Báo cáo Thực tập công nhân ngành đường năm học 2010-2011

Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết là trục Bắc - Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại, các đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an ninh, quốc phòng.

doc18 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2273 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Báo cáo Thực tập công nhân ngành đường năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÁO CÁO THỰC TẬP CÔNG NHÂN NGÀNH ĐƯỜNG NĂM HỌC 2010-2011 CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU I .TỔNG QUAN Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại, tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa các vùng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. Coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có. Đồng thời đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới các công trình kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, trước hết là trục Bắc - Nam, các khu kinh tế trọng điểm, các trục giao thông đối ngoại, các đô thị lớn và các vùng có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược xóa đói, giảm nghèo và phục vụ an ninh, quốc phòng. Phát triển vận tải theo hướng hiện đại với chi phí hợp lý, an toàn, giảm thiểu tác động môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức; nhanh chóng đổi mới phương tiện vận tải; nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải, đồng thời phát triển nhanh hệ thống dịch vụ vận tải đối ngoại, trước hết là vận tải hàng không và hàng hải nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế. Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại, gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nước, đáp ứng kịp thời yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. Phát triển giao thông vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường. Đối với các đô thị lớn (trước mắt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh) nhanh chóng phát triển phương thức vận tải khối lượng lớn (vận tải bánh sắt); kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và an toàn giao thông đô thị. II .MỤC TIÊU , NHIỆM VỤ - MỤC TIÊU Giao thông vận tải Việt Nam phải phát triển đồng bộ cả về kết cấu hạ tầng, vận tải và công nghiệp giao thông vận tải theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tạo thành mạng lưới giao thông vận tải hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao lưu thông suốt, nhanh chóng, an toàn và thuận lợi trên phạm vi cả nước với trình độ tương đương các nước tiên tiến trong khu vực, phục vụ mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và khu vực. a)Về vận tải Thỏa mãn nhu cầu vận tải xã hội đa dạng với mức tăng trưởng cao, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và giảm thiểu tác động môi trường. b) Về kết cấu hạ tầng giao thông vận tải: Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giai đoạn trước mắt tập trung đưa vào cấp kỹ thuật và nâng cấp các công trình hiện có, kết hợp xây dựng mới một số công trình phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội của trung ương và địa phương. Giai đoạn 2010 - 2020, hoàn chỉnh, hiện đại hóa và tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đảm bảo vận tải tối ưu trên toàn mạng lưới. - NHIỆM VỤ + Tập trung đầu