Báo cáo Thực tập tại trung tâm viễn thông Khánh Hòa

Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, đông giáp biển Đông, có mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực đông trên đất liền của ta. Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2 . Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tê, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra biển Đông. Khánh Hòa có tiềm năng rất lớn về kinh tế công, nông, ngư nghiệp, đặc biệt về du lịch. Khánh Hòa có nhiều cảng biển, trong đó có cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thế giới và Vịnh Vân Phong là vịnh rất tiềm năng cho việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế sau này, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Hòa. Khánh Hòa nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa vớ các tỉnh miền Nam và miền Bắc, quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắc Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hơn nhiều các địa phương trong vùng Nam Trung Bộ, trong thập niên 90, kinh tế Khánh Hòa có tốc độ phát triển nhanh so với nhiều tỉnh trong cả nước. Sản xuất nông – công – ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá ngoài khơi. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên, trong đó chủ yếu là lâm sản (gỗ, kỳ nam, trầm hương), hải sản (cá, tôm ) và đặc biệt là yến sào. Thành phố biển Nha Trang là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với bãi tắm dài 7 km, cùng hàng chục di tích, chùa chiền và nhiều phong cảnh đẹp. Vịnh Vân Phong, một di tích biển lý tưởng tưởng trong tương lai, hiện đang nguyên cứu và quy hoạch. Ngoài ra hàng chục bãi đẹp như Đại Lãnh, Dốc Lết, cũng là tiềm năng du lịch to lớn của Khánh Hòa. Bờ biển Khánh Hòa dài 200 km, với trên 200 đảo lớn nhỏ. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo. Tỉnh có nhiều hải sản quý, đặc biệt là yến sào, sản lượng hàng năm trên 2,5 tấn. Khánh Hòa có 5 suối nước nóng với trữ lượng hàng triệu mét khối, có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống, như các khu tắm nước nóng Trà Long – Cam Ranh, Dục Mỹ - Ninh Hoà . và đặc biệt khu tắm nước – bùn nóng Tháp Bà – Nha Trang Trong những năm gần đây mặt bằng kinh tế xã hội của tỉnh phát triển một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cùng với các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang có những dự án lớn đầu tư xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, yêu cầu về thông tin liên lạc ngày phát triển. Khánh Hòa luôn chan hòa ánh nắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200-1800 mm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng giêng đến tháng 8); mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), chỉ kéo dài khoảng hơn hai tháng, thuận lợi cho phát triển du lịch. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang – Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Vào tháng 5/2003, vịnh Nha Trang được công nhận là Thanh viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.

