Báo cáo Quản lý rác thải trên địa bàn Đông Hội Đông Anh Hà Nội

Việt Nam là một nước đang phát triển, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, đời sống của con người đã và đang được nâng cao. Bên cạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế xã hội, hiện tượng suy thoái môi trường ngày càng biểu hiện rõ rệt. Lượng rác thải ra ngày càng tăng, vấn đề quản lý rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nhức nhối không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. Ở nông thôn do người dân chưa ý thức về tác hại của rác thải nên đã làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững cũng như sức khỏe của cộng đồng. Xã Đông Hội- huyện Đông Anh- thành phố Hà Nội là một xã đồng bằng giáp sông Đuống, nằm về phía nam của Huyện Đông Anh. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của tốc độ đô thị hóa toàn huyện, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên khi mức sống của người dân ngày một nâng cao thì đồng nghĩa với sự suy giảm chất lượng môi trường do sự phát sinh rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó thì rác thải từ nông nghiệp chưa được xử lý cũng gây ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý rác hiện nay còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế nên lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý trên địa bàn xã đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe cả người dân. Xuất phát từ thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý rác thải, cần tìm hiểu đánh giá một cách chi tiết công tác quản lý, xử lý lượng rác thải sinh hoạt và nông nghiệp phát sinh trên địa bàn xã và đề xuất các giải pháp phù hợp, nhóm thực tập đã thực hiện đề tài : “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”.

doc41 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2059 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Quản lý rác thải trên địa bàn Đông Hội Đông Anh Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một nước đang phát triển, với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật thì quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ngày càng được đẩy mạnh, đời sống của con người đã và đang được nâng cao. Bên cạnh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, sự phát triển kinh tế xã hội, hiện tượng suy thoái môi trường ngày càng biểu hiện rõ rệt. Lượng rác thải ra ngày càng tăng, vấn đề quản lý rác thải và xử lý rác thải đang là vấn đề nhức nhối không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn. Ở nông thôn do người dân chưa ý thức về tác hại của rác thải nên đã làm ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển bền vững cũng như sức khỏe của cộng đồng. Xã Đông Hội- huyện Đông Anh- thành phố Hà Nội là một xã đồng bằng giáp sông Đuống, nằm về phía nam của Huyện Đông Anh. Trong những năm gần đây do ảnh hưởng chung của tốc độ đô thị hóa toàn huyện, đời sống của người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên khi mức sống của người dân ngày một nâng cao thì đồng nghĩa với sự suy giảm chất lượng môi trường do sự phát sinh rác thải sinh hoạt. Bên cạnh đó thì rác thải từ nông nghiệp chưa được xử lý cũng gây ô nhiễm môi trường. Công tác quản lý rác hiện nay còn gặp không ít những khó khăn và hạn chế nên lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý trên địa bàn xã đã gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe cả người dân. Xuất phát từ thực trạng trên, để thực hiện tốt công tác quản lý rác thải, cần tìm hiểu đánh giá một cách chi tiết công tác quản lý, xử lý lượng rác thải sinh hoạt và nông nghiệp phát sinh trên địa bàn xã và đề xuất các giải pháp phù hợp, nhóm thực tập đã thực hiện đề tài : “Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”. 