Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội

Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam- Bộ Công Thương thành lập vào ngày 15/01/1961 với tên đầu tiên là Nhà máy Chế tạo Điện cơ. Ngày 13/03/1993, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng có quyết định số 117/QĐ/TCNSDT thành lập lại Nhà máy Chế tạo Điện cơ. Ngày 15/02/1996, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 502/QĐ/TCCB về việc đổi tên Nhà máy Chế tạo Điện cơ thành Công ty Chế tạo Điện cơ (HEM). Ngày 27/ 12/2001, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 3110/QĐ/TCCB về việc đổi tên Công ty Chế tạo Điện cơ thành Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ ở Hà Nội (HEM). Ngày 08/10/2002, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 2527/QĐ/TCCB về việc bổ sung nghành nghề sản xuất, kinh doanh các loại máy biến áp cho Công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội. Ngày 02/11/2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 118/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cổ Phần Ché tạo Điện cơ ở Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội. Ngày 25/03/2009, Bộ trưởng Bộ công thương có quyết định số 1531/QĐ/BCT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội thành Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội.

doc38 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2889 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại công ty cổ phần chế tạo điện cơ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Trong thực tế điện có vai trò rất quan trọng. Việc đào tạo ra các kĩ sư nghành điện có vai trò quan trọng không kém. Ngày nay, theo đà phát triển của xã hội mà điều kiện học tập của sinh viên nói chung và sinh vieenn nghành điện nói riêng có nhiều cải tiến thuận lợi. Nghành điện công nghiệp là nghành có nhiều triển vọng trong xã hội hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, em và nhiều bạn sinh viên đã chọn nghành điện là nghề nghiệp của mình sau này. Sinh viên của trường Cao Đẳng Công Nghệ Hà Nội là sinh viên của một trường kĩ thuật, nên điều kiện thực hành là vô cùng cần thiết. Vì vậy, trước khi tốt nghiệp, nhà trường tạo điều kiện cho chúng em đi thực tập để nâng cao trình độ, tích lũy thêm vốn kinh nghiệm cũng như áp dụng kiến thức mình đã học vào công việc thực tế. Trong quá trình phân công, chúng em đã được vào thực tập tại xưởng chế tạo Biến thế của Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội. Đây là công ty có tiềm năng lớn và điều kiện tốt giúp sinh viên thực tập hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thanh Phong chúng em đã hoàn thành tốt công việc thực tập của mình. MỤC LỤC PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY Qúa trình hình thành và phát triển của công ty qua từng giai đoạn. Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội là Doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tổng công ty thiết bị điện Việt Nam- Bộ Công Thương thành lập vào ngày 15/01/1961 với tên đầu tiên là Nhà máy Chế tạo Điện cơ. Ngày 13/03/1993, Bộ trưởng Bộ công nghiệp nặng có quyết định số 117/QĐ/TCNSDT thành lập lại Nhà máy Chế tạo Điện cơ. Ngày 15/02/1996, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 502/QĐ/TCCB về việc đổi tên Nhà máy Chế tạo Điện cơ thành Công ty Chế tạo Điện cơ (HEM). Ngày 27/ 12/2001, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 3110/QĐ/TCCB về việc đổi tên Công ty Chế tạo Điện cơ thành Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ ở Hà Nội (HEM). Ngày 08/10/2002, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 2527/QĐ/TCCB về việc bổ sung nghành nghề sản xuất, kinh doanh các loại máy biến áp cho Công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội. Ngày 02/11/2004, Bộ trưởng Bộ công nghiệp có quyết định số 118/2004/QĐ-BCN về việc chuyển Công ty Cổ Phần Ché tạo Điện cơ ở Hà Nội thành Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội. Ngày 25/03/2009, Bộ trưởng Bộ công thương có quyết định số 1531/QĐ/BCT về việc phê duyệt phương án chuyển Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Chế tạo Điện cơ Hà Nội thành Công ty Cổ phần Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội. Khái quát cơ cấu tổ chức của Công ty. Về đặc điểm bộ máy quản lý Công ty Chế Tạo Điện Cơ Hà Nội chuyển giao công nghệ cao và tiên tiến có quy mô gọn nhẹ, bộ phận gián tiếp được sắp xếp với khả năng và có thể kiêm nhiệm nhiều việc. Công ty thực hiện tổ chức quản lý theo chế độ một thủ trưởng. Đứng đàu là Giám đốc công ty,người có quyền cao nhất chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động kinh doanh của công ty. Giúp việc cho Giám đốc trong việc quản lý có một phó giám đốc (Phó giám đốc phụ trách kinh doanh). + Ban quản lý kinh doanh của công ty gồm các phòng chính với các nhiệm vụ khác nhau: Phòng tổ chức hành chính. Phòng kinh doanh. Phòng kế toán tổng hợp. Phòng kĩ thuật. + Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm mọi hoat động kinh doanh của công ty. Giám đốc ngoài ủy quyền cho phó giám đốc còn có quyền trực tiếp chỉ huy bộ máy của công ty qua các phòng ban. + Phó giám đốc kinh doanh: giúp giám đốc, phụ trách kinh doanh và có trách nhiệm lập kế hoạch, quản lý nguồn hàng vào ra của công ty. + Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc về tình hình tiền lương, sắp xếp công việc, chế độ khen thưởng… Đảm bảo cho mọi người trong công ty chấp hành quy chế và hợp đồng lao động. + Phòng kĩ thuật: chịu trách nhiệm về kĩ thuật. Các phân xưởng của Công ty: Xưởng lắp ráp: chuyên quấn, lồng đấu và lắp ráp, bảo hành các động cơ điện vừa và nhỏ… Xưởng cơ khí: xưởng cơ khí chuyên gia công các loại rôto và các loại vỏ của các loại máy biến áp, chế tạo vỏ của các động cơ… Xưởng biến áp: chia thành 2 phân xưởng + Xưởng biến áp: chuyên chế tạo, lắp ráp các loại biến áp + Xưởng sửa chữa: chuyên sửa chữa các loại động cơ điện công suất lớn và lắp ráp các động cơ điện cỡ lớn. + Xưởng tủ điện: chuyên lắp ráp các loại tủ điện Xưởng đúc dập: đúc dập stato của các loại động cơ… Trung tâm khuân mẫu và thiết bi: chế tạo các loại khuân mẫu của các động cơ, máy biến áp, tủ điện… Sau đây là cơ cấu tổ chức chính của công