Báo cáo Máy biến áp và động cơ

“Học đi đôi với hành” luôn là phương châm hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Do đó để việc học tập trong Nhà trường có tính thực tiễn và đi sát với nhu cầu thực tế của xã hội hơn. thì việc đi thực tập đối với mỗi sinh viên khi đang còn ngồi trên ghế Nhà trường là rất cần thiết. Bởi trong thực tế xã hội đã cho ta thấy rằng trong Nhà trường thì chúng ta mới chỉ được học những kiến thức hết sức cơ bản. mặc dù chúng ta đã được thực hành trên máy theo mỗi ngành học của mình. Nhưng còn về thực tế xã hội thì sao? Một câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên mà buộc chúng ta phải có câu trả lời với những vốn kiến thức cơ bản về xã hội mà chúng ta đã được học. Vì vậy việc đi thực tập là cơ hội áp dụng những kiến thức đã học được ở Nhà trường vào thực tế xã hội. Không những thế thực tập còn giúp cho chúng ta học tập và nâng cao kiến thức cho mình. Đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu rõ thêm về công việc và ý thức được tầm quá trình của công việc với ngành mình đang theo học, để việc đi thực tập được tốt hơn và phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó việc đi thực tập cũng rèn luyện cho chúng ta có một ý thức thực hiện các nội quy, quy định của Công ty cũng như các cơ quan. Đồng thời buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với những việc mình đã và đang làm. Đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nhận thức với chuyên đề “máy biến áp và động cơ”.

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Máy biến áp và động cơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP Đề tài: Máy biến áp và động cơ MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU “Học đi đôi với hành” luôn là phương châm hàng đầu của nền giáo dục nước ta. Do đó để việc học tập trong Nhà trường có tính thực tiễn và đi sát với nhu cầu thực tế của xã hội hơn. thì việc đi thực tập đối với mỗi sinh viên khi đang còn ngồi trên ghế Nhà trường là rất cần thiết. Bởi trong thực tế xã hội đã cho ta thấy rằng trong Nhà trường thì chúng ta mới chỉ được học những kiến thức hết sức cơ bản. mặc dù chúng ta đã được thực hành trên máy theo mỗi ngành học của mình. Nhưng còn về thực tế xã hội thì sao? Một câu hỏi đặt ra cho mỗi sinh viên mà buộc chúng ta phải có câu trả lời với những vốn kiến thức cơ bản về xã hội mà chúng ta đã được học. Vì vậy việc đi thực tập là cơ hội áp dụng những kiến thức đã học được ở Nhà trường vào thực tế xã hội. Không những thế thực tập còn giúp cho chúng ta học tập và nâng cao kiến thức cho mình. Đồng thời cũng giúp chúng ta hiểu rõ thêm về công việc và ý thức được tầm quá trình của công việc với ngành mình đang theo học, để việc đi thực tập được tốt hơn và phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó việc đi thực tập cũng rèn luyện cho chúng ta có một ý thức thực hiện các nội quy, quy định của Công ty cũng như các cơ quan. Đồng thời buộc chúng ta phải chịu trách nhiệm hoàn toàn với những việc mình đã và đang làm. Đã giúp em hoàn thành tốt bài báo cáo thực tập nhận thức với chuyên đề “máy biến áp và động cơ”. Hà Nội, 29 tháng 08 năm 2010 Học Sinh: Lưu Minh