Báo cáo Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và trên Thế Giới có những bước phát triển không ngừng, thu nhập của người dân được cải thiện, mức sống được nâng cao rõ rệt, cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nước, đưa ngành công nghiệp không khói thành ngành mũi nhọn, thế mạnh của đất nước, chính vì vậy ngành du lịch nước ta đang ngày càng phát triển một cách vượt bậc, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, trong đó ngành kinh doanh lưu trú là một điểm sáng của thành công này. Các khách sạn của nước ta đang có nhiều thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện, đầu tư khá chỉnh chu, đồng bộ, đặc biệt ngày càng đáp ứng tốt được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đặc biệt là du khách quốc tế, ngày cảng trở nên là một điểm đến an toàn tin cậy của bạn bè quốc tế. Chính vì vậy để đáp ứng được chuyên nghành học của mình, để nâng cao sự hiểu biết cũng như trình độ nghiệp vụ, tôi lựa chọn thực tập tại khách sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh, một trong những khách sạn lớn được đánh giá là một khách sạn kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với đề tài “Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh”, tôi tập trung khai thác sơ lược bộ phận Nhà hàng và xoáy sâu vào chủ đề nghiên cứu thuộc bộ phận Buồng bằng những biện pháp cơ bản: Phân tích hệ thống, thống kê, quan sát thực tế, phương pháp điều tra- phỏng vấn từ đó đưa ra phương pháp luận cho tương lai bằng những số liệu và kết quả hoạt động của khách sạn. Kết cấu của đề tài gồm 4 chương chính: Chương 1 và 2 là những cơ sở lý luận và phần giới thiệu cơ bản về khách sạn về bộ phận thực tập, nội dung chính của đề tài thuộc chương 3, ở chương 3 sẽ là phần nội dung chính cũng là tên của bài báo cáo “Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh”.

doc41 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 10509 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nếu trong bài báo cáo tốt nghiệp này là tôi tự thu thập, trích dẫn. Tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào. Ngày 20 tháng 03 năm 2014 Sinh viên thực hiện LỜI CẢM ƠN Nước ta là nước đang phát triển, chúng ta dễ dàng nhìn thấy một tiềm năng rộng lớn đang chờ đón, trong khi đó thị trường hiện nay đang trong tình trạng “thừa thầy – thiếu thợ”, chính vì vậy mà trường Đại học Công Nghệ đã và đang đào tạo ra những nguồn lao động có chất lượng, có đầy đủ kỹ năng và nhân cách để đáp ứng cho nhu cầu nguồn nhân lực của đất nước hiện nay. Trong cuộc sống hiện nay cùng với sự phát triển như vũ bảo của “Khoa học – Kỹ thuật”, cùng theo đà phát triển đó và nó ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, và nó cũng đóng góp một phần rất lớn vào quy luật phát triển của xã hội hiện đại ngày nay. Cùng với sự phát triển đó hầu hết ta dễ dàng nhìn nhận được rằng nền kinh tế của chúng ta đang thực sự bước vào một trang mới, nhiều ngành công nghệ, kỹ thuật …. được đầu tư đào tạo một cách kỹ lưỡng, theo xu hướng của nhà nước ta hiện nay tập trung mũi nhọn vào các ngành dịch vụ, đặc biệt là “Du lịch, Khách Sạn – Nhà Hàng”, là một sinh viên thuộc ngành tôi cảm thấy thật tự hào khi là một trong những thành viên góp phần vào công cuộc kinh tế mũi nhọn của đất