ty: Hội đồng quản trị: Ông Nguyễn Kiến Thiết : Chủ tịch HĐQT Ông Nguyễn Trọng Tiếu : Uỷ viên Ông Phạm Mạnh Hà : Uỷ viên Ông Nguyễn Hoa Cương : Uỷ viên Bà Nguyễn Thị Thanh Mai : Uỷ viên Ban giám đốc: Ông Phạm Mạnh Hà : Tổng Giám đốc Ông Đoàn Văn Qúy : Phó Tổng Giám đốc Ông Hà Tiến Lực : Phó Tổng Giám đốc Bà Nguyễn Thị Thanh Mai : Giám đốc tài chính PHẦN II : TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY Giới thiệu dây chuyền sản xuất ra sản phẩm chính. Động cơ điện không đồng bộ 1 pha rôto ngắn mạch công suất đến 3kw, điện áp 110V- 220V. Động cơ điện không đồng bộ 3 pha rôto ngắn mạch và rôto dây quấn các loại công suất đến 2500kw, điện áp 220V/220V, 380V/660V, 3300V/6000V. Tần số 50Hz và 60Hz. Động cơ điện không đồng bộ 3 pha rôto ngắn mạch phòng nổ, phanh từ, phanh thủy lực. Động cơ rôto dây quấn làm việc ở chế độ ngắn hạn lặp lại, động cơ thông minh. Động cơ nhiều cấp công suất, nhiều cấp tốc độ. Thiết kế chế tạo các loại động cơ đặc biết theo yêu cầu của khách hàng. Các sản phẩm của công ty được thiết kế và gia công chế tạo trên dây chuyền tiên tiến, hiện đại và tự động hóa cao. Tiêu chuẩn chế tạo phù hợp với tiêu chuẩn IEC 60034- 1:2004 và được quản lý bởi hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000 Các dịch vụ sửa chữa động cơ điện và thiết bị điện, XNK động cơ điện, hộp giảm tốc. Chế tạo các loại tủ điện: tủ điện khởi động động cơ, tủ điện phân phối, tủ bù hệ số công suất. Máy biến áp: máy biến áp ngâm dầu 3 pha, máy biến áp ngâm dầu 1 pha, máy biến áp khô. Biến áp dòng đo lường. Các dây chuyền sản xuất ra các sản phẩm của công ty Chế tạo Điện cơ Hà Nội đề dựa trên quy trình công nghệ tiên tiến nhất, đảm bảo tiêu chuẩn Quốc tế và các mặt hàng của công ty sản suất phù hợp với người tiêu dùng. Dây chuyền sản xuất động cơ điện. Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc Động cơ không đồng bộ 3 pha dây quấn Máy phát điện Máy phát thủy điện Tổng quan về động cơ điện 3 pha: Động cơ không đồng bộ 3 pha là máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, có tốc độ của rôto khác với tốc độ từ trường quay trong máy. Động cơ không đồng bộ 3 pha được dùng nhiều trong sản xuất và sinh hoạt vì chế tạo đơn giản, giá rẻ, độ tin cậy cao, vận hành đơn giản, hiệu suất cao và gần như không cần bảo trì. Dải công suất rất rộng từ vài Watt đến 10000hp. Các động cơ từ 5hp trở lên hầu hết là 3 pha còn động cơ nhỏ hơn 1 hp thường là 1 pha. Stato (phần tĩnh) Stato bao gồm vỏ máy, lõi thép và dây quấn. Vỏ máy. Vỏ máy là nơi cố định lõi sắt, dây quấn và đồng thời là nơi ghép nối nắp hay gối đỡ trục. Vỏ máy có thể làm bằng gang nhôm hay lõi thép. Để chế tạo vỏ máy, người ta có thể đúc, hàn, rèn. Vỏ máy có 2 kiểu: vỏ kiểu kín và vỏ kiểu bảo vệ. Vỏ máy kiểu kín yêu cầu phải có diện tích tản nhiệt lớn, người ta làm nhiều gân tản nhiệt trên bề mặt vỏ máy. Vỏ kiểu bảo vệ thường có bề mặt ngoài nhẵn, gió làm mát thổi trực tiếp trên bề mặt ngoài lõi thép và trong vỏ máy. Hộp cực là nơi để dấu điệntừ lưới vào. Đối với độngcơ kiểu kín hộp cực yêu cầu phải kín, giữa thân hộp cực và vỏ máy với nắp hộp