Báo cáo Thực tập tại nhà máy thủy điện Hòa Bình (thực tập nhận thức)

Nhà máy thủy điện là nhà máy điện biến đổi năng lượng cơ của nước thành năng lượng điện. Gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chính cho đường dây điện cao thế 500 kV Bắc-Nam. Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường. Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh. Trong đó, riêng 9 hệ thống sông Lô - Gâm, sông Đà, sông Mã-Chu, sông Cả, sông Vu Gia, sông Ba, sông Sê San, sông Srepok và sông Đồng Nai đã được quy hoạch phát triển các nhà máy thuỷ điện có tổng công suất khả dụng 15.383 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm 63,87 tỷ kWh (chưa kể các nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo). Các nhà máy thuỷ điện của 4 hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sê San và sông Vu Gia đã có tổng công suất lắp đặt 12.214 MW với sản lượng điện trung bình 50,38 tỷ kWh/năm. Đến nay, 11 nhà máy thuỷ điện hiện có trên các hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Lô-Gâm, sông Sê San, Sông Ba và sông Vu Gia đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt 4.153 MW, cung cấp cho đất nước trung bình mỗi năm trên 18,06 tỷ kWh, đứng thứ 2 sau sản lượng do các nhà máy điện chạy khí thiên nhiên sản xuất. Trong số đó đáng kể nhất là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Yaly, Hàm Thuận - Đa My. đã từng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng điện cho đất nước trong những năm đầu đổi mới đầy ắp khó khăn và thiếu điện nghiêm trọng. Năm 2006, cả nước ta đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 3 nhà máy thuỷ điện, bao gồm Sê San 3, Sê San 3A (tổ máy l), Srok Phu Miệng cùng với 7 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất lắp 461 MW. Năm nay, EVN, Tổng công ty Sông Đà và các doanh nghiệp khác lần lượt đưa vào vận hành các nhà máy Thuỷ điện Sê San 3A (tổ máy 2), Quảng Trị, Tuyên Quang (tổ máy 1), Đại Ninh cùng với 9 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 746 MW, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu điện. Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đã và đang triển khai thi công, xây lắp 45 nhà máy thuỷ điện có công suất từ 63 MW đến 2.400 MW cùng với 108 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 10.289 MW. EVN đang cùng với các nhà thầu tập trung năng lực thi công, xây lắp để năm 2008 đưa vào vận hành các tổ máy 2 và 3 của Nhà máy Thuỷ điện Tuyên Quang, các tổ máy 1 và 2 của Nhà máy Thuỷ điện Plei Không, A Vương, Sông Ba Hạ, Buôn Kuôp, tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ cùng với 11 nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo có tổng công suất lắp đặt 1.551 MW, cung cấp cho đất nước một sản lượng điện đáng kể. Theo phương án cơ sở của quy hoạch điện Vl, năm 2009, nước ta sẽ có thêm 7 nhà máy thuỷ điện và 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ lần lượt đi vào vận hành với tổng công suất 1.066 MW; năm 2010 sẽ có thêm 9 nhà máy thuỷ điện và 18 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 2.052 MW đưa điện lên lưới quốc gia, trong đó có tổ máy số 1 của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La công suất 400 MW đi vào hoạt động trước thời hạn Nhà nước quy định một năm, làm lợi cho đất nước hàng trăm tỷ đồng. Năm 2011, cả nước tiếp tục đưa vào hoạt động 7 nhà máy thuỷ điện, 2 tổ máy số 2 và số 3 của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La và 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 