Báo cáo Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang

Nhà vườn trồng thanh long ởViệt nam nhận thấy giá trái cây của họsụt giãm khoảng 60% từnăm 2000, điều này là do sựphụthuộc rất lớn của trái cây vào thịtrường nội địa hay chỉxuất khẩu thanh long cho các nước lân cận. Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu trái thanh long nhưng phần lớn trái thanh long lại chỉ được cung ứng từcác nhà vườn có qui mô sản xuất nhỏlẻ.Lợi nhuận có thểtăng lên nếu nhưcác nông hộsản xuất nhỏlẻvà nhà xuất khẩu tiếp cận được trái thanh long vào thịtrường mới-đòi hỏi chất lượng cao hơn ởcác nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, theo những nguyên tắc và yêu cầu vềchất lượng, cũng nhưan toàn thực phẩm đòi hỏi người nông dân Việt nam phải thực hành nông trại tốt (GAP) nếu nhưhọ muốn xuất khẩu trái thanh long vào thịtrường chất lương cao. Tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhà vườn và tiêu chuẩn toàn cầu vềthực phẩm của Hiệp hội của những nhà bán lẽAnh (BRC) cho nhà đóng gói, là những tiêu chuẩn GAP cơbản và nền tảng tối thiểu vềan toàn thực phẩm, hợp pháp, chất lượng và bền vững mà hiện nay được đòi hỏi cho các siêu thịChâu Âu.Dựán này sẽphát triển những bước cơ bản thực thi của EUREPGAP và BRC cho cho nhà vườn và người đóng gói ởtỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, hầu giúp người nông dân xuất khẩu trái thanh long vào thị trường chất lương cao ởChâu âu. Nếu thành công, dựán này sẽcung cấp một hệ thống GAP mới, phù hợp cho công nghệsản xuất trái cây ởViêt nam.

pdf19 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1681 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương trình Hợp tác Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (CARD) Báo cáo tiến độ 037/04VIE Phát triển hệ thốngGAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang MS5: Báo cáo 6 tháng lần thứ 3 Tháng 8/ 2006 MIỄN TRÁCH NHIỆM Viện Nghiên cứu Rau quả và Lương thực của Newzeland có đủ khả năng, sự cẩn thận và nghiêm túc trong việc chuẩn bị những thông tin như đã trình bày trong báo cáo này, nhưng sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý trong thương mại của của bất cứ sản phẩm nào, cũng như sự thiệt hại do sử dụng những thông tin trong báo cáo này. Mục lục 1.Thông tin về đơn vị ____________________________________________________ 1 2.Trích lược dự án ______________________________________________________ 2 3.Báo cáo tóm tắc _______________________________________________________ 2 4.Giới thiệu và bối cảnh __________________________________________________ 3 5.Tiến độ thực hiện ______________________________________________________ 4 5.1 Những điểm thực thi nổi bậc______________________________________________ 4 5.2 Lợi ích cho đối tượng qui mô nhỏ _________________________________________ 7 5.3 Tăng cường năng lực ____________________________________________________ 8 5.4 Thông tin đại chúng _____________________________________________________ 9 5.5 Quản lý dự án _________________________________________________________ 10 6. Báo cáo các vấn đề đang chéo _______________________________________ 10 6.1 Về môi trường ________________________________________________________ 10 6.2 Về giới tính và xã hội __________________________________________________ 10 7. Các vấn đề về thực hiện và tính bền vững ______________________________ 10 7.1 Khó khăn tồn động và trở ngại ___________________________________________ 10 7.2 Các giải pháp__________________________________________________________ 