Báo cáo quan trắc môi trường Quý IV của mỏ than Na Dương Xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn

Ngành công nghiệp khai thác than là một nghành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước nói trung và trong nền kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Nó góp phần quan trọng trong việc chủ động nguồn nguyên liệu của địa phương, không phụ thuộc vào việc nhập khẩu góp phần chống nhập siêu, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội, làm cho nền công nghiệp phát triển cân đối, đồng đều, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển vững chắc. Dự án mở rộng nâng cao công suất mỏ than Na Dương do Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - VINACOMIN làm chủ đầu tư đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1478/QĐ-BTNMT ngày 27/07/2011. Trong quá trình hoạt động khai thác của công ty không thể tránh khỏi việc phát sinh các loại chất thải gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Công tác quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường hàng năm đối với quá trình hoạt động khai thác là cần thiết nhằm kiểm soát được nguồn phát sinh chất thải, các tác động đối với môi trường, đưa ra các biện pháp giảm thiểu những chỉ tiêu, yếu tố không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Quan trắc chất lượng môi trường trong quá trình dự án đi vào hoạt động còn có ý nghĩa đảm bảo phù hợp với các biện pháp giảm thiểu đã đề ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo chương trình quản lý đúng đắn và các chức năng quản lý chất thải, đưa ra được cơ cấu phản ứng nhanh các vấn đề và sự cố môi trường không được dự tính trước và quản lý giải quyết khẩn cấp các sự cố môi trường không lường trước được. Các thông tin trong báo cáo quan trắc môi trường của dự án phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bản sau: - Độ chính xác của số liệu: Độ chính xác của số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và thực tế. - Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu được tại một điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định.

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2548 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo quan trắc môi trường Quý IV của mỏ than Na Dương Xã Sàn Viên, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1: Danh sách tham gia lập báo cáo 9 Bảng 2: Tổng hợp trang thiết bị của Công ty 11 Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu dùng nước của mỏ 15 Bảng 4: Nhiên, nguyên liệu phục vụ dự án 16 Bảng 5: Các vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh 27 Bảng 6: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh 28 Bảng 7: Các vị trí quan trắc môi trường không khí làm việc 29 Bảng 8: Kết quả phân tích chất lượng môi trường khu vực làm việc 30 Bảng 9: Các vị trí quan trắc môi trường nước thải sinh hoạt 31 Bảng 10: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sinh hoạt 32 Bảng 11: Các vị trí quan trắc môi trường nước thải sản xuất 31 Bảng 12: Kết quả phân tích chất lượng nước thải sản xuất 34 Bảng 13: Địa điểm lấy mẫu môi trường nước mặt khu vực dự án 35 Bảng 14: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt khu vực dự án 36 Bảng 15: Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm gần khu vực mỏ 38 Bảng 16: Vị trí lấy mẫu môi trường đất khu vực mỏ than Na Dương 39 Bảng 17: Kết quả phân tích chất lượng môi trường đất khu vực dự án 40 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than Na Dương 14 Hình 2: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải từ moong khai thác 18 I. MỞ ĐẦU 1.1. Sự