1.901 MW. Năm 2012, sẽ đưa thêm 7 nhà máy thuỷ điện cùng với 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo đưa vào vận hành 13nthà máy thuỷ điện cùng với 42 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo có tổng công suất 3.615 MW, kết thúc giai đoạn tăng tốc đầu tư xây dựng thuỷ điện ở cả 3 miền của đất nước. Trong đó, đáng kể nhất là Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu công suất lắp đặt 600 MW, Thuỷ điện Thượng Kon Tum công suất 220 MW, Thuỷ điện Đăk Mi 1 công suất 210 MW. và 42 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo có tổng công suất 1.006 MW.

doc51 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5618 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại nhà máy thủy điện Hòa Bình (thực tập nhận thức), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC Mở đầu Chương 1: Giới thiệu về nhà máy thủy điện Vai trò nhà máy thủy điện. Nguyên lý hoạt động và cấu tạo nhà máy thủy điện. Giới thiệu về nhà máy thủy điện Hòa Bình. Chương 2: Các hệ thống của nhà máy Các kiến thức an toàn điện. Các thiết bị trong gian máy. Hệ thống điện tự dùng của nhà máy. Các thiết bị trong trạm phân phối điện của nhà máy. Hệ thống đập tràn của nhà máy. Kết luận LỜI NÓI ĐẦU Trường Đại học Điện Lực Hà Nội là trường đại học đầu ngành của ngành Điện. Mặc dù thời gian thành lập chưa dài nhưng trong những năm qua trường đã đào tạo ra nhiều kỹ sư, cử nhân có chất lượng cao. Đạt được thành tích này là nhờ sinh viên của trường luôn được học đi đôi với hành. Trong đó các kỳ thực tập đóng một vai trò quan trọng. Ngay từ năm thứ ba, nhà trường đã dành cho sinh viên thời gian thực tập là bốn tuần, gồm có 3 tuần học lý thuyết và làm báo cáo tại trường và 1 tuần đi nhận thức tại nhà máy. Là những sinh viên ngành Quản lý năng lượng, một trong những ngành học đặc trưng của trường, việc tìm hiểu về các kiến thức thực tế ở các nhà máy là rất quan trong cho công việc của chúng em sau này. Đáp ứng được yêu cầu đó, nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em đi nhận thức tại nhà máy thuỷ điện Hoà Bình – trung tâm điện lực lớn nhất Việt Nam. Đây là một cơ hội rất tốt để sinh viên có được nhận thức chung về việc sản xuất và phát điện tại nhà máy điện lớn nhất cả nước cũng như các công trình, thiết bị máy móc hiện đại. Trong thời gian thực tập, với sự cố gắng của bản thân, đồng thời với sự giúp đỡ của các thầy giáo hướng dẫn, cũng như sự giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú công tác tại nhà máy, em đã hoàn thành chuyến thực tập và cũng đã có được những hiểu biết nhất định về NMTĐ Hòa Bình nói riêng cũng như hệ thống thủy điện Việt Nam nói chung. Song do thời gian thực tập không phải là dài, việc tìm hiểu và thu tập kiến thức về chuyến đi còn nhiều hạn chế, nên bài làm của em không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy em kính mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô để em có thể hoàn chỉnh bài báo cáo hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Hà Nội ngày 16 tháng 5 năm 2010 Sinh viên thực hiện Phan Thị Dung CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN VAI TRÒ CỦA NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN. Nhà máy thủy điện là nhà máy điện biến đổi năng lượng cơ của nước thành năng lượng điện. Gần 18% năng lượng điện trên toàn thế giới được sản xuất từ các nhà máy thủy điện. Tại Việt Nam vai trò của nhà máy thủy điện là rất quan trọng. Nhà máy thủy điện Hòa Bình là nguồn cung