12 7.3 Tính ổn định bền vững__________________________________________________ 13 8. Các bước thực hiện kế tiếp của dự án __________________________________ 13 9. Kết luận _________________________________________________________ 15 1. Thông tin đơn vị Tên dự án Phát triển hệ thống GAP cho nhà sản xuất và xuất khẩu thanh long tại tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang Cơ quan Việt nam tham gia Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam Trưởng dự án (phía Việt nam) Nguyễn Văn Hòa Cơ quan đối tác của Úc Viện Nghiên cứu Rau quả và Lương thực-New Zealand Nhân sự của Úc John Campbell, Jim Walker Ngày bắt đầu dự án 30/6/2005 Ngày kết thúc dự án (dự định) Tháng 3/ 2007 Ngày kết thúc dự án Báo cáo dự án Báo cáo tiến độ dự án định kỳ 6 tháng lần thứ 3 Địa chỉ liên lạc Phía Úc- Trưởng nhóm nghiên cứu Tên John Campbell Telephone: +64 3 528 9106 Chức vụ Trưởng dự án Fax: +64 3 528 7813 Cơ quan HortResearch Email: jcampbell@hortresearch.co.nz Phía Úc-địa chỉ hành chánh Tên Bà Leonie Osborne Telephone: +64 9 815 8819 Chức vụ PA, Bioprotection Group Fax: +64 9 815 4202 Leader Tên tổ chức HortResearch Email: losborne@hortresearch.co.nz Phía Việt nam Tên Tiến sỹ Nguyễn Minh Châu Telephone: +84 73 893 129 Chức vụ Cố vấn dự án Fax: +84 73 893 122 Cơ quan Viện Nghiên cứu CAQ Miền nam Email: mch@hcm.vnn/vn (SOFRI) 2.Trích lược dự án Nhà vườn trồng thanh long ở Việt nam nhận thấy giá trái cây của họ sụt giãm khoảng 60% từ năm 2000, điều này là do sự phụ thuộc rất lớn của trái cây vào thị trường nội địa hay chỉ xuất khẩu thanh long cho các nước lân cận. Hiện nay có khoảng 10 doanh nghiệp Việt nam xuất khẩu trái thanh long nhưng phần lớn trái thanh long lại chỉ được cung ứng từ các nhà vườn có qui mô sản xuất nhỏ lẻ.Lợi nhuận có thể tăng lên nếu như các nông hộ sản xuất nhỏ lẻ và nhà xuất khẩu tiếp cận được trái thanh long vào thị trường mới-đòi hỏi chất lượng cao hơn ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Tuy nhiên, theo những nguyên tắc và yêu cầu về chất lượng, cũng như an toàn thực phẩm đòi hỏi người nông dân Việt nam phải thực hành nông trại tốt (GAP) nếu như họ muốn xuất khẩu trái thanh long vào thị trường chất lương cao. Tiêu chuẩn EUREPGAP cho nhà vườn và tiêu chuẩn toàn cầu về thực phẩm của Hiệp hội của những nhà bán lẽ Anh (BRC) cho nhà đóng gói, là những tiêu chuẩn GAP cơ bản và nền tảng tối thiểu về an toàn thực phẩm, hợp pháp, chất lượng và bền vững mà hiện nay được đòi hỏi cho các siêu thị Châu Âu.Dự án này sẽ phát triển những bước cơ bản thực thi của EUREPGAP và BRC cho cho nhà vườn và người đóng gói ở tỉnh Bình Thuận và Tiền Giang, hầu giúp người nông dân xuất khẩu trái thanh long vào thị trường chất lương cao ở Châu âu. Nếu thành công, dự án này sẽ cung cấp một hệ thống GAP mới, phù hợp cho công nghệ sản xuất trái cây ở Viêt nam. 3. Báo cáo tóm tắt Đây là báo cáo tiến độ lần thứ 3 cho Chương trình hợp tác Nông nghiệp và Phát triển nông thôn-Collaboration for Agriculture and Rural Development (CARD), số dự án 037/04VIE, giai đoạn1/3/2006 – 31/8/ 2006. Trưởng dự án thuộc tổ chức HortResearch đã có 2 chuyến công tác đến Việt nam từ19/3 đến 8/4/ 2006 và 23/7 đến 11/8/2006. Không có sự thay đổi nhân sự của dự án ở giai đoạn báo cáo này. Ban cố vấn dự án phía Việt nam vẫn tiếp tục công việc như: Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các thành viên có liên quan đến hoạt động sản xuất, đóng gói và xuất khẩu đã tham gia các lớp tập huấn về tất cả các khía cạnh của Thực hành nông trại tốt (GAP) với các cấp độ khác nhau. Khai thác hiệu quả tiềm năng nhân lực và cơ sở hạ tầng sẳn có là tiêu chí hàng đầu của dự án nhằm đạt được kết quả như mong muốn. Nhân sự Việt nam, Ông Nguyễn Hữu Hoàng đã tham gia lớp tập huấn: Thanh tra viên nội bộ được tổ chức tại New Zealand. Khảo sát thực địa tại vườn thanh long, thông qua điều tra hiện trạng canh tác của nông dân nhằm xác định những thuận lợi và khó khăn của nhà vườn khi thực hiện GAP, đã hoàn tất ở giai đoạn báo cáo đầu tiên. Các số liệu thu thập được chuyển đổi sang tiếng Anh, đưa vào mạng dữ liệu để phân tích.Báo cáo về kết quả điều tra hiện trạng sản xuất của nhà vườn được thực hiện bởi nhân sự của HortResearch và được trưởng dự án trình bày bằng PowerPoint cho các nhân sự của Viện Nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI), cũng như cho các cơ sở thu mua, đóng gói, nông dân và nhân sự của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào giai đoạn tháng 3 và tháng 4/2006. Việc chọn lựa các thành viên như người đóng gói, nhà xuất khẩu và nhóm nông dân làm mô hình theo mục tiêu của dự án đã được hoàn tất vào tháng 9/2006. Khóa tập huấn cho các thành viên tham gia mô hình về tiêu chuẩn BRC cho người đóng gói và tiêu chuẩn EUREPGAP cho nông dân được tiếp tục thực hiện.Các khóa tập huấn về kiểm soát chất lượng, sức khỏe và an toàn, kỹ thuật,những qui định về truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm, cũng như an toàn cho môi trường đã được triển khai, nhằm trang bị kiến thức cho các thành viên tham gia thực hiện tốt, đạt các tiêu chuẩn của GAP. Nhóm khảo sát vườn thanh long do trưởng dự án thực hiện, nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất thanh long, cũng như phương cách đóng gói và vận chuyển của các cơ sở thu mua đóng gói. Kết quả điều tra được tổng hợp dựa trên cở sở khảo sát chất lượng trái qua các thao tác đóng gói.Từ đó, phát triển quyển sổ tay hướng dẫn về phương thức đóng gói và vận chuyển phù hợp cho từng điều kiện thực tế của nông hộ và cơ sở đóng gói mà vẫn bảo đảm chất lượng trái thanh long theo đúng yêu cầu của tiêu chuẩn EUREPGAP và BRC, và an toàn cho người sử dụng. Quyển sổ tay này được dịch sang tiếng Việt trước khi phân phối đến nông dân và cơ sở đóng gói tham gia trong dự án. Các tiêu chuẩn được thiết lập trong dự án là sự kết hợp thực hiện của tất cả nguyên tắc, tiêu chuẩn đã được xác định theo mục tiêu của dự án. Thị trường chất lượng cao cho trái thanh long Việt nam được nghiên cứu xác định và đánh giá, nhằm xuất khẩu trái có chứng nhận và cả trái thanh long có chất lượng cao do hiệu quả tác động của dự án trong giai đoạn ban đầu hướng tới được chứng nhận.Các cơ sở thu mua đóng gói phải chịu trả giá cao hơn cho sản phẩm trái có chất lượng, ở giai đoạn hướng tới đạt được chứng nhận. Mục tiêu đặt ra của dự án cho năm thứ 1 đã cho kết quả tốt. Dự án CARD cho thanh long đã được quảng bá ở các báo địa phương, cũng như báo nông nghiệp và vô tuyến truyền hình trong giai đoạn báo cáo này. 4. Giới thiệu và bối cảnh Mục tiêu 1: Tăng cường sự canh tranh của các nông hộ sản xuất thanh long nhỏ lẻ và đẩy mạnh khả năng cung ứng thanh long Việt nam cho thị trường chất lượng cao quốc tế, đồng thời giới thiệu những qui định mới về chất lượng thực phẩm, an toàn cho môi sinh, sản xuất bền vững, cũng như an toàn sức khỏe cho người lao động và người tiêu dùng qua các kỹ thuật thực hành nông trại của nông dân và cơ sở đóng gói. Mục tiêu 2: Cung cấp các kỹ thuật mới và mở các lớp tập huấn cho các cán bộ nghiên cứu, cán bộ khuyến nông