Báo cáo Trường chính trị Nghệ An với công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ hiện nay

Thực hiện theo chủ trương “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,Trường Chính trị Tỉnh Nghệ An có thể nói là “cái nôi” để đào tạo nên các thế hệ cán bộ chuẩn mực của Đảng, của nhân dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Trường đã luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, phấn đấu để đạt được kết quả tèt nhất. Thông qua công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Trường không chỉ rèn luyện, bổ sung kiến thức cơ bản mà còn bồi dưìng cả những phẩm chất, tư cách đạo đức mà bất kì người cán bộ nào cũng phải có, làm phong phú thêm những cái mà lí thuyết đã chỉ ra, bổ sung bằng thực tiễn. Cuộc sống ngày càng phát triển, tầm quan trọng của người cán bộ lại càng được nhắc đến nhiều hơn bởi họ chính là động lực để tạo nên thắng lợi của công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Chính vì lẽ đó, tôi xin chọn vấn đề: “TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” làm đề tài báo cáo của mình.

doc43 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3456 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáo Trường chính trị Nghệ An với công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU Thực hiện theo chủ trương “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,Trường Chính trị Tỉnh Nghệ An có thể nói là “cái nôi” để đào tạo nên các thế hệ cán bộ chuẩn mực của Đảng, của nhân dân. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của mình, Trường đã luôn luôn cố gắng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, phấn đấu để đạt được kết quả tèt nhất. Thông qua công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, Trường không chỉ rèn luyện, bổ sung kiến thức cơ bản mà còn bồi dưìng cả những phẩm chất, tư cách đạo đức mà bất kì người cán bộ nào cũng phải có, làm phong phú thêm những cái mà lí thuyết đã chỉ ra, bổ sung bằng thực tiễn. Cuộc sống ngày càng phát triển, tầm quan trọng của người cán bộ lại càng được nhắc đến nhiều hơn bởi họ chính là động lực để tạo nên thắng lợi của công cuộc xây dựng và kiến thiết đất nước. Chính vì lẽ đó, tôi xin chọn vấn đề: “TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN VỚI CÔNG TÁC ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” làm đề tài báo cáo của mình. PHẦN 1: QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Thời gian thực tập: từ ngày 1/3/2010 đến ngày 24/4/2010 Địa điểm thực tập: Trường Chính trị Tỉnh Nghệ An, 123 Lê Hồng Phong, Thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Nội dung thực tập: Tìm hiểu mối quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, c«ng t¸c båi d­ìng vµ ®µo t¹o c¸n bé trong giai ®o¹n hiÖn nay - tại khoa Kinh tế, Trường Chính trị tỉnh Nghệ An. Kết quả đạt được: Trên cơ sở kiến thức đã được học tại trường, vận dụng vào đơn vị thực tập, tôi đã rút ra được những ưu và khuyết điểm trong toàn bộ quá trình thực tập, từ đó có những đóng góp bổ sung đối với đơn vị thực tập. Tại đơn vị thực tập tôi đã chủ động nêu ra những thắc mắc mà mình chưa hiểu để được giải đáp, có ý thức kỉ luật cao, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui, qui chế thực tập, tuân thủ sự hướng dẫn của giảng viên phụ trách, thực hiện tốt qui định của cơ sở thực tập, quan hệ tốt với mọi người xung quanh. PHẦN 2: NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH NGHỆ AN 1. Quá trình hình thành và phát triển Đầu thập niên 90, bối cảnh quốc tế diễn ra hết sức phức tạp: Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ (1991); Chủ nghĩa tư bản tạm thời thắng thế, Mỹ và các thế lực thù địch tiếp tực thực hiện âm mưu “Diễn biến hoà bình” hòng tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa xã hội và áp đặt sự thống trị của chủ nghĩa đế quốc. Học thuyết Mác – Lênin về chủ nghĩa xã hội khoa học đứng trước những thách thức mới cực kì to lớn. Trước tình hình đó, Đại hội VII của Đảng khẳng định tiếp tục xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công cuộc đổi mới vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Đại hội đề ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kì 1991 – 2000. Thể chế hoá đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, nhà nước ta ban hành hiến pháp mới - Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam. Để triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội VII, Bộ chính trị đã ban hành nghị quyết quan trọng (số 01/1991) “Về công tác lí luận trong giai đoạn hiện nay.” Sau khi kiểm điểm đánh giá những ưu điểm và yếu kém trong công tác lí luận năm vừa qua, Nghị quyết Bộ chính trị đã đề ra phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới và: “Tiếp tục đổi mới tư duy lí luận, đi sâu tổng kết thực tiễn và phát triển lí luận một cách sáng tạo; trước hết là tổng kết có lí luận những kinh nghiệm cơ bản trong cuộc sống đổi mới…”. Nghị quyết cũng đã ghi rõ nội dung công tác cụ thể trong đó có nhiệm vụ “Sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu, các cơ sở đào tạo, phân định rõ chức năng nhiệm vụ, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ…” Thực hiện Nghị quyết số 01 của Bộ chính trị, trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương đổi tên thành Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Các trường Đảng ngành, khu vực và trường tuyên huấn được tổ chức, sắp xếp lại thành các phân viện trực thuộc học viện như: Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Phân viện Hà Nội, Phân viện Đà Nẵng, Phân viện Thành phố Hồ Chí Minh với chức năng vừa là đơn vị đào tạo cán bộ, vừa là cơ quan nghiên cứu khoa học về lí luận chính trị và quản lí nhà nước…Trường hành chính Trung ương cũng được tổ chức lại, được giao thªm chức năng, nhiệm vụ và được đổi tên thành Học viện Hành chính Quốc gia. Ở Nghệ An, sau khi xin ý kiến của Ban Bí thư Trung ương, ngày 05 tháng 4 năm 1993, Ban thường vụ tỉnh Nghệ An đã ra Quyết định số 334/QĐ-TU “Về việc thành lập Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tỉnh Nghệ An”. Tiếp đó, ngày 27 tháng 8 năm 1993, Uỷ ban nhân dân Tỉnh đã ra QuyÕt định số 1779/QĐ-UB thể chế hoá về mặt nhà nước quyết định nói trên của tỉnh uỷ. Theo các quyết định của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Nghệ An được thành lập trên cơ sở hợp nhất 3 trường: Trường Đảng Trần Phú, Trường Quản lý nhà nước, và Trường Thanh vận Lý Tự Trọng. Trường chính thức hoạt động từ tháng 10 năm 1993. Địa điểm của trường gồm 2 cơ sở: Cơ sở 1 tại trường đảng Trần Phú cũ (121 Lê Hồng Phong, phường Hưng Dũng), cơ sở 2 tại Trường Quản lý nhà nước cũ (247 – Lê Duẩn, phường Trung Đô, đến năm 1999 cơ sở này được nhượng lại cho Trường THPT dân lập Nguyễn Huệ). Sau một thời gian ngắn tích cực, khẩn trương ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng kế hoạch mở lớp và chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phân công giảng viên biên soạn bài giảng…Đầu năm 1994, trường đã triển khai việc mở các lớp đào tạo chương trình trung cấp chính trị, đồng thời cả hệ tập trung và tại chức. Cùng với việc mở các lớp trung cấp, trường tổ chức các lớp nghiệp vụ công tác Đoàn, Hội, Đội và lớp bồi dưỡng