cấp điện chính cho đường dây điện cao thế 500 kV Bắc-Nam. Năng lượng điện từ nhà máy thủy điện là một dạng năng lượng tái sinh, năng lượng sạch vì không thải các khí có hại cho môi trường. Theo quy hoạch phát triển thuỷ điện cả nước đến năm 2015 có xét đến năm 2025 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, công suất lắp đặt các nhà máy thuỷ điện đến năm 2015 vào khoảng hơn 18.000 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm trên 80 tỷ kWh. Trong đó, riêng 9 hệ thống sông Lô - Gâm, sông Đà, sông Mã-Chu, sông Cả, sông Vu Gia, sông Ba, sông Sê San, sông Srepok và sông Đồng Nai đã được quy hoạch phát triển các nhà máy thuỷ điện có tổng công suất khả dụng 15.383 MW với sản lượng điện trung bình hằng năm 63,87 tỷ kWh (chưa kể các nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo). Các nhà máy thuỷ điện của 4 hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Sê San và sông Vu Gia đã có tổng công suất lắp đặt 12.214 MW với sản lượng điện trung bình 50,38 tỷ kWh/năm. Đến nay, 11 nhà máy thuỷ điện hiện có trên các hệ thống sông Đà, sông Đồng Nai, sông Lô-Gâm, sông Sê  San, Sông Ba và sông Vu Gia đang hoạt động với tổng công suất lắp đặt 4.153 MW, cung cấp cho đất nước trung bình mỗi năm trên 18,06 tỷ kWh, đứng thứ 2 sau sản lượng do các nhà máy điện chạy khí thiên nhiên sản xuất. Trong số đó đáng kể nhất là các nhà máy thuỷ điện Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Yaly, Hàm Thuận - Đa My... đã từng giữ vai trò hết sức quan trọng trong việc cung ứng điện cho đất nước trong những năm đầu đổi mới đầy ắp khó khăn và thiếu điện nghiêm trọng. Năm 2006, cả nước ta đã hoàn thành xây dựng và đưa vào hoạt động thêm 3   nhà máy thuỷ điện, bao gồm Sê San 3, Sê San 3A (tổ máy l), Srok Phu Miệng cùng với 7 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất lắp 461 MW. Năm nay, EVN, Tổng công ty Sông Đà và các doanh nghiệp khác lần lượt đưa vào vận hành các nhà máy Thuỷ điện Sê San 3A (tổ máy 2), Quảng Trị, Tuyên Quang (tổ máy 1), Đại Ninh cùng với 9 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 746 MW, góp phần giảm thiểu tình trạng thiếu điện.  Hiện nay, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước đã và đang triển khai thi công, xây lắp 45 nhà máy thuỷ điện có công suất từ 63 MW đến 2.400 MW cùng với 108 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 10.289 MW. EVN đang cùng với các nhà thầu tập trung năng lực thi công, xây lắp để năm 2008 đưa vào vận hành các tổ máy 2 và 3 của Nhà máy Thuỷ điện Tuyên  Quang, các tổ máy 1 và 2 của Nhà máy Thuỷ  điện Plei Không, A Vương, Sông Ba Hạ, Buôn Kuôp, tổ máy 1 Nhà máy Thuỷ điện Bản Vẽ cùng với 11 nhà máy thuỷ điện nhỏ tái tạo có tổng công suất lắp đặt 1.551 MW, cung cấp cho đất nước một sản lượng điện đáng kể. Theo phương án cơ sở của quy hoạch điện Vl, năm 2009, nước ta sẽ có thêm 7 nhà máy thuỷ điện và 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ lần lượt đi vào vận hành với tổng công suất 1.066 MW; năm 2010 sẽ có thêm 9 nhà máy thuỷ điện và 18 nhà máy thuỷ điện nhỏ có tổng công suất khả dụng 2.052 MW đưa điện lên lưới quốc gia, trong đó có tổ máy số 1 của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La công suất 400 MW đi vào hoạt động trước  thời hạn Nhà nước quy định một năm, làm lợi cho đất nước hàng trăm tỷ đồng. Năm 2011, cả nước tiếp tục đưa vào hoạt động 7 nhà máy thuỷ điện, 2 tổ máy số 2 và số 3 của Nhà máy Thuỷ điện Sơn La và 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ với tổng công suất lắp đặt 1.901 MW. Năm 2012, sẽ đưa thêm 7 nhà máy thuỷ điện cùng với 16 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo đưa vào vận hành 13nthà máy thuỷ điện cùng với 42 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo có tổng công suất 3.615 MW, kết thúc giai đoạn tăng tốc đầu tư xây dựng thuỷ điện ở cả 3 miền của đất nước. Trong đó, đáng kể nhất là Nhà máy Thuỷ điện Lai Châu công suất lắp đặt 600 MW, Thuỷ điện Thượng Kon Tum công suất 220 MW, Thuỷ điện Đăk Mi 1 công suất 210 MW... và 42 nhà máy thuỷ điện nhỏ năng lượng tái tạo có tổng công suất 1.006 MW. Nói chung, các nhà máy thuỷ điện nhỏ ở nước ta có nhiều lợi ích tổng hợp như: Chống lũ trong mùa mưa, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt dân dụng, nhất là các thành phố lớn và các khu công nghiệp, chống hạn và đẩy mặn trong mùa khô; sản xuất điện với sản lượng lớn và có khả năng tái tạo, nên giá thành điện thương phẩm tương đối thấp so với các nguồn điện khác; góp phần mở rộng hình thức du lịch sinh thái và giao thông đường thuỷ; phát triển nuôi trồng thuỷ sản... Chính phủ chủ trương khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng các nhà máy thuỷ điện và đã có các cơ chế đặc biệt quy định cụ thể tại báo Nghị định 797, 400 và 1.195 của Thủ tướng Chính phủ, giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các nhà đầu tư đảm bảo tiến độ xây dựng các công trình, kịp thời phát huy giá trị vốn đầu tư và cung cấp điện năng cho nền kinh tế - xã hội hiện đang mất cân đối nghiêm trọng giữa cầu và cung. Qua xây dựng hàng loạt các công trình thuỷ điện trong thời gian qua, đội ngũ những nhà tư vấn, thiết kế, các công ty thi công xây lắp các nhà chế tạo thiết bị thuỷ công và thiết bị điện ở nước ta đã có tiến bộ và trưởng thành nhanh chóng trên mọi lĩnh vực. Từ chỗ phải thuê các chuyên gia nước ngoài làm tư vấn, thiết kế công trình; chỉ đạo thi công xây lắp và trực tiếp căn chỉnh máy móc, thiết bị kỹ thuật quan trọng, chạy thử liên động, hoặc có tải; đến nay các chuyên gia kỹ cán bộ kỹ thuật và công. nhân giỏi nghề, giàu kinh nghiệm của ta đã cơ bản đảm trách được một cách an toàn, hiệu quả. Trước đây, chỉ có Tổng công ty Sông Đà là nổi danh về xây dựng thuỷ điện. Nay, cả nước đã có thêm hàng chục công ty vươn lên xây dựng an toàn các công trình thuỷ điện có địa hình và kết cấu kỹ thuật phức tạp, công suất từ 500 MW trở lên. Trong thi công xây lắp thuỷ điện từ đập đất đá truyền thống, nay đã có thêm công   nghệ mới như đập đất đá với bê tông bản mặt (thuỷ điện Quảng Trị và Tuyên Quang), đập bê tông đầm lăn hiện đại (các nhà máy thuỷ đến Sơn La, Đồng Nai 3-4, Bản Vẽ, A Vương...). Đặc biệt, trước đây ta chỉ đào hầm cho các nhà máy thuỷ điện theo phương pháp cổ điển là khoan nổ, nay lần đầu tiên công nhân xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Đại Ninh đã sử dụng có hiệu quả hệ thống thiết bị TBM có đầu đào tự động, hoàn thành xuất sắc hạng mục hầm ngầm của Nhà máy với năng suất cao, đảm bảo kỹ thuật tốt và an toàn... Các dự án thuỷ điện liên tục được thực hiện cũng đã tạo ra thị trường to lớn, thúc đẩy ngành chế tạo cơ khí và cơ khí điện lực nước ta phát triển. Tại thời điểm này, Tổng công ty chế tạo Máy và Thiết bị Công nghiệp (MIE), Tổng công ty Cơ khí xây dựng (COMA), Công ty TNHHNN MTV Cơ khí Hà Nội (HAMECO), Công ty Cổ phần Cơ khí điện lực (PEC), Công ty Cổ phần Cơ điện miền Trung (CEMC) lần đầu trên đã chế tạo thành công hàng vạn tấn thiết bị cho các nhà máy thuỷ điện trong cả