Việt nam nhằm tăng cường nhân sự có trình độ, có kỷ năng truyền đạt kiến thức để thực hiện tốt GAP cho cây thanh long. Đầu ra được mong đợi của dự án bao gồm cách thức làm vườn mới để bảo đảm trái thanh long Việt nam vào được thị trường Châu Âu và hướng dẫn các nông hộ nhỏ lẻ tự điều chỉnh, hòa nhập vào chuổi cung ứng hàng hóa. Nhân sự tham gia dự án của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI), Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và doanh nghiệp tư nhân sẽ được tập huấn tại vườn sản xuất và cơ sở đóng gói ở Việt nam và 2 nhân sự của SOFRI sẽ tham gia khảo sát các hệ thống GAP cho cây ăn quả ở New Zealand. Với ý định phát triển nguồn nhân sự Việt nam ở các cơ quan nhà nước và cả doanh nghiệp tư nhân dựa trên cơ sở ứng dụng vào thực tế sản xuất như: -So sánh hiện trạng sản xuất ở các nông hộ trồng thanh long với các tiêu chuẩn EUREPGAP thông qua kết quả điều tra hiện trạng sản xuất. -Tăng cường tác động khoa học của SOFRI và thiết lập các hệ thống canh tác thanh long bền vững,cũng như giải quyết các trở ngại. -Xây dựng các mô hình sản xuất thanh long kiểu mẫu theo hướng EUREPGAP với sự cộng tác của nhóm nông dân/cơ sở thu mua đóng gói/ nhà xuất khẩu. -Xây dựng quyển sổ tay, nhật ký đồng ruộng cho nhà vườn và phát triển các phương tiện tập huấn phù hợp, dễ truyền đạt từ cán bộ khuyến nông đến nông dân về canh tác thanh long, cũng như việc áp dụng mô hình sản xuất thanh long cho các loại cây trồng khác. -Thiết lập hệ thống kiểm soát chất lượng trái thanh long và tiến tới công nhận đạt tiêu chuẩn EUREPGAP ở các mô hình sản xuất. -Tối ưu hóa tác động ban đầu của dự án vào việc phát triển Thực hành nông trại tốt (GAP) vào công nghệ sản xuất thanh long ở Việt nam thông qua việc tham gia tốt dự án thanh long GAP. 5. Tiến độ thực hiện 5.1. Những điểm thực thi nổi bậc 5.1.1 Điều tra hiện trạng sản xuất Nhóm nghiên cứu của SOFRI đã điều tra hiện trạng sản xuất thanh long vào cuối tháng 7/2005 ở 124 nông hộ thuộc tỉnh Bình thuận và 30 nông hộ ở Tiền giang. Điều tra ghi nhận về hiện trạng canh tác ở các nông hộ so với tiêu chuẩn EUREPGAP(Báo cáo 8/2006,phụ lục 2), cũng như ghi nhận thêm những thông tin về kỹ thuật canh tác, các thông số kỹ thuật trong canh tác thanh long. Số liệu điều tra được Tiến sỹ Jim Walker phân tích tại HortResearch và phần trình bày bằng PowerPoint do ông Patrick Connolly đảm trách vào tháng 3/2006. Theo dự kiến,Tiến sỹ Walker đến Việt nam trình bày bằng PowerPoint, tuy nhiên vì bận công việc nên ông không thể đến Việt nam. Kết quả điều tra do trưởng dự án trình bày vào tháng 3/2006 cho các nghiên cứu viên của SOFRI và tiếp theo cho nhân sự của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn và nông dân ở Bình thuận. Kết quả này cũng được phổ biến cho nông dân và người thu mua đóng gói vận chuyển trong vùng qua các lần tập huấn. Ở các lần trình bày bằng PowerPoint, báo cáo viên luôn nhấn mạnh những điểm mâu thuẩn cần khắc phục trong canh tác thanh long ở các nông hộ Việt nam khi họ muốn tiếp cận sản phẩm của họ vào thị trường chất lượng cao. Phần trình bày PowerPoint và các thông tin kỹ thuật thu thập trong quá trình điều tra được nhóm nghiên cứu viên của SOFRI sử dụng cho công tác nghiên của họ. 5.1.2.Xây dựng quyển cẩm nang Thực hành nông trại tốt (GAP) Quyển cẩm nang viết bằng tiếng Anh về chất lượng trái thanh long đã được hoàn tất và hiện đang được dịch sang tiếng Việt. Quyển sách này đã hoàn chỉnh vào cuối tháng 3 với dạng phiên bản gốc nhưng do giới hạn thời gian nên bị đình trệ và