Báo cáoThực tập chuyên ngành Kỹ Thuật Điện

Năm học 2010 – 2011 là năm học mà mỗi sinh viên Kỹ Thuật Điện Khoá 34 chúng em đang cố gắng hoàn tất những học phần cuối cùng trước khi chuẩn bị tốt nghiệp trong đó có học phần quan trọng: “Thực tập chuyên ngành Kỹ Thuật Điện”. Đây là học phần mà tất cả sinh viên đã chờ đợi từ lâu bởi tính quan trọng và lợi ích do học phần này mang lại. Sau những học kỳ miệt mài học tập, chúng em đã được trang bị nhiều kiến thức nhưng chưa có cơ hội quan sát, tìm hiểu thực tế về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình sản xuất và tiêu thụ điện năng ở nước ta. Được sự giúp đở của Khoa Công Nghệ -Trường Đại Học Cần Thơ, mà tập thể lớp Kỷ Thuật Điện khoá 34 chúng em đã có được một chuyến đi thực tập thực tế đầy bổ ích. Với sự giúp đở tận tình của các thầy trong đoàn mà chúng em đã tiếp thu và hiểu biết thêm nhiều điều quan trọng. Trong vòng sáu ngày chúng em được tham quan rất nhiều nơi, đầu tiên là Thành Phố Hồ Chí Minh rồi đến Thủ Đức, Đồng Nai đến Biên Hòa, Bà rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, cuối cùng là Đà Lạt. Qua chuyến đi thực tế lần này, bản thân mỗi sinh viên không những được mở rộng tầm nhìn, hoàn chỉnh hơn lượng kiến thức chuyên ngành mà còn có thêm sự hiểu biết về kinh tế, văn hóa xã hội, con người, địa lí, thổ nhưỡng của các vùng đất, các khu vực từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên, chúng em nhận ra rằng: “Đất nước ta giàu và đẹp lắm”. Do đó mỗi sinh viên càng phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với sự phát triển và tương lai giàu mạnh của đất nước. Vì vậy mỗi sinh viên không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành vững vàng mà cần có tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc và có sự hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Đây chính là cơ hội cho chúng em nhìn lại mình; biết mình đang ở vị trí nào, có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước đặc biệt là trong ngành điện năng. Những gì đạt được trong chuyến đi em xin trình bày trong bài báo cáo này, Tuy vậy do kiến thức của em còn giới hạn nên bài báo cáo khó tránh sai xót, mong quí Thầy hảy sửa chữa và giúp em hoàn thành tốt báo cáo

doc38 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3079 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Báo cáoThực tập chuyên ngành Kỹ Thuật Điện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Năm học 2010 – 2011 là năm học mà mỗi sinh viên Kỹ Thuật Điện Khoá 34 chúng em đang cố gắng hoàn tất những học phần cuối cùng trước khi chuẩn bị tốt nghiệp trong đó có học phần quan trọng: “Thực tập chuyên ngành Kỹ Thuật Điện”. Đây là học phần mà tất cả sinh viên đã chờ đợi từ lâu bởi tính quan trọng và lợi ích do học phần này mang lại. Sau những học kỳ miệt mài học tập, chúng em đã được trang bị nhiều kiến thức nhưng chưa có cơ hội quan sát, tìm hiểu thực tế về cơ sở vật chất kỹ thuật, tình hình sản xuất và tiêu thụ điện năng ở nước ta. Được sự giúp đở của Khoa Công Nghệ -Trường Đại Học Cần Thơ, mà tập thể lớp Kỷ Thuật