Báo cáo Thực tập quá trình và thiết bị tại nhà máy sứ Thiên Thanh

1.1.1. Khái quát: Công Ty Sứ Thiên Thanh ( CTSTT) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất thiết bị vệ sinh, công ty đã có mặt trên thị trường sớm nhất Việt Nam, trực thuộc Tổng Công ty VLXD số 1 – Bộ xây dựng, Quyết định thành lập số: 035A/BXD – TCLĐ ngày 12 tháng 2 năm 1993. - Công ty được thành lập năm 1953, sau năm 1975 Nhà Nước tiếp quản và cổ phần hóa công ty. - Năm 1986 công ty được đầu tư thêm thiết bị và công nghệ: 15.000-20.000 sản phẩm/ năm. - Năm 1989 công ty phát triển mạnh hơn, đạt 100.000 sản phẩm/ năm. - Năm 1996, công ty tiếp tục đầu tư cơ sở và tăng lượng sản phẩm/năm đến 300.000. - Năm 2004, đầu tư thêm cơ sở ở Bình Dương, đạt 400.000-500.000 sản phẩm/ năm. - Trụ sở chính: 59 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. - Nhà máy sản xuất: Đường D2 khu công nghiệp Bình Chuẩn, Bình Dương. 1.1.2. Thiên Thanh là một trong những nhà sản xuất – kinh doanh thiết bị vệ sinh hàng đầu ở Việt Nam với công nghệ và thiết bị hiện đại nhập từ Ý, Anh, Pháp. Công ty Sứ Thiên Thanh hiện có 2 nhà máy sản xuất đạt năng suất 700.000 sản phẩm/năm, lớn nhất Việt Nam. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm của công ty Sứ Thiên Thanh được sản xuất và kiểm tra theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Các sản phẩm như bàn cầu, lavabo, bồn tiểu, bidet, bình lọc nước, được sản xuất trên dây chuyền hiện đại; công nghệ, thiết bị nhập từ Italia, Anh, Đức, Pháp, đạt chất lượng Châu Âu. Sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, phong phú về màu sắc cũng như giá cả hơp lý với dịch vụ làm hài lòng khách hàng. - Khoảng trên 30 bộ bàn cầu cao ( xí bệt) với nhiều kiểu dáng và nguyên lý xả nước khác nhau.

doc55 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4941 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập quá trình và thiết bị tại nhà máy sứ Thiên Thanh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục Lục PHẦN 1: TỔNG QUAN NHÀ MÁY SỨ THIÊN THANH 5 1.1. Lịch sử thành lập và phát triển – địa điểm xây dựng 5 1.1.1. Khái quát: 5 1.1.2. Thiên Thanh là một trong những nhà sản xuất – kinh doanh thiết bị vệ sinh hàng đầu ở Việt Nam với công nghệ và thiết bị hiện đại nhập từ Ý, Anh, Pháp. 5 1.1.3. Thị trường tiêu thụ: 6 1.1.4. Thành tích cao nhất: 7 1.2. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG: 7 1.