doc33 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2161 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực tập tại trung tâm viễn thông Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I: TỔNG QUAN MẠNG VIỄN THÔNG KHÁNH HÒA I.1. Giới thiệu tỉnh Khánh Hòa: Khánh Hòa là một tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ, Bắc giáp tỉnh Phú Yên, Nam giáp tỉnh Ninh Thuận, Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, đông giáp biển Đông, có mũi Hòn Đôi trên bán đảo Hòn Gốm huyện Vạn Ninh, là điểm cực đông trên đất liền của ta. Diện tích tự nhiên của Khánh Hòa, cả trên đất liền và hơn 200 đảo và quần đảo là 5.197 km2 . Bờ biển dài 385 km với nhiều cửa lạch, đầm, vịnh, nhiều đảo và vùng biển rộng lớn. Đặc biệt, Khánh Hòa có Trường Sa là huyện đảo, nơi có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng trọng yếu. Vị trí địa lý của tỉnh Khánh Hòa còn có ý nghĩa chiến lược về mặt quốc phòng, vì nằm gần đường hàng hải quốc tê, có huyện đảo Trường Sa, cảng Cam Ranh và là cửa ngõ thông ra biển Đông. Khánh Hòa có tiềm năng rất lớn về kinh tế công, nông, ngư nghiệp, đặc biệt về du lịch. Khánh Hòa có nhiều cảng biển, trong đó có cảng Cam Ranh thuộc vào loại cảng biển tốt nhất thế giới và Vịnh Vân Phong là vịnh rất tiềm năng cho việc phát triển cảng trung chuyển quốc tế sau này, có sân bay Nha Trang, sân bay Cam Ranh tiện lợi cho du khách đến Khánh Hòa. Khánh Hòa nằm trên trục giao thông quan trọng quốc lộ 1A, đường sắt xuyên Việt nối Khánh Hòa vớ các tỉnh miền Nam và miền Bắc, quốc lộ 26 nối Khánh Hòa với Đắc Lắk và các tỉnh Tây Nguyên. Là tỉnh có cơ sở hạ tầng khá hơn nhiều các địa phương trong vùng Nam Trung Bộ, trong thập niên 90, kinh tế Khánh Hòa có tốc độ phát triển nhanh so với nhiều tỉnh trong cả nước. Sản xuất nông – công – ngư nghiệp phát triển tương đối toàn diện, phong trào nuôi tôm phát triển mạnh cùng với đánh bắt cá ngoài khơi. Khánh Hòa có nhiều tài nguyên, trong đó chủ yếu là lâm sản (gỗ, kỳ nam, trầm hương), hải sản (cá, tôm …) và đặc biệt là yến sào. Thành phố biển Nha Trang là một trung tâm du lịch lớn của Việt Nam với bãi tắm dài 7 km, cùng hàng chục di tích, chùa chiền và nhiều phong cảnh đẹp. Vịnh Vân Phong, một di tích biển lý tưởng tưởng trong tương lai, hiện đang nguyên cứu và quy hoạch. Ngoài ra hàng chục bãi đẹp như Đại Lãnh, Dốc Lết,… cũng là tiềm năng du lịch to lớn của Khánh Hòa. Bờ biển Khánh Hòa dài 200 km, với trên 200 đảo lớn nhỏ. Trong đó huyện đảo Trường Sa quy tụ trên 100 đảo. Tỉnh có nhiều hải sản quý, đặc biệt là yến sào, sản lượng hàng năm trên 2,5 tấn. Khánh Hòa có 5 suối nước nóng với trữ lượng hàng triệu mét khối, có tác dụng chữa bệnh và khai thác nước uống, như các khu tắm nước nóng Trà Long – Cam Ranh, Dục Mỹ - Ninh Hoà .. và đặc biệt khu tắm nước – bùn nóng Tháp Bà – Nha Trang … Trong những năm gần đây mặt bằng kinh tế xã hội của tỉnh phát triển một cách nhanh chóng, các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân cùng với các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang có những dự án lớn đầu tư xây dựng nhiều nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu dân cư, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, yêu cầu về thông tin liên lạc ngày phát triển. Khánh Hòa luôn chan hòa ánh nắng, nhiệt độ trung bình hàng năm 26oC, lượng mưa trung bình hàng năm từ 1200-1800 mm. Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa khô (từ tháng giêng đến tháng 8); mùa mưa (từ tháng 9 đến tháng 12), chỉ kéo dài khoảng hơn hai tháng, thuận lợi cho phát triển du lịch. Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, lịch sử văn hóa đã đem đến cho tỉnh Khánh Hòa một tiềm năng lớn để phát triển du lịch, dịch vụ. Nha Trang – Khánh Hòa hiện được xác định là một trong 10 trung tâm du lịch - dịch vụ lớn của cả nước. Vào tháng 5/2003, vịnh Nha Trang được công nhận là Thanh viên chính thức của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Lịch sử hình thành: Theo các nguồn tài liệu lịch sử nước ta, mùa xuân năm Quý Tỵ 1653, trong tiến trình mở rộng biên giới Đại Việt, theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Tần, Cai cơ Hùng Lộc Hầu đã lấy vùng đất từ bờ bắc sông Phan Rang ( Ninh Thuận ngày nay) ra đến núi Đá Bia – Đèo Cả (ranh giới 2 tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa ngày nay), đặt dinh Thái Khang, chia làm 2 phủ là Thái Khang và Diên Ninh. Dinh đóng ở huyện Tân Định, phủ Thái Khang (ngày nay là huyện Ninh Hòa). Như vậy, với việc đặt dinh Thái Khang và phân chia các đơn vị hành chính, chúa Nguyễn đã đưa vùng đất Khánh Hòa ngay nay hội nhập vào lãnh thổ Đại Việt. Sự kiện lịch sử này được coi là mốc thời gian mở đầu cho sự hình thành địa phận hành chính tỉnh Khánh Hòa ngày nay. Tên tỉnh Khánh Hòa được xác lập vào năm 1832 dưới triều vui Minh Mạng, gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Điền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Định. Cho đến nay, Khánh Hòa có bảy huyện là Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn, Trường Sa, Cam Lâm, Thị xã Cam Ranh và Thành phố Nha Trang. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Nha Trang, Khánh Hòa có hai huyện miền núi là Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và một huyện đảo là Trường Sa. I.2 Giới thiệu Mạng Viễn Thông Khánh Hoà: I.2.1 Hệ thống Mạng chuyển mạch: Tổng số điểm hiện có trên mạng bao gồm 81 trạm viễn thông, bao gồm 4 Host, 1 RSU, 77 Vệ tinh trên toàn tỉnh. Hệ thống Host Lê Lợi Nha Trang là loại Tổng đài HOST FETEX-150 phiên bản phần mền: VN1 vừa là Tổng đài Tandem kết nối với các tổng đài đường dài TOLL VTN Đà Nẵng và TOLL Sài Gòn, và kết nối đến các tổng đài Host Bình Tân, Ninh Hòa, Cam Ranh, dung lượng lắp đặt tại chổ 16.000 lines và 03 vệ tinh Đồng Muối, Tháp bà, Đường Đệ bao gồm 3.000 lines, tổng dung lượng lắp đặt hiện có trên mạng 19000 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 