cực phải có giăng cao su. Trên vỏ máy còn có bulon vòng để cẩu máy khi nâng hạ, vận chuyển và bulon tiếp mát. Lõi sắt Lõi sắt là phần dẫn từ. Vì từ trường đi qua lõi sắt là từ trường quay, nên để làm giảm tổn hao lõi sắt được làm những lõi thép kỹ thuật điện dây 0,5mm ép lại. Yêu cầu lõi sắt là phải dẫn từ tôt, tổn hao sắt nhỏ và chắc chắn. Mỗi lá thép kỹ thuật điện đều phải phủ sơn cách điện trên bề mặt để giảm tổn hao do dòng điện xoáy gây nên (hạn chế dòng điện phuco) Dây quấn Dây quấn stato được đặt vào rãnh của lõi sắt và được cách điện tốt với lõi sắt. Dây quấn đóng vai trò quan trọng của máy điện vì nó trực tiếp tham gia các quá trình biến đổi năng lượng điện năng thành cơ năng hay ngược lại, ddoognf thời về mặt kinh tế thì giá thành của dây quấn cũng chiếm một phần khá cao trong toàn bộ giá thành máy. Phần quay (Rôto) Rôto của động cơ không đồng bộ gồm lõi sắt dây quấn và trục (đối với động cơ dây quấn còn có vành trượt). Lõi sắt Lõi sắt của rôto bao gồm các lá thép kĩ thuật điện như của stato, điểm khác biệt ở đây là không cần sơn cách điện giữa các là thép vì tần số làm việc trong rôto rất thấp, chỉ vài Hz, nên tổn hao do dòng phuco trong rôto rất thấp. Lõi thép được ép trực tiếp lên trục máy hoặc lên một giá rôto của máy. Phía ngoài của lõi thép có xẻ rãnh để đặt dây quấn rôto Trục Trục máy điện mang rôto quay trong lòng stato, vì vậy nó cũng là một chi tiết rất quan trọng. Trục của máy điện tùy theo kích thước có thể được chế tạo từ thép Cacbon từ 5 đến 45. Trên trục của rôto có lõi thép, dây quấn, vành trượt và quạt gió. Khe hở Vì rôto là một khối tròn nên khe hở đều. Khe hở trong máy điện không đồng bộ rất nhỏ (0,2÷ 1mm trong máy cỡ nhỏ và vừa) để hạn chế dòng từ hóa lấy từ dưới vào, nhờ đó hệ số công suất của máy cao hơn. + Động cơ không đồng bộ 3 pha lồng sóc Động cơ 3 pha không đồng bộ có ưu điểm chung là hiệu suất cao, mômen mở máy khỏe, tiếng ồn và độ rung thấp, kiểu dáng hình thức đẹp. Kích thước lắp đặt và dãy công suất phù hợp với tiêu chuẩn IEC. Chất lượng động cơ được đảm bảo bởi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001. Động cơ được sử dụng rộng rãi để truyền động trong các máy móc, thiết bị như máy cắt gọt kim loại, máy bơm, quạt gió, máy nghiền trộn, máy xay xát. Động cơ được thiết kế theo kiểu kín, được làm mát bằng quạt gió. Cấp bảo vệ của động cơ IP44. Chế độ làm việc liên tục. Lõi thép stato và rôto được chế tạo bằng thép lá silic chất lượng cao. Dây quấn stato là dây đồng được phủ lớp cách điện bằng ê may. Động cơ cách điện cấp B. Bộ dây stato được tẩm sấy chân không. Thanh dẫn và vành chập của rôto được đúc nhôm có độ tinh khiết cao. Rôto động cơ cỡ nhỏ được đúc áp lực cao. Toàn bộ rôto được cân bằng động đảm bảo cho động cơ làm việc êm, không rung, không ồn. Dãy công suất  : 0,37~ 132Kw Chiều cao tâm trục  : 71~ 355mm Điện áp : 220/380V, 380/660V Tần số  : 50Hz Thông số kỹ thuật Kiểu Type Công suất Out put Tốc độ Speed Diện áp Voltage Dòng điện Current Hiệu suất Efficiency Hệ số công suất Power factor Tỷ số mômen cực đại Maximum torque ratio Tỷ số mômen khởi