cần thiết của nhiệm vụ quan trắc môi trường. Ngành công nghiệp khai thác than là một nghành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế cả nước nói trung và trong nền kinh tế xã hội tỉnh Lạng Sơn nói riêng. Nó góp phần quan trọng trong việc chủ động nguồn nguyên liệu của địa phương, không phụ thuộc vào việc nhập khẩu góp phần chống nhập siêu, tăng nhanh tổng sản phẩm xã hội, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động trong xã hội, làm cho nền công nghiệp phát triển cân đối, đồng đều, đa dạng hoá sản phẩm và phát triển vững chắc. Dự án mở rộng nâng cao công suất mỏ than Na Dương do Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc - VINACOMIN làm chủ đầu tư đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số 1478/QĐ-BTNMT ngày 27/07/2011. Trong quá trình hoạt động khai thác của công ty không thể tránh khỏi việc phát sinh các loại chất thải gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường. Công tác quan trắc môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường hàng năm đối với quá trình hoạt động khai thác là cần thiết nhằm kiểm soát được nguồn phát sinh chất thải, các tác động đối với môi trường, đưa ra các biện pháp giảm thiểu những chỉ tiêu, yếu tố không đảm bảo tiêu chuẩn cho phép. Quan trắc chất lượng môi trường trong quá trình dự án đi vào hoạt động còn có ý nghĩa đảm bảo phù hợp với các biện pháp giảm thiểu đã đề ra trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đảm bảo chương trình quản lý đúng đắn và các chức năng quản lý chất thải, đưa ra được cơ cấu phản ứng nhanh các vấn đề và sự cố môi trường không được dự tính trước và quản lý giải quyết khẩn cấp các sự cố môi trường không lường trước được. Các thông tin trong báo cáo quan trắc môi trường của dự án phải đảm bảo được các thuộc tính cơ bản sau: - Độ chính xác của số liệu: Độ chính xác của số liệu giám sát được đánh giá bằng khả năng tương đồng giữa các số liệu và thực tế. - Tính đặc trưng của số liệu: Số liệu thu được tại một điểm quan trắc phải đại diện cho một không gian nhất định. - Tính đồng nhất của số liệu: Các số liệu đo được tại các điểm vào những thời điểm khác nhau của khu vực dự án, phải có khả năng so sánh được với nhau. - Tính đồng bộ của số liệu: Số liệu phải bao gồm đủ lớn các thông tin về bản thân yếu tố đó và các yếu tố có liên quan. Thực hiện công tác này, chúng tôi đã phối hợp với đơn vị tư vấn môi trường là Trung tâm Quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn thực hiện nhiệm vụ tư vấn, tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường. Trên cơ sở khảo sát hiện trạng hoạt động của cơ sở, các loại nguồn thải đơn vị tư vấn Môi trường cùng với cơ sở đã đưa ra kế hoạch quan trắc, giám sát chất lượng môi trường cho cơ sở. Nội dung thực hiện công tác quan trắc, giám sát bao gồm: - Khảo sát hiện trạng sản xuất tại cơ sở - Khảo sát về hiện trạng nguồn thải và các biện pháp xử lý môi trường đang được áp dụng tại cơ sở - Đo đạc, lấy mẫu, phân tích đánh giá, chất lượng môi trường không khí - Lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường nước - Lấy mẫu, phân tích, đánh giá chất lượng môi trường đất - Lập kế hoạch bảo vệ môi trường và giám sát môi trường cho các đợt quan trắc tiếp theo của năm 2014. 