nước đạt tính năng kỹ thuật quy định, được khách hàng chấp nhận. Trong đó, đáng kể nhất có các loại van cung, van xả nước, cửa nhận nước, van cung đập tràn, đường ống dẫn dòng chịu áp lực cao, thiết bị thuỷ công... cho các nhà máy thuỷ điện đến 500 MW. Đặc biệt, PEC đã phát triển nhanh các loại thiết bị thuỷ công và đường ống dẫn dòng chịu áp lực có đường kính lớn nhất đến trên 15 mét cho các nhà máy thuỷ điện có công suất tử 500 MW dung lượng 2.654 MW; trong đó Nhà máy Thuỷ điện Sơn La đưa 3 tổ máy cuối cùng là 4,5,6 có tổng công suất 1.200 MW vào vận hành. Như vậy trong tương lai con số 18.000 MW công suất lắp đặt của các nhà máy thủy điện sẽ hiện hữu trên thực tế, đẩy lùi tình trạng thiếu điện hiện nay. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG VÀ CẤU TẠO NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN. Nhà máy thủy điện là nhà máy điện làm nhiệm vụ biến đổi năng lượng của dòng nước thành điện năng. Động cơ sơ cấp dùng để quay các máy phát điện trong nhà máy thủy điện là các tua bin thủy lực, trong nó động năng và thế năng của nước được biến đổi thành cơ năng để làm quay máy phát điện. Công suất trên trục tua bin phụ thuộc vào lưu lượng nước chảy qua tua bin và chiều cao cột nước hiệu dụng và được xác định bởi biểu thức : Ptb = 1000*Q*H*ηd*ηtua bin ( kGm/s); (1-1) Ở đây : Q – Lưu lượng nước chảy qua tua bin (m3/s); H – Chiều cao cột nước hiệu dụng (m); ηd – Hiệu suất của các thiết bị dẫn nước có tính đến tổn thất cột nước trong chúng, như các ống dẫn nước vào và ra khỏi tua bin. ηtua bin – Hiệu suất của tua bin thủy lực (Với tua bin thủy lực công suất trung bình và lớn ηtua bin = 0,88 đến 0,94 ); Biết rằng 1kW = 102 kGm/s, nên ta có công suất điện ở đầu cực máy phát: PF = ηF = 9,81*Q*H*η (kW) (1-2) Với : ηF – Hiệu suất nhà máy phát thủy điện (0,95 ÷ 0,98 ); η = ηd* ηtua bin* ηF. Từ (1-2) thấy rằng, công suất của nhà máy thủy điện được xác định bởi lưu lượng nước Q và chiều cao cột nước hiệu dụng H. Để xây dựng các NMTĐ công suất lớn, cần tạo ra Q và H lớn bằng cách xây dựng các đập nước và hồ chứa có dung tích lớn. hình (1-1 ). Mức nước của hồ chứa nước đập 3 gọi là mực nước thượng lưu 1 và mức nước phía dưới đập gọi là mực nước hạ lưu 2. Độ chênh lệch giữa mực nước thượng lưu và mực nước hạ lưu gọi là chiều cao mực nước hiệu dụng H. H càng lớn thì nhà máy có công suất càng cao. Hồ chứa về phía thượng lưu phục vụ cho việc tích nước, điều tiết dòng chảy khi phát điện. Cùng với việc tăng chiều cao của đập, thể tích hồ chứa sẽ tăng lên, tăng công suất của nhà máy. Song việc tạo ra các hồ chứa lớn có liên quan đến nhiều vấn đề kinh tế, xã hội khá phức tạp như việc di dời dân, dâng nước làm ngập vùng rộng lớn, phải xây dựng nhiều đập, giao thông vận tải. Có 2 loại nhà máy thủy điện chính : NMTĐ kiểu đập và NMTĐ kiểu kênh dẫn. Ngoài ra còn có các nhà máy TĐ dạng đặc biệt như NMTĐ nhiều cấp và TĐ tích năng. Sơ đồ NMTĐ kiểu đập được cho ở hình 1-1 và mặt cắt gian máy cho trên hình 1-2. Các nhà máy TĐ loại này thường được xây dựng trên các sông có độ dốc không lớn. Để tạo cột nước cần thiết, người ta xây dựng đập ngăn giữa dòng sông 3, gian máy được đặt sau đập, nước được dẫn vào tua bin 6 (h 1-1 ) qua ống dẫn dầu vào 7 và xả xuống hạ lưu qua ống dẫn 8. Để phục vụ cho GTVT, người ta xây dựng thêm âu thuyền 9 cùng các kênh dẫn 10, 11. Trên hình vẽ 1-2 vẽ mặt cắt ngang của NMTĐ kiểu đập. Gian máy 12 đặt phía sau đập 3, về phía hạ lưu 2. Nước từ thượng lưu 1 theo ống dẫn 4 vào buồng xoắn 8 để