kiến thức quản lí nhà nước cho cán bộ chính quyền cơ sở. Riêng các lớp mở tập trung được tổ chức cùng lúc cả hai cơ sở; nhưng do thiếu phòng học và nơi ăn nghỉ của học viên nên lưu lượng cũng chỉ duy trì thường xuyên 4 đến 5 lớp cho 200 – 250 học viên (cả đào tạo và bồi dưỡng tập trung). Một năm sau khi một số tỉnh thành lập Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh, Ban Bí Thư Trung ương Đảng tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm và đã ban hành Quyết định số 88 – Q/Tw, ngày 05 tháng 9 năm 1994 “Về việc thành lập các Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”. Đối chiếu với Quyết định 88 của Trung ương thì những qui định tại Quyết định 334 của Tỉnh ủy và Quyết định 1779 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An cơ bản là phù hợp. Do vậy, sau khi có quyết định 88 của Ban bí thư trung ương, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo trường tiếp tục quán triệt và xác định đầy đủ hơn chức năng, nhiệm vụ của trường. Trên cơ sở đó đẩy mạnh các hoạt động, nhất là lĩnh vực đào tạo cán bộ. Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường, từng bước đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Từ năm 1995, từng bước đa dạng hóa các loại hình đào tạo, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Nghệ An đã chủ động phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Báo chí và Tuyên truyền, Phân viện Hà Nội mở các lớp cử nhân chính trị, cử nhân xây dựng Đảng – chính quyền nhà nước tại trường. Đây là các lớp do giảng viên Học viện và các Phân viện trực tiếp giảng dạy, cấp bằng tốt nghiệp, Tỉnh ủy chịu trách nhiệm về tổ chức chiêu sinh, bảo đảm kinh phí; trường là địa điểm mở lớp, chịu trách nhiệm tổ chức phục vụ và quản lí học viên. Lưu lượng học viên duy trì mỗi năm 1 đến 2 lớp, mỗi lớp trên 100 học viên. Đối tượng dự học là các cán bộ lãnh đạo, quản lí các ban ngành của tỉnh và cán bộ chủ chốt các huyện, thành phố. Sau đó, trường phối hợp với Phân viên Báo chí và Tuyên truyền mở lớp đại học báo chí cho cán bộ, phóng viên. 1.1. Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh Nghệ An (Nay là Trường Chính trị Nghệ An) thành lập theo các Quyết định số 334/QĐ - TU ngày 05 tháng 4 năm 1993 của Tỉnh ủy Nghệ An và Quyết định số 1779/QĐ - UB ngày 27 tháng 8 năm 1993 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An được xác định có các chức năng và nhiệm vụ cơ bản sau đây:   - Chức năng: + Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp trong tỉnh theo đối tượng được phân cấp + Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn về công tác lý luận, xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội, vận động quần chúng. - Nhiệm vụ + Tổ chức đào tạo cán bộ làm công tác Đảng, chính quyền và đoàn thể cho tỉnh, huyện các chương trình trung cấp, bằng hai hình thức tập trung và tại chức; Bồi dưỡng các Nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, các chuyên đề quản lý kinh tế, quản lý nhà nước…cho cán bộ chủ chốt các ngành, các cấp trong tỉnh. + Liên kết, phối hợp với các Học viện, Trường Đại học của Trung ương mở hệ đào tạo tại chức theo chưong trình đại học về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội cho cán bộ chủ chốt đương chức và cán bộ dự bị kế cận của cấp tỉnh, cấp huyện và các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn + Tổ chức nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ; ®ồng thời đưa ra những luận cứ khoa học giúp cấp ủy Đảng, chính quyền ở các cấp định ra được các chủ trương và giải pháp thích hợp để phát triển kinh tế -  xã hội. + Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị được giao; chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, nhằm không ngừng nâng cao năng lực đào tạo của nhà trường.  + Hướng dẫn chuyên môn về bồi dưỡng cán bộ cho các Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, thành, thị trong tỉnh.         Trong Đề án “Xây dựng Trường Chính trị Nghệ An vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ 2000 – 2010” đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng phát triển nhà trường đến năm 2010 như sau: “Xây dựng Trường Chính trị Nghệ An vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nhà trường trước hết là lực lượng giảng viên đủ về số lượng, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ tương xứng và năng lực chuyên môn giỏi; Các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn đạt chất lượng cao; Có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học từng bước được hiện đại hóa, có môi trường giáo dục tốt…nhằm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và là trung tâm nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn của tỉnh” * Về biên chế, tổ chức cán bộ * Lãnh đạo nhà trường 1. Đinh Thị Lệ Thanh  -  Hiệu trưởng 2. Hồ Học Thức  -  Phó Hiệu trưởng 3. Hồ Minh Đức  -  Phó Hiệu trưởng * Các khoa, phòng: - Khoa Triết – Chñ nghÜa x· héi khoa häc 1. Trần Trọng Quế - Trưởng khoa   2. Nguyễn Ngọc Thanh - P.Trưởng khoa 3. Bùi Văn Năm - Giảng viên 4. Nguyễn Văn Phượng  - Giảng viên 5. Nguyễn Thị Chiên - Giảng viên 6. Nguyễn Thị Kim Oanh - Giảng viên - Khoa Kinh tế: 1. Lương Văn Vỹ  - Trưởng khoa    2. Nguyễn Văn Thành - Giảng viên 3. Lê Thị Thu Hường - Giảng viên 5. Văn Đình Tấn - Giảng viên 6. Nguyễn Thị Thanh Minh - Giảng viên - Khoa Xây dựng Đảng: 1. Hồ Sỹ Quế - Trưởng khoa    2. Trương Như Lương - P.Trưởng khoa 3. Ngô Bá Cường - P.Trưởng khoa 4. Nguyễn Quốc Gia - Giảng viên 5. Nguyễn Thị Khoa - Giảng viên 6. DươngThanh Bình - Giảng viên 8. Ngô Thị Vân - Giảng viên 9. Lê Văn Minh - Giảng viên - Khoa Dân vận: 1. Vũ Ngọc Hải - Trưởng khoa    2. Phạm Thị Thanh Giang - Giảng viên 3. Phạm Thị Như Quỳnh - Giảng viên - Khoa Nhà nước – Pháp luật: 1. Bùi Thị Hoa - Trưởng khoa    2. Lê Anh Xuân - P. Trưởng khoa 3. Phan Tiến Dũng - P. Trưởng khoa 4. Nguyễn Thị Hoài An - Giảng viên 5. Nguyễn Thị Thanh - Giảng viên 6. Hồ Thị Hưng - Giảng viên - Khoa Quản lý nhà nước: 1. Phạm Trung - Trưởng khoa    2. Nguyễn Thị Lan - P. Trưởng khoa 3. Trần Thị Thu Hà - P. Trưởng khoa 4. Võ Thị Thúy Hà - Giảng viên 5. Thái Xuân Sang - Giảng viên 6. Trần Duy Rônin - Giảng viên 7. Phan Thị Hằng - Giảng viên - Phòng Đào tạo - Tổ chức: 1. Trần Viết Linh - Trưởng phòng    2. Võ Đình Kiêm - P.Trưởng phòng 3. Phan Văn Ninh - P. Trưởng phòng 4. Đinh Văn Thất - Chuyên viên 5. Trần Thị Hương - Chuyên viên 6. Nguyễn Thị Hằng - Giảng viên - Phòng Khoa học - Thông tin – Tư liệu: 1. Nguyễn Khắc Thắng - Trưởng phòng    2. Nguyễn Thị Loan - Chuyên viên 3. Nguyễn Khắc Hà - Kỹ sư Tin học 4. Ngô Thị Hằng Nga - Thư viện 5. Trần Thị Ngọc Bảo - Thư viện 6. Lê Quang Đạo - Thư viện - Phòng Hành chính Quản trị: 1. Nguyễn Tiến Uyên - Trưởng phòng    2. Nguyễn Phùng Khánh - P.Trưởng phòng 3. Phạm Thủy - P. Trưởng phòng 4. PhạmThị Hường - P.Trưởng phòng 5. Hoàng Xuân Tùng - Nhân viên kỹ thuật 6. Nguyễn Tuấn Anh - Kỹ sư  Xây dựng 7. Trần Thị Mai - Nhân viên 8. Hồ Thị Hồng - Nhân viên 9. Hồ Thị Bảy - Nhân viên 10. Phạm thị Nga - Nhân viên Y tế 11. Nguyễn Thị Hợi - Nhân viên  12. Trần Thị Ngọc Thúy - Văn thư  13. Nguyễn Thị Sơn Hoa - Nhân viên 14. Phan Văn Minh - Bảo vệ 15. Nguyễn Văn Xuân - Nhân viên * Tổ chức Đảng