nước trong tương lai, chính vì vậy tôi cần thực sự nghiêm túc cố gắng để góp một phần nhỏ công sức đưa nền du lịch nước nhà phát triển mạnh mẽ và hội nhập cùng thế giới. Trải qua kỳ thực tập tốt nghiệp tôi đã học hỏi được nhiều kinh nghiệp thực tế và định hướng rõ hơn trong nghề nghiệp mà tôi đã chọn khi theo học chuyên ngành “Quản trị Khách Sạn – Nhà Hàng” thuộc khoa Quản Trị Kinh Doanh của trường Đại Học Công Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh (HUTECH). Để có được những kết quả tốt ngay từ khi bắt đầu đến khi kết thúc kì thực tập tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến : Ban giám hiệu nhà Trường, khoa Quản Trị Kinh Doanh đã tổ chức kỳ thực tập tốt nghiệp cho các sinh viên khóa 2010 – 2014 thuộc chuyên ngành Quản Trị Khách Sạn Nhà Hàng rất hiệu quả trong công tác đào tạo của nhà trường, tạo cơ hội cho sinh viên làm quen với công việc, cọ sát với thực tế trên nền tảng lý thuyết mà chúng tôi đã theo học tại ghế nhà trường. Ths Trần Thị Kim Oanh, một giảng viên năng nổ, nhiệt huyết, người đã trực tiếp nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi trong suốt quá trình thực tập cũng như trong quá trình làm và xây dựng bài báo cáo. Ban giám đốc khách sạn Trường Thọ, Thị Trấn Kỳ Anh, tỉnh Hà tĩnh đã tạo điều kiện thật tốt, tiếp nhận một sinh viên bước đầu còn bở ngỡ tiếp cận với nghề, cùng những hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ để tôi có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này. Hà Tĩnh ngày 20 tháng 03 năm 2014 Sinh viên Trần Thanh Toàn NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN MỤC LỤC Lời mở đầu Trang 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ LƯU TRÚ MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG (RESTAURANT) Trang 2-8 Khái niệm về kinh doanh dịch vụ ăn uống Trang 2 Đặc điểm về kinh doanh dịch vụ ăn uống Trang 2-3 Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng Trang 3 LÝ LUẬN VỀ BỘ PHẬN BUỒNG PHÒNG (HOUSE SKEEPING) Trang 3-6 Một số khái niệm Trang 3 Đặc điểm hoạt động của bộ phận buồng Trang 3-4 Chất lượng dịch vụ lưu trú khách sạn Trang 4-6 Định nghĩa về chất lượng Cách đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú Ý nghĩa việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Trang 6 CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN Trang 7 - 16 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG THỌ HOTEL Trang 7 - 9 Vị trí khách sạn Trang 7 Sự hình thành và phát triển Trang 7 Cơ cấu bộ máy tổ chức Trang 8 Thị trường đang khai thác và thị trường mục tiêu Trang 9 GIỚI THIỆU BỘ PHẬN NHÀ HÀNG Trang 9-12 Cơ cấu tổ chức bộ phận Nhà Hàng Trang 10 Nhân viên của bộ phận Trang 10 Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của bộ phận phục vụ ăn uống trong khách sạn Trang 11 Giới thiệu về hoạt động Trang 11-12 Nhà hàng Buffet sáng Nhà hàng Golden Lotus Sky BAR Coffee Đánh giá hoạt động Trang 12 GIỚI THIỆU BỘ PHẬN BUỒNG Trang 13- 15 Cơ cấu tổ chức thuộc bộ phận Trang 13 Tầm quan trọng của bộ phận buồng trong khách sạn Trang 13 Giới thiệu về dịch vụ Trang 13-15 HOẠT ĐỘNG KHÁCH SẠN Trang 15 - 16 Hoạt động marketing Trang 15 Hoạt động điều hành Trang 16 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trang 17 