240, số cổng báo hiệu C7 là 12. Tổng đài Fetex150 phục vụ tại Trung tâm Thành phố Nha Trang và một phần Đồng Đế. Hệ thống Host Siemens Bình Tân là loại tổng đài EWSD, phiên bản phần mềm V.15 vừa là Tổng đài Tandem kết nối với các Tổng đài TOLL VTN Đà Nẵng và Sài Gòn và kết nối đến các tổng đài Host FETEX Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh và 19 vệ tinh gồm có Lê Thánh Tôn, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Đất Lành, Vĩnh Nguyên, Hà Ra, Phương Sơn, Đồng Đế, Đắc Lộc, Trí Nguyên, Hòn Tre, Bích Đầm, Phước Đồng, Hòn Rớ, Hòn Khô, Vĩnh Lương, Phú Vinh, Vĩnh Phương, Lê Lợi 2, tổng dung lượng lắp đặt của hệ thống là 95780 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 84, số cổng báo hiệu là 10. Tổng đài phục vụ phạm vi rộng lớn bao gồm thành phố Nha Trang và thay thế dần thuê bao thuộc tổng đài Host Fetex150 Nha Trang. Hệ thống Host Siemens Ninh Hòa là loại tổng đài EWSD, phiên bản phần mền V.15 phục vụ thuê bao cho hai huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh bao gồm 26 vệ tinh là Ninh Quang, Hòn Khói, Ninh Thuỷ, Ninh Thượng, Dục Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Phước, Ninh Ích , Lạc An, Đá Bàn, Ninh Lộc, TT Vạn Ninh, Vạn Khánh, Tu Bông, Đại Lãnh, Xuân Tự, Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Tuần Lễ, Ninh Tân, Ninh Vân với tổng dung lượng lắp đặt 36608 lines. Hệ thống Host NEAX-61( Cam Ranh của hãng NEC phục vụ tại Thị Xã Cam Ranh và Huyện Khánh Sơn bao gồm tổng đài Host tại Cam Ranh với dung lượng 11784 lines và 14 vệ tinh Cam thịnh đông, Mỹ Thanh, Cam Phước Đông, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông, Cam Hòa, Cam An Nam, Cam Bình. Bình Hưng, Bắc Thị Trấn, Mỹ Ca, TT Khánh Sơn, Lâm Nghiệp, Sơn Lâm tổng dung lượng lắp đặt của hệ thống là 17792 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 159 E1. Hệ thống RSU Siemens Diên Khánh là loại RSU EWSD phục vụ cho Huyện Diên Khánh, Cam Lâm và Huyện Khánh Vĩnh bao gồm tổng đài RSU tại Diên Khánh với dung lượng 7040 lines và 19 vệ tinh Diên Bình, Diên An, Diên Điền, Diên Phú, Diên Phước, Diên Xuân, Diên Đồng, Suối Hiệp, Suối Tân, Suối Cát, Diên Tân TT Khánh Vĩnh, Khánh Bình, Cam Hiệp Nam, Cam Đức, Bãi Dài, Cam Tân, Cam Hiệp Bắc, Cam Thành Bắc với tổng dung lượng lắp đặt 24448 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 169E1.  Hình I.1: Sơ đồ mạng chuyển mạch FETEX  Hình I.2: Sơ đồ mạng chuyển mạch EWSD Bình Tân.  Hình I.3: Sơ đồ mạng chuyển mạch NEAX61 Sigma Cam Ranh.  Hình I.4: Sơ đồ mạng chuyển mạch NEAX61 Sigma Cam Ranh..  