1.2. Mục đích và yêu cầu nghiên cứu 1.2.1. Mục đích nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa bàn xã Đông Hội – huyện Đông Anh – Hà Nội - Đề xuất một số biện pháp để quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa bàn xã 1.2.2.Yêu cầu Đánh giá được thực trạng từ đó phân tích ưu nhược điểm của công tác quản lý rác thải sinh hoạt và nông nghiệp tại địa bàn xã Đưa ra giải pháp phù hợp trong công tác quản lý và xử lý rác thải tránh ô nhiễm môi trường PHẦN II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp trên địa bàn một xã - Địa điểm nghiên cứu: xã Đông Hội – huyện Đông Anh – Hà Nội - Thời gian nghiên cứu: từ 21/10 đến 12/11/2010 2.2. Nội dung nghiên cứu Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Đông Hội ảnh hưởng đến tình hình rác và quản lý rác thải tại địa phương Điều tra, đánh giá thực trạng rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp trên địa bàn xã Đông Hội. Đánh giá hiệu quả công tác quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp của xã Đông Hội. Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải nông nghiệp trên địa bàn xã Đông Hội. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: bao gồm các tài liệu, số liệu sẵn có về công tác quản lý rác thải và các tài liệu liên quan (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã, tình hình sử dụng đất, dân số và lao động,…) tại UBND xã Đông Hội Thu thập số liệu sơ cấp: + Điều tra, khảo sát thực địa: quan sát, xác định số lượng, địa điểm các điểm tập kết rác, cách thức thu gom và vận chuyển rác trên địa bàn xã và từng thôn. + Sử dụng phiếu điều tra nông hộ: điều tra 30 hộ trên địa bàn xã, rải đều tại 6 thôn (mỗi thôn 5 hộ được lựa chọn ngẫu nhiên) + Trực tiếp phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ thôn, công nhân thu gom rác Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các cán bộ, chuyên gia trong lĩnh vực quản lý và xử lý rác thải phục vụ cho quá trình nghiên cứu. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. PHẦN III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Đông Hội 3.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Đông Hội là xã nằm về phía Nam của huyện Đông Anh, có vị trí địa lý: Phía Bắc giáp xã Cổ Loa Phía Đông giáp xã Mai Lâm Phía Nam giáp quận Long Biên Phía Tây giáp xã Xuân Canh Là xã đồng bằng giáp sông Đuống, Đông Hội có 06 thôn là Lại Đà, Đông Ngàn, Đông Trù, Hội Phụ, Tiên Hội và Trung Thôn. Xã có tuyến quốc lộ 3, đường từ quốc lộ 3 đi cầu Đông Trù và tuyến đường 5 kéo dài (đang hoàn thành) chạy qua, ngoài ra còn có các trục đường liên xã nối với trục đường quốc lộ. Thêm vị trí gần trung tâm thị trấn Đông Anh, Đông Hội bới đó mà có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với các xã, thị trấn trong huyện và các vùng phụ cận. b. Địa hình, địa mạo Đông Hội là xã thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, cao hơn mực nước biển từ 1,5- 6,0m, có hướng dốc từ Đông Bắc xuống Tây Nam. c. Đặc điểm khí hậu, nguồn nước, tài nguyên đất - Khí hậu: Xã Đông Hội mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Khí hậu cả năm khá ẩm, mùa đông chịu ảnh hưởng của những đợt gió mùa Đông Bắc. Khí hậu được chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa đông khô lạnh và mưa ít. Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,90C, nhiệt độ tháng cao nhất (tháng 7 là 29,00C), tháng thấp nhất (tháng giêng là 16,70C). Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.468 mm chủ yếu tập trung vào các tháng 5, 6, 7, 8 và 9 chiếm 82% lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất là 267,0 mm vào tháng 8, lượng mưa thấp nhất là 13,0 mm vào tháng 1. Độ ẩm không khí hàng năm là 85%, độ ẩm trung bình tháng cao nhất là 89% (tháng 4), độ ẩm trung bình tháng thấp nhất là 81% (tháng 12). Số giờ nắng trung bình hàng năm là 1.357 giờ, thuộc mức tương đối cao, có điều kiện thích hợp canh tác 3 vụ trong năm. Gió thổi theo 2 mùa rõ rệt: gió Đông Bắc khô lạnh thổi về mùa đông, gió Đông Nam thổi về mùa hè kèm theo nóng ẩm và mưa nhiều, các tháng 4, 5, 6 thỉnh thoảng có xuất hiện gió khô nóng nhưng ít ảnh hưởng đến sản xuất. Hàng năm thường có 1 đến 3 cơn bão làm ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết của vùng. Bão đến thường kèm theo mưa lớn gây úng lụt cho các khu vực thấp trũng. Diễn biến một số yếu tố khí hậu của xã Đông Hội được thể hiện qua biểu đồ sau: Lượng mưa mm 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tháng Nhiệt độ oC 0 5 10 15 20 25 30 35 Lượng mưa Nhiệt độ Hình 3.1. Biểu đồ thể hiện diễn biến một số yếu tố khí hậu xã Đông Hội - Nguồn nước Nguồn nước mặt: Trên địa bàn xã có con sông Đuống chảy qua. Đây là con sông có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã. Nguồn nước mặt đang sử dụng của xã chủ yếu lấy từ sông Đuống được khai thác qua các trạm bơm nhằm kết hợp tưới tiêu chủ động. Nước của sông có hàm lượng phù sa cao, chất lượng tốt, rất cần thiết cho cây trồng, thích hợp cho việc cải tạo đồng ruộng. Nguồn nước ngầm: Hiện tại chưa có tài liệu điều tra khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên toàn xã, nhưng theo kết quả khảo sát sơ bộ thì độ sâu mực nước ngầm của xã Đông Hội vào khoảng 13- 20 m, trữ lượng nước khá lớn có thể khai thác phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã. - Tài nguyên đất Địa hình tương đối bằng phẳng kết hợp đất đai màu mỡ do sự bồi lắng thường xuyên của hệ thống sông Đuống đầy phù sa là một điều kiện thuận lợi để xã Đông Hội có thể phát triển kinh tế đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất Đông Hội (đến ngày 01/01/2010) STT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu(%) so với DTTN Tổng diện tích tự nhiên 690,76 100,00 1 Đất nông nghiệp 318,62 46,13 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 313,42 45,37 1.2 Đất nuôi trồng thủy sản 5,20 0,76 2 Đất phi nông nghiệp 372,14 53,87 2.1 Đất ở 101,16 14,64 2.2 Đất chuyên dùng 168,14 24,34 2.2.1 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 11,90 1,72 2.2.2 Đất có mục đích công cộng 157,14 22,76 2.3 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 10,50 1,52 2.4 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 86,24 12,49 (Nguồn: Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai đến ngày 01/01/2010 xã Đông Hội) 3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 3.1.2.1. Tình hình kinh tế Theo báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng năm 2009, phương hướng nhiệm vụ năm 2010 của xã Đông Hội, trong những năm vừa qua nền kinh tế của xã có mức tăng trưởng khá. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại- dịch vụ và công nghiệp- tiểu thu công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Cụ thể cơ cấu kinh tế các ngành như sau: Hình 3.2: Biểu đồ thể hiện cơ cấu các ngành kinh tế xã Đông Hội năm 2009 Sản xuất nông nghiệp Trong những năm qua ngành nông nghiệp có những bước phát triển khá, chiếm 65% tổng GDP toàn xã. Cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp nghiêng về trồng trọt chiếm tỷ trọng cao khoảng 60%; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đã có bước phát triển tốt chiếm tỉ trọng 40%, xã cũng đã hình thành mô hình trang trại chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản mang tính chất sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. a, Ngành