Điện khoá 34 chúng em đã có được một chuyến đi thực tập thực tế đầy bổ ích. Với sự giúp đở tận tình của các thầy trong đoàn mà chúng em đã tiếp thu và hiểu biết thêm nhiều điều quan trọng. Trong vòng sáu ngày chúng em được tham quan rất nhiều nơi, đầu tiên là Thành Phố Hồ Chí Minh rồi đến Thủ Đức, Đồng Nai đến Biên Hòa, Bà rịa Vũng Tàu, Ninh Thuận, cuối cùng là Đà Lạt. Qua chuyến đi thực tế lần này, bản thân mỗi sinh viên không những được mở rộng tầm nhìn, hoàn chỉnh hơn lượng kiến thức chuyên ngành mà còn có thêm sự hiểu biết về kinh tế, văn hóa xã hội, con người, địa lí, thổ nhưỡng của các vùng đất, các khu vực từ Đồng bằng sông Cửu Long đến Tây Nguyên, chúng em nhận ra rằng: “Đất nước ta giàu và đẹp lắm”. Do đó mỗi sinh viên càng phải nhận ra trách nhiệm của mình đối với sự phát triển và tương lai giàu mạnh của đất nước. Vì vậy mỗi sinh viên không chỉ cần có kiến thức chuyên ngành vững vàng mà cần có tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc và có sự hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực. Đây chính là cơ hội cho chúng em nhìn lại mình; biết mình đang ở vị trí nào, có vai trò như thế nào đối với sự phát triển của đất nước đặc biệt là trong ngành điện năng. Những gì đạt được trong chuyến đi em xin trình bày trong bài báo cáo này, Tuy vậy do kiến thức của em còn giới hạn nên bài báo cáo khó tránh sai xót, mong quí Thầy hảy sửa chữa và giúp em hoàn thành tốt báo cáo. Em chân thành cảm ơn! Tổng Quan Về Thực Tập Chuyên Ngành Kỹ Thuật Điện 1. Thành phần tham dự: Thầy Nguyễn Đăng Khoa Thầy Phan Trọng Nghĩa Thầy Trần Anh Nguyện Thầy Huỳnh Phước Sang Thầy Nguyễn Thái Sơn Thầy Đào Minh Trung Sinh viên lớp Kỹ Thuật Điện K33,34. 2. Thời gian: Từ ngày 15/05/2011 đến 21/05/2011 3. Địa điểm: Xí nghiệp Thành Mỹ (Cadivi) ( TP Hồ Chí Minh ) Công ty thiết bị điện THIBIDI ( Đồng Nai) Nhà máy Thủy điện Trị An ( Đồng Nai ) Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa (Bà Rịa -Vũng Tàu) Nhà máy Thuỷ điện Đa Nhim ( Ninh Thuận ) Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (Lâm Đồng) 4. Nội dung: Tham quan, tìm hiểu nguyên lý hoạt động của nhà máy nhiệt điện, nhà máy thủy điện, điện nguyên tử, cơ cấu và nguyên tắc vận hành trạm biến áp trong thực tế, công nghệ chế tạo máy biến áp ở nước ta, hiểu các thiết bị sử dụng trong nhà máy điện và trạm biến áp như biến dòng, dao cách ly, máy cắt, thiết bị chống sét…. Phần I NHÀ MÁY THUỶ ĐIỆN 1.Nhà máy thủy Điện Trị An: Hình: Nhà máy thuỷ điện Trị An Tổng quan về nhà máy : Nhà máy Thủy điện Trị An được xây dựng trên sông Đồng Nai, thuộc Thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai, cách Thành phố Hồ Chí Minh 65 km về phía Đông Bắc. Cuối năm 1981 Bộ Điện lực đã triển khai lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, với sự hợp tác chặt chẽ của Bộ Thủy lợi, sự giúp đỡ của thành ủy và UBND thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai cùng sự giúp đỡ của đoàn chuyên gia Liên Xô - Đã hoàn thành luận chứng KT- KT vào đầu năm 1983 với quy mô: Công suất thiết kế 400MW ( 4 tổ máy ) Sản lượng