Thắng I. TÌM HIỂU VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP Công ty TNHH Hal Việt Nam là Công ty được thành lập năm 2005. qua 5 năm thành lập Công ty ngày càng phát triển với nhiều mục tiêu khác nhau. Nằm ở KCn Bắc Thăng Long – Đông Anh - HN với một vị trí hết sức thuận lợi cho việc giao lưu và kinh doanh với các Công ty khác. là một Công ty chuyên lắp đặt hệ thống điện, điều hoà cho các công trình vì vậy đòi hỏi những khả năng làm việc rất tốt. Khi có yêu cầu từ khách hàng lập tức các nhân viên kỹ thuật được phổ biến nhiệm vụ và bắt tay vào công việc của mình. Toàn bộ hệ thống điều hành của Công ty được minh hoạ theo sơ đồ sau: 1. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TNHH HAL VIỆT NAM Giám Đốc Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Trưởng phòng kỹ thuật Chuyên viên kỹ thuật Nhân viên lắp đặt Công Nhân SX Thư ký Tài vụ Kế toán 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC BỘ PHẬN TRONG CÔNG TY TNHH HAL VIỆT NAM 1. Giám Đốc: là người lãnh đạo và điều hành về mọi mặt hoạt động của Công ty cụ thể như sau: - Ký kết các hợp đồng thi công với các đối tác. - Ký kết các giấy tờ văn bản trong Công ty. - Tổ chức và điều hành các cuộc họp của ban lãnh đạo Công ty. 2. Phó Giám Đốc: là người giúp việc cho Giám Đốc. Thay mặt Giám Đốc điều hành các hoạt động của Công ty khi Giám Đốc đi công tác. Thực hiện giải quyết công việc khi được Giám Đốc uỷ quyền. Chủ động lập chương trình công tác, chỉ đạo các cán bộ công nhân viên thuộc phần phụ trách làm việc theo đúng quyền hạn và nhiệm vụ của minh. 3. Trưởng phòng kế hoạch: vạch ra kế hoạch làm việc cho các phòng ban trong Công ty. Chịu trách nhiệm về các hoạt động của các phòng ban. 4. Trưởng phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm giám sát và thiết kế các hạng mục thi công các gói thầu. Chịu trách nhiệm chính về phần kỹ thuật thi công, lắp đặt. 5. Kế toán: là người chịu trách nhiệm soạn thảo các giấy tờ, văn bản liên quan trong Công ty. Trình các giấy tờ cần ký kết cho Giám Đốc. Xây dựng kế hoạch thu chi hàng tháng. 6. Tài vụ: là người chịu trách nhiệm quản lý quỹ lương trong Công ty. Ký các giấy tờ thu chi của Công ty. 7. Nhân viên khảo sát thiết kế thi công: chịu trách nhiệm khảo sát công trình cần thi công lắp đặt. Vẽ các bản vẽ thi công lắp đặt. 8. Chuyên viên kỹ thuật: Chịu trách nhiệm giám sát các hoạt động thi công lắp đặt của các nhân viên kỹ thuật. 9. Nhân viên lắp đặt: là những công nhân kỹ thuật tay nghề cao trực tiếp vận chuyển và lắp đặt thiết bị. 3. NỘI QUY CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY LẮP VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ: - Mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty phải chấp hành đúng theo quy định mà Công ty đề ra. - Đi làm đúng giờ. + Sáng: từ 7 giờ đến 11 giờ. + Chiều: từ 1 giờ đến 5 giờ. - Mọi cán bộ công nhân viên trong Công ty phải nhiệt tình trong công việc, luôn phấn đấu với mục tiêu uy tín và chất lượng. - Những phòng ban, cá nhân nào có thành tích tốt sẽ được khen thưởng và tuyên dương. - Mọi cá nhân đều được đóng bảo hiểm theo quy định của pháp luật. - Mọi cá nhân đều được nghỉ lễ, nghỉ phép hay nghỉ ốm theo quy định của Nhà nước. - Cấm mọi cá nhân làm việc riêng, bỏ việc tự do trong giờ làm việc. - Cấm các hành vi sao chép, chộm cắp tài liệu của Công ty. Nếu vi phạm sẽ bị truy tố trước pháp luật. - Cấm mọi hành vi chia bè phái gây rối nội bộ trong Công ty. 4. NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN CỦA CÔNG TY TNHH HAL VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 1. Thuận lợi: Công ty TNHH Hal Việt Nam ra đời trong thời kỳ thị trường điện tử và các thiết bị điện tử phát triển mạnh. Công ty đã có những điều kiện vô cùng thuận lợi góp phần vào sự phát triển ngày càng lớn mạnh của Công ty. Công ty ra đời trong hoàn cảnh đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển công nghiệp hoá điện đại hoá nên có rất nhiều các nhà máy xí nghiệp mọc lên các trung cư được xây dựng càng nhiều, các nhà hàng, khách sạn… Đã tạo cho Công ty có nhiều đơn hàng từ đó Công ty tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế trong lãnh đạo và hoạt động. Bên cạnh đó Công ty còn có được một thuận lợi nữa đó là sự cố gắng, nỗ lực hết sức mình của toàn thể các cán bộ công nhân viên trong Công ty đã góp phần xây dựng Công ty ngày càng vững mạnh, tạo được uy tín lớn trên thị trường. 2. Khó khăn: Trong những ngày đầu thành lập đội ngũ cán bộ, công nhân kỹ thuật tay nghề cao còn mỏng nên không thể tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu khi đi vào hoạt động. Khi đi vào hoạt động Công ty đã gặp phải sự cạnh tranh khắc liệt của các đối thủ khác hơn nữa các trang thiết bị còn nghèo cũng đã làm cho Công ty có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên Công ty đã từng bước khắc phục được những hạn chế về đội ngũ cán bộ kỹ thuật và trang thiết bị trong Công ty. PHẦN I. LÝ THUYẾT VÀ CÁC BÀI TẬP Kỹ thuật điện là một ngành rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Người ta ứng dụng nó trong mọi lĩnh vực của cuộc sống như. Biến đổi năng lượng đo lường, điều khiển và xử lý tín hiệu… Trong đó đặc biệt quan trọng đối với các ngành thiết bị điện nó giúp sản xuất ra các thiết bị để ứng dụng trong sinh hoạt của con người. Trong cuộc sống hiện nay máy điện được sử dụng hết sức rộng rãi đặc biệt đối với Việt Nam khi đang trong thời kỳ điện khí hoá và tự động hóa thì vai trò của nó ngày càng trở nên quan trọng. Các phát minh liên tục được ra đời nhiều công nghệ mới được sử dụng phục vụ rất đắc lực cho con người. Đối với ngành hệ thống điện, chuyển tải năng lượng điện là một công việc hết sức quan trọng với sự trợ giúp của các máy điện đặc biệt là các máy biến áp. Chúng ta đã thu được nhiều hiệu quả về mặt kinh tế cũng như bảo vệ mạng lưới điện. Còn trong lĩnh vực sản xuất với sự ra đời của các động cơ điện đã làm tăng được năng suất lao động. Chính vì những lý do như vậy nên trong chương trình thực tập của khoa điện trường THBC Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long đã đưa vào những bài tập thực tế. Nhằm giúp sinh viên nhận thức được kỹ thuật cũng như các nguyên lý hoạt động của các thiết bị. Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong ban chủ nhiệm khoa cùng các thầy hướng dẫn trong quá trình thực tập. PHẦN II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÁY ĐIỆN I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ MÁY ĐIỆN 1. Sơ lược về máy điện Máy điện là một sản phẩm của kỹ thuật điện. Nó là một hệ thống điện tử gồm có các mạch từ và mạch điện có liên quan với nhau. Mạch từ gồm các bộ phận dần từ và khe hở không khí, các mạch điện gồm hai hoặc nhiều dây quấn có thể chuyển động tương đối với nhau cùng với các bộ phận mang chúng. Nó hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện tử. Nguyên lý này cũng đặt cơ sở cho sự làm việc của bộ biến đổi điện năng, với những giá trị của thông số này (điện áp, dòng…) thành điện năng với các giá trị thông số khác. Máy biến áp là một bộ biến đổi cảm ứng đơn giản thuộc loại này, dùng để biến đổi dòng điện xoay chiều từ điện áp này thành điện áp khác, các dây quấn và mạch từ của nó đứng yên và quá trình biến đổi từ trường để sinh ra sức điện động cảm ứng trong các dây quấn được thực hiện bằng phương pháp điện. Máy điện dùng làm máy biến đổi năng lượng là một phần tử quan trọng nhất đối với bất cứ thiết bị điện năng nào. Nó được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, giao thông vận tải, các hệ điều khiển và tự động điều chỉnh, khống chế. Máy điện có nhiều loại: - Máy đứng yên: Máy biến áp. - Máy điện quay: Tuỳ theo từng loại lưỡi điện có thể chia làm hai loại máy điện xoay chiều và máy điện 1 chiều. - Máy điện xoay chiều có thể phân chia thành: + Máy điện đồng bộ. + Máy điện không đồng bộ. + Máy điện xoay chiều có vành gót. 2. Sơ lược về vật liệu chế tạo máy điện: Vật liệu chế tạo máy điện được chia ra làm ba loại là: vật liệu tác dụng vật liệu kết cấu và vật liệu cách điện. a. Vật liệu tác dụng: để chế tạo máy điện gồm vật liệu dẫn điện và vật liệu dẫn từ. Các vật liệu này được sử dụng để tạo điều kiện cần thiết sinh ra các biến đổi điện từ. * Vật liệu dẫn từ: Để chế tạo mạch từ của máy điện. Người ta dùng các loại thép từ tính khác nhau nhưng chủ yếu là thép kỹ thuật điện, có hàm lượng silic khác nhau nhưng không quá 4,5%. Hàm lượng có thể hạn chế tổn hao do từ trễ và tăng điện trở của thép để giảm tổn hao dòng điện xoáy. Đối với máy biến áp người ta thường sử dụng chủ yếu là các lá thép dày 0,35, 027mm, còn các máy điện quay thì chủ yếu là thép có độ dày 0,5mm chúng được ghép lại để giảm tổn hao dòng điện xoáy gây nên. Ngày nay người ta sản xuất và chia ra làm hai loại thép kỹ thuật điện. + Cán nóng. + Cán nguội. - Loại cán nguội có những đặc tính từ tốt hơn như độ từ thấm cao tổn hao thép ít hơn loại cán nóng. Thép cán nguội lại được chia làm 2 loại: dị hướng và đẳng hướng b. Vật liệu dẫn điện. Vật liệu thường dùng là đồng. Đồng dùng làm dây dẫn không được có tạp chất quá 0,1%. Điện trở xuất của đồng ở 200 là P = 0,0172W.mm2/m. Nhôm cũng được dùng rộng rãi làm vật liệu dẫn điện. Điện trở suất của nhôm ở 200c là P = 0,0282 W.mm2/m, nghĩa là gần gấp hai lần điện trở suất của đ Cấp cách Y A E B F H C điện Nhiệt độ 90 105 120 130 155 180 >180 Cho phép c. Vật liệu kết cấu Vật liệu kết cấu dùng để chế tạo các bộ phận và chi tiết truyền động hoặc kết cấu của máy theo các dạng cần thết, đảm bảo cho máy điện