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NGHIỆP VỤ BUỒNG TẠI KHÁCH SẠN TRƯỜNG THỌ HÀ TĨNH Trang 18 - 30 QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ BUỒNG TẠI KHÁCH SẠN TRƯỜNG THỌ Trang 18-27 Công việc cụ thể của bộ phận buồng Trang 18-21 Tổ chức lao động ở bộ phận buồng Vai trò chức năng của nhân viên phục vụ buồng trong khách sạn. Nhiệm vụ - chức năng tổ buồng Tổ chức lao động của tổ buồng tại khách sạn Một số yêu cầu lao động thuộc bộ phận Công việc cụ thể hằng ngày của tổ buồng Trang 21-22 Công việc buổi sáng Công việc buổi trưa Công việc buổi chiều Công việc buổi tối – đêm Tác phong thái độ đối với nhân viên buồng Trang 22-23 Ý nghĩa Tác phong – thái độ Quy trình kỹ thuật phục vụ buồng của khách sạn Trang 23 - 27 Nguyên tắc làm vệ sinh Trang 23 Trình tự làm vệ sinh Trang 23-27 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG BỘ PHẬN BUỒNG Trang 28 - 30 Đánh giá nghiệp vụ bộ phận buồng Trang 28 Đánh giá tình hình nhân sự Trang 29 Đánh giá về cơ sở vật chất Trang 29 Thuận lợi và khó khăn thách thức Trang 29-30 Đánh giá sự phù hợp thực tiễn Trang 30 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trang 30 -31 CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT, KẾT LUẬN Trang 32 - 35 Giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ buồng tại Trường Thọ Hotel Trang 32 Ý kiến đề xuất Trang 32-33 Kết Luận Trang 34 TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 35 LỜI MỞ ĐẦU Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam và trên Thế Giới có những bước phát triển không ngừng, thu nhập của người dân được cải thiện, mức sống được nâng cao rõ rệt, cùng với những chính sách của Đảng, Nhà nước, đưa ngành công nghiệp không khói thành ngành mũi nhọn, thế mạnh của đất nước, chính vì vậy ngành du lịch nước ta đang ngày càng phát triển một cách vượt bậc, đóng góp không nhỏ vào GDP của cả nước, trong đó ngành kinh doanh lưu trú là một điểm sáng của thành công này. Các khách sạn của nước ta đang có nhiều thay đổi đáng kể trên nhiều phương diện, đầu tư khá chỉnh chu, đồng bộ, đặc biệt ngày càng đáp ứng tốt được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước đặc biệt là du khách quốc tế, ngày cảng trở nên là một điểm đến an toàn tin cậy của bạn bè quốc tế. Chính vì vậy để đáp ứng được chuyên nghành học của mình, để nâng cao sự hiểu biết cũng như trình độ nghiệp vụ, tôi lựa chọn thực tập tại khách sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh, một trong những khách sạn lớn được đánh giá là một khách sạn kinh doanh có hiệu quả trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Với đề tài “Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh”, tôi tập trung khai thác sơ lược bộ phận Nhà hàng và xoáy sâu vào chủ đề nghiên cứu thuộc bộ phận Buồng bằng những biện pháp cơ bản: Phân tích hệ thống, thống kê, quan sát thực tế, phương pháp điều tra- phỏng vấn từ đó đưa ra phương pháp luận cho tương lai bằng những số liệu và kết quả hoạt động của khách sạn. Kết cấu của đề tài gồm 4 chương chính: Chương 1 và 2 là những cơ sở lý luận và phần giới thiệu cơ bản về khách sạn về bộ phận thực tập, nội dung chính của đề tài thuộc chương 3, ở chương 3 sẽ là phần nội dung chính cũng là tên của bài báo cáo “Thực Trạng Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Trường Thọ - Hà Tĩnh”. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ ĂN UỐNG VÀ LƯU TRÚ MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH NHÀ HÀNG VÀ DỊCH VỤ ĂN UỐNG (RESTAURANT) Khái niệm về kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kinh doanh ăn uống được hiểu là toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, cung ứng và phục vụ đồ ăn thức uống trong các nhà hàng, khách sạn nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng và tạo ra lợi nhuận. (Tìm hiểu hoạt động kinh doanh tại khách sạn Thắng Lợi, doc.edu.vn, 2012) Càng ngày càng có nhiều người tham gia vào lĩnh vực này bởi đây là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, bỏ ra nguồn vốn không lớn nhưng lợi nhuận mang lại rất cao. Khách đến khách sạn gồm nhiều tầng lớp trong xã hội, vì thế có thể coi đây là một xã hội thu nhỏ cũng là nơi thường xuyên diễn ra sự kiện, hội nghị hội thảo, hoạt động ngoại giao, tiệc chiêu đãi, lễ ký kết, tiệc kỹ niệm, những hoạt động này tạo nên một sự phát triển sôi động cho lĩnh vực kinh doanh ăn uống, cho nên các loại hình nhà hàng và kinh doanh ăn uống đang ngày trở nên đa dạng, đặc sắc và hoàn thiện để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Đặc điểm về kinh doanh dịch vụ ăn uống. Kinh doanh hoạt động ăn uống của khách sạn đáp ứng nhu cầu rất đa dạng của du khách. Đòi hỏi nhân viên phục vụ phải có chuyên môn nghiệp vụ cao và cố gắng không để xảy ra sai xót trong quá trình phục vụ khách. Kinh doanh ăn uống không đồng nhất về sản phẩm và dịch vụ cung ứng nhưng lại đồng nhất về chất lượng phục vụ trong mọi lúc, mọi nơi, tuy nhiên chất lượng phục vụ còn tùy thuộc vào tâm lý khách hàng và cách đối xử của nhân viên đối với khách. Việc phục vụ ăn uống trong khách sạn cần đòi hỏi chất lượng, tính thẩm mỹ cao và nghệ thuật nấu ăn, pha chế đồ uống, trang trí món ăn, đồ uống cho phù hợp với từng loại thực đơn, từng loại khách, bên cạnh đó việc đảm bảo tính vệ sinh an toàn thực phẩm là rất quan trọng. Kinh doanh ăn uống trong khách sạn có tính đa dạng về sản phẩm. Xin đơn cử: các dịch vụ ăn Âu, ăn Á, tiệc đứng, tiệc di động, …và các loại hình ăn uống như tiệc đứng, tiệc ngồi, tiệc hội nghị…vì nó đòi hỏi yêu cầu nhân viên phục vụ phải hiểu rõ từng loại sản phẩm cụ thể để có thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Vị trí, chức năng và nhiệm vụ của bộ phận nhà hàng. - Vị Trí: Đa phần các bữa tiệc chiêu đãi được tổ chức tại khách sạn, do đó chính các nhân viên phục vụ bằng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, sự tận tình chu đáo và phong cách lịch sự trong quá trình phục vụ đã góp phần tạo nên sự thành công của bữa tiệc. Có nhiều vấn đề không thể giải quyết sau nhiều ngày đàm phán nhưng lại thành công trên bàn tiệc điều đó cho thấy hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn không chỉ thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người mà nó còn giữ một vị trí quan trọng trong các mối quan hệ đối ngoại và ngoại giao. (Hoàng Thị Út Thương, “Nghiệp Vụ Buồng Tại Khách Sạn Horison”, 2010) - Chức năng: Tuy không phải là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu nhưng kinh doanh ăn uống vẫn giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn, nó là một trong những nhân tố chủ yếu làm tăng mức độ hài lòng của khách hàng khi đến với khách sạn. - Nhiệm vụ: cùng là ăn nhưng mục đích ăn của con người cũng khác nhau, có người ăn do đói, có người coi ăn uống như một thú vui, lại có người ăn do tò mò muốn biết mùi vị của món ăn đó, đây là điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh khách sạn bởi nó kích thích sự tiêu dùng của khách, tiêu dùng của khách tăng dẫn đến doanh thu tăng đặc biệt là doanh thu ngoại tệ của khách sạn và doanh thu của toàn ngành du lịch. -> chính vì vậy: hoạt đông kinh doanh ăn uống góp phần quảng bá những nét riêng về ẩm thực của người dân bản địa, giới thiệu với du khách những món ăn thức uống đặc sản của địa phương, qua việc phục vụ khách ăn uống đã cho khách thấy được sự phát triển của du lịch Việt Nam. LÝ LUẬN VỀ BỘ PHẬN BUỒNG PHÒNG (HOUSE SKEEPING) Một số khái niệm Buồng khách sạn là nơi để khách lưu trú trong khoảng thời gian nhất định với mục đích nghỉ ngơi hoặc làm việc. Phục vụ buồng là những hành động chăm lo sự nghỉ ngơi của khách bằng việc làm vệ sinh, bảo dưỡng các buồng khách và làm đẹp diện mạo của khách, đồng thời phục vụ đầy đủ các dịch vụ bổ xung mà khách yêu cầu. (Nguyễn Trường Giang, Thực Tập Tổng Hợp Khách Sạn Nhà Hát Thăng Long, 2010) Đặc điểm hoạt động của bộ phận buồng Tính phức tạp: môi trường này thường xuyên tiếp xúc với những tình huống nhạy cảm như: tiếp xúc tài sản, tiếp xúc với khách và những vấn đề nhạy cảm khác. Nội dung mang tính kỹ thuật: công việc buồng phòng phải tuân theo một chuẩn nhất định, sử dụng trang thiết bị hiện đại. Ít có cơ hội giao tiếp với khách: vì thời điểm dọn phòng thường vào lúc trước khi khách tới, lúc khách ra ngoài, nhưng cũng có trường hợp nhân viên tiếp xúc với khác nên cũng cần có kỹ năng giao tiếp với khách. Tính đơn điệu, vất vả và sử dụng nhiều lao động: do tính chất công việc lặp đi lặp lại từ ngày này qua ngày khác những công việc giống hệt nhau và phải làm việc liên tục nên mất rất nhiều sức lực. những công việc này đòi hỏi phải có lao động sống làm việc, công việc lại nhiều nên số lượng nhân viên cũng được sử dụng nhiều. Có sự phối hợp chặt chẽ với bộ phận khác: để đảm bảo cung ứng cho khách sản phẩm chất lượng nhất đòi hỏi bộ phận buồng phải hợp tác với khác bộ phận khác như lễ tân về tình trạng buồng, bảo dưỡng kỹ thuật để kịp thời sửa chữa những thiết bị máy móc. Chất lượng dịch vụ lưu trú khách sạn Định nghĩa về chất lượng Chất lượng là một khái niệm khá quen thuộc với loài người ngay từ những thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi, tùy theo đối tượng sử dụng “Chất lượng” có ý nghĩa khác nhau. Sau nhiều tranh cãi và do tính trừu tượng đến mức khó diễn giải mà tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa ISO đã đưa ra định nghĩa sau: “Chất lượng là khả năng tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệ thống hay quá trình để đáp ứng yêu cầu của khách hàng và các bên có liên quan”, ở đây yêu cầu là các nhu cầu mong đợi được công bố, ngụ ý hay bắt buộc theo tạp quán. (“Chất lượng và hệ thống quản lý chất lượng”, trang web: 11/03/2013) Cách đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú. Chất lượng dịch vụ lưu trú có thể nói là một thứ vô hình khó đánh giá vì nó chỉ nằm ở sự cảm nhận của khách hàng trên cơ sở