Báo cáo Thanh quyết toan hàng năm

Cao su là cây công nghiệp dài ngày với chu kỳ sống được giới hạn từ 30 – 40 năm, quá trình sản xuất chia làm 2 thời kỳ: - Thời kỳ kiến thiết cơ bản: là khoảng thời gian 7 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1 mét. Tùy điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời kỳ kiến thiết cơ bản phổ biến là từ 7 – 8 năm. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 tháng đến 1 năm. - Thời kỳ kinh doanh: là khoảng thời gian khai thác mủ, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 – 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với gian đoạn kiến thiết cơ bản. Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao nhất và ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su.

doc88 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1850 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thanh quyết toan hàng năm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT v TÓM TẮT NGHIÊN CỨU vi PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 5 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 5 1.1.1. Sản xuất mủ cao su 5 1.1.2. Tiêu thụ mủ cao su 5 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG TIÊU THỤ MỦ CAO SU 6 1.3. PHÂN TÍCH TIÊU THỤ MỦ CAO SU DƯỚI GÓC ĐỘ PHÂN TÍCH CHUỖI CUNG 9 1.4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở VIỆT NAM 16 CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20 2.1. MỘT VÀI NÉT CƠ BẢN VỀ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 20 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 21 2.2.1. Diện tích và sản lượng mủ cao su của tỉnh 21 2.2.2. Tình hình tiêu thụ mủ cao su của tỉnh 23 2.3. CHUỖI CUNG SẢN PHẨM MỦ CAO SU CỦA CÁC HỘ GIA ĐÌNH NÔNG DÂN THỪA THIÊN HUẾ 24 2.3.1. Mô tả chuỗi cung 24 2.3.1.1. Chuỗi cung các yếu tố đầu vào 24 2.3.1.2. Chuỗi cung đầu ra của mủ cao su (kênh tiêu thụ mủ cao su) 27 2.3.2. Phân tích chuỗi cung 31 2.3.2.1. Quá trình tạo giá trị 31 2.3.2.2. Quan hệ hợp tác trong chuỗi 32 2.3.2.3. Chênh lệch giá 34 2.3.2.4. Phương thức thanh toán 39 2.3.2.5. Dòng thông tin trong chuỗi 39 2.4. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ. 43 2.4.1. Nhân tố thuận lợi 43 2.4.1.1. Nhu cầu về cao su tự nhiên trong những năm tới có xu hương tăng nhanh. 43 1.4.1.2. Giá cao su liên tục tăng. 44 2.4.1.3. Chính sách và hỗ trợ của Nhà nước. 47 2.4.1.4. Khả năng tạo ra việc làm và tăng thu nhập cho người nông dân của cây cao su. 48 2.4.2. Những nhân tố tác động bất lợi 51 2.4.2.1. Quy mô trồng cao su nhỏ, sản xuất phân tán, manh mún. 51 2.4.2.2. Vấn đề chất lượng mủ cao su. 51 2.4.2.3. Quy hoạch tổng quan phát triển trồng cao su trên toàn tỉnh vẫn chưa thực sự hiệu quả. 52 2.4.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế. 52 2.4.2.5. Kiến thức và ý thức của người dân còn nhiều hạn chế. 52 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM MỦ CAO SU Ở THỪA THIÊN HUẾ 54 3.1. MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐỀ XUẤT 54 3.1.1. Mục tiêu của giải pháp 54 3.1.2. Quan điểm đề xuất của giải pháp 54 3.1.2.1. Coi cây cao su là một cây trồng chủ lực của tỉnh. 54 3.1.2.2. Chất lượng sản phẩm là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ và nâng cao giá trị. 55 3.1.2.3. Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành cao su. 55 3.2. CÁC GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Ở TTH 56 3.2.1. Nâng cao năng lực hoạt động của công ty cao su Nam Đông và công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà. 56 3.2.2. Tăng cường mối quan hệ hợp tác trực tiếp giữa các công ty với người nông dân trồng cao su. 57 3.2.3. Nâng cao chất lượng mủ cao su ở khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản. 58 3.2.4. Nâng cao công tác thông tin thị trường. 