1.2. Căn cứ thực hiện - Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam số 52/2005/QH11 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005, ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2006. - Luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 5 tháng 7 năm 1994, điều 94 quy định: “Mọi tổ chức, cá nhân có liên quan đến lao động sản xuất phải tuân theo Luật an toàn lao động và bảo vệ môi trường”. - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 08/09/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Bảo vệ môi trường. - Quyết định số 1478/QĐ-BTNMT, ngày 27 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và đề án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án “Mở rộng nâng cao công suất mỏ than Na Dương”. - Căn cứ Quyết định số 481/QĐ-QLTN ngày 8 tháng 6 năm 1995 của Bộ Công nghiệp cấp cho Công ty TNHH MTV than Na Dương. Loại khoáng sản khai thác than Nâu với trữ lượng khai thác 97.626.000 tấn. - Căn cứ sổ đăng ký chất thải nguy hại số 378/SĐK-STNMT ngày 05 tháng 5 năm 2011 của Sở Tài nguyên và Môi trường cấp cho Công ty TNHH MTV than Na Dương. - Căn cứ các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường được ban hành kèm theo. + Quyết định 35/2002/QĐ-BKHCNMTN ngày 25 tháng 6 năm 2002 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc công bố danh mục Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. + Quyết định số 34/2004/QĐ-BKHCN ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam. + Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ban hành ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường. + Quyết định số 04/2008/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường. + Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Môi trường. + Tiêu chuẩn vệ sinh lao động được ban hành theo Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Y tế, áp dụng cho các cơ sở có sử dụng lao động. + QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh. + QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. + QCVN 08:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; + QCVN 09:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. + QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. + QCVN 40/2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp. + QCVN 03:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng trong đất. - Căn cứ các tiêu chuẩn của WTO và Việt Nam về phương pháp đo đạc thu thập và thí nghiệm mẫu môi trường. 1.3. Các phương pháp xây dựng báo cáo - Phương pháp quan trắc và phân tích môi trường: Theo quy định của Cục bảo vệ môi trường , Bộ tài nguyên và môi trường. - Phương pháp điều tra khảo sát và lấy mẫu hiện trường: Phương pháp nhằm xác định vị trí các điểm đo và lấy mẫu các thông số môi trường phục vụ cho việc phân tích và đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ than. - Phương pháp phân tích và xử lý số liệu trong phòng thí nghiệm: Được thực hiện theo quy định của TCVN để phân tích các thông số môi trường phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường khu vực mỏ than. - Phương pháp so sánh: Dùng để đánh giá các tác động trên cơ sở Tiêu chuẩn Việt Nam, Quy chuẩn Việt Nam về môi trường. - Phương pháp ma trận: Xây dựng ma trận tương tác giữa hoạt động xây dựng, quá trình hoạt động và các tác động tới các yếu tố môi trường để xem xét đồng thời nhiều tác động do hoạt động của mỏ than gây ra. - Phương pháp đánh giá nhanh: Được thực hiện theo quy định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhằm ước tính tải lượng của các chất ô nhiễm trong khí thải và nước thải để đánh giá các tác động của dự án tới môi trường. - Phương pháp mô hình hoá: Sử dụng mô hình để tính toán dự báo nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm từ khí thải giao thông của các phương tiện vận tải, khí thải từ các nguồn thải của mỏ than vào môi trường không khí xung quanh. 