điện trung bình hàng năm: 1,7 tỉ Kwh. Như những nhà máy thủy điện khác trên thế giới, nhà máy thủy điện Trị An có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với 2 nhiệm vụ chính: Sản xuất điện với sản lượng trung bình: 1,7 tỉ kWh/năm Phục vụ công tác thủy nông cho TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông Nam Bộ: Duy trì lượng nước xả tối thiểu ( trung bình 200 m3/giây) phục vụ công tác đẩy mặn và tưới tiêu trong mùa khô ở vùng hạ lưu. Cắt được đỉnh lũ để đảm bảo an toàn cho hạ lưu trong mùa lũ. Công trình Thủy điện Trị An đã được bắt đầu và kết thúc với một tiến độ rất khẩn trương: Tháng 09/1983 duyệt luận chứng Kinh tế - Kỹ thuật 30/04/1984 mở móng đập tràn 10/05/1985 đổ mẻ Bê tông đầu tiên ở Đập tràn 12/01/1987 ngăn sông Đồng Nai 01/01/1988 Khởi động tổ máy số 1 13/09/1989 Khởi động tổ máy số 4 Khởi đầu từ Ban chuẩn bị sản xuất (thành lập ngày 15/08/1985), Nhà máy Thủy điện Trị An chính thức thành lập theo QĐ số 998/NL/TCCB của Bộ Năng lượng ký ngày 02/12/1987. Công trình được hoàn chỉnh vào năm 1991 sau 7 năm xây dựng. Nhà máy là đơn vị sản xuất điện, hạch toán phụ thuộc, trước đây thuộc Công ty Điện lực II, nay trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt nam. Trong quá trình 15 năm vận hành, từ 1988 đến 2002, để thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của mình, Nhà máy luôn coi trọng những biện pháp, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng tiến bộ khoa học, soạn thảo và ban hành các quy trình, quy chế trong các lĩnh vực liên quan đến thiết bị công nghệ và quản lý của nhà máy. Nhờ đó, Nhà máy đã luôn hoàn thành nhiệm vụ sản xuất và không để xảy ra sự cố nghiêm trọng nào. Trong hàng loạt các công tác quan trọng, Nhà máy đã thực hiện nổi bật hai sự kiện: Chương trình nâng công suất các tổ máy. Đây là đề tài cấp Bộ. Dưới dự chủ trì của Công ty Điện lực II, năm 1992 Nhà máy đã cùng chuyên viên của Bộ Năng lượng, Giáo sư các trường Đại học tiến hành thử nghiệm thành công việc nâng công suất tổ máy lên 10%, tức là từ 100 MW lên 110 MW. Kết quả là nhà máy có khả năng tăng công suất phủ đỉnh cho lưới vào giờ cao điểm hoặc hỗ trợ cho lưới khi nguồn điện nơi khác bị sự cố. Công trình đã tạo nên giá trị Kinh tế - Chính trị quan trọng trong những năm 1993, 1994 khi chưa có hệ thống 500KV và đến nay vẫn còn phát huy tác dụng. Chương trình hoàn thiện hệ thống khí nén bù và thực hiện chế độ bù đồng bộ. Khi tiếp nhận bàn giao, hệ thống khí nén cho chế độ bù đồng bộ chưa được xây lắp hoàn chỉnh. Theo yêu cầu thiết kế, các tổ máy phải có khả năng hoạt động ở chế độ bù đồng bộ, đảm bảo phát hoặc nhận công suất vô công trong trường hợp cần thiết để ổn định điện áp lưới. Đặc biệt khi thời điểm đóng đường dây 500 KV đang đến gần, yêu cầu này càng trở nên bức thiết. Sau một thời gian khẩn trương thực hiện, Nhà máy đã thử nghiệm thành công chế độ bù đồng bộ trên các tổ máy, kịp thời phục vụ công tác đóng điện đường đây 500KV, tạo điều kiện tốt cho phương thức điều độ, góp phần ổn định lưới điện quốc gia. Trong quá trình 15 năm vận