cần hiệu đính.Quyển sách này được xây dựng nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng trái thanh long theo mục tiêu dự án. Quyển sách được viết ở trình độ dễ hiểu giúp nông dân thực hiện tốt nhằm thỏa mản tiêu chuẩn EUREPGAP và giúp các cơ sở thu mua đóng gói thực hiện theo các yêu cầu của các tiêu chuẩn BRC. Quyển sách này rất hửu dụng trong tương lai cho các cơ sở đóng gói khác, như là quyển cẩm nang cầm tay phù hợp cho điều kiện thực tế của họ. Thẩm định về hiệu quả ứng dụng của quyển cẩm nang chất lượng trái thanh long theo tiêu chuẩn của BRC và EUREPGAP và những yêu cầu của người tiêu dùng, của cơ sở đóng gói và nông dân sẽ được thực hiện bởi một tổ chức có thẩm quyền, chuyên biệt và có tính độc lập. Việc đánh giá của tổ chức này dự định vào khoảng tháng 12/2006, khi hồ sơ từ nhóm thanh tra nội bộ được hoàn tất. Quyển sách về tiêu chuẩn BRC về thực phẩm đã được mua phục vụ cho hệ thống kiểm tra chất lượng tại các cơ sở thu mua đóng gói và dự án này đã xây dựng quyển cẩm nang phục vụ việc kiểm soát chất lượng trái tại cơ sở đóng gói của ông Hiệp. Mục tiêu của dự án cũng xây dựng nguồn nhân lực có tay nghề, làm việc tại các cơ sở đóng gói nhằm đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn BRC. Có sự nổ lực rất lớn của các thành viện dự án nhằm xây dựng quyển cẩm nang cho các cơ sở đóng gói, cho hệ thống đo lường chất lượng và công nhân thực hiện bốc xếp hay công tác tại nhà máy chế biến, nội dung quyển sách này rất phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng cẩm nang và thiết lập dây chuyền đóng gói theo phương thức trên, nhằm bảo đảm chất lượng trái cho người tiêu dùng, dễ sử dụng, cung cấp phương tiện hửu ít và dễ hiểu cho các lớp tập huấn, tạo ra tiến trình chuẩn xác và thuận lợi cho nhóm thanh tra nội bộ và tổ chức thẩm định thực hiện tốt. Tổ chức BRC đã cho phép dự án sử dụng tiêu chuẩn BRC để xây dựng cẩm nang chất lượng trái thanh long cho các mô hình của dự án. 5.1.3.Xây dựng kế hoạch thực hiện – Đã hoàn tất ở báo cáo tiến độ đầu tiên 5.1.4.Thiết lập chương trình Thực hành nông trại tốt (GAP) cho một năm Như đã đề cập trong báo cáo trước đây, cơ sở thu mua đóng gói của ông Hiệp được chọn làm mô hình đóng gói trái thanh long. Nhân sự của dự án đã thỏa thuận với ông Hiệp chuyển cơ sở này hoạt động cho dự án, cơ sở được trang bị thêm thiết bị hoạt động phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn BRC và của mục tiêu dự án.Trong chuyến công tác tại Việt nam vào tháng 8/2006 của trưởng dự án, hợp đồng cộng tác được ký kết giữa ông Hiệp và Tiến sỹ Châu-Cố vấn dự án. Hợp đồng cộng tác được dựa trên biên bản thảo luận và trình bày trong báo cáo trước đây.Thực tế, những vấn đề cần khắc phục-nhấn mạnh bởi trưởng dự án trong chuyến công tác trước đây- đã đề cập với Ông Hiệp. Ông Hiệp- Công ty trách nhiệm hữu hạn thanh long Hoàng hậu, đã nhận lời cung cấp nguồn nhân lực, cơ sở vật chất để làm mô hình mẫu của dự án.Bên cạnh việc hổ trợ cở sở đóng gói cho dự án, Ông Hiệp cũng hứa hợp tác 70 hecta vườn cho dự án xây dựng mô hình canh tác thanh long theo tiêu chuẩn EUREPGAP. Ông Hiệp mạnh dạng cam kết thực hiện đúng mọi kế hoạch mà dự án CARD đưa ra. Đây là một thành công lớn của dự án vì mọi hợp phần trong chuỗi hoạt động kiểm soát chất lượng trái thanh long sẽ được thực thi, mỗi thành viên hiểu được vai trò của mình và toàn bộ hệ thống sẽ hoạt động đồng bộ, có hiệu quả trước khi trưởng dự án viếng thăm Việt nam dự kiến vào tháng 11/2006. Nhóm nghiên cứu dự án của Viện nghiên cứu cây ăn quả