tư, cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác, ưu tiên các công trình thuộc 3 vùng kinh tế trọng điểm và các khu đầu mối giao thông để hình thành mạng lưới giao thông vận tải hiện đại, liên hoàn, liên kết được các phương thức vận tải, đảm bảo giao thông thông suốt, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và khai thác vận tải. + Đầu tư phát triển cân đối các phương thức vận tải và dịch vụ vận tải, đảm bảo tận dụng lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, giảm giá thành vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội, hội nhập với quốc tế, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường. CHƯƠNG 2 : TẦM NHÌN TRONG NÚT GIAO THÔNG Phát triển hệ thống đường bộ cao tốc đồng nghĩa với đòi hỏi phải thiết kế và xây dựng một tuyến đường ôtô đạt chất lượng cao, thể hiện qua tính tiện nghi, thuận lợi, xe chạy an toàn, tốc độ cao, đồng thời tuyến đường thoả mãn tốt nhất sự hài hoà với địa hình tự nhiên hay nói khác là phải có tính thẩm mỹ cao tương ứng với đồng tiền mà chúng ta phải bỏ ra để xây dựng đường. Bước thiết kế bình đồ có ý nghĩa khai sinh ra tuyến đường, góp phần quan trọng đối với chất lượng của đường khi đưa vào khai thác sử dụng. Để có một tuyến đường tốt, người kỹ sư phải phối hợp hài hòa giữa ba yếu tố bình đồ - mặt cắt dọc – mặt cắt ngang. Thiết kế bình đồ là một bước rất quan trọng, là điều kiện tiên quyết, xong để nâng cao chất lượng vận doanh, khai thác của tuyến thiết kế thì còn có rất nhiều yếu tố chi phối, vấn đề “tầm nhìn xe chạy trong nút giao thông” là một vấn đề rất quan trọng, cần lưu ý đặc biệt, bởi nó liên quan tới sự an toàn của người lái xe. Đảm bảo tầm nhìn trên đường ô tô có thể giảm tới 25% số vụ tai nạn, đây là một con số không nhỏ nó khẳng định ý nghĩa to lớn nếu người kỹ sư lưu tâm tới. Ngoài ra, tâm lý người lái luôn bị ảnh hưởng khi chạy vào các đoạn đường ở nút có tầm nhìn không đảm bảo, vì vậy người lái thường phải giảm tốc độ, sự tiện lợi giảm đáng kể, thời gian chạy xe trên tuyến tăng lên. Với những ý nghĩa nêu trên “tầm nhìn xe chạy trong nút giao thông” thật sự là vấn đề rất đáng quan tâm. I. CÁC KHÁI NIỆM - I.1. Nút giao thông Nút giao thông là nơi giao nhau giữa nhiều đường ô tô hoặc đường ô tô với đường sắt, tại đó xe có thể chuyển hướng để đi theo hành trình mong muốn. Vì vậy nút giao thông là điểm tập trung, tại đó trong một không gian thường là chật hẹp, trong một thời gian không nhiều,người lái xe đồng thời phải thực hiện nhiều thao tác. Cũng do vậy mà nút giao thông là nơi làm giảm năng lực thông hành của tuyến là nơi tập trung nhiều tai nạn giao thông và ách tắc xe cộ. Ách tắc xe cộ tại ngã tư Tương quan vị thế giữa các luồng xe trong nút tại ra các xung đột, đấy là tiềm năng gây tai nạn. Người ta có thể phân ra 3 loại xung đột : chỗ nhập dòng, chỗ tách dòng và chỗ cắt dòng (ta quy ước gọi tắt là chỗ nhập,chỗ tách và chỗ cắt ).Trong 3 loại xung đột thì có thể thấy xung đột cắt là nguy hiểm nhất. - I.2. Nút giao thông cùng mức Nút giao thông cùng mức là loại hình phổ biến nhất được áp dụng tại các nơi giao nhau của đường ô tô ,các đường phố trong các đô thị của nước ta cũng như các nước trên thế giới, do giá thành rẻ,không phải xây dựng các công trình đặc biệt và tốn kém (như cầu vượt,hầm chui…) ,thời gian thi công nhanh. I.2.1.Nút đơn giản : Nút được cấu tạo cùng mức,không