làm việc bình thường. Người ta thường dùng: ngang, thép, các kim loại màu, hợp kim và các vật liệu bằng chất dẻo. * Vật liệu cách điện: vật liệu cách điện đòi hỏi có độ bền cao, dẫn nhiệt tốt, chịu ẩm, chịu được hoá chất và độ bền cơ cao. Đối với các vật cách điện thì nhiệt độ ảnh hưởng rất nhiều đến tuổi thọ của chúng vì thế khi chúng ta sử dụng cần hết sức chú ý về nhiệt độ nơi làm việc của các thiết bị. Trên đây là một số cách nhìn sơ lựoc nhất về máy điện cũng như các nguyên lý chung nhất của máy điện đồng thời cũng xét qua về các vật liệu sử dụng trong kỹ thuật điện. Sau đây chúng ta tìm hiểu về bộ máy biến áp và các máy điện xoay chiều. II. MÁY BIẾN ÁP VÀ ĐỘNG CƠ 1. Máy biến áp a. Sơ lược chung về máy biến áp Máy biến áp là thiết bị rất quan trọng trong quá trình truyền tải điện năng cũng như trong sản xuất. Nó ra đời từ nhu cầu kinh tế của việc truyền tải làm sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất. Sơ đồ mạng truyền tải điện đơn giản (hình 2.1) Đường dây dẫn Máy biến áp tăng áp Máy biến áp giảm áp Đầu ra Máy phát điện Đường dây tải Hộ tiêu thụ Như chúng ta đã biết, cùng một loại công suất truyền tải trên đường dây, nếu biến áp được tăng cao thì dòng điện chạy trên đường dây nhỏ đi, do đó trọng lượng và chi phí dây dẫn giảm xuống. Ngày nay có rất nhiều các loại máy biến áp, máy biến áp sử dụng trong đo lường (các loại máy biến áp có công suất nhỏ) và máy biến áp có công suất lớn sử dụng trong truyền tải (35kw, 110 kw, 220kw 500kw…) Trong hệ thống điện lực, muốn truyền tải và phân phối công suất từ các nhà máy đến các hộ tiêu dùng một cách hợp lý, thường phải qua ba, bốn lần tăng và giảm điện áp. Hiện nay các biến áp được sử dụng chuyên dụng hơn, chúng được dùng trong các ngành chuyên môn, nba chuyên dụng cho các lò luyện kim, máy biến áp hàn điện máy biến áp cho các thiết bị chỉnh lưu… khuynh hướng hiện nay của máy biến áp. ở nước ta hiện nay ngành chế tạo máy biến áp đã ra đời ngay từ ngày hoà bình lập lại. Đến nay chúng ta đã sản xuất được một khối lượng khá lớn máy biến áp, với nhiều chủng loại khác nhau phục vụ cho nhiều ngành sản xuất ở trong nước và xuất khẩu. Hiện nay đã sản xuất được những nba dung lượng 63.000kVA với điện áp 110KV. b. Nguyên lý làm việc của máy biến áp Ta xét sơ đồ nguyên lý của một máy biến áp như hình vẽ. Đây là máy biến áp một pha dùng hai dây quấn. Dây quấn một có W1 vòng dây và dây quấn hai có W2 vòng dây được quấn trên lõi thép 3. Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1, trong đó sẽ có dòng điện i1. Trong lõi thép sẽ sinh ra từ thông F móc vòng cả 2 cuộn dây 1 và 2, cảm ứng ra suất điện động e1 và e2. Dây quấn 2 có s.đ.đ sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với một điện áp U2. như vậy. UR I2 I1 UV Năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2. Giả sử điện áp xoay chiều đặt vào là một hàm số Sin thì các thông số mà nó sinh ra cũng là một hàm số SinF = Fm. Sinwt. Do đó theo định luật cảm ứng điện từ s.đ.đ trong các cuộn dây sẽ là: e1 = -W1.dF/dt = -W1.dFm.Sinwt/dt = -W1wFmcoswt = Tương tự ta có: Với e1 = 4,44 fw1Fm E2 = 4,44 fw2Fm Là các giá trị hiệu dụng của các s.đ.