và các đoàn thể: - Đảng bộ: - Tổng số đảng viên: 61 đång chÝ, trong đó nữ: 24 đång chÝ + Số chi bộ trực thuộc:  9 + Các chi bộ học viên sinh hoạt tạm thời + Ban chấp hành:  7 đång chÝ; Bí thư: Hồ Học Thức; P.Bí thư: Trần Viết  Linh. - Công đoàn: + Tổng số đoàn viên: 73 đång chÝ, trong đó nữ:  29 đång chÝ + Tổ công đoàn:  9 + Ban nữ công (trực thuộc) + Ban chấp hành công đoàn:  7 đång chÝ + Chủ tịch:  Hồ Minh Đức + Phó Chủ tịch:  Nguyễn Tiến Uyên - Hội Cựu chiến binh: + Tổng số hội viên:  22 đång chÝ, trong đó nữ:  đång chÝ +  Ban chấp hành Hội:  3 đång chÝ +  Chủ tịch Hội:  Phạm Trung Theo quyết định 184-QĐ/TW, Ngày 3/9/2008 của ban bí thư trung ương về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và căn cứ vào Quyết định số 140/2009/ QĐ – TTg, ngày 31/12/2009 của Thủ tướng chính phủ. Đến ngày 05/3/ 2010 Hiệu Trường Chính trị Nghệ An đã ra quyết định số 51/QĐ-TCT –Quyết định về việc thành lËp khoa Lý luận Mác- Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở hợp nhất hai khoa Triết – CNXHKH và khoa Kinh tế. - Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh: + Tổng số đoàn viên (cơ quan) 23 đång chÝ, trong đó nữ: 13 đång chÝ + Chi đoàn trực thuộc: Chi đoàn cơ quan; các chi đoàn học viên  + Ban chấp hành đoàn trường: 5 đång chÝ. Bí thư Đoàn trường: Trần Thị Thu Hà 1.2. Đánh giá khái quát tình hình 60 năm đã đi qua, lịch sử ra đời và phát triển của các trường làm nhiệm vụ huấn luyện – đào tạo cán bộ trong hệ thống chính trị ở Nghệ An trước đây và Trường Chính trị tỉnh Nghệ An hiện nay luôn gắn liền với lịch sử xây dựng và phát triển của Đảng bộ Nghệ An, gắn liền với công cuộc đấu tranh và giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trên quê hương, đất nước. Quá trình phấn đấu, xây dựng và trưởng thành qua các chặng đường lịch sử từ 1946 đến nay đã làm phong phú và rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của Trường Chính trị tỉnh Nghệ An, những thành quả mà trường đạt được ngày hôm nay là sự cố gắng phấn đấu nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ mà cấp trên giao phó, là ngôi trường tin cậy của việc “trồng người”. 1.3. Nội dung tổ chức công tác Ngày 8 tháng 5 năm 1996, Đảng bộ Nghệ An tổ chức Đại hội Đảng khoá XIV về nhiệm vụ đào tạo và bồi dưỡng cán bộ. Nghị quyết Đại hội chỉ rõ: “Chấn chỉnh và nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ chính trị. Để đảm bảo yêu cầu đó, cần củng cố Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh và hệ thống trung tâm bồi dưỡng chính trị ở huyện, thành. Tiếp tục nghiên cứu bổ sung chế độ khuyến khích cán bộ được cử đi học, các cấp cần bố trí ngân sách đảm bảo bồi dưỡng cán bộ theo kế hoạch hàng năm…”. Với Nghị quyết này, có thể nới Đảng bộ tỉnh đã đặc biệt quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cấn bọ của tỉnh nói chung, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tỉnh và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện nói riêng. Chính vì vậy, khi được thực tập tại đơn vị tôi rất quan tâm tới vấn đề đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay thì những yêu cầu đặt ra là vô cùng to lớn đòi hỏi tất cả phải ra sức thi đua nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, làm đầu tàu cho mọi hoạt động xây dựng Tổ quốc. CHƯƠNG 2: C¬ së lÝ luËn cña c«ng t¸c THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1. C¬ së lÝ luËn cña c«ng t¸c ®µo t¹o vµ båi d­ìng c¸n bé 2.1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ Hồ Chí Minh là một trong những người tham gia thành lập жng céng s¶n Pháp năm 1920; là người sáng lập жng céng s¶n Việt Nam đầu