Miền nam (SOFRI) sẽ hoàn tất dịch quyển cẩm nang sang tiếng Việt vào cuối tháng 9. Quyển cẩm nang này sẽ phân phát cho ông Hiệp sau khi được dịch sang tiếng Việt, và nhóm tham gia dự án sẽ hướng dẫn và tổ chức các lớp tập huấn cho các nhóm thành viên làm mô hình mẫu của dự án, cũng như nhóm thanh tra nội bộ sẽ thực hiện công tác thanh tra các hoạt động và hướng dẫn điều chỉnh hoặc sửa đổi khi cần thiết. Các mô hình mẫu cho dự án thanh long gồm có: .Cơ sở thu mua đóng gói của ông Hiệp .70 hecta vườn trồng thanh long của ông Hiệp .Khoảng 3 nông hộ có diện dích khá lớn nhận cung cấp trái thanh long cho ông Hiệp .Hơn 10 hộ nông dân sản xuất thanh long nhỏ lẻ quanh vùng đã ký hợp đồng hợp tác với dự án, trong đợt điều tra hiện trạng sản xuất do các thành viên của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện. .Một số hộ nông dân khác cũng nhận làm mô hình và cung cấp sản phẩm khi cơ sở đóng gói hoạt động. Các mô hình mẫu như được đề cập trên, khi được chứng nhận, sẽ cung cấp sản phẩm trái chất lượng cao cho thị trường ở các nước Châu Âu và đóng vai trò sống còn cho hệ thống kiểm soát chất lượng đã được thành lập. 5.1.5.Hoạt động của hệ thống kiểm soát chất lượng Trước thời điểm báo cáo này, dự án đã tổ chức các khóa tập huấn cho các nhóm thành viên, hợp tác với dự án hoạt động theo đúng tiêu chuẩn GAP. Dựa trên nhiệm vụ và quyền lợi của thành viên và các mô hình sản xuất, dự án đã tổ chức tập huấn nhấn mạnh vào các nội dung cần thiết cho các nông hộ và cơ sở thu mua đóng gói, giúp họ thực hiện đúng các tiêu chuẩn đặt ra, trước khi có sự kiểm tra của tổ chức cấp giấy chứng nhận. Lựa chọn hệ thống tiêu chuẩnsoát chất lượng Dự án chọn tiêu chuẩn đóng gói BRC và tiêu chuẩn chất lượng EUREPGAP làm kim chỉ nam cho kế hoạch phát triển trái cây Việt nam, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận cho người đầu tư sản xuất. Tiêu chuẩn EUREPGAP được áp dụng vào sản xuất ở vườn quả của nông dân, trong khi tiêu chuẩn BRC được áp dụng cho các cơ sở thu mua đóng gói. Cả 2 tiêu chuẩn này bổ sung cho nhau bảo đảm trái thanh long sản xuất và đóng gói theo đúng tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn cho sức khỏe và hợp pháp như mong muốn, để cung cấp cho các thị trường chất lượng cao. Cở sở cho việc lựa chọn 2 tiêu chuẩn này là nhằm vào sự đòi hỏi của các thị trường chất lượng cao như đã đề cập trong mục tiêu của dự án. Dự án đã định hướng rỏ ‘Khách hàng là thượng đế’ và hệ thống kiểm soát chất lượng phải thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng khi đi vào hoạt động và đặc biệt hơn là phải thực hiện đúng những điều như đã cam kết về chất lượng, hợp pháp, an toàn cho sức khỏe và là cơ sở để truy nguyên nguồn gốc cho toàn bộ sản phẩm được sản xuất và đóng gói. Hệ thống xây dựng và kiểm tra chất lượng-áp dụng tại các mô hình mẫu có thể bảo vệ cho nông dân và các cơ sở đóng gói tránh những khiếu nại về hư hại khi sản phẩm đã rời khỏi cơ sở đóng gói ( không chịu trách nhiệm) *Hoạt động và tiến độ thực hiện của hệ thống kiểm tra chất lượng tại các mô hình mẫu như sau: -Thành lập các thành viên tham gia mô hình và hoạch định sự liên kết của họ -Chọn tiêu chuẩn BRC làm định hướng cho hệ thống kiểm tra chất lượng tại các cơ sở đóng gói -Chọn tiêu chuẩn EUREPGAP làm định hướng cho hệ thống kiểm tra chất lượng tại vườn sản xuất của nông dân -Xây dựng quyển cẩm nang kiểm soát chất lượng trái thanh long bằng tiếng Anh -Dịch quyển cẩm nang sang tiếng Việt -Phân phát quyển cẩm nang tiếng Việt đến các
Luận văn liên quan