là do lượng vật chất hữu cơ và chất vẫn trong ao quá nhiều. Nguyên nhân có thể do thức ăn dư thừa, bài tiết của thủy sinh vật, xác sinh vật phân hủy. Mặt khác ao nuôi cá bố mẹ (các loài cá chép, cá trôi, tai tượng, mè vinh, mè trắng) có tập tính ăn đáy nên xáo trộn bùn đáy. Thêm vào đó, vài ngày trước khi thu mẫu ở đây có mưa lớn đã rữa trôi đất từ trên bờ xuống dưới ao. Từ đó làm tăng lượng vật chất trong ao và làm giảm độ trong của nước. Độ trong ở các thủy vực nước lợ - mặn dao động trong khoảng 20 – 57 cm. Trong đó bến Tô Châu có độ trong cao nhất (57 cm) do lượng thực vật phù du ở đây thấp và nền đáy là cát sỏi nên ít xáo trộn và khả năng lắng tụ nhanh, còn thấp nhất là ở bãi triều Bình An (20 cm) do ở đây có nhiều chất hữu cơ lơ lững, nền đáy là bùn cát nên dễ bị xáo trộn khi có thủy triều. 3.2. Sự biến động của các yếu tố thủy hóa. Bảng 5. Các yếu tố thủy hóa Thủy vực Chỉ tiêu Ao cá chép Kênh rau muống Ao cá Mú Moso Bãi triều Bình An Ao tôm Sú Pháo Đài Bãi triều Mũi Nai Ao cá Mú đen Bến Tô Châu DO (mgO2/L) 2,88 1,52 5,28 7,12 5,92 8,72 4,28 6,44 COD (mgO2/L) 13,95 6,98 47,04 41,6 102,4 33,28 60,8 39,68 Độ cứng (mgCaCO3/L) 115,5 42,5 3925 3775 5450 3375 4350 2375 Độ kiềm (mgCaCO3/L) 144,5 84,5 90,5 96 80 8,5 50,5 37,5 H2S (mg/L) 0,00496 0,00079 0,00036 0,00038 0,000081 0,00233 0,0022 0,004 TAN (mg/L) 0,2 0,015 0,00093 0,000216 0,04337 0,0005376 0,00023 0,0074 (NH3)/TAN (mg/L) 0,03 0,0813 0,013287 0,01178 0,063 0,0672 0,04844 0,054 NO2- (mg/L) 0,03750 0,038 0,023 0,026 0,182 0,03 0,008 0,05096 NO3- (mg/L) 0,516 0,331 0,002 0,023 0,5816 0,0476 0,2011 0,2509 Fe tổng (mg/L) 2,275 1,652 1,031 1,209 2,311017 2,30254 1,63729 1,6839 PO43- (mg/L) 0,053 0,1375 0,118 0,127 0,071 0,00882 0,12686 0,056 3.2.1. Độ cứng : Độ cứng là tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ trong nước. Độ cứng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản là 50 – 150 mgCaCO3/L ( Trương Quốc Phú, năm 2006 ). mgCaCO3/L. Hình 5. Sự biến động độ cứng của các thủy vực Qua hình 5 cho thấy ở thủy vực nước ngọt có độ cứng dao động từ 42.5 - 115.5 mgCaCO3/L. Kênh rau muống có độ cứng thấp do có thực vật thủy sinh phát triển nhiều đã hấp thụ các ion trong nước do Mg2+ quan trọng đối với thực vật vì nó là thành phần tạo chất diệp lục, Ca2+ là chất cơ bản trong cấu tạo nâng đỡ thực vật thủy sinh và giải phóng CO2 cung cấp cho quang hợp, nên làm độ cứng giảm. Còn ao cá chép có độ cứng trung bình (115.5 mgCaCO3/L) do hàng tháng đều có bón vôi để duy trì xử lý nước nên độ cứng trong nước cũng dao động không nhiều. Ở các thủy vực nước lợ - mặn độ cứng dao động từ 2375 – 5450 mgCaCO3/L. Độ cứng cao nhất là ở ao tôm Sú (Pháo Đài) (5450 mgCaCO3/L) bởi vì ao được bón rất nhiều vôi dùng để cải tạo ao trước mùa vụ nuôi. Còn độ cứng thấp nhất là ở bến Tô Châu (2375 mgCaCO3/L) do hàm lượng chất hữu cơ cao và ion PO43- trong nước cao tạo kết tủa với ion Ca2+ , Mg2+ làm giảm độ cứng. Độ cứng của các thủy vực nước lợ - mặn cao hơn rất nhiều lần so với thủy vực nước ngọt vì các thủy vực nước lợ - mặn thuộc vùng có nhiều núi đá vôi nên chất đất cũng bị ảnh hưởng bởi lượng ion có trong đá vôi, từ đó các ion này hòa vào trong nước nên làm độ cứng tăng cao. 3.2.2. Độ kiềm. Độ kiềm tổng cộng là tổng hàm lượng ion bicarbonate (HCO3- ), carbonate (CO32-), Hydroxyt (OH-) và các muối axít yếu. Ở nhiệt độ nhất định độ kiềm phụ thuộc vào pH và CO2 tự do trong nước (Nguyễn Văn Thường, 2006). Trong các ao nuôi độ kiềm giảm là do: độ mặn