được phân phối vào cánh tua bin 9 (Ở đây xảy ra quá trình biến đổi năng lượng nước thành năng lượng cơ làm quay tua bin). Nước từ tua bin chảy xuống hạ lưu qua ống thoát 10 (ống xả ). Buồng xoắn 8 có tiết diện ngang thay đổi để đảm bảo nước phân phối đều vào cánh tua bin. Trục đứng của tua bin được nối với trục đứng của máy phát 11. Máy phát được đặt trong gian máy. Do các tua bin thủy lực có tốc độ quay chậm, nên các máy phát thủy điện chế tạo theo kiểu cực lồi, nhiều cực. Năng lượng điện do máy phát phát ra được đưa vào thiết bị trong nhà ở điện áp máy phát và từ đây được tiếp tục đưa lên MBA 14, theo dây dẫn trên không 15, năng lượng điện được đưa tới phụ tải ở xa hoặc hệ thống. Dây 16 là dây chống sét. Cửa 5 dùng khi sửa chữa tua bin, để điều chỉnh lượng nước vào tua bin cóa hệ thống cánh hướng nước. Qua nhiều năm xây dựng, vận hành các NMTĐ, có thể thấy được các đặc tính cơ bản của chúng như sau : Thời gian xây dựng lâu, vốn đầu tư lớn so với Nhiệt điện. Vì xây dựng gần nguồn thủy năng nên phụ tải địa phương nhỏ, phần lớn điện năng được đưa lên điện áp cao, cung cấp cho các phụ tải ở xa giống như NĐN xây dựng ở gần nguồn nhiên liệu. Khi có hồ chứa nước, NMTĐ có thể làm việc với đồ thị phụ tải bất kỳ. Tùy theo mùa nước hay mùa khô, năm nhiều nước hay ít nước, ta có thể cho NMTĐ gánh phụ tải nền hay phụ tải đỉnh của hệ thống. NMTĐ có thời gian khởi động nhỏ, khoảng 3 – 5p, thậm chí còn nhỏ hơn. Lượng điện tự dùng của NMTĐ nhỏ, khoảng o,5 đến 2 % . Sơ đồ cũng đơn giản vì ít động cơ công suất lớn và điện áp làm việc của các thiết bị chủ yếu là 0,4kV. Hiệu suất cao, khoảng 85 – 86 %. Có khả năng tự động hóa cao. Giá thành điện năng thấp, chỉ bằng 10 -20 % so với NMNĐ. Ở nước ta, cả ba miền đều có tiềm năng khá lớn về thủy điện. Nhiều nhà máy đã và đang được xây dựng như Thủy điện Hòa Bình (1920 MW); Trị An (400 MW), Yaly (720 MW); tương lai có Sơn La (2400 MW); Na Hang (450 MW). GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH. Giới thiệu chung về NMTĐ Hòa Bình. Nhà máy Thủy điện Hoà Bình được xây dựng tại hồ Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, trên dòng sông Đà thuộc miền bắc Việt Nam. Cho đến nay đây là công trình thủy điện lớn nhất Việt Nam và Đông Nam Á. Nhà máy do Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành. Công trình khởi công xây dựng ngày 6 tháng 11 năm 1979, khánh thành ngày 20 tháng 12 năm 1994. Công suất sản sinh điện năng theo thiết kế là 1.920 megawatt, gồm 8 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 240.000kW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kWh. Thuỷ điện Hoà Bình là một công trình xây dựng cơ sở vật chất lớn nhất nước ta trong thế kỷ XX, có thể sang thế kỷ XXI chúng ta có đủ sức mạnh và trí tuệ xây dựng những công trình lớn hơn về quy mô hiện đại hơn nữa, nhưng với thuỷ điện Hoà Bình vẫn mang những điểm đặc biệt của nó. Nó đặc biệt không những ở quy mô mà còn đặc sắc ở tính lịch sử của nó. Nó trở thành niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, vì nó đã đặt những bước đi đầu tiên trên chặng đường công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Giá trị to lớn nhất của Thuỷ điện Hoà Bình là nó chiếm vị trí quan trọng trong Hệ thống điện toàn quốc. Công trình thuỷ điện Hoà Bình là công trình đầu mối đa chức năng có quy mô lớn nhất khu vực Động Nam Á hiện nay. Do công trình có những lợi ích to lớn như vậy nên đã được Đảng và nhà nước hết sức quan tâm. Mặc dù trong những năm tháng khó khăn nhưng Đảng và nhà nước đã ra quyết định xây dựng công trình thuỷ điện Hoà Bình trên sông Đà. Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô cùng với đội ngũ cán bộ công nhân Việt Nam đã tiến hành công tác kháo sát và chuẩn bị các điều kiện để khởi công công trình. Ngày 24/12/1988, lúc 14h10, tua bin tổ máy số 1 đã quay những vòng đầu tiên, đánh dấu kết quả nhiều năm lao động của hơn 3 vạn cán bộ công nhân cùng với các chuyên gia Liên Xô trên công trường. Ngày 4/11/1989 tiến hành hoà lưới tổ máy số 2. Ngày 27/3/1991 tiến hành hoà lưới tổ máy số 3. Ngày 19/12/1991 tiến hành hoà lưới tổ máy số 4. Ngày 15/1/1993 tiến hành hoà lưới tổ máy số 5. Ngày 29/6/1993 tiến hành hoà lưới tổ máy số 6. Ngày 7/12/1993 tiến hành hoà lưới tổ máy số 7. Ngày 4/4/1994 tiến hành hoà lưới tổ máy số 8. Như vậy sau 15 năm tập trung sức người sức của , tháng 12 năm 1994 công trình đã cơ bản hoàn thành đưa tổng công suất đặt của nhà máy lên1920MW vào vận hành. Các thông số kỹ thuật chính. Các thông số về hồ chứa : Hồ chứa của NMTĐ Hòa Bình là một dòng sông kéo dài từ Trung Quốc phần trên phần lãnh thổ nước ta trên 500 km với diện tích lưu lượng lớn, với dung tích hồ chứ 9,45 tỷ m3 nước, dung tích hữu ích : 5,65 tỷ m3 nước. Tổng lượng nước hàng năm là : 58 tỷ m3 . Hệ thống ống tràn xả lũ Thông số về trạm bơm dầu thủy lực MNY: TT  Thông số kỹ thuật  Ký hiệu VH, số lượng  Số hiệu kỹ thuật   1  Máy bơm      - Mã hiệu máy bơm  Kiểu trục bít  PIAI-63/320    - Số lượng toàn hệ thống  3x6=18     - Lưu lượng bơm   87 lít/phút    - áp lực đm   320 kg/cm2    - Thể tích thùng dầu   1,5m3    - Loại dầu   T-22(TII-30)   2  Phần điện      - Công suất động cơ   45kw    - Điện áp đm   380v    - Dòng điện đm   82,5A    - Tần số lưới   50hz   Thông số cánh phai xả đáy đập tràn : TT  Thông số kỹ thuật  Số hiệu kỹ thuật   1  Kích thước cánh phai  6 – 10 - 61   2  1 cánh phai khi nâng hoàn toàn lượng nước qua  1.825 m3/s   3  12 cánh phai mở hoàn toàn  21.900 m3/s   4  Ngưỡng cửa cánh phai nằm trên cao độ  56   5  Mã hiệu  I II350-200-0-10/2   6  Số lượng bộ dẫn thủy lực  12   7  Lực nâng phai  350 tấn   8  Lực giữ cánh phai  200 tấn   9  Đường kính bên trong xi lanh  500mm   10  Đường kính thanh giằng trong xi lanh  250mm   11  Áp lực dầu công tác trong xi lanh + Khi nâng + Khi giữ  250 kg/cm2 129 kg/cm2   12  Tốc độ chuyển động của cần chuyển động + Khi hạ + Khi nâng  0,98m/ph 0,605m/ph   13  Hành trình đầy đủ của piston  10m   14  Hành trình công tác của piston  9,8m   15  Thời gian nâng 1 cánh phai  16,2 ph   16  Thời gian hạ một cánh phai  10 ph   17  Số lượng xi lanh thủy lực trong 1 cánh phai  2   18  Số lượng xi lanh thủy lực trong 2 bộ dẫn động  1   19  Các thiết bị thuộc bộ dẫn thủy lực     +Van phân phối  BE-10-571-41-B220-504    - áp lực chịu  320 kg/cm2    - Lưu lượng qua  32 l/ph    + Van 1 chiều  M-1 KY 32/320    - áp lực  320 kg/cm2    - Lưu lương  32 l/ph    + Bơm bánh răng  III5-25-36/4-1-T    + Bể chứa dầu thủy lực  1,5 m3   Thông số kỹ thuật cánh phai xả mặt : TT  Thông số kỹ thuật  Số hiệu kỹ thuật   1  Kích thước  15-15,3-15   2  Số lượng  6   3  Cánh phai mở hết lưu lượng qua lớn nhất  2.250 m3/cánh phai   4  Tổng lưu lượng nước thoát qua 6 cửa max  13.500 m3/s   5  Nếu 8 tổ máy vận hành đầy tải lưu lượng nước qua 8 tổ máy 8x300=2.400 m3/s thì tổng lưu lượng thoát lũ max là  37.800 m3/s   Các công trình chính Đập đất đá : - Khối lượng đất đá : 22 triệu m3 - Chiều cao 128 m - Chiều dài 743 m - Chiều rộng chân đập 725
Luận văn liên quan