Báo cáo Phân tích sai phạm trong tài chính

Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. BCTC là thông tin đầu ra của doanh nghiệp, đồng thời đó là công thông tin đầu vào của các chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức mong muốn tìm hiểu về doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp luôn muốn các tổ chức, cá nhân đầu tư có cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp mình, ngược lại các nhà đầu tư luôn có nhu cầu về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Báo cáo thông tin tài chính khả quan, tốt luôn là kỳ vọng của các chủ doanh nghiệp, trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn cung cấp một BCTC trung thực, khách quan. Chính nhu cầu về thông tin khác nhau nên dẩn đến tình trạng bóp méo thông tin trên BCTC. BCTC là một dạng thông tin do chính chủ doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài, mang tính chủ quan của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể phục vụ cho mục đích của mình doanh nghiệp luôn có xu hướng làm sai thông tin trên các bản báo cáo này. Mặc dù đã có các cơ quan chức năng: kiểm toán độc lập, cơ quan thuế can thiệp về thông tin trên BCTC, tuy nhiên không thể tránh khỏi sự sai phạm chính doanh nghiệp tạo ra. Cho dù đó là vô ý hay có chủ ý của doanh nghiệp. Việc phát sinh gian lận trên Báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng như đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện các gian lận trên Báo cáo tài chính. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Sai phạm BCTC là một chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng hoạt các công ty hàng đầu thế giới đi vào phá sản vào thế kỷ 21. Các công ty bị phá sản đã cho là có sai phạm nghiêm trọng về BCTC có thể kể ra rất nhiều như: Lucent, Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest. Để khắc phục được các sai phạm này, nhiều biện pháp được đặt ra từ trong doanh nghiệp tới các cơ quan hoạt động độc lập bên ngoài. Các bộ phận hoạt động độc lập trong doanh nghiệp được thành lập. Hoạt động kiểm toán ngày càng được chú trọng và nâng cao. Tốc độ giảm sút về các sai phạm đã chứng tỏ rằng các cơ quan tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Để có thể phát hiện được các sai phạm mà đơn vị cũng như các cá nhân trong đơn vị chủ ý tạo ra, một trong các thủ tục được áp dụng vào là phân tích các khoản mục trên BCTC để tìm ra sai phạm nếu có. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sai phạm trên BCTC, đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu của ACFE. Hiểu rõ các phương pháp thực hiện gian lận, điều kiện làm phát sinh gian lận sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lập những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận nhằm giảm thiểu các tổn thất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC. Sau đây là một số thông tin mà cá nhân em tìm hiểu về phân tích các sai phạm trên BCTC. Bài con có nhiều thiếu sót, mong thầy cho ý kiên để em có thể hoàn thiện thêm.

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3106 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Phân tích sai phạm trong tài chính, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
–&— Phân tích sai phạm trong báo cáo tài chính SV thực hiện :Lê Thị Tuyết LỜI MỞ ĐẦU Báo cáo tài chính (BCTC) là một công cụ thể hiện đầy đủ tình hình hoạt động của các doanh nghiệp hiện nay. BCTC là thông tin đầu ra của doanh nghiệp, đồng thời đó là công thông tin đầu vào của các chủ đầu tư là cá nhân, tổ chức mong muốn tìm hiểu về doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp luôn muốn các tổ chức, cá nhân đầu tư có cái nhìn thiện cảm về doanh nghiệp mình, ngược lại các nhà đầu tư luôn có nhu cầu về tình hình thực tế của doanh nghiệp. Báo cáo thông tin tài chính khả