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ: 8 1.4. NỘI QUY AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG: 9 1.4.1. Quy định chung: 9 1.4.2. Đối với người lao động: 10 1.4.3. Những điều cấm: 10 1.4.4. Phòng cháy chữa cháy: 10 1.5. XỬ LÝ CHẤT THẢI: 10 PHẦN 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ 12 2.1. CÁC SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH: 12 2.1.1. Phân loại sản phẩm theo chức năng sử dụng và kiểu dáng thiết kế: 12 2.1.2. Phân loại sản phẩm theo hệ thống xả ( chỉ dành cho các loại bàn cầu cao) 12 2.1.3. Phân loại sản phẩm theo mức chất lượng: 13 2.2. CÁC ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG CỦA SỨ VỆ SINH: 13 2.2.1. Các tính chất cơ, lý, hóa, nhiệt: 13 2.2.2. Chất lượng bề mặt: 13 2.2.3. Các đặc tính chất lượng của sứ VSXD: 14 2.3. NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT 14 2.3.1. Nguyên liệu xương 14 2.3.2. Nguyên liệu men 16 2.4. Các dạng năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất 16 PHẦN 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (QTCN) 17 3.1. SƠ ĐỒ KHỐI 17 3.2. THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ 17 3.2.1. Chuẩn bị hồ đổ rót 17 3.2.2. Khâu đổ rót - tạo hình 17 3.2.3. Sấy mộc 23 3.2.4. Kiểm tra dầu và phun men 24 3.2.5. Nung sản phẩm: 26 3.2.6. Kiểm tra sản phẩm sau nung. 29 PHẦN 4: MÁY MÓC THIẾT BỊ 32 4.1. Máy nghiền bi 32 4.1.1 Công dụng 32 4.1.2. Chủng loại, nơi sản xuất 32 4.1.3. Cấu tạo 32 4.1.4. Cơ chế hoạt động và nguyên tắt vân hành: 33 4.1.5. Các thông số kỹ thuật của quá trình nghiền: 33 4.1.6. Sự cố - khắc phục: 34 4.1.7. Ưu – nhược điểm: 34 4.2. Máy nghiền bánh đá: 34 4.2.1. Chức năng, chủng loại, xuất xứ: 34 4.2.2. Cấu tạo: 34 4.2.3. cơ chế hoạt động 34 4.2.4. các thông số kỹ thuật của máy: 35 4.2.5. Bảo quản định kỳ: 35 4.2.6. Sự cố và cách khắc phục: 35 4.3. Máy khuấy hồ liệu: 35 4.4. Máy sàn rung: 36 4.4.1. Chức năng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động: 36 4.4.2. Các thông số kỹ thuật 36 4.4.3. Sự cố và khắc phục 37 4.5. Máy đánh tơi mộc hỏng: 37 4.5.1. Công dụng: 37 4.5.2. Chủng loại, nơi sản xuất: Liên Xô ( 1990) 37 4.5.3. Cấu tạo 37 4.5.4. Cơ chế - nguyên tắt vận hành 37 4.5.5. Các thông số kỹ thuật của quá trình quá trình. 38 4.5.6 Ưu – nhược điểm 38 4.6. Máy đổ rót BCV 38 4.6.1. Chức năng 38 4.6.2. Cấu tạo: 38 4.6.3. Các thông số kỹ thuật trong quá trình đổ rót. 39 4.6.4. Sự cố và cách khắc phục: 39 4.7. Máy đổ rót Interdri 39 4.7.1. Chức năng: 39 4.7.2. Cấu tạo 40 4.7.3. Nguyên lý hoạt động 40 4.7.4. Các thông số của máy Interdri 40 4.7.5. Sự cố - cách khắc phục: 41 4.8. Máy BMP-280 41 4.8.1. Chức năng: 41 4.8.2. Cấu tạo 41 4.8.3 Nguyên lý hoạt động: 41 4.8.4 Bộ phận xử lý nước cho máy BMP 280: 42 4.8.5 Bảo dưỡng máy BMP: 43 4.9. Cân định lượng: 43 4.9.1 Chức năng: 43 4.9.2 Thông số kỹ thuật: 43 4.9.3 Nguyên lý hoạt động: 43 4.9.4 Sự cố và cách khắc phục: 43 4.10. Máy nghiền men: 44 4.10.1 Cấu tạo: 44 4.10.2 Các thông số kỹ thuật: 44 4.10.3 Nguyên lý vận hành: 44 4.10.4 Sự cố và cách khắc phục 44 4.10.5 Ưu - nhược điểm 44 4.11 Buồng sấy 45 4.11.1 Cấu tạo 45 4.11.2 Nguyên lý vận hành 45 4.12. Lò tunnel 46 4.12.1. Vai trò – Chức năng – Nguyên tắc vận hành 46 4.12.2. Cấu tạo : 46 4.12.3. Sự cố và cách khắc phục: 55 PHẦN 1: TỔNG QUAN NHÀ MÁY SỨ THIÊN THANH Lịch sử thành lập và phát triển – địa điểm xây dựng Khái quát: Công Ty Sứ Thiên Thanh ( CTSTT) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên sản xuất thiết bị vệ sinh, công ty đã có mặt trên thị trường sớm nhất Việt Nam, trực thuộc Tổng Công ty VLXD số 1 – Bộ xây dựng, Quyết định thành lập số: 035A/BXD – TCLĐ ngày 12 tháng 2 năm 1993. Công ty được thành lập năm 1953, sau năm 1975 Nhà Nước tiếp quản và cổ phần hóa công ty. Năm 1986 công ty được đầu tư thêm thiết bị và công nghệ: 15.000-20.000 sản phẩm/ năm. Năm 1989 công ty phát triển mạnh hơn, đạt 100.000 sản phẩm/ năm. Năm 1996, công ty tiếp tục đầu tư cơ sở và tăng lượng sản phẩm/năm đến 300.000. Năm 2004, đầu tư thêm cơ sở ở Bình Dương, đạt 400.000-500.000 sản phẩm/ năm. Trụ sở chính: 59 Ngô Tất Tố, Quận Bình Thạnh, Tp. HCM. Nhà máy sản xuất: Đường D2 khu công nghiệp Bình Chuẩn, Bình Dương. Thiên Thanh là một trong những nhà sản xuất – kinh doanh thiết bị vệ sinh hàng đầu ở Việt Nam với công nghệ và thiết bị hiện đại nhập từ Ý, Anh, Pháp. Công ty Sứ Thiên Thanh hiện có 2 nhà máy sản xuất đạt năng suất 700.000 sản phẩm/năm, lớn nhất Việt Nam. Sử dụng kỹ thuật tiên tiến để tạo ra sản phẩm chất lượng cao. Sản phẩm của công ty Sứ Thiên Thanh được sản xuất và kiểm tra theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. Các sản phẩm như bàn cầu, lavabo, bồn tiểu, bidet, bình lọc nước, … được sản xuất trên dây chuyền hiện đại; công nghệ, thiết bị nhập từ Italia, Anh, Đức, Pháp, … đạt chất lượng Châu Âu. Sản phẩm đa dạng về kiểu dáng, phong phú về màu sắc cũng như giá cả hơp lý với dịch vụ làm hài lòng khách hàng. - Khoảng trên 30 bộ bàn cầu cao ( xí bệt) với nhiều kiểu dáng và nguyên lý xả nước khác nhau.  Trên 30 bộ chậu rửa mặt và chân chậu.  Ngoài ra CTSTT còn có những chủng loại sản phẩm khác như; bình lọc nước, các loại cầu cho trẻ em, cầu thấp (xí xổm) và các loại chậu để bàn kiểu dáng mới lạ sang trọng…    Thị trường tiêu thụ: Mạng lưới của công ty rộng khắp cả nước thông qua các kênh như chi nhánh, văn phòng đại diện, đại lý. Ngoài ra, sản phẩm của công ty cũng được xuất sang một số nước Pháp, Úc, Hàn Quốc, Ucraina, … Nội đia chiếm 80%, chủ yếu bán tại Tp. HCM và các tỉnh phía Nam. Phần còn lại là xuất khẩu sang nước ngoài. Thành tích cao nhất: Năm 1992 được chủ tịch nước CHXHCNVN phong tặng huân chương Lao Động hạng II. Sản phẩm của Thiên Thanh đã đạt nhiều huy chương về chất lượng và được người tiêu dùng bình chọn Hàng Việt nam chất lượng cao liên tục từ năm 1996-2002. Năm 2000 được Tổ chức BVQI ( Vương Quốc Anh) đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9002 : 1994 Đầu năm 2003, được tổ chức BVQI (Vương Quốc Anh) đánh giá chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng của Công ty phù hợp với tiêu chuẩn Quốc Tế ISO 9001: 2000 SƠ ĐỒ BỐ TRÍ MẶT BẰNG: ( kèm theo sơ đồ) SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHÂN SỰ: Chú thích: Giám Đốc: Vũ Văn Tề Phó Giám Đốc: Võ Văn Út Nguyễn Văn Quang Trưởng phòng Nhân sự: Nguyễn Hữu Chương Trường phòng Tài chính – kinh tế: Trịnh Văn Lương Trưởng phòng Thiết kế: Nguyễn Tăng Đức Trí Trưởng phòng Công nghệ: nguyễn Thị Thoa Trưởng phòng Kĩ thuật: Phan Tấn Dũng Trưởng phòng Chất lượng: Huỳnh Thị Cúc Trưởng phòng Kế hoạch: Hoàng Thị lan Anh Quản đốc phân xưởng sứ: Trần Văn Thương Quản đốc phân xưởng khuôn: Nguyễn Văn Đấu NỘI QUY AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG: ( Trích dẫn TT5.1.3/AD ban hành ngày 1/9/2002) Quy định chung: Phải mang đầy đủ trang phục bảo hộ lao động khi làm việc. Giữ gìn vệ trong khu vực làm việc của mình và trong phạm vi của Công ty. Khi có sự cố hoặc tai nạn phải ngừng máy khẩn cấp và báo ngay cho người có trách nhiệm. Mọi thiết bị, dụng cụ, phương tiện làm việc đều được trang bị đầy đủ và đảm bảo an toàn lao động và các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp. Đồng thời phải thường xuyên kiểm tra định kì, bảo dưỡng tu bổ, sữa chữa, bổ sung, đảm bảo đúng tiêu chuẩn an toàn vệ sinh lao động theo luật định. Chỉ tuyển dụng những người lao động có đủ sức khỏe và có năng lức làm việc. Thường xuyên theo dõi, quan sát việc thực hiện đầy đủ các quy định về an toàn và vệ sinh lao động với máy móc, thiết bị cũng như người lao động. Trang bị và bố trí đầy đủ, hợp lý các phương tiện, dụng cụ PCCC. Đối với người lao động: Trước khi làm việc: Thường xuyên kiểm tra máy móc thiết bị, phương tiện làm việc để đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp. Phải vận hành đúng theo quy trình kỹ thuật hướng dẫn. Có quyền từ chối công việc nếu thấy không an toàn . Trong khi làm việc: Phải thực hành đúng các thao tác đã quy định cho từng khâu sản xuất. Người vận hành máy móc thiết bị không được tự ý bỏ đi nơi khác. Sau khi làm việc: Phải thực hiện vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc và các trang bị an toàn lao động. Đóng máy móc thiết bị theo đúng quy trình kỹ thuật. Thực hiện các công việc bàn giao ca. Những điều cấm: Sữa chữa, lau chùi, vệ sinh máy móc thiết bị khi máy đang hoạt động (phải tắt máy khi sữa chữa hoặc vệ sinh). Hút thuốc những nơi có bản cấm, trong bộ phận sản xuất và trong lúc đang thao tác. Nói chuyện riêng trong lúc làm việc. Đi vào những khu vực không thuộc phạm vi làm việc của mình. Sữa chữa máy hoặc làm vệ sinh khi máy đang hoạt động. Làm những việc ngoài nhiệm vụ và khả năng chuyên môn của