trồng trọt Là một xã ven đô, Đông Hội đã có điều kiện ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất, lựa chọn giống cây phù hợp với điều kiện của địa phương, giải quyết tốt vấn đề thủy lợi, chủng loại các cây rau, màu, cây ăn quả phong phú do vậy năng suất cây trồng được nâng cao. Tuy nhiên, trong trồng trọt chưa được hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô vừa và lớn, cơ cấu cây trồng vẫn còn đơn điệu (chủ yếu vẫn là cây lúa và một số loại cây rau, màu và cây ăn quả khác), chưa phát huy được thế mạnh sản phẩm nông nghiệp của một xã ven đô Năm 2009, tổng diện tích đất canh tác là 331,6ha. Ngành chăn nuôi Trong những năm gần đây, chăn nuôi đang có hướng phát triển thành sản xuất hàng hóa dưới hình thức chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp ( bò, lợn, gà siêu thịt, vịt siêu trứng, ngan pháp…). Nuôi trồng thủy sản Tổng diện tích mặt nước đang nuôi trồng tủy sản là 27 ha, năng suất ước đạt 45 tấn. Ngành thương mại, dịch vụ Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn xã diễn ra sôi nổi, thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng về các chủng loại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Tổng số lao động trong ngành là 831 người, có khoảng 205 hộ gia đình kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã, thu hút được khoảng 257 lao động. Mỗi thôn có một chợ nhỏ phục vụ nhu cầu mua bán hàng ngày của người dân. Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm 10% tổng GDP toàn xã. Có thể nói Đông Hội là miền đất rất lành, trong những năm qua thu hút được rất nhiều doanh nghiệp đến đầu tư xây dựng các nhà máy, xí nghiệp, công ty đóng trên địa bàn xã, hàng năm thu hút được một lực lượng lao động khá dồi dào trên địa bàn xã. Các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong xã cũng phát triển mạnh, đặc biệt là nghề làm chổi tre Hội Phụ, bếp lò Tiên Hội, làm vừng Đông Trù, nấu rượu Đông Ngàn, góp phần tăng thu nhập, giải quyết việc làm cho nhân dân trong xã. 3.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm Theo báo cáo dân số và lao động xã Đông Hội ngày 14/10/2010, hiện nay, dân số xã là 10.122 người, trong số đó nữ có 5.218 người chiếm 51,55% tổng số nhân khẩu toàn xã. Dân số của xã được phân bố ở 6 thôn Lại Đà, Đông Ngàn, Đông Trù, Hội Phụ, Tiên Hội và Trung Thôn. Trong những năm qua, xã đã nỗ lực thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Bên cạnh đó, do trên địa bàn xã có nhiều khu công nghiệp, nên tỷ lệ tăng dân số cơ học lại tăng cao. Năm 2010, tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 1,296% Lực lượng lao động những năm gần đây có những chuyển biến theo xu hướng giảm lao động nông nghiệp, tăng lao động trong những ngành phi nông nghiệp. Theo báo cáo, số người trong độ tuổi lao động là 5.957 người. Trong đó, số người lao động trong nông nghiệp là 4524 người chiếm 75,94%; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 602 người (10,1%); dịch vụ, thương mại là 831 (13,96%). Tỉ lệ lao động đã qua đào tạo là 48,26%; chưa qua đào tạo là 51,74% và 0,005% tỉ lệ lao động thiếu việc làm. Bình quân diện tích đất sản xuất nông nghiệp/người thấp và có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2005, bình quân đất sản xuất nông nghiệp của xã là 365m2/người, năm 2008 bình quân đất sản xuất nông nghiệp còn 337m2/người, và đến năm 2009 chỉ còn 315m2/người. Trong sản xuất mang tính thời vụ cao, thời gian tập trung cho sản xuất nông nghiệp ở 2 vụ chính chiếm khoảng hơn 4 tháng, do đó nếu không phát triển cây vụ đông, hoặc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển dịch vụ và ngành nghề thủ công thì số lao động nhàn rỗi còn nhiều. 