có các đảo giao thông.Khi tính toán,cần kiểm tra tầm nhìn tới các điểm xung đột.Giữ nguyên phần xe chạy của đường dẫn qua nút,chỉ mở rộng đá vỉa cho xe rẽ phải. Cấu tạo nút này phù hợp cho các đường phu,đường địa phương giao nhau Các góc giao giữa các đường giao thông lớn (90o)hoặc nhỏ hơn (70o-90o) Cấu tạo nút đơn giản Với nút giao thông đơn giản chỉ nên áp dụng khi số đường vào nút không lớn hơn 4 đường I.2.2.Nút mở rộng : Tại các ngã ba,ngã tư là nơi giao nhau của đường chính và đường phụ,để tăng khả năng thông xe và tốc độ xe chạy trên đường chính,người ta mở rộng nút giao thông bằng cách xây dựng thêm các dải chuyển tốc để cho xe chuyển từ đường phụ ra đường chính không dây cản trở các dòng xe trên đường chính và xe đang chạy với tốc độ cao trên đường chính giảm dần tốc độ khi di chuyển sang đường phụ nhập với dòng xe có tốc độ thấp hơn. I.2.3.Nút kênh hóa (nút phân luồng): Đây là loại hình nút giao thông cùng mức được áp dụng phổ biến nhất ở các nước và cũng được hưởng ứng và thực hiện ngày càng nhiều ở nước ta vì chỉ cần cải thiện mặt bằng một cách đơn giản,ít tốn kém nhưng hiệu quả giao thông lại tăng đáng kể. Bố trí các đảo dẫn hướng trên mặt bằng các nút giao cùng mức nhằm phân chia các luồng giao thông ,dẫn các luồng xe đi theo các hướng nhất định nhằm nâng cao an toàn xe chạy và khả năng thông xe của nút. Các đảo dẫn hướng có tác dụng giảm bớt các “điểm nguy hiểm”,phân tán các điểm xung đột,giảm độ phức tạp của nút. Các loại đảo thường gặp trong nút : Nút có đảo tam giác Cấu tạo ngã tư có các loại đảo khác nhau Nút có đảo hình giọt nước. Nút có làn trung tâm. Nút vòng đảo (nút hình xuyến) : Là một loại hình đặc biệt,có một đảo lớn ở trung tâm,trong nút thì tất cả các xe cộ đều chạy ngược chiều kim đồng hồ trên phần xe chạy quanh đảo trung tâm. Đặc điểm cơ bản của loại hình này là trong nút,tất cả các điểm cắt đầu chuyển thành các điểm nhập và tách. a) b) a).Điển hình thiết kế nút giao vòng đảo kiểu mới b).chuyển đổi điểm cắt thành điểm nhập và tách trong nút hình xuyến I.3. Tầm nhìn - I.3.1. Định nghĩa Để đảm bảo an toàn, người lái xe luôn luôn phải được đảm bảo nhìn thấy đường trên một chiều dài nhất định về phía trước để người lái có thể kịp thời xử lý hoặc là hãm dừng trước các chướng ngại vật (nếu có) hay tránh được nó. Chiều dài này gọi là tầm nhìn, tầm nhìn này phải được bảo đảm trên mặt cắt dọc cũng như trong đường cong nằm sao cho không bị vách đá, nhà cửa, cây cối che khuất. Tóm lại, tầm nhìn là đoạn đường phía trước nhìn thấy được bởi người lái. Việc tính toán đoạn đường này có ý nghĩa rất quan trọng, liên quan trực tiếp tới sự an toàn của người lái. Ngoài ra trên đường cấp cao, đường du lịch thì tầm nhìn không chỉ đảm bảo an toàn mà còn phải nâng cao để xét tới các yếu tố tâm lý nhằm tạo cho người lái an tâm chạy với tốc độ cao. I.3.2. Sơ đồ tầm nhìn Để có thể nghiên cứu tính toán chiều dài tầm nhìn cần phải xét tới các tình huống có thể xảy ra trên đường. Qua nghiên cứu và quan sát nhiều tác giả tổng kết tầm nhìn xe chạy thường tính theo 4 sơ đồ tầm nhìn sau đây: Sơ đồ 1: Xe phải đỗ trước vật chướng ngại trên mặt đường, tầm nhìn xác định theo sơ đồ 1 còn được gọi là tầm nhìn dừng xe hay tầm nhìn một chiều hay tầm nhìn mặt đường. Sơ đồ 2: Hai xe đi ngược chiều nhau kịp dừng lại trước nhau một khoảng cách lo; tầm nhìn này