bản thân. Phòng cháy chữa cháy: Nhà máy thiết kế hệ thống che chắn, ngăn cách các bộ phận nguy hiểm như: hệ thống dẫn điện, bồn chứa gas, các biện pháp cơ khí hóa trong vận chuyển hóa chất như nồi hơi, bình khí nén… Nhà máy luôn đề ra các quy tắc an toàn khi sử dụng các thiết bị có thể gây nguy hiểm. Đặc biệt do nhà máy sử dụng gas để đốt lò nung nên vấn đề PCCC là vô cùng quan trọng. Tại nhà máy có hệ thống chống sét, hệ thống bình chữa cháy, bố trí nhiều cửa thoát hiểm thong thoáng và bảng quy định PCCC đặt tại mỗi phân xưởng. XỬ LÝ CHẤT THẢI: Chất thải chủ yếu của nhà máy là nước huyền phù hồ, men và khí bụi. Khí thải: Bụi ( chủ yếu ở tổ nghiền) được hút ra ngoài qua xyclone lắng bụi. Khí chứa bụi men ( ở tổ phun men và tổ kiểm dầu) được hấp thụ bằng nước và bể lắng có chứa nước. Do sử dụng gas làm nhiên liệu đốt nên khí thải ở lò nung tương đối sạch và được phân tán ra ngoài qua đường ống khói. Nước thải được xử lý bằng bể lắng và các mương lọc trước khi thải ra hệ thống cống. PHẦN 2: DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ CÁC SẢN PHẨM SỨ VỆ SINH: 2.1.1. Phân loại sản phẩm theo chức năng sử dụng và kiểu dáng thiết kế: Sản phẩm sứ vệ sinh của công ty sứ Thiên Thanh được phân làm 19 loại: Cầu cao dài (xí bệt) Cầu thấp ( xí xổm) Cầu cao cụt Cầu một khối Thùng nước dài gạt Thùng nước dài một nhấn Thùng nước dài hai nhấn Thùng nước treo Chậu rửa mặt một lỗ lớn Chậu rửa mặt một lỗ nhỏ Chậu rửa mặt hai lỗ nhỏ Chậu rửa mặt ba lỗ nhỏ Chậu bàn Chậu góc Chân chậu đứng Chân chậu treo Bồn tiểu nam Bồn tiểu nữ ( Bidet) Bình lọc nước 2.1.2. Phân loại sản phẩm theo hệ thống xả ( chỉ dành cho các loại bàn cầu cao) Các loại bàn cầu cao của Công ty Sứ Thiên Thanh được phân loại theo hệ thống xả có 3 loại sau: -Cầu có hệ thống xả thẳng hay còn gọi là cầu xả thẳng, cầu wash down. Hệ thống xả này dựa vào áp lực nước dội thẳng xuống lòng cầu đẩy các chất thải vào cống thoát. - Cầu có hệ thống xả Siphon jet: hệ thống này tương tự hệ thống xả Siphon nhưng có thêm sự hỗ trợ của tia nước từ lỗ phản lực ( jet ) đẩy chất thải vào cống thoát. 2.1.3. Phân loại sản phẩm theo mức chất lượng: Khi có yêu cầu xuất khẩu, giám đốc sẽ phê duyệt các tiêu chuẩn cụ thể dành cho các sản phẩm xuất khẩu sau khi thỏa thuận với khách hàng, gọi là sản phẩm nhập kho (loại A). CÁC ĐẶC TÍNH CHẤT LƯỢNG CỦA SỨ VỆ SINH: Các tính chất cơ, lý, hóa, nhiệt: Độ bền cơ học của sản phẩm: Là khả năng chịu tải trọng của sản phẩm ở điều kiện bình thường. Độ hút nước: Là hiện tượng hấp thụ nước của vật liệu, độ hút nước được biểu diễn bằng tỉ lệ % giữa lượng nước mà khối vật liệu có thể hấp thụ với khối lượng của khối vật liệu đó. Độ bền hóa học: Là khả năng có thể chịu được sự ăn mòn hóa học của vật liệu. Độ bền nhiệt ( độ bền chống rạng