quan, tốt luôn là kỳ vọng của các chủ doanh nghiệp, trong khi nhu cầu của các nhà đầu tư mong muốn cung cấp một BCTC trung thực, khách quan. Chính nhu cầu về thông tin khác nhau nên dẩn đến tình trạng bóp méo thông tin trên BCTC. BCTC là một dạng thông tin do chính chủ doanh nghiệp cung cấp ra bên ngoài, mang tính chủ quan của doanh nghiệp. Chính vì vậy, để có thể phục vụ cho mục đích của mình doanh nghiệp luôn có xu hướng làm sai thông tin trên các bản báo cáo này. Mặc dù đã có các cơ quan chức năng: kiểm toán độc lập, cơ quan thuế can thiệp về thông tin trên BCTC, tuy nhiên không thể tránh khỏi sự sai phạm chính doanh nghiệp tạo ra. Cho dù đó là vô ý hay có chủ ý của doanh nghiệp. Việc phát sinh gian lận trên Báo cáo tài chính ở những công ty có tầm vóc lớn đã làm phát sinh sự quan tâm ngày càng nhiều về tính trung thực, hợp lý của Báo cáo tài chính. Nó cũng là thách thức lớn đối với người quản lý công ty cũng như đối với kiểm toán viên trong việc phát hiện các gian lận trên Báo cáo tài chính. Do vậy, gian lận luôn là chủ đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Sai phạm BCTC là một chủ đề thời sự hiện nay, đặc biệt sau sự kiện hàng hoạt các công ty hàng đầu thế giới đi vào phá sản vào thế kỷ 21. Các công ty bị phá sản đã cho là có sai phạm nghiêm trọng về BCTC có thể kể ra rất nhiều như: Lucent, Xerox, Rite Aid, Waste Management, Micro Strategy, Raytheon, Sunbeam, Enron, Worldcom, Global Crossing, Adelphia, Qwest. Để khắc phục được các sai phạm này, nhiều biện pháp được đặt ra từ trong doanh nghiệp tới các cơ quan hoạt động độc lập bên ngoài. Các bộ phận hoạt động độc lập trong doanh nghiệp được thành lập. Hoạt động kiểm toán ngày càng được chú trọng và nâng cao. Tốc độ giảm sút về các sai phạm đã chứng tỏ rằng các cơ quan tổ chức này hoạt động có hiệu quả. Để có thể phát hiện được các sai phạm mà đơn vị cũng như các cá nhân trong đơn vị chủ ý tạo ra, một trong các thủ tục được áp dụng vào là phân tích các khoản mục trên BCTC để tìm ra sai phạm nếu có. Trên thế giới cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu về sai phạm trên BCTC, đặc biệt phải kể đến công trình nghiên cứu của ACFE. Hiểu rõ các phương pháp thực hiện gian lận, điều kiện làm phát sinh gian lận…sẽ giúp nhiều nghề nghiệp khác nhau trong việc thiết lập những biện pháp nhằm ngăn ngừa và phát hiện gian lận nhằm giảm thiểu các tổn thất cho xã hội, giúp nâng cao chất lượng thông tin trên BCTC. Sau đây là một số thông tin mà cá nhân em tìm hiểu về phân tích các sai phạm trên BCTC. Bài con có nhiều thiếu sót, mong thầy cho ý kiên để em có thể hoàn thiện thêm. SV thực hiện :Lê Thị Tuyết PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ SAI PHẠM TRÊN BCTC KHÁI NIỆM Sai phạm (Deviation) là thuật ngữ dùng để chỉ những lỗi xảy ra tại đơn vị làm sai lệch các thông tin trong báo cáo tài chính tại đơn vị. Sai phạm tại đơn vị có thể diễn ra ở những khía cạnh khác nhau, nhưng xét về phương diện kế toán, những sai phạm thường gặp là các định khoản sai, ghi thiếu hay ghi trùng, tính toán sai, lập chứng từ giả… Chúng có thể được diễn ra khác nhau về mức độ hay quy mô và mục đích, như để đánh cắp tài sản của đơn vị; hoặc ngụy tạo tình hình để tạo ra một hình ảnh tốt đẹp về thực trạng tài chính của đơn vị, tạo lãi giả, lỗ giả… Các chuẩn mực kiểm toán thường đề cập đến ba nhóm hành vi sai phạm gồm: sai sót, gian lận và không tuân thủ. MỤC ĐÍCH Sai phạm không có mục đích: Là những sai phạm không do cố ý tạo ra ban đầu của cá nhân tổ chức có liên quan. Thông thường, những sai phạm không có mục đích là do trình độ xử lý của nhân viên, xử lý số liệu bị nhầm lẩn về số lượng về tính chất nghiệp vụ… Sai phạm có mục đích: Gọi chung là gian lận, mục đích chính của gian lận là tạo thông tin không trung thực trên BCTC. Dù cho mục đích cuối cùng là gì, có 2 hình thức phổ biến nhất hiện nay là khai gian (khai khống) và khai thiếu. Có 2 mục đích mà doanh nghiệp muốn hướng tới là khai khống để tại thông tin tốt cho doanh nghiệp và trốn thuế. Tuy nhiên, nếu xét về phương diện cá nhân, đó có thể là hành động biển thủ tài sản của cá nhân nào đó. CÁC LOẠI SAI PHẠM TRÊN BCTC GIAN LẬN Khái niệm: Có nhiều khái niệm tổng quát cũng như chuyên ngành về gian lận. Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế 240 ( ISA 240), thuật ngữ “gian lận” được dùng để chỉ các hành vi cố ý của một hay nhiều cá nhân, đó có thể là các thành viên trong BGĐ, HĐQT, các nhân viên hay các bên thứ ba, liên quan đến sự gian dối nhằm thu được lợi ích không xứng đáng hay bất hợp pháp. Gian lận liên quan đến một hay nhiều thành viên trong BGĐ hay HĐQT được gọi là gian lận của BGĐ, gian lận chỉ liên quan đến các nhân viên của doanh nghiệp được gọi là gian lận của nhân viên. Trong mỗi trường hợp, có thể có sự cấu kết trong doanh nghiệp hay với bên thứ ba bên ngoài doanh nghiệp. Theo Kiểm toán Vương quốc Anh, gian lận có liên quan đến việc sử dụng thủ đoạn lừa gạt để giành được các lợi ích không công bằng và bất hợp pháp, cũng như là các sai sót cố ý hay việc cố tình bỏ sót một khoản tiền hay các khoản phải công khai trên BCTC hay trên từng khoản mục. Gian lận cũng bao gồm cả sự biển thủ tài sản cho dù có hay không có các sai sót trên chứng từ kế toán hay BCTC. Theo chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240), gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch thông tin kinh tế, tài chính do một hay nhiều người trong HDQT, BGD, các nhân viên hoặc bên thứ ba thực hiện, làm ảnh hưởng tới BCTC. Như vậy, dù định nghĩa theo cách nào thì bản chất, gian lận là hành vi cố ý lừa dối, giấu diếm, xuyên tạc sự thật với mục đích tư lợi. Theo đó ta có thể thấy được các yếu tố cơ bản của gian lận như sau: - Phải có sự chủ định của người thực hiện hành vi gian lận. - Phải liên quan ít nhất hai bên: bên thực hiện hành vi gian lận và bên đã hoặc có thể phải chịu hậu quả của gian lận; - Gây nên sai phạm trọng yếu do công khai không đúng sự thật; - Nhìn chung có sự cố gắng che dấu, lấp liếm các hành vi đã thực hiện; - Gian lận nhất thiết là có sự vi phạm sự trung thực. Kết quả nghiên cứu về gian lận theo công trình nghiên cứu của ACFE Có ba loại gian lận như sau: - Biển thủ tài sản: Xảy ra khi nhân viên biển thủ tài sản của tổ chức (ví dụ điển hình là biển thủ tiền, đánh cắp hàng tồn kho, gian lận về tiền lương). - Tham ô: Xảy ra khi người quản lý lợi dụng trách nhiệm và quyền hạn của họ tham ô tài sản của công ty hay hành động trái ngược với các nghĩa vụ họ đã cam kết với tổ chức để làm lợi cho bản thân hay một bên thứ ba. - Gian lận trên Báo cáo tài chính: Là trường hợp các thông tin trên Báo cáo tài chính bị bóp méo, phản ảnh không trung thực tình hình tài chính một cách cố ý nhằm lừa gạt người sử dụng thông tin. (Ví dụ khai khống doanh thu, khai giảm nợ phải trả hay chi phí). Ví dụ: ª Tạo nghiệp vụ ảo: Các công ty có thể dung các cá nhân hay tổ chức liên quan để làm công cụ hổ trợ. Ví dụ: ký các hợp đồng có số lượng và đơn giá tốt với một công ty mà thực chất là công ty mẹ, công ty con hoặc các công ty trong tập đoàn… nhằm tăng doanh thu tạm thời, tạo nhu cầu và giá bán ảo cho công ty. Khi cần đạt tiêu chí lợi nhuận, các công cũng có thể tạo nghiệp vụ thanh lý hàng tồn kho hoặc TSCĐ cho người quản lý hoặc cổ đông trong công ty. Nhân viên bán hàng cũng có thể thỏa thuận với khách hàng lấy nhiều hàng vào cuối năm và sau đó tạo nghiệp vị hàng bán trả lại vào đầu năm sau để tạo doanh số. ª Che dấu giao dịch nhằm trốn thuế: Với nhiều mục đích khác nhau, nhiều giao dịch bị che dấu bằng cách không hạch toán hoặc hạch toán với nội dung khác. Như: Doanh thu bán phế phẩm hoặc khoản