năm 1930; là cán bộ của Ban Phương Đông Quốc tế Cộng sản. Hồ Chí Minh là lãnh tụ của жng céng s¶n Việt Nam, suốt cả cuộc đời chăm lo lãnh đạo, rèn luyện Đảng, đồng thời là một chiến sĩ kiên cường của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Trong hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ để có đủ sức mạnh hoàn thành sự nghiệp vẻ vang của Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Về vị trí của cán bộ, Hồ Chí Minh cho rằng, cán bộ là giây chuyền của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể nhân dân, “là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng”[1]. Như vậy, cán bộ có vị trí chủ thể của sự nghiệp cách mạng nước ta do Đảng lãnh đạo. Vị trí lãnh đạo, vị trí chủ thể của cán bộ là do Đảng, Nhà nước, đoàn thể phân công, và quyền lực của cán bộ cũng như nhiệm vụ của người cán bộ là do nhân dân giao cho. Về vai trò của cán bộ, Hồ Chí Minh khẳng định rằng: cán bộ là cái gốc của mọi công việc; muôn việc thành công hay thất bại đều là do cán bộ tốt hay kém. Với ý nghĩa như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, cán bộ là lực lượng tinh tuý nhất của xã hội, có vị trí vừa tiên phong vừa là trung tâm của xã hội và có vai trò cực kỳ quan trọng của hệ thống chính trị nước ta. Luận điểm khái quát nhất của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của cán bộ là: cán bộ vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ thật trung thành, là trâu ngựa của nhân dân. 2.1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về vị trí, vai trò của công tác cán bộ Trong quá trình xây dựng Đảng, công tác cán bộ là một trong những công tác chiếm vị trí quan trọng hàng đầu, có vai trò quyết định thành công tới toàn bộ công tác xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng. Khi nào, nơi nào làm tốt công tác cán bộ thì khi đó, nơi đó cách mạng sẽ có nhiều thuận lợi và giành được thắng lợi, và ngược lại. Với quan điểm đó, cả cuộc đời mình, Hồ Chí Minh luôn luôn chú trọng đến công tác cán bộ, từ đánh giá, lựa chọn, huấn luyện, thử thách, rèn luyện, sử dụng, đãi ngộ. Sau năm 1920, khi đã trở thành người cộng sản, tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn, Hồ Chí Minh đã tích cực chuẩn bị cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Hồ Chí Minh là tìm kiếm những thanh niên Việt Nam yêu nước, đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện họ trong tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; gửi những người ưu tú hoặc có nhiều triển vọng tốt vào đạo tại các trường của Trung Quốc và của Quốc tế Cộng sản. Từ khi thành lập ĐCS Việt Nam đầu năm 1930 trở đi, Hồ Chí Minh luôn luôn chú ý huấn luyện và xây dựng lực lượng cán bộ. Chính do như vậy, cho nên Đảng đã lãnh đạo thành công Cách mạng Tháng Tám năm 1945, lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, xây dựng CNXH ở miền Bắc. 2.1.3. Yêu cầu đối với cán bộ cách mạng Yêu cầu về tư cách. Có ba nội dung chủ yếu nhất sau đây có tính bao quát toàn bộ các mặt của nó mà Hồ Chí Minh hay nêu: Một là: Cán bộ phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng. Hai là: Người cán bộ phải đặt quyền lợi của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết và lên trước hết, “ngoài lợi ích của dân tộc, của Tổ quốc, thì Đảng không có lợi ích gì khác. Cho nên Đảng phải ra sức tổ chức nhân dân, lãnh đạo nhân dân để giải phóng nhân dân và để nâng cao sinh hoạt, văn hoá, chính trị của nhân dân. Vì toàn dân được giải phóng, tức là Đảng được giải phóng”[2]. Hồ Chí Minh đề ra nguyên tắc: “Lợi ích cá nhân nhất định phải phục tùng lợi ích của Đảng.