men): Là khả năng của lớp men không bị nức khi chịu sự tác động của các điều kiện như nhiệt độ, áp suất, độ ẩm theo thời gian nhất định. Độ bền đối với chất màu và bền khi đốt: Là khả năng không bị bám màu của lớp men: men sẽ được lau sạch bằng vải ẩm sau khi tiếp xúc với một số chất màu trong điều kiện nhiệt độ thường và khi bị đốt ở nhiệt độ cao. Chất lượng bề mặt: Độ bóng: Độ bóng được đo bằng tỉ lệ % khi so sánh độ bóng của men với độ bóng chuẩn ( độ bóng của bề mặt thủy tinh uvion quy định 100%). Độ trắng: Độ trắng được đo bằng tỉ lệ % khi so sánh độ trắng của men với độ trắng chuẩn ( độ trắng của BaSO4 được quy định là 100%). Màu sắc: Theo thị hiếu của khách hàng. khuyết tật bề mặt: Một số loại khuyết tật trên bề mặt men thường gặp: co men, lỗ mọt, lỗ châm kim, chấm đen, vết màu, bụi silicat, rạng men, gợn sóng, vết nứt,… Các đặc tính chất lượng của sứ VSXD: STT  Các đặt tính chất lượng của sản phẩm  Tiêu chuẩn Anh BS 3402:1969  Tiêu chuẩn cơ sở TC 01:2003/CTSTT   1  Sai số kích thước Đối với những kích thước ( 75 mm Đối với những kích thước < 75 mm Chiều cao mức nước trong xiphon toàn cầu  ( 2% ( 5% ( 5 mm  ( 2% ( 5% (5 mm   2  Độ bền cơ học Các loại bàn cầu Các loại chậu rửa mặt Các loại thùng lước, bồn tiểu  Không quy định Không quy định Không quy định  ( 3.0 KN ( 1.5 KN Không quy định   3  Độ hút nước  Trung bình ( 0.5%, trường hợp cá biệt cho phép ( 0.75%  Trung bình ( 0.5%, trường hợp cá biệt cho phép ( 0.75%   4  Độ bền nhiệt  Mẫu không được rạng men sau khi thử nghiệm trong 10 giờ ở môi trường hơi nước bão hòa với áp suất từ 0.33 MN/m2 đến 0.35 MN/m2  Mẫu không được rạng men sau khi thử nghiệm trong 10 giờ ở môi trường hơi nước bão hòa với áp suất từ 0.33 MN/m2 đến 0.35 MN/m2   5  Độ bền hóa học của men  Bề mặt men không bị mờ, bị ăn mòn sau khi thử nghiệm.  Bề mặt men không bị mờ, bị ăn mòn sau khi thử nghiệm.   6  Độ bền màu và bền đốt của men  Bề mặt men dễ dàng lau sạch vết màu ( hoặc vết ám khói ) bằng khăn ẩm sau khi thử nghiệm.  Bề mặt men dễ dàng lau sạch vết màu ( hoặc vết ám khói ) bằng khăn ẩm sau khi thử nghiệm.   NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT Nguyên liệu xương 2.3..1.1 Vai trò của nguyên liệu Nguyên liệu đóng vài trò quan trọng trong công nghệ ceramic. Nguyên liệu phải có cỡ hạt, thành phần khoáng hóa ổn định, phù hợp với quá trình sấy và nung tiếp theo để tạo nên sản phẩm có thành phần pha và chất lượng cần thiết. Công ty sứ Thiên thanh sử dụng nguyên liệu chủ yếu trong nước. Các nguyên liệu nhập về công ty thường là nguyên liệu thô và được kiểm tra độ ẩm bởi các kỹ sữ của nhà máy, kiểm tra thành phần hóa bởi trung tâm kiểm nghiệm chất lượng khu vực III trước khi nhập kho. 2.3.1.2 Các loại nguyên liệu sử dụng Nguyên liệu sẵn có trong nước được