Hình I.5: Sơ đồ mạng chuyển mạch NEAX61 Sigma Cam Ranh. I.2.2 Hệ thống Mạng truyền dẫn: Mạng truyền dẫn bao gồm mạng quang và mạng truyền dẫn Viba Mạng truyền dẫn Viba bao gồm 27 tuyến truyền dẫn với dung lượng 98 luồng E1 được sử dụng các thiết bị truyền dẫn DM1000, AWA1500 tạo thành các tuyến vi ba đường trục toàn tỉnh để kết nối các tổng đài Host và sử dụng dự phòng cho mạng cáp quang đường trục khi gặp sự cố. Tuyến đường trục kết nối các tổng đài HOST: - Tuyến Hướng Bắc sử dụng thiết bị DM1000: tổng dung lượng 8E1 Nha Trang  Cây Gà  Hà Thanh  Ninh Hòa   - Tuyến Hướng Nam sử dụng thiết bị DM1000: dung lượng 8E1 Nha Trang  Núi Thị  Xuân Ninh  Cam Ranh   Tuyến truyền dẫn vi ba liên huyện: Tuyến Vạn Ninh – Hòn Khói kết nối hai huyện Ninh Hòa - Vạn Ninh Tuyến Nha Trang – Diên Khánh kết nối TP Nha Trang – Diên Khánh Tuyến Cam Đức – Lâm Nghiệp – T.Hình Khánh Sơn – Khánh Sơn kết nối cho TX. Cam Ranh và Khánh Sơn. Tuyến Nha Trang – Khánh Vĩnh kết nối Tp Nha Trang và Khánh Vĩnh. Tuyến truyền dẫn vi ba nội huyện: Tuyến Nha Trang – Trí Nguyên. Tuyến Cây Gà – Hòn Tre. Tuyến Cam Ranh - Trường Sa Tuyến Cam Đức – Cam Hải Đông Tuyến Cam Đức – Sân bay Cam Ranh Tuyến Diên Khánh – Diên Bình Tuyến Lạc An – Đá Bàn Tuyến Ninh Hòa – Ninh Tân Tuyến Ninh Hòa – Ninh Thượng Tuyến Vạn Ninh – Xuân Ninh Ngoài ra mạng truyền dẫn viba phục vụ cho các trạm xã đảo như Khải Lương (Vạn Ninh), Ninh Vân (Ninh Hòa), Bích đầm, Trí Nguyên (Nha Trang), Cam Bình, Bình Hưng (Cam Ranh) hoặc các tuyến vùng sâu vùng xa chưa kéo cáp quang đến như Ninh Tân (Ninh Hòa), Sơn Lâm (Khánh Sơn), Liên Sang (Khánh Vĩnh) .. Tuyến Lâm Nghiệp – Sơn Lâm, Cam Đức – Bích Đầm, Cam Phú – Cam Bình, Xuân Ninh – Bình Hưng, Khánh Vĩnh – Liên Sang. Vĩnh Nguyên – Ninh Vân, Dục Mỹ - Eakrongru, Vạn Ninh – Xuân Sơn.  Hình I.6: Sơ đồ mạng Truyền dẫn Khánh Hòa Mạng quang sử dụng các thiết bị truyền dẫn SDH bao gồm các đầu STM16 xây dựng vòng RING đấu nối các trung tâm Thành phố , Thị xã và các huyện để thiết lập tuyến truyền dẫn đấu nối các tổng đài Host với nhau, các đầu STM4, STM1 xây dựng vòng RING tại trong thành phố, thị xã và trong huyện để đấu nối các trạm vệ tinh về tổng đài Host. Mạng truyền dẫn quang tại tỉnh Khánh Hòa xây dựng tạo thành 17 vòng RING như sau: - Ring 1 (trục): STM16-ADM gồm các trạm: Host Bình Tân – Host Lê Lợi – Host Cam Ranh – RSU Diên Khánh – Host Ninh Hòa. - Ring 2: STM4-FLX600A gồm các trạm: Host Bình Tân – Lê Hồng Phong--Ngô Gia Tự-Lê Thánh Tôn. - Ring 3: STM4-FLX600A gồm các trạm: RSU Lê Lợi – Phú Vinh-Đồng Đế-Phương Sơn. - Ring 4: STM1-FLX150 gồm các trạm: RSU Lê Lợi-Vĩnh Lương-Đường Đệ-Tháp Bà-Hà Ra. - Ring 5: STM1-FLX150 gồm các trạm: RSU Lê Lợi – Hòn Khô – Vĩnh Phương-Đắk Lộc. - Ring 6: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Bình Tân–Đồng Muối-Đất Lành-Hòn Rớ-Phước Đồng-Vĩnh Nguyên. - Ring 7: STM4-ADM gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Hòn Khói-Vạn Ninh; lắp mới 3 đầu ADM4. - Ring 8: STM1-FLX150 gồm các trạm: Vạn Ninh-Vạn Thạnh-Vạn Thọ-Đại Lãnh-Tu Bông. - Ring 9: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Ninh Phước-Ninh Thủy-Đá Bàn-Lạc An-Vạn Hưng-Xuân Tự. - Ring 10: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Ninh Thượng-Ninh Xuân-Dục Mỹ. - Ring 11: STM1-ADM gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Ngã Ba Trong-Ninh Phú - Ninh Ích-Ninh Lộc-Ninh Quang; lắp mới 6 