thấp, phèn, thay nước ít, phiêu sinh thực vật phát triển quá dầy. Độ kiềm đóng vai trò là chất đệm và là nguồn cung cấp CO2 cho quá trình quang tổng hợp trong ao nuôi độ kiềm nằm trong khoảng từ 50-120 ppm là thích hợp cho phiêu sinh vật cũng như tôm cá. mgCaCO3/L. Hình 6. Sự biến động độ kiềm ở các thủy vực. Qua hình 6 cho thấy ở thủy vực nước ngọt độ kiềm dao động trong khoảng (144,5 - 84,5mg CaCO3/L). Cao nhất là ở ao cá Chép tới 144,5mg CaCO3/L do đây là thủy vực nhân tạo được cải tạo trước khi thả cá nuôi. Trong quá trình cải tạo được bón vôi làm cho pH cao (pH=8.3) đã sinh ra nhiều ion HCO3-, CO3- làm cho độ kiềm cao. Kênh rau muống độ kiềm thấp (84.5mg CaCO3/L) do đây là thủy vực tự nhiên nên ít được bón vôi, ít có sự trao đôi nước với bên ngoài. Mặt khác, khi có mưa nhiều làm trôi đi những lớp phèn trên bờ ao làm cho PH giảm dẫn đến độ kiềm thấp. Ở thủy vực nước mặn độ kiềm dao động trong khoảng (37.5 - 96 mgCaCO3/L) cao nhất ở bãi triều Bình An ( 96 mg CaCO3/L ) và thấp nhất ở Bến Tô Châu (37.5 mg CaCO3/L). Ở bãi triều Bình An cao do đây là vùng có nhiều hòn đảo đá vôi nên trong quá trình xói mòn có một lượng lớn đá vôi hòa tan vào trong nước vì thế độ kiềm ở đây cao. Thấp nhất ở bến Tô Châu do nơi đây chịu ảnh hưởng lớn của nguồn nước sinh hoạt của con người và đây cũng là vùng nước chảy nên hàm lượng vật chất hữu cơ được phân tán theo dòng nước nên hàm lượng CO2 thấp dẫn đến độ kiềm thấp. Ngoài ra, pH ở đây thấp (7.1) và độ mặn cũng thấp chỉ có 150/00 nên độ kiềm cũng thấp. 3.2.3. DO (Oxy hòa tan): Oxy là chất khí quan trọng nhất trong số các chất khí hòa tan trong môi trường nước. Nó rất cần thiết đối với đời sống thủy sinh vật. Theo Swingle (1969) thì nồng độ oxy hòa tan trong nước lý tưởng cho tôm, cá là trên 5 mg/L. Hàm lượng DO ở các thủy vực thay đổi phụ thuộc vào cường độ chiếu sáng, thời tiết, ngày đêm, độ sâu, nhiệt độ, độ mặn và các chất dinh dưỡng trong thủy vực. mgO2/L. Hình 7. Sự biến động DO ở các thủy vực Qua hình 7 cho thấy ở các thủy vực nước ngọt, DO dao động trong khoảng 1.52 – 2.88 mgO2/L, ao cá Chép có DO là 2.88 mgO2/L do ao thông thoáng và có ít thực vật thủy sinh, tạo điều kiện oxy từ không khí dễ khếch tán vào thủy vực, mặt khác khi thu mẫu trời có nắng nên quá trình quang hợp xảy ra mạnh và ao có tạo mưa nhân tạo nên cũng góp phần tạo oxy nhiều cho thủy vực. Còn ở kênh rau muống có DO thấp hơn là do ở đây có nhiều thực vật che phủ mặt kênh, cản trở sự khếch tán của oxy vào nước, mặt khác còn ảnh hưởng của nước thải sinh hoạt. DO ở thủy vực nước mặn dao động từ 4.28-8.72 mgO2/L, DO cao nhất là ở bãi triều Mũi Nai (8.72 mgO2/L) do khi thu mẫu ở thủy vực này có gió lớn nhiều sóng, diện tích mặt nước lớn nên sự khếch tán oxy từ không khí vào thủy vực cao. DO Thấp nhất là ở ao cá Mú đen (4.28 mgO2/L) do thời gian thu mẫu không có gió, diện tích mặt ao nhỏ (do ao đang trong tình trạng thiếu nước), mặt khác do ao chưa được cải tạo nên lượng bùn đáy ao cao làm tiêu tốn oxy cho quá trình phân hủy chất hữu cơ, nên hàm lượng oxy hòa tan vào nước thấp. Từ kết quả trên nhận thấy DO ở các thủy vực nước lợ - mặn cao hơn các thủy vực nước ngọt chủ yếu là do các thủy vực nước lợ - mặn có bề mặt rộng và thoáng hơn nên oxy từ không khí dễ khuếch tán vào. Tuy nhiên hàm lượng DO ở các thủy vực vẫn thích hợp cho nuôi trồng thủy sản, nhất là các thủy vực lợ - mặn. 3.2.4. COD (Tiêu hao Oxy hóa học): mgO2/L. COD là lượng tiêu hao oxy trong quá trình phân hủy vật chất hữu cơ trong nước. COD là chỉ