1.4. Tổ chức thực hiện Báo cáo quan trắc môi trường của dự án mỏ Than Na Dương do Công ty TNHH MTV than Na Dương làm chủ đầu tư được thực hiện với sự tư vấn của các đơn vị sau: * Đơn vị tư vấn lập báo cáo quan trắc. Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn Địa chỉ: Tầng 2 khu Liên Cơ, đường Hoàng Văn Thụ, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn. Điện thoại: (025)3 816 222 Fax: (025)3 816 222 Email: ttqtmtlangson@gmail.com * Đơn vị đồng phối hợp thực hiện: - Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Bắc Giang - Địa chỉ: Số 158, đường Xương Giang, thành phố Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang. - Điện thoại: (0240)3 824 760 Fax: (0240)3 540 408 - Email: ttqtmtbacgiang@gmail.com * Danh sách những người tham gia chính trong quá trình xây dựng và lập báo cáo quan trắc môi trường Quý IV của Dự án Mỏ than Na Dương được thể hiện trong Bảng 1 sau đây : Bảng 1: Danh sách tham gia lập báo cáo TT Họ và Tên Trình độ chuyên môn Đơn vị công tác 1 Lý Văn Lục Kỹ sư Khai thác Giám đốc Công ty TNHH-MTV than Na Dương 2 Nguyễn Văn Tuấn Kỹ sư môi trường Công ty TNHH MTV than Na Dương 3 Phạm Anh Dũng Kỹ sư địa chất công trình Giám đốc Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn 4 Triệu Văn Hưng Kỹ thuật viên môi trường Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn 5 Tô Quang Long Cử nhân Hóa Học Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn 6 Vũ Thị Huyền Cao đẳng kỹ thuật môi trường Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn 7 Lưu Ngọc Sơn Cử nhân Công nghệ sinh học Trung tâm quan trắc môi trường tỉnh Lạng Sơn * Trình tự quá trình lập báo cáo quan trắc như sau: - Nghiên cứu quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án mỏ than Na Dương về các vị trí quan trắc; - Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin và lấy mẫu hiện trạng môi trường (đất, nước, không khí, chất thải) tại địa điểm thực hiện dự án; - Phân tích mẫu môi trường trong phòng thí nghiệm ; - Xử lý số liệu, đánh giá, xây dựng, tổng hợp viết báo cáo. II. THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ SẢN XUẤT KINH DOANH 2.1. Thông tin liên lạc + Tên đơn vị: Công ty TNHH MTV than Na Dương + Tên cơ sở: Mỏ than Na Dương + Địa chỉ: Thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. + Người đại diện: Lý Văn Lục - Chức vụ: Giám đốc. 2.2. Địa điểm hoạt động của cơ sở 2.2.1. Vị trí địa lý - Mỏ than Na Dương nằm trong địa phận các xã Sàn Viên, Khuất Xá, Lợi Bác, Tú Đoạn, Đông Quan, thị trấn Na Dương, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Khu vực thực hiện dự án cách UBND thị trấn Na Dương 2km, cách UBND huyện Lộc Bình 10km, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 33km về phía Đông Nam theo đường quốc lộ 4B (Lạng Sơn - Tiên Yên). - Phía Tây, Bắc, Đông mỏ than Na Dương giáp khu đất đồi, đất trồng trọt của dân cư trong khu vực. - Phía Nam giáp với nhà máy nhiệt điện Na Dương. - Mỏ than Na Dương nằm ở vị trí rất thuận lợi về giao thông vận tải. Từ mỏ có thể nối với các tỉnh, thành phố và các cơ sở công nghiệp trong nước bằng hệ thống đường bộ và đường sắt. Cách khai trường 800m về phía Tây Nam có tuyến đường quốc lộ 4B và tuyến đường sắt khổ 100mm Mai Pha - Na Dương đã được xây dựng vào sân công nghiệp mỏ. 2.2.2. Quy mô đầu tư xây dựng công trình Tổng diện tích đất dự kiến sử dụng của dự án là 1.283,2ha trong đó: - Diện tích khai trường là 578,1ha. - Diện tích bãi thải là 660 ha - Diện tích khu chế biến là 10,5 ha - Diện tích khu sửa chữa cơ khí là 2,27 ha. Hiện trạng sử dụng đất một số khu vực chính tại mỏ như sau: Diện tích đất khai trường: 343,0 ha; diện tích đất bãi thải: 125,3 ha; diện tích đất xưởng sàng 2,17 ha, diện tích kho cơ khí: 2,27 ha. Hiện nay, Công ty đang tiến hành khai thác khai trường vỉa 4. 