60 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 I. KẾT LUẬN 62 II. KIẾN NGHỊ 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Chi phí bình quân trên 1 ha cao su thời kỳ KTCB, TKKD của tỉnh. Hiệu quả sản xuất cây cao su phân theo huyện và toàn tỉnh PHỤ LỤC 2: Phiếu điều tra hộ PHỤ LỤC 3: Phiếu điều tra nhà thu mua PHỤ LỤC 4: Một số hình ảnh minh họa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ SƠ ĐỒ Bảng Tên bảng Trang 1 Khối lượng, kim ngạch xuất khẩu cao su giai đoạn 2005-2007 17 của Việt Nam 2 Khối lượng sản phẩm cao su tự nhiên xuất khẩu theo chủng loại 18 của Việt Nam 3 Diện tích trồng cao su tỉnh TTH 21 4 Diện tích thu hoạch và sản lượng cao su tỉnh TTH 22 5 Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh 23 6 Chênh lệch giá bán từ hộ đến các công ty chế biến 35 7 Chênh lệch giá giữa các thành phần trong chuỗi 37 8 Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam năm 2009 – 2010 45 9 Hiệu quả sản xuất cao su của tỉnh 50 Sơ đồ Tên sơ đồ 1.1 Chuỗi cung cạnh tranh 9 1.2 Quá trình tạo giá trị trong chuỗi cung 11 1.3 Mô hình tạo giá trị của một doanh nghiệp 12 1.4 Chuỗi cung sản phẩm mủ cao su và tỷ lệ khối lượng tiêu thụ 26 qua các kênh 1.5 Dòng thông tin chuỗi cung sản phẩm mủ cao su ở TTH 41 Đồ thị Tên đồ thị 1 Dự báo cầu cao su thiên nhiên và tổng hợp thế giới 2009 43 2 Biến động giá cao su xuất khẩu Việt Nam năm 2009 – 2010 46 DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất KTCB Kiến thiết cơ bản IC Chi phí trung gian ND Nông dân PPHT Phương pháp hạch toán TKKD Thời kỳ kinh doanh TNBQ Thu nhập bình quân TTH Thừa Thiên Huế VA Giá trị gia tăng TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su cũng giàu lên nhờ cây cao su. Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ 220 ngàn tấn năm 1996 lên hơn 720 ngàn tấn năm 2008. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu và thứ ba về năng suất vườn cây. Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng liên tục trong những năm trở lại đây, đặt biệt năm 2008 là năm thứ 3 liên tục kim ngạch xuất khẩu cao su đạt trên 1 tỷ USD (1,6 tỷ USD) và là một trong 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Mặc dù đã có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ, phân tán trong toàn tỉnh nên rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Cùng với sự gia tăng về diện tích vườn cây, sản lượng cao su hàng năm cũng tăng lên đáng kể, năng lực thu mua của 2 công ty chế biến cao su ở trong tỉnh lại hạn chế nên hầu hết sản phẩm của nông dân đều phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các nhà thu gom nhỏ ở địa phương nên hiện tượng ép giá, gian lận vẫn xảy ra; qua hệ giữa người nông dân với nhà thu gom và giữa nhà thu gom với công ty chế biến xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết; hiện tượng tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thu gom; việc tiếp cận thông tin thị trường của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn đề tài : “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. * Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. + Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. + Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó giúp các hộ nông dân nâng cao thu nhập, phát triển cộng đồng. * Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các phương pháp: - Phương pháp duy vật biện chứng - Phương pháp điều tra chọn mẫu - Phương pháp thống kê kinh tế - Các phương pháp so sánh - Phương pháp sơ đồ - Phương pháp phân tích chuỗi cung * Kết quả đạt được: - Khái quát được tình hình tiêu thụ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phân tích, đánh giá được thực trạng chuỗi cung sản phâm mủ cao su trên địa bàn tỉnh. - Đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su, giúp người nông dân nâng cao thu nhập, phát triển cộng đồng. PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, cây cao su đang trở thành một cây trồng thế mạnh và thu hút được nhiều người trồng bởi giá trị kinh tế to lớn. Nông dân ở các tỉnh trồng nhiều cao su như Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh, Quảng Trị, Đăk Lăk,… cũng giàu lên nhờ cây cao su. Sản lượng cao su thiên nhiên của Việt Nam trong mấy năm qua tăng khá mạnh, từ 220 ngàn tấn năm 1996 lên