gọi là tầm nhìn 2 chiều hay tầm nhìn khi 2 xe gặp nhau. Sơ đồ 3: Hai xe ngược chiều trên cùng một làn tránh nhau và không giảm tốc độ. Sơ đồ 4: Hai xe cùng chiều có thể vượt nhau, xe 1 muốn vượt xe 2 phải chạy nhờ sang làn xe trái chiều, trên đó có xe 3 chạy ngược lại. Tầm nhìn theo sơ đồ này gọi là tầm nhìn vượt xe. I.3.3. Sử dụng sơ đồ tầm nhìn trong nút giao thông Trong các sơ đồ nói trên thì sơ đồ số 1 là cơ bản nhất, thật vậy tình huống xảy ra trong sơ đồ 1 là rất phổ biến, mà tính chất nguy hiểm lại cao. Do vậy, TCVN quy định đối với tầm nhìn xe chạy tính theo sơ đồ 1 phải được kiểm tra trong bất kỳ tình huống nào của đường. Chiều dài tầm nhìn S1 còn được sử dụng để tính bán kính đường cong đứng, sao cho khi xe chạy vào đường cong đứng có đủ tầm nhìn để quan sát trước các chướng ngại vật. Do vậy tầm nhìn S1 được sử dụng để tính toán tầm nhìn trong nút giao thông . Xác định chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 1 Các chướng ngại vật nằm cố định trên đường, làm cho người lái muốn vượt qua cần phải hãm lại để xử lý hoặc tránh chúng. Để dừng lại trước các chướng ngại vật này một cách an toàn người lái cần một chiều dài tầm nhìn S1. Người lái đang chạy xe với tốc độ V, có thể dừng lại an toàn trước chướng ngại vật với một chiều dài tầm nhìn S1 gồm có một đoạn phản ứng tâm lý lpư, một đoạn hãm xe Sh và một đoạn dự trữ an toàn lo. Vì vậy tầm nhìn này còn gọi là tầm nhìn hãm xe: S1= lpư + Sh + lo Đoạn phản ứng tâm lý là quãng đường xe chạy được trong thời gian phản ứng tâm lý tpư; thời gian phản ứng tâm lý qua nghiên cứu chia làm 4 giai đoạn: nhận biết-hiểu-phản ứng-xử lý. Do đó tpư là thời gian để nhận biết có chướng ngại vật, có biện pháp xử lý và có thời gian để xử lý (hãm phanh). Theo nghiên cứu, thời gian này phụ thuộc giới tình độ tuổi, tay nghề và tình huống trên đường…Trong dòng xe vắng, người lái dễ chủ quan, không sẵn sàng phản ứng, tpư lớn, dễ xảy ra tai nạn và tai nạn thường nặng nề. Trong dòng xe đông, người lái xe tập trung vào việc lái, nên tai nạn có thể giảm đi và ít nghiêm trọng hơn. Trong khi tính toán với một mức độ an toàn nhất định, người ta có thể lấy tpư= 1s. Việc lấy tpư là một số cố định dễ thấy là không hợp lý, vấn đề này cần có nghiên cứu cụ thể cho từng trường hợp, xong ở một mức độ nhất định chấp nhận giá trị tpư= 1s. Công thức xác định chiều dài tầm nhìn sơ đồ 1 sẽ là: Trong đó tốc độ v có thứ nguyên m/s. Khi tính theo V(Km/h) ta có: II. Tầm nhìn trong các loại nút giao thông khác nhau Hiện nay có rất nhiều nút giao thông sau khi được xây dựng không đảm bảo tính an toàn, nhiều nút trở thành các điểm đen nguy hiểm. Một phần của thực trạng này là các nút không đảm bảo được tầm nhìn cho lái xe. Vấn đề này cần phải được quan tâm đúng mức, để triệt phá các điểm đen về tai nạn giao thông. Các loại nút giao thông nguy hiểm thường là các loại nút giao thông đường chính đường phụ, nút giao thông ưu tiên tay phải . Đây là các loại hình đơn giản nhất, áp dụng cho một đường phụ ( trong thành phố có thể là một ngõ phố, một cửa vào một cơ quan xí nghiệp…) phần ưu tiên trong bất kì tình huống nào thuộc về đường chính. Trên đường phụ có thể cắm hoặc làm biển nhường đường (biển 108, điều lệ báo hiệu đường bộ) hoặc biển dừng lại (biển 222, DLBHĐB). Có hai trường hợp để xe chạy trên đường phụ phải xử lý: trường hợp đầu xe trên đường phụ phải đi chậm và quan sát, chỉ trong điều kiện thuận lợi mới được nhập hoặc cắt đường chính. Trong trường hợp sau, trong bất cứ tình huống nào, người lái phải dừng xe, sau khi quan sát mới được tiếp tục hành trình. Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn trong nút giao thông ưu tiên tay phải; 1,2,3,4 tên các xung đột; --- quỹ đạo mắt người lái xe Khi tầm quan trọng hoặc cường độ giao thông theo hai đường dẫn không quá chênh lệch nhau thì dùng phương pháp tổ chức giao thông ưu tiên tay phải. Tại các điểm xung đột, xe phải nhường ưu tiên cho các xe xuất hiện ở bên tay phải của mình. Trường hợp này phải tính toán đảm bảo tầm nhìn như sau: Giả thiết mắt người lái đặt cách mép phần xe chạy là 1.5m, trong một ngã tư đơn giản có 4 điểm cắt cần xét và ta xét điểm 1. Trong hình 1 người lái xe trên hai hướng Nam(N) và đông (Đ) đều phải quan sát được. Trong hai người lái, hướng N là hướng không ưu tiên, nếu có chướng ngại vật tại đó, xe N phải quan sát thấy tầm nhìn không ưu tiên, Skưt, bằng chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 1: Xe N phải quan sát được xe Đ, xe ưu tiên ở cách điểm xung đột 1 tầm nhìn có ưu tiên SưtĐ, tính bằng tốc độ không thay đổi vĐ và thời gian SkưtN/vN, tầm nhìn tính được là: Nối lại, chúng ta được tam giác nhìn thứ nhất, ở trong phạm vi tam giác nhìn không được tồn tại vật làm trở ngại tầm nhìn như biển báo, cây cối, nhà cửa, quán kiốt,… Gặp các trường hợp không di chuyển được, vì lý do kinh tế, lý do lịch sử thì phải làm lại tầm nhìn tuyến ít quan trọng hơn và trên đó đặt các biển báo hạn chế tốc độ. Lần lượt làm với 4 điểm xung đột 1, 2, 3, 4 ta xác dịnh được phạm vi đảm bảo tầm nhìn trong nút giao thông ưu tiên tay phải. Với nút có đường dẫn nhỏ hơn 7m, có thể giả thiết mắt người lái đặt ở tim đường, 4 điểm xung đột rút lại còn một điểm và bài toán trở nên đơn giản hơn. Với nút đường chính đường phụ, ưu tiên luôn thuộc về phía đường chính, trên đường phụ luôn là các tầm nhìn không ưu tiên Skưt, các tầm nhìn Sưt luôn nằm trên đường chính, bài toán cũng có dạng đơn giản. Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn trong nút giao thông: “ĐƯỜNG CHÍNH - ĐƯỜNG PHỤ” Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn khi bề rông đường xe chạy < 7m Với nút có cắm biển STOP trên đường phụ, thì trước hết là tính tv là thời gian xe chạy trên đường phụ cắt vào đường chinh sau khi dừng xe gồm có: 1 giây để phản ứng và khởi động, sau đó chạy với tốc độ 2 m/s (7,2 Km/h), vậy: tv= (1+B/2) Sưt= (1+B/2).vưt III. Nghiên cứu các nút giao thông đường trong khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính III.1 Nút giao thông Nguyễn Thị Định – Lê Văn Lương Đây là nút giao giữa đường cấp IV với đường cấp III - Đây là nút giao cùng mức đơn giản (ngã ba đơn giản) : Nút giao thông đường chính – đường phụ trong đó đường Lê Văn Lương là đường chính giao với đường phụ là đường Nguyễn Thị Định . Ở nút giao thông này tuyến đường Lê Văn Lương sử dụng đảo phân cách để tách các luồng xe đi ngược chiều : dải này được bố trí ở giữa trục đường nhằm tách hai luồng xe đi ngược chiều nhau và tách các luồng xe chạy cùng chiều theo các phương tiện khác nhau hay theo chức năng khác nhau. Đảo phân cách được sử dụng ở tuyến đường Lê Văn Lương Với nút giao cùng mức đơn giản này do sử dụng đảo phân cách nên ta