nhà cung cấp vận chuyển theo hợp đồng mua bán đến tận công ty bằng những xe tải lớn Nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài được vẫn chuyển bằng tàu biển, chở về nhà máy bằng các xe tải. Nguyên liệu chính 1. Cao lanh lọc ( Vĩnh Phúc, Vĩnh Yên ) 2. Trường thạch Đà Nẵng. 3. Đất sét Trúc Thôn 4. Cát Cam Ranh. 5. Cao lanh lọc Vĩnh Phú ( còn gọi là cao lanh Đông Dương ) Nguyên liệu phụ : Keo silicat, NaOH, hoạt thạch, đá vôi 2.3.1.3. Phân loại - Tính chất các loại nguyên liệu Gồm 2 loại Nhóm nguyên liệu dẽo : Cao lanh, đất sét trắng ( đất sét khó chảy ) Nhóm nguyên liệu gầy : Cát thạch anh, tràng thạch, hoạy thạch đá vôi, Tính chất các loại nguyên liệu Nguyên liệu dẻo Đất sét : Là loại nguyên liệu cơ bản trong sản xuất gốm sứ gồm các nhôm khoáng alumisilicat ngậm nước có cấu trúc lớp với độ phân tán cao , khi trộn với nước có tính dẻo , khi nung tạo sản phẩm kết khối rắn chắc . Nó bao gồm các khoáng chủ yếu :khoáng halloysit , khoáng montmorillonit , khoáng caolinit… Đất sét cung cấp đồng thời Al2O3 và SiO2 , ngoài ra trong thành phần đất sét còn lẫn cát , tràng thạch và các khoáng chất khác Hàm lượng trong phối liệu phải phù hợp . Nếu quá ít thì hồ kém dẻo sẽ tạo hình kém , nếu quá nhiều thì sẽ có độ co lớn làm sản phẩm biến dạng khi nung Cao lanh Là loại đất trắng mịn , hoặc có màu từ vàng đến trắng xanh , tính dẻo vừa phải , dễ bóp nát vụn , trong đó thành phần khoáng chính là caolinit Al2O3.2SiO2.2H2O Cao lanh được dùng trong công nghệ sản xuất sứ vì có cường độ cao và độ hút ẩm thấp. Cao lanh còn được dùng trong phối liệu làm tăng độ bám khuôn của hồ phối liệu , tăng độ trắng. Nguyên liệu men Nguyên liệu để pha chế men là SrCO3 , sodium Hirpoly photphat , ZnO Trung Quốc , CaCO3 , BaCO3 , ZrSO4, tràng thạch FBM 200 Mã Lai , cao lanh TK25 , Frit , cát Cam Ranh , bột Tale Trung Quốc , và các phụ gia khác Phụ gia cho men là : thũy tinh lỏng , HCHO , CMC(chất kết dính ) , chất tạo màu… Đặc điểm các loại nguyên liệu : SrCO3 , ZnO ( Trung Quốc ) , CaCO3 , BaCO3 (Mã Lai) , ZrSO4 ( Nhật Bản hoặc Đức ) :bột mịn , màu trắng , không mùi , đựng trong bao Tràng thạch FBM200 Mã Lai : dạng cục hoặc bột mịn , màu trắng , không mùi , đựng trong bao Cao lanh TK25 : dạng cục , màu trắng , không mùi , đựng trong bao Cát Cam Ranh :dạng hạt thô , màu trắng Frit : tinh thể màu trắng , óng ánh Bột Tale Trung Quốc : bột mịn màu trắng ngà men Đặc điểm các loại phụ gia : thủy tinh lỏng :Na2SiO3 làm tăng độ linh động của hồ men,giảm độ nhớt và lượng nước trong hỗn hợp men , CMC(Pháp) : bột mịn , hơi vàng , không mùi , đựng trong bao .Có tính dẻo và tăng độ bám dính của lên mộc , tránh mất men khi nung HCHO:chất lỏng không màu , mùi hắc , đựng trong chai thủy tinh , có tác dụng giữ cho CMC không bị phân hủy Chất