động Starting torque ratio Tỷ số dòng điện khởi động Starting current ratio Ikđ /Iđđ Khối lượng Weight Ngang Foot mounting Mặt bích Flange mounting kW HP Vg/ph rpm V A ŋ% cosφ Mmax/Mđđ Mkđ/ Mđđ Kg Tốc độ đồng bộ 3000vg/ph.2p=2 Synchronous speed 3000 rpm.2p=2 2K63M2 0,12 0,15 2670 220/380 0,6/0,3 65 0,83 2,2 2,0 6,0 8,5 17,5 Tốc độ đồng bộ 1000vg/ph.2p=6 Synchronous speed 1000 rpm.2p=6 kW Hp Vg/ph V A ŋ% cosφ Mmax/Mđđ Mkđ/Mđđ Ikđ /Iđđ Ngang Bích 3K90L6 0,5 0,75 920 220/380 3,0/1,7 67,5 0,71 2,2 2,0 4,0 20 21,5 Tốc độ đồng bộ 750vg/ph.2p=8 Synchronous speed 750 rpm.2p=8 kW Hp Vg/ph V A ŋ% cosφ Mmax/Mđđ Mkđ/Mđđ Ikđ /Iđđ Ngang Bích + Động cơ không đồng bộ 3 pha rôto dây quấn Cấu tạo của Rôto dây quấn bao gồm: lõi thép, dây quấn và trục máy Lõi thép: gồm các lá thép kĩ thuật điện giống stato, các lá thép này lấy từ phần ruột bên trong khi dập lá thép stato, mặt ngoài có xẻ rãnh, dây quấn rôto. Ở giữa có lỗ để gắn với trục máy. Trục máy được gắn với lõi thép rôto và làm bằng thép tốt. Dây quấn: được đặt trong lõi thép rôto, và phân làm 2 loại chính: loại rôto kiểu lồng sóc và loại rôto kiểu dây quấn. + Loại rôto dây quấn: có dây quấn giống như dây quấn stato. Trong máy điện công suất trung bình trở lên, dây quấn rôto thường là kiểu dây quấn song hai lớp vì bớt được dây đầu nối, kết cấu dây quấn trên rôto chặt chẽ. Trong máy điện cỡ nhỏ, thường dùng dây quấn đồng tâm một lớp. Dây quấn bap ha của rôto thường đấu sao, ba đầu còn lại được nối với ba vành trượt làm bằng đồng gắn ở đầu trục, cách điện với nhau và với trục. Thông qua chổi than và vành trượt, có thể nối dây quấn rôto với điện trở phụ bên ngoài để cải thiện tính năng mở máy, điều chỉnh tốc độ hoặc điều chỉnh hệ số công suaatscuar máy. Khi làm việc bình thường, dây quấn rôto được nối ngắn mạch. Cách nối dây rôto dây quấn với điện trở bên ngoài và kí hiệu của nó trong các sơ đồ điện. Dây chuyền sản xuất máy biến áp. ØMáy biến áp 3 pha ngâm dầu ØMáy biến áp 1 pha ngâm dầu Ø Máy biến áp khô +Định nghĩa máy biến áp Máy biến áp là một thiết bị điện từ loại tĩnh, làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, biến đổi một hệ thống dòng điện xoay chiều ở điện áp này thành một hệ thống dòng điện xoay chiều ở hệ thống khác với tần số không thay đổi. Do đó máy biến áp chỉ làm nhiệm vụ chuyền tải hoặc phân phối năng lượng chứ không biến đổi năng lượng. Nếu một cuộn dây được đặt vào một nguồn điện áp xoay chiều (gọi là cuộn dây sơ cấp), thì sẽ có một tử thông sinh ra với biên độ phụ thuộc vào điện áp sơ cấp và số vòng dây quấn sơ cấp. Từ thông này sẽ móc vòng các quận dây quấn khác (dây quấn thứ cấp) và cảm ứng trong dây quấn thứ cấp có một sức điện động mới, có giá trị phụ thuộc vào số vòng dây quấn thứ cấp. Với tỷ số tương ứng giữa số vòng dây quấn sơ cấp và thứ cấp chúng ta sẽ có tỷ lệ tương ứng giữa điện áp sơ cấp và thứ cấp. + Cấu tạo máy biến áp Máy biến áp có các bộ phận chính như sau: lõi thép (mạch từ), dây quấn và vỏ máy. Lõi thép máy biến áp: Lõi thép dùng làm mạch từ để dẫn từ thông, đồng thời làm khung để đặt dây quấn. Thông thường để giảm tổn hao do