2.3. Tính chất và quy mô hoạt động của cơ sở. Công ty đang hoạt động trong lĩnh vực khai thác than. Hiện nay số lượng công nhân tham gia lao động tại công ty là 681 người gồm 12 phòng ban và 5 phân xưởng sản xuất. Các trang thiết bị hiện có và nhu cầu đầu tư của dự án được liệt kê đầy đủ trong Bảng 02 sau đây: Bảng 02: Tổng hợp trang thiết bị của Công ty TT Tên máy móc thiết bị Đơn vị Số lượng Chất lượng 1 Máy khoan xoay Chiếc 5 70% 2 Máy xúc thủy lực gầu ngược Chiếc 06 90% 3 Máy xúc chạy điện Chiếc 6 75% 4 Máy xúc lật Chiếc 1 75% 5 Máy gạt Chiếc 7 75% 6 Máy san gạt Chiếc 2 80% 7 Máy gạt công suất Chiếc 1 100% 8 Ôtô Benlaz Chiếc 10 75% 9 Ôtô CAT Chiếc 25 90% 10 Ôtô Volvo Chiếc 11 90% 11 Ôtô tải trọng 55-60T Chiếc 0 95% 12 Máy bơm nước chịu axit Chiếc 5 95% 13 Phễu cấp liệu có song Φ200mm Chiếc 3 95% 14 Phiếu cấp liệu lắc Chiếc 3 95% 15 Băng tải thu than cấp -200mm (B1) Chiếc 1 90% 16 Biến tần bằng (B1) Chiếc 1 95% 17 Băng tải chuyển tiếp than (B2 -1) Chiếc 1 95% 18 Biến tần băng (B1) Chiếc 1 95% 19 Băng tải chuyển tiếp than (B2 -2) Chiếc 1 95% 20 Biến tần băng (B2 -2) Chiếc 1 95% 21 Băng tải cấp than cho nhà máy điện (B3) Chiếc 1 95% 22 Biến tần băng (B3) Chiếc 1 95% 23 Bơm nước Chiếc 1 95% 24 Cân băng tải Chiếc 1 95% Công ty than Na Dương hiện đang hoạt động khai thác, chế biến theo đúng thiết kế mỏ đã được duyệt với hiện trạng khai trường như sau: - Vỉa 4 được chia làm 3 khu vực: khu I (T.I÷T.II), khu II (T.II÷T.III), khu III (T.III÷T.IV). Hiện trạng công tác khai thác tại các khu vực khai trường vỉa 4 như sau: + Khu I (T.I÷T.II): Có kích thước dài 520 m, rộng 530 m. Hiện nay mỏ đang khai thác than đến mức sâu nhất +210. + Khu II (T.II÷T.III): Có kích thước dài 500m, rộng 700 m. Hiện nay mỏ đang khai thác xuống sâu và mở rộng tiếp về phía vách, mức sâu nhất là + 174 m. + Khu III (T.II÷T.IV): Kích thước khai thác dài 760m, rộng 830m. Hiện nay mỏ đang khai thác và mở rộng, mức sâu nhất là +174m. Khai thông mở tầng mới bằng các hào bám vách, tháo khô đáy mỏ bằng hào tiên phong thu nước và thoát nước cưỡng bức. Thiết bị đào hào mở vỉa là máy xúc thủy lực gầu ngược, dung tích gầu xúc 1,8÷6,7m3. Hào có kích thước đáy 13÷15m, chiều cao 4÷6m. Thiết bị khai thác than là máy xúc thủy lực gầu ngược CAT-330 có dung tích gầu 1,8m3. Hệ thống khai thác đang áp dụng tại mỏ là xuống sâu, dọc một bờ công tác. Sử dụng ô tô vận tải, đất đá đổ tại bãi thải ngoài. Hiện nay đất đá đang được đổ lên bãi thải vách Toòng Danh. Các vỉa than có cấu tạo là hai hướng tà lớn. Trữ lượng than chủ yếu tập trung ở phần sâu, bóc đất tập ttrung ở các tầng phía trên, nhằm giảm khối lượng đất đá bóc. Giai đoạn đầu dự án chọn hệ thống khai thác khấu theo lớp đứng, có vận tải đất đá đổ bãi thải ngoài và bãi thải trong. Bờ công tác thành các nhóm tầng bao gồm một tầng công tác và một số tầng nghỉ. Trình tự phát triển công trình trên toàn bộ hay từng phần của bờ mỏ khi áp dụng công nghệ này là từ trên xuống dưới, các máy xúc làm việc trên các tầng kề nhau hay trên cùng một tầng và làm theo phương thức khấu đuổi, một số phương pháp bố trí máy xúc trên một nhóm tầng cơ bản như sau: - Mỗi máy xúc trên một tầng và xúc đuổi nhau với luồng xúc dọc tầng. - Hai máy xúc trên một tầng với luồng xúc dọc tầng - Các máy xúc trên một nhóm tầng với luồng xúc dọc tầng Sử dụng một máy xúc bóc đất đá lần lượt từ tầng trên cùng xuống tầng dưới cùng rồi sau đó mới tiến hành khai thác than. Khi khai thác dưới mức thoát nước tự chảy, sử dụng công nghệ đào sâu đáy mỏ 2 cấp hoặc đáy mỏ nghiêng với việc áp dụng máy xúc thủy lực gầu ngược. Mùa mưa tiến hành bóc đất đá và khai thác than ở các tầng trên cao, còn tầng dưới cùng được sử dụng làm hố chứa nước. Đến những tháng chuyển mùa, cần phải bơm cạn moong để vào đầu mùa khô có thể đưa các thiết bị xuống đáy moong tiến hành đào sâu và khai thác than. Căn cứ vào điều kiện của mỏ cần cấp than liên tục 365 ngày cho nhà máy nhiệt điện, than rất dễ cháy khi tiếp xúc với không khí. Dự án chọn hệ thống khai thác áp dụng cho mỏ than Na Dương là hệ thống khai thác xuống sâu, dọc, một bờ công tác đất đá đổ bãi thải ngoài và bãi thải trong với việc áp dụng công nghệ khấu theo lớp đứng, đào sâu đáy mỏ bằng máy xúc thủy lực gầu ngược. Đất đá trong khai trường gồm lớp đất phủ đệ tứ và đất đá thải chiếm 22÷42%, còn lại là cuội kết, sạn kết, bột kết, sét kết. Đất đá có dung trọng trung bình d = 2,37÷2,43T/m3, độ cứng f = 1÷ 3 - cấp II (phân cấp theo khoan nổ mìn và bốc xúc), được làm tơi sơ bộ bằng khoan nổ mìn trước khi xúc bốc). Làm tơi đất đá Xúc bốc Vận tải Bãi thải đất đá Sơ đồ công nghệ khai thác chủ yếu bóc đất đá mỏ than Na Dương như sau: Đối với các tầng đất phủ đệ tứ và tầng đất đá thải có thể sử dụng máy xúc trực tiếp không cần phải nổ mìn, sau đó đất đá được máy xúc, xúc lên ôtô vận chuyển ra các bãi thải. Công tác chế biến than được thể hiện bởi hệ thống sàng công suất 222 tấn/h. Sản lượng than nguyên khai:600 000 tấn/năm. Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than của dự án được mô tả Hình 1 sau đây: Than khai thác vỉa 4, vỉa 9 Xúc lên ôtô loại bỏ đá +300mm Đá thải +300mm Đánh đống,trộn, nghiền cục quá cỡ - 200 Cấp cho nhà máy nhiệt điện Na Dương + 200 Nhặt đá +200 Đá thải Sàng tĩnh khe 200mm ơ Hình 1: Sơ đồ công nghệ hệ thống sàng than Na Dương Quy trình công nghệ sàng than như sau: Than nguyên khai tại vỉa 4 (Khu I, II, III), vỉa 9 được ôtô vận chuyển về xưởng sàng, khi xúc than lên ôtô đã loại một phần đá to cỡ +300mm. Tại xưởng sàng, than được máy xúc hoặc xe gạt đánh đống, trộn, nghiền các cục quá cỡ và gạt xuống 06 phễu cấp liệu qua sàng tĩnh khe 200mm, đặt nghiêng một góc 25o. Cấp hạt 200mm trượt trên mặt sàng tĩnh xuống đất được máy xúc tải, máy gạt xúc gạt chuyển ra vị trí xử lý. Cách xử lý có thể nhặt tay loại đá hoặc chà sát lại để tận thu than cục sạch cấp lại dây chuyền. Đá được xúc lên ôtô đưa đi đổ thải tại các bãi thải của mỏ. 2.4. Nhu cầu nguyên nhiên liệu 2.4.1. Nhu cầu điện năng Nguồn điện cung cấp cho Dự án được lấy từ điện lưới quốc gia thông qua hợp đồng cung cấp điện giữa Công ty TNHH MTV Than Na Dương và sở điện lực Lạng Sơn, điện lưới là 35/6 KV - 2x2400 kVA hiện có và điện áp 35 Kv. Chế độ làm việc của máy biến áp: Dự phòng nguội (01 máy biến áp làm việc, 01 máy biến áp dự phòng) hoặc dự phòng nóng tùy thuộc phụ tải từng giai đoạn, cấp điện cho 2 phân đoạn 6 Kv. Để đảm bảo nguồn điện dự phòng cho bơm thoát nước khai trường, xây dựng mới nguồn dự phòng riêng. Trung bình tháng Công ty sử dụng hết khoảng 60.000 - 65.000 kwh. 2.4.2. Nhu cầu cấp nước Nguồn cấp nước hiện tại của mỏ có trạm xử lý nước cấp từ nguồn nước hồ Nà Cáy, ngoài phục vụ nhu cầu của mỏ còn cấp cho nhu cầu dân sinh trong khu vực. Nhu cầu dùng nước của từng khu vực mỏ được tổng hợp trong Bảng 3 sau đây: Bảng 3: Tổng hợp nhu cầu dùng nước của mỏ TT Tên hộ dùng nước Đơn vị tính Khối lượng (m3/ngđ) 1 Nước sinh hoạt ăn uống m3/ngđ 35 2 Nước sản xuất trên mặt bằng m3/ngđ 20 3 Nước rửa xe m3/ngđ 40 4 Nước tưới đường m3/ngđ 300 Cộng m3/ngđ 395 2.4.3. Nhu cầu nguyên nhiên vật liệu Nguyên nhiên vật liệu chủ yếu phục vụ cho dự án gồm: Dầu diezen, dầu nhờn, mỡ,