đầu ADM1. - Ring 12: STM1-FLX150 gồm các trạm: RSU Diên Khánh-Diên Phước-Khánh Vĩnh-Diên Xuân-Diên Phú-Diên Điền. - Ring 13: STM1-ADM gồm các trạm: RSU Diên Khánh-Diên Bình-Diên An -Suối Hiệp-Suối Cát; lắp mới 5 đầu ADM1. - Nhánh 14: STM4-ADM gồm các trạm: RSU Diên Khánh-Suối Tân; lắp mới 1đầu ADM4 và card quang STM4 tại Diên Khánh. - Ring 15: STM4-ADM gồm các trạm: Host Cam Ranh-Cam Đức-Mỹ Ca-Cam Phú; lắp mới 4 đầu ADM4. - Ring 16: STM1-FLX150 gồm các trạm: Mỹ Ca-Cam Thành Bắc-Cam Hải Đông-Bãi Dài-Cam Hòa-Cam Tân-Cam Hiệp Nam. - Ring 17: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Cam Ranh-Cam An Nam-Cam Phước Đông-Khánh Sơn-Cam Thịnh Đông-Mỹ Thanh.  Hình I.7: Sơ đồ Ring mạng truyền dẫn SDH. I.2.3 Mạng ADSL: Mạng xDSL sử dụng thiết bị ALCATEL bao gồm ATM-DSLAM và IP-DSLAM bao gồm 01 MSS, 07 trạm DSLAM HUB, 78 trạm DSLAM, tính đến cuối tháng 04/2008 tổng dung lượng sử dụng 22.000 port trên 39000 Port ADSL lắp đặt và đảm bảo 100% trạm Host, vệ tinh tại các trung tâm huyện lỵ, thị xã được lắp đặt thiết bị DSLAM, chiếm 100% trên toàn địa bàn.  Hình I.8: Sơ đồ mạng ADSL. PHẦN II: HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CẢNH BÁO MẠNG CHUYỂN MẠCH TẠI KHÁNH HÒA II.1 Giới thiệu Mạng Chuyển Mạch: Mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn cho các hệ thống thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn. Các hệ thống này có hệ thống quản lý, giám sát và điều hành riêng, mỗi loại tổng điều có phần mềm quản lý riêng rẻ theo các kiểu khác nhau không liên quan với nhau. Đó là điều khó khăn rất lớn đối với những nhà khai thác thiết bị cần phải tìm theo từng chức năng phần mềm của các hãng cung cấp thiết bị đưa ra. Cũng như mạng viễn thông ở hầu hết các tỉnh, mạng viễn thông Khánh Hòa hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị do nhiều nhà cung cấp khác nhau. Các hệ thống đang sử dụng khai thác hiện nay là : FETEX-150 của hãng FUJITSU, NEAX61( của hãng NEC, EWSD của hãng SIEMENS và một số tổng đài nhỏ độc lập khác như: STAREX-IMS, SRX ... Các hệ thống thiết bị trên đều có các cổng kết nối dành cho vận hành, bảo dưỡng và quản lý thiết bị. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi chủng loại thiết bị của từng hãng có những đặc thù về các chuẩn giao tiếp kết nối, giao thức, ngôn ngữ và giao diện khác nhau cho các hệ thống vận hành và các hệ thống vận hành hầu như không đảm bảo được đầy đủ chức năng quản lý mạng.  Hình II.1: Sơ đồ mạng viễn thông Khánh Hòa Mạng chuyển mạch Khánh Hòa hiện tại bao gồm 04 host và các vệ tinh: 02 Host FETEX150 và Host EWSD Bình Tân có nhiệm vụ làm Tandem kết nối với các tổng đài Toll Đà Nẵng và Toll Sài gòn, 02 Host EWSD Ninh Hòa và Host NEAX Cam Ranh chỉ là tổng đài host quản lý các vệ tinh thuộc các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và một RSU EWSD Diên Khánh kết nối Tổng đài Host Bình Tân. Tại mỗi Host ở mỗi cấp vận hành và bảo dưỡng riêng biệt, không có sự liên hệ với nhau. Việc xử lý khi có sự cố