tạo màu : chủ yếu là các khoáng oxyt tạo màu Các dạng năng lượng sử dụng và tiện nghi hỗ trợ sản xuất Nhiên liệu : dùng khí hóa lỏng LGP được chở tới nhà máy bằng xe bồn Điện : sử dụng điện do điện lực cung cấp Nước : nhà nước sừ dụng nước giếng bơm qua sử lí , cấp cho sản xuất và sinh hoạt Khí nén : khí trời được hút vào trạm khí nén và được nén dưới áp suất cao để cung cấp cho các bộ phận (ví dụ :khâu đổ rót , kiểm dầu) PHẦN 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ (QTCN) SƠ ĐỒ KHỐI ( Xem bảng vẽ kèm theo ) THUYẾT MINH QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ Chuẩn bị hồ đổ rót 3.2.1.1 Nguyên liệu Nguyên liệu nhập về công ty để trong kho khoảng 3 tháng để đảm bảo nguyên liệu có cùng độ ẩm và các tính chất đặc chưng. Các kỹ sư phòng thí nghiệm sẽ kiểm tra các tính chất cơ học, độ hút nước, độ bền cơ học độ bền nhiệt... Xem nguyên liệu có đủ tiêu chuẩn không, sau đó đưa ra công thức phối trộn nguyên liệu. 3.2.1.2 Thao tác chuẩn bị hồ Cân khối lượng của từng loại nguyên liệu theo toa đã định sẵn Nhập vào máy nguyền bi thông qua hệ thống băng tải. Sau đó cho thêm nước vào hòa trộn. Khi máy nghiền hoạt động, các nguyên liệu được nghiền nhỏ tạo thành hệ nhũ tương ở nhiệt độ 60 ÷ 70 0C. Thời gian vận hành máy nghiền bi khoảng 4 ÷ 5h. Tháo nguyên liệu từ máy nghiền bi qua sàng 80 Mesh rồi cho vào hầm 1. Tại hầm 1 hồ được giảm bớt nhiệt rồi lại được qua bơm sàng 120 Mesh có đặt nam châm để lọc sắt. Hồ được dẫn luân phiên sang hầm 3,4,5 để ủ. Hồ ủ trong hầm khoảng 1 ngày có thể cấp cho khâu đổ rót Các hầm 3,4,5 cũng được sự dụng luân phiên 3.2.1.3 Các thành phần tái sử dụng để làm nguyên liệu Các sản phẩm bị hư hỏng trong khâu đổ rót ( hoặc phát hiện hư trong khâu kiểm dầu ) sẽ được cho vào máy đánh hồ liệu, trộn chung với sodium silicat để khử keo tụ. Dẫn hồ từ máy đánh hồ qua sang 80 Mesh vào hầm 6,7 để cung cấp hồ tạo sản phẩm Karens ( sản phẩm không tráng men ). Hồ dư trong khâu đổ rót sẽ được bơm về hầm 2 để tái sử dụng. Hồ từ hầm 2 được bơm qua sàng và khử Fe, sau đó dẫn xuống hầm 3,4,5. Các sản phẩm hư trong quá trình nung men được cho vào máy nghiền bánh đá nghiền nhỏ cho vào khẩu nguyên liệu. Khâu đổ rót - tạo hình Chia làm 4 khu vực đổ rót chính Đổ rót thủ công Đổ rót bán thủ công ( BCV ) Đổ rót tự động ( máy BMP ) Đổ rót interrdri Chức năng khẩu đổ rót : tạo sản phẩm thô, chịu trách nhiệm về hình dáng sản phẩm, các yêu cầu kỹ thuật, đặc tính của sản phẩm. 3.2.2.1 Đổ rót thủ công Sản phẩm: Cầu cao cụt CCC Cầu cao dài 4 (CCD4

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBao cao thuc tap Su Thien Thanh.doc
  • dwgBAN NOP cuoi cung.dwg
  • docbia.doc
  • docL²u =_ SX S_.doc
  • docloi cam on.doc
  • docmay nghien.doc
  • docSo do tong the.doc
Luận văn liên quan