chiết khấu nhận được từ nhà cung cấp không được ghi nhận vào sổ sách nhằm đem lại lợi ích cá nhận, đồng thời với lợi ích các nhân là một khoản thuế phải nộp nhà nước cũng giảm. Yếu tố dẩn tới hành vi gian lận Theo ISA 240, gian lận liên quan đến động cơ và áp lực để thực hiện gian lận, một cơ hội được nhận thấy để thực hiện gian lận và một số cách thức để hợp lý hóa hành động gian lận. Khả năng để gian lận xảy ra phụ thuộc vào 3 yếu tố: động cơ thúc ép, cơ hội và tính liêm chính. Động cơ thúc ép dẫn tới hành vi gian lận được xem như một loại áp lực có thể là từ phía cá nhân người thực hiện hành vi gian lận hoặc bởi một người nào đó hay bởi một yếu tố nào đó. Chúng có thể tồn tại dưới nhiều dạng, chẳng hạn động cơ kinh tế, nhu cầu tài chính hay lợi ích khác là những động cơ thúc ép phổ biến nhất dẫn tới gian lận. Những người có quyền lực thường có hành vi gian lận vì tính tham lam của họ thôi thúc. Cơ hội chính là thời cơ, khả năng có thể thực hiện hành vi gian lận. chẳng hạn không ai kiểm kê hàng tồn kho thiếu cũng không ai biết, két tiền mặt thường xuyên quên không khóa mà không ai để ý. Khi chức vụ càng cao thì càng có nhiều cơ hội để thực hiện gian lận. Yếu tố liêm khiết sẽ làm cho sự kết hợp giữa động cơ thúc ép và cơ hội biến thành hành vi gian lận. Theo ISA 240, một số cá nhân có thể có những thái độ, tính cách tiêu cực hay thiếu đi những giá trị đạo đức khiến họ cố tình vi phạm các hành vi không trung thực. SAI SÓT Khái niệm: Thuật ngữ “ sai sót” đề cập tới các sai phạm không cố ý trên BCTC, bao gồm sự bỏ sót một khoản tiền hay một khoản phải khai báo trình bày. Tuy nhiện thực tế không phải khi nào cũng phân biệt rõ ràng giữa chúng. Việc phân biệt hành vi sai sót và gian lận có ý nghĩa quan trọng tới cuộc kiểm toán. Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 240 ( VSA 240), sai sót là lỗi không cố ý, có ảnh hưởng tới BCTC. Sai sót thường biểu hiện dưới nhiều hình thức, cụ thể như: - Một sai phạm trong quá trình thu thập và xử lý dữ liệu để chuẩn bị lập BCTC. - Một ước tính kế toán không đúng phát sinh do sự bỏ sót hay hiểu sai thực tế.( Lỗi về tính toán số học hoặc ghi chép sai; Bỏ sót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế; - Áp dụng sai các nguyên tắc kế toán liên quan tới sự đo lường, ghi nhận, phân loại, trình bày hay khai báo- Sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chính nhưng không cố ý Ví dụ: ª Việc các công ty ghi nhận các khoản thu nhập khác vào doanh thu như thu nhập từ hoạt động tài chính, và thu nhập bất thường, tạo ra một sự hiểu lầm tăng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu, tạo ảo tưởng về tiềm năng phát triển công ty cho những người đọc BCTC ª Kế toán tính toán các khoản trích lập bảo hiểm sai theo chế độ hiện vì không nắm bắt được sự thay đổi trong chế độ mới. Hay: Một khoản doanh thu chưa thực hiên kế toán vô tình tính tất cả vào doanh thu năm nay… PHẦN 2: CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN VÀ NHỮNG CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN CÓ THỂ LỰA CHỌN. KHÁI NIỆM Chính sách kế toán Theo chuẩn mực số 29 kế toán Chính sách kế toán: Là các nguyên tắc, cơ sở và phương pháp kế toán cụ thể được doanh nghiệp áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính. Chính sách kế toán có thể lựa chọn Là những chính sách mà bộ TC đưa ra trong chuẩn mực kế toán Việt Nam, theo đó, các doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một chính sách phù hợp với hình thức hoạt động, cơ cấu tổ chức… của chính mình CÁC CHÍNH SÁCH CÓ THỂ LỰA CHỌN Chính sách kế toán có thể lựa chọn liên quan tới tài sản và nguồn vốn. Chính sách kế toán liên quan tới TSCĐ Chính sách ghi nhận TSCĐ Tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình: Các tài sản được ghi nhận là TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau: (a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó; (b) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; (c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; (d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Kế toán TSCĐ hữu hình được phân loại theo nhóm tài sản có cùng tính chất và  mục đích sử dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm: (a) Nhà cửa, vật kiến trúc; (b) Máy móc, thiết bị; (c) Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn; (d) Thiết bị, dụng cụ quản lý; (e) Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm; (f) TSCĐ hữu hình khác. Phương pháp xác định nguyên giá. Theo chuẩn mực kế toán số 03 về TSCĐ, nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để có được tài sản tính đến thời điểm đưa TS đó và sử dụng. TSCĐ hữu hình mua sắm Theo đó, nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm bao gồm giá mua (trừ (-) các khoản được chiết khấu thương mại hoặc giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, như: Chi phí chuẩn bị mặt bằng; Chi phí vận chuyển và bốc xếp ban đầu; Chi phí lắp đặt, chạy thử (trừ (-) các khoản thu hồi về sản phẩm, phế liệu do chạy thử); Chi phí chuyên gia và các chi phí liên quan trực tiếp khác. Đối với TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương thức giao thầu, nguyên giá là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng, các chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ (nếu có). Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là TSCĐ vô hình. Trường hợp TSCĐ hữu hình mua sắm được thanh toán theo phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền phải thanh toán và giá mua trả ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình (vốn hóa) theo quy định của chuẩn mực kế toán “Chi phí đi vay”. Các khoản chi phí phát sinh, như: Chi phí quản lý hành chính, chi phí sản xuất chung, chi phí chạy thử và các chi phí khác... nếu không liên quan trực tiếp đến việc mua sắm và đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng thì không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. Các khoản lỗ ban đầu do máy móc không hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ. TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế Nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế là giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) chi phí lắp đặt, chạy thử. Trường hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình sản xuất ra để chuyển thành TSCĐ thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng (+) các chi phí trực tiếp liên quan đến việc đưa TSCĐ  vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Trong các trường hợp trên, mọi khoản lãi nội bộ không được tính vào nguyên giá của các tài sản đó. Các chi phí không hợp lý, như nguyên liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình tự xây dựng hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình. TSCĐ hữu hình thuê tài chính Trường hợp đi thuê TSCĐ hữu hình theo hình thức thuê tài chính, nguyên giá TSCĐ được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “Thuê tài sản”. TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình không tương tự hoặc tài sản khác được xác định theo giá trị hợp lý của TSCĐ hữu hình nhận về, hoặc giá trị hợp lý của tài sản đem trao đổi, sau khi điều chỉnh các khoản tiền hoặc tương đương tiền trả thêm hoặc thu về. Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐ hữu hình tương tự, hoặc có thể hình thành do được bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản tương tự (tài sản tương tự là tài sản có công dụng tương tự, trong cùng lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương). Trong cả hai trường hợp không có bất kỳ khoản lãi hay lỗ nào được ghi nhận trong quá trình trao đổi. Nguyên giá TSCĐ nhận về được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ đem trao đổi. Ví dụ: Việc trao đổi các TSCĐ hữu hình tương tự như trao đổi máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, các cơ sở dịch vụ hoặc TSCĐ hữu hình khác. TSCĐ hữu hình tăng từ các nguồn khác Nguyên giá TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu tặng, được ghi nhận ban đầu theo giá trị hợp lý ban đầu. Trường hợp không ghi nhận theo giá trị hợp lý ban đầu thì doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa cộng (+) các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Phương pháp xác định khấu hao. Theo chuẩn mực 03 về TSCĐ: Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó. Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó. Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng: (a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc: (b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản. Giá trị phải khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khấu hao của từng kỳ được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chúng được tính vào giá trị của các tài sản khác, như: Khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho các hoạt động trong giai đoạn triển khai là một bộ phận chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ vô hình (theo quy định của chuẩn mực TSCĐ vô hình), hoặc chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho quá trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác. Lợi ích kinh tế do TSCĐ hữu hình đem lại được doanh nghiệp khai thác dần bằng cách sử dụng các tài sản đó. Tuy nhiên, các nhân tố khác, như: Sự lạc hậu về kỹ thuật, sự hao mòn của tài sản do chúng không được sử dụng thường dẫn đến sự suy giảm lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp ước tính các tài sản đó sẽ đem lại. Do đó, khi xác định thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình phải xem xét các yếu tố sau: - Mức độ sử dụng ước tính của doanh nghiệp đối với tài sản đó. Mức độ sử dụng được đánh giá thông qua công suất hoặc sản lượng dự tính; - Mức độ hao mòn phụ thuộc vào các nhân tố liên quan trong quá trình sử dụng tài sản, như: Số ca làm việc, việc sửa chữa và bảo dưỡng của doanh nghiệp đối với tài sản, cũng như việc bảo quản chúng trong những thời kỳ không hoạt động; - Hao mòn vô hình phát sinh do việc thay đổi hay cải tiến dây truyền công nghệ hay do sự thay đổi  nhu cầu của thị trường về sản phẩm hoặc dịch vụ do tài sản đó sản xuất ra; - Giới hạn có tính pháp lý trong việc sử dụng tài sản, như ngày hết hạn hợp đồng của tài sản thuê tài chính.  Thời gian sử dụng hữu ích của TSCĐ hữu hình do doanh nghiệp xác định chủ yếu dựa trên mức độ sử dụng ước tính của tài sản. Tuy nhiên, do chính sách quản lý tài sản của doanh nghiệp mà thời gian sử dụng hữu ích ước tính của tài sản có thể ngắn hơn thời gian sử dụng hữu ích thực tế của nó. Vì vậy, việc ước tính thời gian sử dụng hữu ích của một TSCĐ hữu hình còn phải dựa trên kinh nghiệm của doanh nghiệp đối với các tài sản cùng loại. Ba phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, gồm: - Phương pháp khấu hao đường thẳng; - Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần; và - Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm. Theo phương pháp khấu hao đường thẳng, số khấu hao hàng năm không thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần, số khấu hao hàng năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm dựa trên tổng số đơn vị sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra. Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng TSCĐ hữu hình phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong cách thức sử dụng tài sản đó. Doanh nghiệp không được tiếp tục tính khấu hao đối với những TSCĐ hữu hình đã khấu hao hết g
Luận văn liên quan