dòng điện xoáy sinh ra, lõi thép cấu tạo gồm các lá thép kỹ thuật điện (tole silic) dày 0,35mm ghép lại đối với máy biến áp hoạt động ở tần số đến vài trăm Herzt. Đối với các máy biến áp dùng trong lĩnh vực thông tin, tần số cao, thường cấu tạo bởi các lá thép permolloy ghép lại. Theo hình dạng lõi thép, có hai mạch từ : Kiểu trụ: gồm 2 cuộn dây nằm trên hai trụ của lõi thép chữ nhật. Loại này có khuyết điểm là từ tản giữa hai quận quá lớn nên máy bị sụt áp nhiều. So với máy biến áp cùng công suất, mạch từ máy biến áp một pha kiểu trụ sẽ thấp hơn. Máy biến áp bốn trụ và hai trụ có công suất mỗi trụ chỉ bằng một nửa công suất tổng, trong khi máy biến áp năm trụ có công suất mỗi trụ chỉ bằng một phần ba công suất tổng. Kiểu bọc: gồm hai cuộn dây đồng tâm, cuộn hạ áp nằm trong (sát lõi thép), cuôn cao áp nằm ngoài để dễ cách điện. + Nguyên lý hoạt động Nguyên lý hoạt động của máy biến áp dựa trên dựa trên ý niệm về cảm ứng điện từ. Để tăng điện từ, mạch từ được cấu tạo bởi vật liệu dẫn từ tốt (vật liệu tole silic) thay vì dùng mạch từ là không khí. Dây quấn 1 có N1 vòng dây và dây quấn 2 có N2 vòng dây được quấn trên lõi sắt 3 Khi đặt một điện áp xoay chiều U1 vào dây quấn 1 (dây quấn sơ cấp), sẽ có dòng điện i1 chạy trong dây quấn 1 Trong lõi sinh ra từ thông ϕ móc vòng với cả hai dây quấn 1 và 2, cảm ứng ra sức điện động e1 và e2. Dây quấn 2 (dây quấn thứ cấp) có sức điện động e2 sẽ sinh ra dòng điện i2 đưa ra tải với điện áp xoay chiều u 2. Như vậy, năng lượng của dòng điện xoay chiều đã được truyền từ dây quấn 1 sang dây quấn 2. Nếu N2 > N1 thì U2 > U1, I2 < I1 : Máy tăng áp. Nếu N2 I1 : Máy giảm áp. + Dây quấn Dây quấn máy biến áp làm nhiệm vụ truyền dẫn năng lượng, thường bằng đồng hoặc nhôm. Theo cách sắp xếp và bố trí của dây quấn cao áp và hạ áp, người ta chia thành hai loại dây quấn chính: dây quấn đồng tâm và dây quấn xen kẽ. Dây quấn đồng tâm:tiết diện ngang là các vòng tròn đồng tâm, dây quấn phía hạ áp thường quấn trong gần trụ thép, còn dây quấn cao áp quấn phía ngoài bọc lấy dây quấn hạ áp. Dây quấn xen kẽ: các dây quấn của bánh dây hạ áp và cao áp xen kẽ nhau dọc theo lõi thép. (hình ảnh trang 17) + Vỏ máy Gồm hai bộ phận: thùng và lắp thùng Thùng máy biến áp: thường cấu tạo bằng thép, có dạng tròn hay bầu dục. Để đảm bảo tuổi thọ vận hành cuả máy biến áp, phải tăng cường làm mát máy bằng cách ngâm máy biến áp trong thùng đựng đầy dầu. Nhờ sự đối lưu trong dầu, nhiệt tryền từ các bộ phận bên trong máy biến áp sang dầu, rối từ dầu qua vách thùng ra môi trường xung quanh. Tùy theo dung lượng của máy biến áp, chúng ta có hình dáng và kết cấu của thùng dầu khác nhau. Đối với máy biến áp dung lượng từ 30 kVA trở xuống, thường dùng loại thùng dầu đơn giản vỏ ngoài phẳng. Đối với máy biến áp cỡ trung bình và lớn, người ta thường dùng loại thùng có cách tản nhiệt. Nắp thùng: dùng để đậy kín thùng dầu, và trên có các chi tiết khác như: Sứ cách điện đầu ra của dây quấn hạ và cao thế. Bình giãn dầu: dầu trong thùng máy biến áp thông qua bình gian dầu giãn nở tự do. Ống bảo hiểm: làm bằng thép, thường là hình