thấy xuất hiện 2 xung đột tách và nhập dòng , không tồn tại xung đột cắt nhau vì vậy ta không cần thiết tính toán đảm bảo tầm nhìn trong nút .Tầm nhìn rẽ phải theo hướng từ Lê Văn Lương vào Nguyễn Thị Định còn bị hạn chế khi hàng quán lấn chiếm vỉa hè,các phương tiện giao thông đỗ ở lòng, lề đường trái phép gây cản trở tầm nhìn III.2 Nút giao thông Hoàng Đạo Thúy – Lê Văn Lương - Đây là nút giao giữa đường cấp III với đường cấp III - Đây là nút giao thông có đèn điều khiển nên không yêu cầu tính tầm nhìn cắt nhau trong nút bởi các dòng cắt đã được phân pha theo thời gian. Hệ thống đèn tín hiệu giao thông ở ngã tư Các hướng rẽ đều đảm bảo tầm nhìn thông thoáng , không bị cản trở . Các phương tiện phải dừng xe để quan sát nên tầm nhìn được đảm bảo trong nút Ngoài ra hệ thống đèn tín hiệu điều khiển giao thông tại nút,hệ thống biển báo hiệu giao thông đường bộ trên các đường dẫn tới nút cũng được đặt tại các vị trí giúp người lái dễ dàng quan sát đảm bảo khoảng cách nhất định để lái xe kịp thời xử lí theo tín hiệu điều khiển. III.3 Nút giao thông Nguyễn Thị Thập – Hoàng Đạo Thúy - Đây là nút giao giữa đường cấp IV với đường cấp III - Đây là nút giao cùng mức đơn giản (ngã tư đơn giản) : Nút giao ưu tiên tay phải Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn trong nút giao thông ưu tiên tay phải; Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn trong nút giao thông: - Tính toán tầm nhìn như sau : Giả thiết mắt người lái đặt cách mép phần xe chạy là 1.5m, trong một ngã tư đơn giản có 4 điểm cắt cần xét và ta xét điểm 1. Trong hình 1 người lái xe trên hai hướng Nam(N) và đông (Đ) đều phải quan sát được. Trong hai người lái, hướng N là hướng không ưu tiên, nếu có chướng ngại vật tại đó, xe N phải quan sát thấy tầm nhìn không ưu tiên, Skưt, bằng chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 1: Xe N phải quan sát được xe Đ, xe ưu tiên ở cách điểm xung đột 1 tầm nhìn có ưu tiên SưtĐ, tính bằng tốc độ không thay đổi vĐ và thời gian SkưtN/vN, tầm nhìn tính được là: Nối lại, chúng ta được tam giác nhìn thứ nhất, ở trong phạm vi tam giác nhìn không được tồn tại vật làm trở ngại tầm nhìn như biển báo, cây cối, nhà cửa, quán kiốt,… Lần lượt làm với 4 điểm xung đột 1, 2, 3, 4 ta xác dịnh được phạm vi đảm bảo tầm nhìn trong nút giao ưu tiên tay phải Theo hình ảnh thu được từ thực tế ở trong phạm vi tam giác nhìn có nhiều vật cản trở tầm nhìn Tầm nhìn tại nút giao thông tại đây bị hạn chế do cây cối và xe ô tô đỗ vỉa hè. III.4 Nút giao thông Hoàng Đạo Thúy – Hoàng Ngân - . - Đây là nút giao giữa đường cấp III với đường cấp IV - Đây là nút giao cùng mức đơn gian (ngã ba đơn giản) : Nút giao thông đường chính – đường phụ - Tính toán tầm nhìn : Do vậy tầm nhìn trong nút cũng được xác định theo Sơ đồ đảm bảo tầm nhìn trong nút giao đường chính – đường phụ Các điểm xung đột tại ngã ba Tính toán tầm nhìn tương tự nút giao ưu tiên tay phải nhưng ở đây xung đột cắt tại 1 điểm nên ta tính toán tầm nhìn cho điểm này như hình vẽ ở trên Trong hai người lái, hướng N là hướng không ưu tiên, nếu có chướng ngại vật tại đó, xe N phải quan sát thấy tầm nhìn không ưu tiên, Skưt, bằng chiều dài tầm nhìn theo sơ đồ 1: Xe N phải quan sát được xe T, xe ưu tiên ở cách điểm xung đột 1 tầm nhìn có ưu tiên SưtT, tính bằng tốc độ không thay đổi vĐ và thời gian SkưtN/vN, tầm