3.1.3.Thu nhập và mức sống Trong những năm qua, nền kinh tế của xã đã có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được nâng cao rõ rệt. Các hộ đều có phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi lại… Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 7 triệu đồng/năm. 3.1.4.Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Trong những năm gần đây, thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của Đảng và Nhà nước. Đặc biệt là hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V( khóa IX tháng 2/2002) về “ Đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ 2001- 2010”. Xã Đông Hội đã tập trung vào đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật hạ tầng phục vụ sản xuất và nhu cầu đi lại của người dân, các công trình hạ tầng ngày càng được dầu tư, nâng cấp. Giao thông Hiện nay, trên địa bàn xã có các tuyến giao thông chính gồm: Đường quốc lộ 3, chiều dài phần đi qua xã khoảng 2km. Đường từ quốc lộ 3-cầu Đông Trù, chiều dài phần đi qua xã khoảng 3km Đường đê ven sông Đuống, chiều dài đi qua xã khoảng 3km. Ngoài ra còn có một hệ thống đường liên thôn, liên xóm đã được rải đá, có những tuyến đường đã đổ bê tông… hết sức thuận lợi. Nhìn chung, chất lượng các tuyến giao thông rất tốt, hiện tại đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội của xã, tuy nhiên trong thời gian tới, từng bước cải tạo, nâng cấp, nhựa hóa một số tuyến đường trong các khu dân cư, mới đáp ứng được nhu cầu đi lại và phát triển kinh tế của xã trong trong tương lai. Thủy lợi Trên địa bàn xã có con sông Đuống chảy qua. Đây là con sông có ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp của xã. Trong mấy năm trở lại đây, do điều kiện khí hậu thất thường đã ảnh hưởng đến mặc nước của con sông này. Về mùa khô mực nước cả hai triền sông đều xuống thấp, ngược lại về mùa mưa mực nước cả hai triền sông đều dâng cao, có năm vượt mức báo động 3. Điều đó đã ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Ngoài ra trên địa bàn xã còn có 86,24 ha đất mặt nước chuyên dùng. Đây là những yếu tố quan trọng sẽ điều tiết lượng nước tưới, tiêu cho đời sống sinh hoạt của cá nhân và sản xuất nông nghiệp. Trong những năm qua do được sự quan tâm của các cấp, các ngành chức năng, xã đã nhanh chóng quy hoạch theo từng tiểu vùng sản xuất và tham mưu mở rộng hệ thống thủy lợi, thủy nông nội đồng nhằm đáp ứng tốt nhu cầu tưới tiêu cho từng vùng sản xuất, nhìn chung về mật độ kênh, mương đủ để đảm bảo phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. Đến năm 2010, xã đã tổ chức nạo vét xong 85 tuyến mương, tổng chiều dài 35.550m, khối lượng nạo vét bình quân là 7.920 m3. Tuy nhiên trong thời gian tới, việc quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ phải mở mới một số các tuyến thủy lợi đáp ứng nhu cầu tưới tiêu cho các khu vực chuyển đổi. Các cơ sở hạ tầng khác Toàn xã có 01 trường trung học cơ sở; 01 trường tiểu học; 04 trường mẫu giáo, mầm non; có 100% hộ dùng điện; bưu điện văn hóa xã; chợ và nhiều chợ cóc nằm rải rác ở các thôn; có trạm y tế. Các công trình này cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu học tập, sinh hoạt, sức khỏe cho nhân dân. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội xã Đông Hội Nằm trên trục Quốc lộ 3, đồng thời gần trung tâm thành phô Hà Nội, thị trấn Đông Anh, kết hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu thuận lợi, Đông Hội là xã có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp. 3.1.5.Hiện trạng môi trường xã Đông Hội Hiện nay, xã đang trong quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, hệ thống cơ sở hạ tầng kĩ thuật, hạ tầng xã hội đã và đang được đầu tư phát triển mạnh như: công nghiệp, giao thông, trường học, cơ sở y tế, văn hóa… Việc xây mới các công trình nhà ở, các cơ sở hạ tầng đi kèm với việc vận chuyển nguyên vật liệu, san lấp mặt bằng, thi công xây dựng… làm phát sinh tiếng ồn, bụi, chất thải sinh hoạt ảnh hưởng đến môi trường nói chung. Đặc biệt, trên địa bàn xã có tuyến đường 5 kéo dài chạy qua và quy hoạch khu đô thị trên địa bàn xã đang trong quá trình thi công san lấp mặt bằng, hàng ngày một lượng lớn xe chở đất, đá, nguyên vật liệu khác thường xuyên chạy trên tuyến đường từ cầu Đông Trù ra quốc lộ 3 làm phát sinh bụi trong không khí cao và tiếng ồn của xe là rất lớn ảnh hường đến đời sống và sinh hoạt của người dân hai bên xung quanh đường cũng như các công nhân tham gia lao động tại đó. Một vấn đề nữa là tình trạng rác thải của một số hộ gia đình chưa được tổ chức thu gom mà tự đem đốt tại chỗ hoặc đổ xuống sông, kênh, mương gây mất mĩ quan đồng thời ảnh hưởng đến môi trường nước, không khí và thủy sinh. Tuy nhiên trên thực tế, mức độ nghiêm trọng của vấn đề không lớn, mức ảnh hưởng chưa đáng kể. Ngoài ra, tình trạng vứt vỏ bao bì thuốc BVTV ra đồng ruộng, các tàn dư thực vật, phế phẩm chăn nuôi không được thu gom, xử lý cũng gây ảnh hưởng ít nhiều và trở thành vấn đề môi trường đáng quan tâm. 3.2.Thực trạng rác thải sinh hoạt và rác thải nông nghiệp xã Đông Hội 3.2.1. Tình hình rác thải sinh hoạt 3.2.1.1.Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt Đông Hội là 1 xã nông nghiệp với 75,94 % dân số hoạt động nông nghiệp, với mức sống còn thấp (thu nhập bình quân 7 triệu/người/năm) nên khối lượng rác thải bình quân/người không cao. Bảng 3.5: Nguồn gốc phát sinh rác thải sinh hoạt xã Đông Hội (năm 2010) Nguồn Khối lượng (tấn/ngày) Tỷ lệ (%) Hộ gia đình 4,55 71,32 Chợ, trường học, cơ quan, nhà hàng… 1.83 28,68 Tổng 6,38 100 (Nguồn: UBND xã Đông Hội và điều tra) Từ bảng trên cho thấy: Nguồn rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn nhất chiếm 71,32% tổng lượng rác trên toàn xã. Rác này được thu gom thường xuyên bởi công nhân vệ sinh của các thôn. Rác thải từ các chợ, nhà hàng, quán ăn, cơ quan cũng chiếm một lượng đáng kể. Xã Đông Hội có 6 thôn và mỗi thôn có 1 chợ nhỏ để phục vụ đời sống hàng ngày của người dân. Rác thải từ nguồn này chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân huỷ như thức ăn thừa, rau củ, quả bị hỏng...ngoài ra còn một lượng không nhỏ các loại bao bì, túi nilon. Ngoài ra, theo kết quả điều tra thì có 6/30 phiếu là hộ gia đình có tham gia kinh doanh, buôn bán chiếm 20% do vậy các cửa hàng, đại lý bán lẻ phân bố rộng khắp trên địa bàn của xã, hơn nữa xã Đông Hội có tuyến quốc lộ 3 chạy qua nên tập trung ở khu vực đó chủ yếu là, các nhà hàng, quán ăn và dịch vụ. Tổng lượng rác thải phát sinh từ nguồn này chiếm tới 28,68%. 3.2.1.2.Lượng phát thải tại xã Kết quả điều tra bằng phiếu điều tra: Bảng 3.6: Lượng rác thải sinh hoạt bình quân trên đầu người tại xã Đông Hội Lượng rác thải sinh hoạt bình quân (Kg/người.ngày) Tần suất lặp lại Tỷ lệ(%) <0,4 4 13,33 0,4 - 0,5 24 80,00 >0,5 2 6,67 (Nguồn số liệu điều tra) Qua bảng trên cho thấy lượng rác thải sinh hoạt của hộ gia đình trên địa bàn xã Đông Hội dao động chủ yếu trong khoảng 0,4 – 0,5 Kg/người.ngày chiếm 80,00%. Do vậy lượng rác thải bình quân trên đầu người tại phường là 0.45 Kg/người.ngày. Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình trên địa bàn xã là: 0,45 x 10122 = 4554,9 kg/ngày. 3.2.1.3.Thành phần rác thải Theo kết quả điều tra khảo sát thực nghiệm, RTSH trên địa bàn xã Đông Hội chủ yếu là chất hữu cơ, tỷ lệ này chiếm khoảng 70%, bao gồm: vỏ rau củ, thức ăn thừa; tỷ lệ chất thải phi hữu cơ là 30% bao gồm chủ
Luận văn liên quan