do nhân viên tại Host đảm trách, không có sự liên kết hỗ trợ, giám sát và quản lý chung, hầu như chỉ dừng lại mức độ quản lý mức thấp - lớp phần tử mạng. Các công tác điều hành, cân chỉnh lưu lượng sẽ được thực thi bằng 01 nhân viên điều hành chung, sau khi nhân viên này nhận được số liệu được báo cáo từ các Đài Host tập hợp và phân tích để đưa ra chỉ thị, từ đó mỗi một đài sẽ thực hiện riêng theo mục đích. Trình độ xử lý chướng ngại thông tin của các nhân viên ở các cấp khác nhau là khác nhau. Với sự cố cấp bách phải có sự hổ trợ của cấp này cho cấp khác, khá mất thời gian. II.2 Hệ thống quản lý mạng chuyển mạch của các hãng: Để có thể xây dựng trung tâm quản lý cảnh báo mạng tập trung cho việc quản lý các hệ thống chuyển mạch tại tỉnh Khánh Hòa cần phải có sự nghiên cứu phân tích hệ thống của từng chủng loại tổng đài vì đó là đối tượng quản lý. Đặc biệt các giao diện, thủ tục trao đổi thông tin của khối cảnh báo là phần nguyên cứu quan trọng để có thể có được sự thành công trong việc xây dựng hệ thống quản lý cảnh báo mạng chuyển mạch tập trung và thống nhất các chi tiết của từng cảnh báo từng loại tổng đài. Trước hết chúng ta nguyên cứu cấu trúc hệ thống của từng loại tổng đài, các chương trình điều hành quản lý và bão dưỡng của từng loại hệ thống, sau đó chúng ta nguyên cứ sâu về hệ thống cảnh báo của từng loại tổng đài và các bản tin cảnh báo tương ứng với từng cảnh báo phần cứng từng đó phân tích các mức cảnh báo để đưa ra qui chuẩn của từng mức cảnh báo chung cho cả hệ thống quản lý cảnh báo. II.2.1 Hệ thống tổng đài FETEX-150 của hãng FUIJTSU: II.2.1.1 Cấu trúc hệ thống:  Hình II.2: Cấu trúc phần cứng FETEX-150. Hệ thống FETEX-150 gồm có 3 phân hệ chính: Phân hệ đường dây thuê bao (SPS). Phân hệ xử lý trung tâm (CPS). Phân hệ điều hành bảo dưỡng (MOS). Phân hệ đường dây thuê bao (SPS): Chức năng chính của SPS là giao tiếp với các đường tương tự số, mạng ISDN, trung kế Analog, trung kế số và các chức năng chuyển mạch. Để giao tiếp với đường dây, SPS sử dụng các bộ tập trung LC và RLC tập trung lưu thoại khách hàng để kết nối đến DSM (Module chuyển mạch số). Các đường trung kế kết nối DSM bằng các mạch giao tiếp trung kế mà không sử dụng đến bộ tập trung. Việc chuyển mạch được điều khiển bởi DSM. Các thiết bị ngoại vi như: LC, ATSH, DTSH, RECSH được nối đến DSM qua đường cáp quang HW 8Mbps. SPS kết nối đến CPS qua bus SP (đường thoại), bus này có cấu trúc kép. CPR của CPS điều khiển DSM, các Modul của các thiết bị ngoại vi và các ứng dụng khác. Phân hệ xử lý trung tâm (CPS): CPS gồm MPR (Bộ xử lý trung tâm) và CPR (Bộ xử lý cuộc gọi). MPR quản lý toàn bộ hệ thống điều khiển và thực hiện chức năng điều hành và bảo dưỡng. CPR cung cấp các chức năng xử lý cuộc gọi sử dụng LPR trong LC hoặc RLC. Quá trình xử lý được phân phối trong các LPR, CPR và MPR. MPR là mức cao nhất và LPR là mức thấp nhất trong phân cấp bộ xử lý. Phần cứng của đơn vị xử lý trung tâm được sử dụng cho LPR, CPR và MPR đều