hơn 720 ngàn tấn năm 2008. Vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giới ngày càng được khẳng định. Việt Nam đứng thứ sáu thế giới về diện tích trồng cao su, thứ năm về sản lượng, thứ tư về xuất khẩu và thứ ba về năng suất vườn cây. Kim ngạch xuất khẩu cao su tăng liên tục trong những năm trở lại đây, đặt biệt năm 2008 là năm thứ 3 liên tục kim ngạch xuất khẩu cao su đạt trên 1 tỷ USD (1,6 tỷ USD) và là một trong 11 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Cao su là nông sản đứng thứ ba về kim ngạch xuất khẩu, chiếm 2,9% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Phát triển ngành cao su đã và đang tạo công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống nông dân, tăng thu nhập ngoại tệ, cải thiện cán cân thương mại và góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước. Ngoài ra, phát triển cây cao su đã góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải tạo đất, giữ nguồn nước, bảo vệ môi trường. Mặc dù đã có nhiều thành công trong sản xuất và xuất khẩu nhưng ngành cao su của nước ta cũng không tránh khỏi những khó khăn, thách thức. Việt Nam nằm trong khu vực có nhiều mưa bão, nên sản lượng cao su cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố này theo năm. Ngoài rủi ro về thiên tai bão lũ, tình trạng dịch bệnh cũng tác động lớn tới sản lượng ngành.  Bên cạnh đó, dầu thô biến động nhiều về giá cũng khiến giá cao su tự nhiên thay đổi theo, tình trạng trộm cắp, hút mủ trộm hiện đang bùng phát và diễn ra nhiều nơi. Thị trường trong nước còn nhiều bất cập: dung lượng thị trường nhỏ và chưa được quan tâm thích đáng thể hiện qua nhu cầu tiêu thụ cao su qua các năm thấp (năm 2006 là 70.000 tấn); việc tổ chức hệ thống kênh tiêu thụ còn nhiều hạn chế. Tuy có nhu cầu về cao su nhưng các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm công nghiệp làm từ mủ cao su khó tiếp cận được nguồn hàng. Nhiều hộ nông dân và doanh nghiệp phải lao đao theo sự biến động của thị trường. Trong tình hình chung của cả nước, ngành cao su tỉnh Thừa Thiên Huế cũng không tránh khỏi những khó khăn. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, quy mô trồng của các hộ gia đình nhỏ, phân tán trong toàn tỉnh nên rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Cùng với sự gia tăng về diện tích vườn cây, sản lượng cao su hàng năm cũng tăng lên đáng kể, năng lực thu mua của 2 công ty chế biến cao su ở trong tỉnh lại hạn chế nên hầu hết sản phẩm của nông dân đều phụ thuộc vào khả năng tiêu thụ của các nhà thu gom nhỏ ở địa phương nên hiện tượng ép giá, gian lận vẫn xảy ra; qua hệ giữa người nông dân với nhà thu gom và giữa nhà thu gom với công ty chế biến xuất khẩu vẫn còn nhiều vấn đề cần phải giải quyết; hiện tượng tranh mua tranh bán, cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà thu gom; việc tiếp cận thông tin thị trường của người nông dân vẫn còn nhiều hạn chế. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi đã chọn đề tài : “Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: - Mục tiêu chung: Đánh giá thực trang tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của các hộ gia đình nông dân trong tỉnh. Đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa sức tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của tỉnh. - Mục tiêu cụ thể: + Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. + Phân tích, đánh giá thực trạng chuỗi cung tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. + Đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Trên cơ sở đó giúp các hộ nông dân nâng cao thu nhập, phát triển cộng đồng. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung Đề tài tập trung phân tích chuỗi cung sản phẩm mủ cao su từ người sản xuất qua các khâu trung gian về đến người tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào kết quả phân tích để đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm mủ cao su trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và tăng thu nhập cho người dân trồng cao su. - Về không gian Địa bàn chọn để thu thập thông tin và lấy số liệu chính cho việc nghiên cứu đề tài là thị trường của 3 huyện: Phong Điền, Hương Trà và Nam Đông. Đây là 3 huyện có diện tích và sản lượng cao su lớn nhất tỉnh. - Về thời gian Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài bao gồm số liệu thứ cấp từ năm 2005 – 2008 và số liệu sơ cấp năm 2009. Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong quá trình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su của các hộ gia đình nông dân với chủ thể là các thành viên tham gia trong chuỗi quá trình tiêu thụ tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Đó là các nhà cung ứng các yếu tố đầu vào, các nhà sản xuất (hộ gia đình nông dân trồng cây cao su hàng hóa), các nhà lưu thông (người mua, bán, chế biến sản phẩm mủ cao su). Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp duy vật biện chứng để xem xét các hiện tượng trong mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Phương pháp điều tra chọn mẫu Số liệu sơ cấp: để có đủ thông tin cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn 30 hộ nông dân ở 3 huyện: Phong Điền, Hương Trà và Nam Đông. Cơ cấu mẫu điều tra như sau: Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền 05 hộ, 05 hộ ở xã Hương Bình, huyện Hương Trà và 20 hộ ở xã Hương Phú, huyện Nam Đông. Phỏng vấn Công ty cổ phần chế biến và xuất khẩu cao su Hương Trà, công ty cao su Nam Đông và một số hộ thu gom lớn, nhỏ trên toàn tỉnh. Số liệu thứ cấp được thu thập từ: Cục thống kê Thừa Thiên Huế, trung tâm khuyến Nông – Lâm, Ngư Thừa Thiên Huế và phòng Nông nghiệp của 3 huyện Phong Điền, Hương Trà và Nam Đông. Phương pháp thống kê kinh tế: kết hợp với các phương pháp khác, phương pháp thống kê được sử dụng để phục vụ cho việc thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, số liệu có liên quan đến vấn đề một cách có hệ thống. Các phương pháp so sánh: dùng phương pháp này để so sánh kết quả các trị số của các chỉ tiêu như: diện tích, sản lượng, giá trị sản lượng…của các đối tượng nghiên cứu. Phương pháp sơ đồ: sử dụng sơ đồ trong đề tài để mô tả các kênh tiêu thụ mủ cao su từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng. Phương pháp phân tích chuỗi cung để phân tích chuỗi quá trình tiêu thụ mủ cao su từ người cung ứng các yếu tố đầu vào đến người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Trong đó đi sâu phân tích 5 vấn đề: quá trình tạo giá trị, chênh lệch giá, dòng thông tin, thanh toán và quan hệ hợp tác giữa các thành viên trong chuỗi. PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ MỦ CAO SU 1.1.1. Sản xuất mủ cao su Cao su là cây công nghiệp dài ngày với chu kỳ sống được giới hạn từ 30 – 40 năm, quá trình sản xuất chia làm 2 thời kỳ: - Thời kỳ kiến thiết cơ bản: là khoảng thời gian 7 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây. Đây là khoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1 mét. Tùy điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùng duyên hải miền Trung, thời kỳ kiến thiết cơ bản phổ biến là từ 7 – 8 năm. Tuy nhiên, với điều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồng thích hợp thì có thể rút ngắn thời gian kiến thiết cơ bản từ 6 tháng đến 1 năm. - Thời kỳ kinh doanh: là khoảng thời gian khai thác mủ, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài từ 25 – 30 năm. Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấp hơn nhiều so với gian đoạn kiến thiết cơ bản. Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đó cao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suất đạt cao nhất và ổn định. Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18 trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng của các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưa bão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũng giảm sút. Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su. 1.1.2. Tiêu thụ mủ cao su Tiêu thụ là tất cả các hoạt động liên quan đến sự lưu chuyển của hàng hóa và dịch vụ từ người cung cấp đến tay người tiêu dùng cuối cùng để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thông qua quá trình trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên thị trường. Thực chất của tiêu thụ sản phẩm là quá trình người sản xuất sử dụng các trung gian hoặc trực tiếp trao quyền sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng cuối cùng, đồng thời tạo doanh thu thông qua việc thu tiền hoặc nhận quyền thu tiền hàng hóa, dịch vụ đã bán. 1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TRONG TIÊU THỤ MỦ CAO SU Cũng giống như những loại sản phẩm khác, sản phẩm ngành cao su là sản phẩm hàng hóa vì vậy tiêu thụ mủ cao su cũng tuân theo những quy luật chung của thị trường hàng hóa. Tuy nhiên, do sản xuất cao su có những đặc điểm riêng chi phối tới quá trình tiêu thụ sản phẩm mủ cao su nên quá trình tiêu thụ mủ cao su có những nét khác biệt đặc thù. Những đặc điểm đó là: Giá cả biến động nhanh và phụ thuộc vào giá dầu thô trên Thế giới. Giá cả mủ cao su có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng vài ngày, một tuần hoặc một tháng. Mức độ biến động giá cả do cung cầu thị trường điều phối kém hoặc do các công ty xuất khẩu không ký được hợp đồng với các nước nhập khẩu. Giá bán mủ cao su của người nông dân phụ thuộc vào giá mà các công ty xuất khẩu ký hợp đồng với các nhà nhập khẩu nước ngoài và giá hợp đồng đó lại phụ thuộc vào giá dầu thô trên Thế giới, bởi vì cao su nhân tạo được làm từ nguyên liệu là dầu thô, khi giá dầu thô tăng làm giá cao su nhân tạo cũng tăng theo, nhu cầu cao su nhân tạo giảm dẫn đến nhu cầu cao su thiên nhiên tăng làm cho giá cao su thiên nhiên tăng. Sự ràng buộc đó khiến giá cao su thiên nhiên phụ thuộc rất lớn vào giá dầu thô. Trong những năm gần đây, giá dầu thô biến động bất thường và liên tục khiến giá cao su thiên nhiên kém ổn định. Giao động mạnh về giá giữa các năm Giá mủ cao su có thể dao động mạnh giữa các năm. Điều kiện tự nhiên và thiên tai như bão lụt, hạn hán là nguyên nhân chủ yếu gây ra giao động giá do tác động của nó tới cung. Ví dụ: nếu trong năm có bão xãy ra sẽ làm cho cây cao su bị gãy đỗ hàng loạt dẫn đến giá cả tăng lên do nguồn cũng bị thu hẹp. Ngược lại, thời tiết thuận lợi, không có thiên tai sản lượng mủ cao su khai thác và cung ứng quá nhiều, giá mủ cao su có xu hướng giảm. Phản ứng của nông dân với hiện tượng trên càng làm cho giá cả biến động nhanh hơn. Nông dân có thể phản ứng quá tích cực khi thấy giá mủ cao su tăng lên bằng cách mở rộng diện tích trồng cây cao su và khai thác bừa bãi diện tích cao su đã vào thời kỳ kinh doanh làm cho lượng cung hiện tại và lượng cung trong tương lai vượt quá cầu dẫn tới giảm giá trong thời điểm thu hoạch. Trong tình huống ngược lại, nông dân lại phá bỏ diện tích cao su đã trồng khi giá mủ cao su giảm mạnh. Tính rủi ro cao Rủi ro cao là đặc điểm cơ bản của thị trường hàng hóa nông sản nói chung và thị trường mủ cao su nói riêng. Tính dễ biến động của giá là nguyên nhân chính của rủi ro. Ngoài ra người nông dân còn gặp một yếu tố rủi ro khác là điều kiện thiên nhiên. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với hàng hóa nông sản và càng quan trọng hơn đối với những loại hàng hóa nông sản có sự đầu tư lớn về chi phí và thời gian thu hồi chậm như cây cao su. Cây cao su có thời gian kiến thiết cơ bản kéo dài khoảng 7 năm, chi phí bỏ ra trong thời kỳ này là rất lớn nhưng thời gian thu hồi lại rất chậm. Nếu điều kiện thời tiết bất ổn xảy ra thì sản lượng mủ thu hoạch sẽ rất thấp, nhiều khi mất trắng cả vườn cây. Rủi ro này càng biểu hiện rỏ nét hơn với điều kiện khí hậu và thời tiết bất ổn của nước ta hiện nay. Chu kỳ sản xuất dài Cây cao su là một cây công nghiệp dài ngày, quá trình sản xuất trải qua 2 thời kỳ: Thời kỳ kiến thiết cơ bản và thời kỳ kinh doanh. Thời kỳ kiến thiết cơ bản thường kéo dài trong khoảng thời gian từ 7 – 8 năm tính từ khi trồng cây. Thời kỳ kinh doanh là khoảng thời gian khai thác mủ, cây cao su được khai thác khi có trên 50% tổng số cây có vanh thân đạt từ 50 cm