đ dây quấn 1 và 2 Các biểu thức trên cho thấy là s.đ.đ cảm ứng trong dây quấn chậm pha với từ thông sinh ra nó một góc P/2 Dựa vào các biểu thức của e1 và e2 người ta định nghĩa tỷ số biến đổi của máy biến áp như sau: k = e1/e2 = W1/W2 Nếu không kể điện áp rơi trên các dây quấn thì có thể coi là U1 » e1 và U2 » e2 và do đó k được xem như là tỷ số giữa dây quấn 1 và 2. c. Các loại máy biến áp chính 1. Máy biến áp điện lực dùng để truyền tại và phân phối công suất trong hệ thống điện lực. 2. Máy biến áp chuyên dụng dùng cho các lò luyện kim, các thiết bị chỉnh lưu và máy biến áp dùng để hàn điện… 3. Máy biến áp tự ngẫu biến đổi điện áp trong khoảng điện áp không lớn, dùng để mở máy cho các động cơ điện xoay chiều. 4. Máy biến áp đo lường dùng để giảm điện áp khi có dòng điện lớn chạy qua đồng hồ đo. 5. Máy biến áp thí nghiệm dùng để thí nghiệm các điện áp cao d. Cấu tạo máy biến áp Từ thông V l 12 12 Máy biến áp có các bộ phận chính sauđây: lõi thép, dây quấn và vỏ máy. Máy biến áp kiểu lõi một pha (hình 2.3a) Ba pha (hình 2.3b) + Lõi thép: dùng làm mạch dẫn từ, đồng thời chúng làm khung để quấn dây quấn theo hình dáng của lõi thép người ta chia ra: - Máy biến áp theo kiểu lõi hình trụ (hình 2 – 3): dây quấn bao quanh trụ thép. Loại này hiện nay rất thông dụng cho các máy biến áp một pha và ba pha có dung lượng nhỏ và trung bình. - Máy biến áp kiểu bọc: mạch từ được phân nhánh ra 2 bên và bọc lấy một phần dây quấn. Loại này thường chỉ dùng trong một vài ngành chuyên môn đặc biệt như: máy biến áp dùng trong lò luyện kim hay máy biến áp dùng trong thuật vô tuyến điện, truyền thanh…vv. Máy biến áp kiểu trụ bọc Trụ bọc một pha Trụ bọc ba pha Ở các Máy biến áp hiện đại, dung lượng lớn và cực lớn (80 – 100 MVA trên một pha), điện áp thật cao (220 – 4000KV), để giảm chiều cao của trụ thép, tiện lợi cho việc vận chuyển trên đường, mạch từ của máy biến áp kiểu trụ được phân nhánh sang hai bên nên máy biến áp mang hình dáng vừa kiểu trụ, vừa kiểu bọc, gọi là máy biến áp kiểu trụ – bọc ba pha (trường hợp này có dây quấn ba pha, nhưng có 5 trụ thép nên còn gọi là máy biến áp ba pha năm trụ). Lõi thép máy biến áp gồm 2 phần: phần trụ – ký hiệu bằng trữ T và phần gong – ký hiệu bằng chữ G (hình 2 – 3). Trụ là phần lõi thép có quấn dây quấn: gông là phần lõi thép nối các trụ lại với nhau thành mạch từ kín và không có dây quấn. Đối với máy biến áp kiểu bọc (hình 2 – 4) và kiểu trụ bọc (hình 2 – 5), hai trụ thép phía ngoài cũng đều thuộc về gông. Để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên, lõi thép được ghép từ những lá thép kỹ thuật điện dày 0,35mm có phủ sơn cách điện trên bề mặt. Trụ và gông có thể ghép với nhau bằng phương pháp ghép nối hoặc ghép xen kẽ. ghép nối thì trụ và gông ghép riêng, sau đó dùng xà ép và bu lông vít chặt lại (hình 2-6). ghép xen kẽ thì toàn bộ lõi thép phải ghép đồng thời và các lớp lá thép được xếp xen kẽ với nhau lần lượt theo trình tự a, b như hình 2-7. sau khi ghép, lõi thép cũng được vít chặt bằng xà ép và bulông. phương pháp sau tuy phức tạp song giảm được tổn hao do dòng điện gây nên và rất bền về phương diện cơ học, vì thế hầu hết các máy biến áp hiện nay đều dùng kiểu ghép này. Ghép rời lõi thép máy biến áp (hình 2.6) Ghép xen kẽ Lõi thép máy biến áp ba pha (hình 2.7) Do dây quấn thường quấn thành hình tròn, nên tiết diện ngang của trụ thép thường làm thành hình bậc thang gần tròn (hình 2 – 8). Gông từ vì không quấn dây do đó, để thuận tiện cho việc chế tạo, tiết diện ngang của gông có thể làm đơn giản: hình vuông, hình chữ nhật, hình chữ thập hoặc hình chữ T (hình2-9). Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các máy biến áp điện lực, người ta hay dùng tiết diện gông hình bậc thang có số bậc gần bằng số bậc của tiết diện trụ. Tiết diện trụ thép (hình2-8) Tiết diện của gông từ (hình2-9) Vì lý do an toàn, toàn bộ lõi thép được nối đất với vỏ máy và vỏ máy phải được nối đất. - Đối với tôn silic cán nguội dị hướng, để từ thông luôn đi theo chiều cán là chiều có từ lớn, là thép được ghép từ các lá tôn có cắt chép một góc nhất định. Cách ghép lõi thép bằng các lá tôn như vậy được sử dụng khi chiều dày lá tôn trong khoảng từ 0,2 – 0,35mm. Khi chiều này của tôn nhỏ hơn 0,2mm người ta dùng công nghệ mạch từ quấn lá tôn vô định hình dày 0,1. Việc quấn các dải tôn có bề rộng khác nhau với những độ dày đích đáng vẫn cho phép thực hiện mạch từ có tiết diện ngang có nhiều bậc nối tiếp trong vòng tròn. Khi công suất nhỏ và trung bình số bậc từ 5 đến 9, còn đối với những công suất lớn, số bậc từ 10 đến 13. + Dây quấn Dây quấn là bộ phận dẫn điện của máy biến áp làm, nhiệm vụ thu năng lượng vào và truyền năng lượng ra. Kim loại làm dây quấn thường làm bằng dây đồng, cũng có thể làm bằng nhôm nhưng không phổ biến. Theo cách sắp xếp dây quấn CA và HA, người ta chia ra hai loại dây quấn chính: dây quấn đồng tâm và dây quấn xen kẽ. - Dây quấn đồng tâm: ở dây quấn đồng tâm tiết diện ngang là những vòng tròn đồng tâm. Dây quấn HA thường quấn phía trong gần trụ thép, còn dây quấn CA quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn HA. Với cách quấn này có thể giảm bớt được điều kiện cách. Điện của dây quấn CA (kích thước dãnh dầu cách điện, vật liệu cách điện dây quấn CA) bởi vì giữa dây quấn CA và trụ đã có cách điện bản chân của dân quấn. Những kiểu dây quấn đồng tâm chính bao gồm: - Dây quấn hình trụ: nếu tiết diện dây nhỏ thì dùng dây tròn, quấn thành nhiều lớp, nếu tiết diện dây lớn thì dùng dây bẹt và thường quấn thành hai lớp. Dây quấn hình trụ dây tròn thường làm dây quấn CA, điện áp tới 35KV. Dây quấn hình trụ bẹt chủ yếu làm dây quấn HA với điện áp dưới 6KV trở xuống. Nói chung dây cuốn hình trụ thường dùng cho các máy biến áp có dung lượng 630KvA trở xuống. - Dây cuốn hình soắn: gồm nhiều dây bẹt chập lại cuốn theo đường xoắn ốc, giữa các vòng dây có rãnh hở. Kiểu này thường dùng cho dây cuốn HA của máy biến áp dung lượng trung bình và lớn. - Dây quấn xoáy ốc liên tục: làm bằng dây bẹt vầ khác với dây quấn hình xoắn ở chỗ dây quấn này được quấn thành những bánh dây phẳng cách nhau bằng những rãnh hở. Bằng cách hoán vị đặc biệt trong khi quấn, các bánh dây được nối tiếp một cách liên tục. Dây quấn này chủ yếu làm bằng cuộn CA, điện áp 35Kv trở lên và dung lượng lớn. - Dây cuốn xen kẽ: các bánh dây CA và HA lần lượt xen kẽ n