giống nhau. MPR thực hiện việc quản lý nguồn cho toàn bộ hệ thống và các chức năng điều hành và bảo dưỡng gồm cả thông tin người – máy. CPR thông tin với các CPR khác hoặc MPR qua bộ đáp ứng kênh CCA. Để chuyển mạch đơn xử lý, chức năng xử lý cuộc gọi được kết hợp vào MPR. Thiết bị báo hiệu kênh chung CSE là một giao thức xử lý cho báo hiệu số 7 mức 2. CPR và MPR được phát triển vì các mục đích thông tin, nó bao gồm: + Bộ điều khiển trung tâm (MM): lưu trữ chương trình hệ thống và dữ liệu. + Bộ nhớ file (FM): phục vụ như một file truy nhập ngẫu nhiên đáng tin cậy cho việc lưu trữ chương trình và dữ liệu. + Bộ điều khiển kênh (CHC): truyền dữ liệu giữa MM và FM hoặc thiết bị I/O dựa trên lệnh được nhận từ CC, CC có cấu trúc kép có thể kết nối tối đa 60 thiết bị I/O. + CC có thể thực hiện các chương trình một cách độc lập với CHC trong suốt thời gian CHC truyền dữ liệu. Bộ xử lý trung tâm hoạt động trên cơ sở điều khiển chuơng trình được lưu trữ giống như bộ xử lý của máy tính. Tất cả các đơn vị CPS được cấu trúc kép để đảm bảo hoạt động liên tục trong trường hợp bị lỗi. Phân hệ điều hành và bảo dưỡng (MOS): Được trình bày ở phần sau Tổng đài FETEX-150 được vận hành và giám sát bởi VDU hay các máy tính có cài đặt chương trình giao tiếp SCWS do hãng Fujitsu cung cấp. Các máy tính có cài đặt chương trình SCWS được kết nối với hệ thống thông qua các TPC (Typer Writer Controller) mà cụ thể hơn là card PLSIA với chuẩn giao tiếp là RS232. Khi nhập lệnh thì đầu cuối giao tiếp gởi lệnh thông qua TPC rồi đến CHCx (Channel Controller) rồi mới đến CCx (Central Controller), trong đó CCx của MPR (Main Processcer) đảm nhiệm việc thực thi các lệnh cũng như giám sát toàn bộ hệ thống và xuất thông tin cảnh báo ra ngoài cho các TYP. Trong hệ thống thì bộ xử lý trung tâm có cấu hình kép và hoạt động ở chế độ Active/Standby, khi có một thay đổi về cấu hình hệ thống thì bộ xử lý trung tâm sẽ cập nhật thông tin lên bộ nhớ MMx (Main Memory).  Hình II.3: Sơ đồ đấu nối vận hành tổng đài FETEX-150. Trong hệ thống hiện tại có 05 ngõ giao tiếp điều khiển, các ngõ này được phân bố trên hai side trên cả hệ thống để đảm bảo việc điều khiển hệ thống, số ngõ ra có thể được mở rộng thêm tùy theo khả năng sử dụng. Ngoài ra còn có thể dùng các ngõ này với chức năng kiểm tra và bảo dưỡng thuê bao bằng chương trình đồ họa chạy trên môi trường DOS. Chương trình SCWS do nhà sản xuất cung cấp có hỗ trợ một số tính năng như: nhập lệnh trực tiếp, nhập lệnh thông qua menu lệnh có sẵn, giao diện đồ hoạ để giám sát hệ thống trên hệ điều hành DOS. Ngoài ra còn có thể nhập lệnh trực tiếp mà không cần chương trình hỗ trợ giao tiếp SCWS dựa trên cơ sở giao tiếp qua cổng RS232 bằng các chương trình phổ dụng khác (ví dụ như Hyper Terminal). Việc sử dụng giao tiếp ra sao phải được cài đặt trong hệ thống bằng các lệnh và các thông số thích hợp. II.2.1.2 Hệ thống cảnh báo: Phần cảnh báo của FETEX 150 bao gồm 02 phần : phần một các bản tin cảnh báo b