trụ nghiêng. Một đầu nối với thùng, một đầu bịt bằng một đĩa thủy tinh. Nếu vì một lý do nào đó, áp suất trong thùng dầu tăng lên đột ngột, đầu thủy tinh sẽ vỡ, dầu theo đó phụt ra ngoài để giảm áp suất nén trong thùng. + Công dụng máy biến áp. Bộ điều chỉnh điện áp của dây quấn cao áp. Máy biến áp dùng để tăng điện áp từ máy phát điện lên đường dây tải điện đi xa và giảm điện áp ở cuối đường dây để cung cấp cho tải. Ngoài ra, chúng còn được dùng trong các lò nung, hàn điện, đo lường hoặc làm nguồn điệncho các thiết bị điện, điện tử. Nghiên cứu chế độ hoạt động không tải của máy biến áp là rất cần thiết. Qua đó, chúng ta có thể xác định được các đại lượng chính của máy biến áp, bằng phương pháp tính toán và phương pháp thực nghiệm như: tỷ số biến áp, dòng điện không tải và tổn hao không tải. Hơn nữa, phối hợp giữa đặc tính không tải và đặc tính có tải, chúng ta có thể xác định được hiệu suất của máy biến áp. Máy biến áp 3 pha: Máy biến áp 3 pha so với máy biến áp 1 pha có trọng lượng nhỏ hơn, nên rẻ hơn, mặt khác hiệu suất lại cao hơn. Việc hạn chế sử dụng máy biến áp 3 pha công suất lớn do khó khăn về mặt phương tiện vận chuyển. Công suất đơn chiếc máy biến áp 3 pha hiện nay lớn hơn 700 MVA với tần số 50Hz, điện áp 500KV. Theo cấu tạo của lõi thép, người ta chia máy biến áp 3 pha thành kiểu bọc và kiểu lõi trụ. Máy biến áp kiểu bọc có thể xem như là 3 máy biến áp 1 pha kiểu bọc có ghepschung mạch từ. Biên độ từ thông ở gong bằng nửa biên độ từ thông ở trụ. Máy biến áp kiểu bọc thường dùng dây quấn xen kẽ Máy biến áp 3 pha kiểu trụ có thể chia làm 2 loại: loại đối xứng và loại không đối xứng. Máy biến áp 3 pha ngâm dầu Vỏ máy được gấp cánh sóng tự dãn nở khi thể tích dầu tăng lên hoặc giảm xuống theo nhiệt độ của máy và môi trường, được thử nghiệm xuất xưởng theo tiêu chuẩn IEC- 76, TCVN. Với kiểu máy này, dầu trong máy không tiếp xúc với không khí và hơi ẩm, do vậy mà tránh được sự oxy hóa và ngăn chặn độ ẩm xâm nhập, nâng cao chất lượng máy. Máy có van giảm áp đặt trên nắp thành tránh hư hại vỏ máy khi áp suất tăng cao do sự cố của máy tụ gây ra, có phao chỉ thị màu đặt trên nắp để kiểm tra mức dầu. Nhiệt kế trên lắp cho biết nhiệt độ lớn nhất của lớp dầu trên cùng. Máy biến áp 1 pha ngâm dầu. Dung lượng 10 KVA Tiêu hao không tải Po 45W Dòng điện không tải 2% Tải ở 75°C 200W Tiêu hao ngắn mạch ở 75°C 245W Điện ngắn mạch Un 2- 2.4% Efficiency P.F=”1 ½ load 98.14% Full load 97.61% Kích thước tổng quát (mm) ϕA 457 L1 675 L2 - H 980 h 300 Trọng lượng dấu 65 kg.s Tổng trọng lượng 220 kg.s Máy biến áp khô. Cùng với máy biến áp dầu, máy biến áp khô cũng là một sản phẩm mà HEM đang chú trọng phát triển. cùng với máy biến áp dầu, máy biến áp khô đang là sự lựa chọn cho các tòa nhà chung cư cao tầng, tòa nhà văn phòng, cao ốc. Do máy biến áp khô sử dụng không khí là chất làm mát nên có rất nhiều ưu điểm: Chống cháy: Máy biến áp khô có cuộn dây đúc bằng nhựa epoxy với đặc tính không bắt lửa, tự dập tắt lửa và chống cháy do tia lửa điện. Chịu được lực ngắn mạch lớn: Cuộn dây được đúc nhựa epoxy có sức bền cơ và điện rất