vật chất cụ thể, cho nên việc đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú là rất khó khăn và mơ hồ. Bản thân dịch vụ lưu trú là vô hình, ta không nhìn thấy, không sờ thấy được và không có các thước đo cụ thể, điều đó có nghĩa chất lượng chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng mà cảm nhận của khách hàng lại là một phạm trừu tâm lý mang tính chất chủ quan, nó không ổn định và không có những thước đo mang tính quy ước. ->Chất lượng dịch vụ lưu trú khách sạn phụ thuộc vào quá trình cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khách sạn. Chính vì thế việc đánh giá chất lượng được các khách sạn áp dụng cũng chi mang tính chất tương đối thông qua việc hệ thống lại các chỉ tiêu cơ bản theo Hotel – Classification bộ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 4391:2009) điển hình mốt số chỉ tiêu như sau: Bảng 1.1: Hotel – Classification bộ Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN 4391:2009) Tiêu chí Hạng 1 sao Hạng 2 sao Hạng 3 sao Hạng 4 sao Hạng 5 sao Phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp (áp dụng đối với khách sạn thành phố và khuyến khích đối với các loại khách sạn khác) - Một phòng hội thảo - Phòng vệ sinh nam và nữ riêng - Khu vực dành cho hội nghị, hội thảo diện tích 200 m2 - Sảnh chờ, đăng ký khách và giải khát giữa giờ - Một phòng hội nghị 200 ghế có phòng phiên dịch (cabin) - Một phòng hội thảo - Một phòng họp - Cách âm tốt - Phòng vệ sinh nam - Khu vực dành cho hội nghị, hội thảo diện tích 200 m2. - Sảnh chờ, đăng ký khách và giải khát giữa giờ. - Một phòng hội nghị 300 ghế có phòng phiên dịch (cabin). - Hai phòng hội thảo. - Hai phòng họp. Phục vụ b uồng - Có nhân viên trực buồng 24/24 h - Vệ sinh buồng ngủ một ngày một lần. - Thay ga bọc chăn, đệm và vỏ gối ba ngày một lần hoặc khi có khách mới. - Thay khăn mặt, khăn tắm một ngày một lần. - Có bảng hướng dẫn khách bảo vệ môi trường (đặt trong phòng ngủ và phòng vệ sinh). Như 1 sao Như 2 sao, thêm: - Thay ga bọc chăn, đệm và vỏ gối một ngày một lần. Như 3 sao, thêm: - Vệ sinh buồng ngủ một ngày hai lần. - Thay khăn mặt, khăn tắm một ngày hai lần. - Đặt hoa quả tươi khi có khách. - Đặt trà, cà phê, đường, sữa túi nhỏ miễn phí. Như 4 sao, thêm: - Một loại tạp chí - Tầng đặc biệt, thêm: TCVN 4391 : 2009 + Phòng ăn; + Quầy bar; + Dịch vụ văn phòng; + Dịch vụ lễ tân riêng (nhận và trả buồng nhanh); + Phòng họp và tiện nghi cao cấp phục vụ họp; + Cung cấp thông tin, báo, tạp chí miễn phí. Ý nghĩa việc nâng cao chất lượng dịch vụ lưu trú Việc nâng cao chất lượng của bộ phận buồng là vô cùng quan trọng và luôn được chú ý đảm bảo duy trì thường xuyên vì nâng cao chất lượng dịch vụ của bộ phận buồng là nâng cao chất lượng của khách sạn đó, vấn đề khách sạn đang ngày càng được các doanh nghiệp khách sạn quan tâm bởi: Chất lượng dịch vụ buồng cao giúp tăng lợi nhuận cho khách sạn, giữ chân khách hàng, thu hút nhiều khách hàng mới. Tăng tính cạnh tranh và tăng giá bán hợp lý trên thị trường. Giảm thiểu chi phí kinh doanh cho khách sạn…. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Từ những cơ sở lý luận ta có thể nhìn thấy khách sạn là một xã hội thu nhỏ, tuy chỉ đơn giản 2 khái niệm nhà hàng và dịch vụ lưu trú nhưng bên trong là một tổ chức vô cùng phức tạp bởi cơ cấu khách sạn luôn là một xã hội tập trung nhiều ngành nghề nhất trong các ngành. Rõ ràng do đặc điểm nhất quán, thống nhất mà đòi hỏi bản chất công việc cũng phải là một chuẩn mực, tất nhiên phải có một hệ thống phân định rõ ràng từ quản trị cấp cao, cấp trung đến cấp thấp và tối thiểu ở nhân viên cũng có sự hợp tác, ràng buộc chặt chẽ, nhất quán trong quy trình phục vụ ở nhà hàng, trong quy trình phục vụ buồng, trong quy trình nghiệp vụ của lễ tân, bộ phận tu sữa, bảo trì cho đến nhân viên chăm sóc khách hàng…tất cả những điều này là một mắc xích của một khối tổng thể (Khách sạn), mỗi mắc xích có sự gắn kết chặt chẽ với nhau, thống nhất với nhau tạo nên sự liền mạch, chuẩn xác mà mỗi khách sạn, tổ chức cần phấn đấu. Bên cạnh đó chúng ta không thể phủ nhận rằng bộ phận nhà hàng và buồng là 2 bộ phận mang lại doanh thu lớn cho khách sạn, nhưng bên cạnh đó chúng ta cũng phải chăm chút kỹ lưỡng hơn và không thể đoái hoài những dịch vụ, những bộ phận khác cũng mang lại doanh thu không nhỏ cho khách sạn, do nhu cầu của “thượng đế” chúng ta ngày càng cao, họ luôn không hài lòng về những gì họ đang có, chúng ta thật sự nghiêm túc, kỹ lưỡng hơn với sự đầu tư đồng bộ những dịch vụ như: karaoke, thư giản, giải trí, thể thao lành mạnh, bên cạnh đó cũng có những dịch vụ chăm sóc khách hàng, ưu đãi đặc biệt cho khách hàng vì họ chính là mục tiêu kinh doanh của chúng ta. Từ những vấn đề đưa ra ta nhìn thấy rõ khó có thể có một chuẩn mực chung cho ngành Nhà Hàng – Khách sạn, không có một giới hạn nào cho việc phát triển sự đa dạng của ngành này cũng như không có giới hạn nào cho việc ngày càng trở nên hoàn thiện, ngày trở nên đặc sắc của ngành, bởi lẻ đây là một ngành mang lại nhiều lợi nhuận, và nhu cầu khách hàng ngày càng cao, muốn tồn tại trong ngành chúng ta phải thật sự là một lao động nhiệt huyết, năng nổ, không ngừng vươn cao đổi mới, học tập và rèn luyện để ngày càng trở nên xứng đáng với những yêu cầu mà nó đang sự phát triển và hiện đại không ngừng. CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TRƯỜNG THỌ HOTEL Vị trí khách sạn Khách sạn Trường Thọ được xây dựng trên diện tích gần 5.000 m2, toạ lạc ngay trung tâm thị trấn Kỳ Anh, nằm trên trục đường quốc lộ 1A, cách khu kinh tế Vũng Áng 8 km, cách khu lăng mộ cố Đại Tướng Võ Nguyên Giáp 30km về phía bắc, cách sân bay Vinh hơn 1 giờ đồng hồ bằng xe hơi. Với kiến trúc hiện đại, sang trọng, không gian thoáng mát. Khách sạn bao gồm 80 phòng ngủ cao cấp, hệ thống nhà hàng, phòng hội nghị, cà phê, bar, câu lạc bộ sức khoẻ giải trí,… Sở hữu đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, trẻ trung, thân thiện và hiếu khách, chúng tôi tin tưởng rằng Quý khách sẽ cảm thấy thoải mái và hài lòng như chính đang ở ngôi nhà của mình. Với phương châm “Ngôi nhà an toàn, thân thiện” khách sạn Trường Thọ là điểm dừng chân lý tưởng cho các chuyên gia, thương nhân, chính khách trong và ngoài nước khi đến với Kỳ Anh. Sự hình thành và phát triển Khách sạn Trường Thọ thuộc công ty TNHH Thương Mại & Dịch Vụ Trường Thọ Địa chỉ: Khối 12 - TT Nghèn - Huyện Can Lộc - Tỉnh Hà Tĩnh, công ty được thành lập ngày 24/08/2000 Giám đốc: Nguyễn Thị Tâm Mã số Thuế: 3000193759 Ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh
Luận văn liên quan