hành nhà máy, các hạng mục công trình chính yếu như Đập tràn, Cửa nhận nước, Trạm phân phối ngoài trời, Gian máy, Phòng điều hành trung tâm, cảnh quan toàn bộ nhà máy, . . . tiếp tục được hoàn thiện về kỹ thuật và thẩm mỹ công nghiệp, đã trở thành niềm tự hào của tập thể lao động và xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Thông số kỹ thuật Công suất thiết kế: 400MW Công suất khả dụng: 400MW (4 tổ máy). Số tổ máy: 4 Thông số hồ chứa Mực nước dâng bình thường: 62m Mực nước gia cường: 63,9m Mực nước chết: 50m Lưu lượng xả tràn ở mực nước gia cường: 18.450,00m3/s Dung tích hồ chứa, km3 Toàn phần 2.765,00 Hữu ích 2.547,00 Diện tích mặt thoáng hồ chứa, km3 Ở độ cao mực nước dâng bình thường 323. Ở độ cao mực nước gia cường 350. Thiết bị Điện chính Tua bin Kiểu: PO 75/728b-3-510. Nhà máy chế tạo: Nhà máy kim khí Lenigrat. Công suất: 102MW. Cột nước tính toán: 52m. Tốc độ quay: 107,1Vòng/phút. Lưu lượng nước qua Tua bin ở cột nước tính toán: 222m3/s. Lượng nước sinh ra 1KWh điện là: 7 m3/kWh điện Máy phát Kiểu: CB3 1230/140-56-TB4. Nhà máy chế tạo: Nhà máy thiết bị điện nặng Kharcốp. Công suất: 100MW. Hệ số công suất: 0,85. Điện áp: 13,8kV. Roto: nặng 460 tấn, kích từ 1 chiều tự kích. Máy biến thế Kiểu: Tµ - 125,000/220T1 Nhà máy chế tạo: Nhà máy chế tạo máy biến thế Zaporôje Công suất: 125.000,00MW. Điện áp: 13,8/242 kV. Tự dùng: MBA 400MW 13,8/6kV Công trình thuỷ công Công trình gồm các hạng mục: Tuyến áp lực chính: Đập ngăn sông, Đập tràn. Hệ thống đập tạo thành hồ phụ: Đập Suối Rộp, hệ thống đập phụ. Tuyến năng lượng: Cửa nhận nước, đường ống áp lực, toà nhà máy. Đập ngăn sông: Ðược đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn: Bằng bê tông trọng lực, dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cần cẩu chân dê tải trọng 2 x 125 tấn. Đập Suối Rộp: Đập đất đồng chất, dài 2.750m, cao 45m, đỉnh đập rộng 10m. Hệ thống đập phụ: Đập đất đồng chất, chiều dài tổng cộng 6.263m Cửa nhận nước: Gồm kênh dẫn nước vào, lưới chắn rác, các cửa van sửa chữa và 4 van cửa sự cố. Nước được đưa vào tua bin theo 4 đường ống bằng bê tông cốt thép, tiết diện 6,5 x 7 m. Sau khi qua tua bin, nước theo kênh dẫn ra hạ lưu sông Đồng Nai. Kích thước tổng hợp của toà nhà máy là: 132,6 x 73 m được xây dựng từ cao trình -18 đến +42m. Sơ đồ điện chính Đấu nối điện được thực hiện bằng sơ đồ khối: Máy phát - Máy biến thế. Hình: Trạm phân phối ngoài trời 220kV Trạm phân phối ngoài trời 220kV được bố trí ở bờ phải kênh dẫn ra, được thực hiện theo sơ đồ: hai thanh cái làm việc và một thanh cái vòng, có 3 phát tuyến: 2 tuyến Trị An - Hóc Môn và 1 tuyến Trị An - Long Bình. Hệ thống tự dùng của nhà máy gồm 3 biến thế kiểu TMH- 4000/35-TI, công suất mỗi máy 4000kVA, điện áp 13,8/6,3 kV. từ KPY-6kV, các trạm biến thế 6,3/0,4kV cấp nguồn cho phụ tải toàn nhà máy. Hệ thống điện một chiều 220 kV gồm 2 trạm ắc quy, dung lượng mỗi trạm 630Ah, dùng cho các mạch điều khiển, bảo vệ, tín hiệu và ánh sáng sự cố. Ngoài ra còn có trạm phân phối ngoài trời 110kV liên kết với trạm 220kV qua máy biến áp tự ngẫu 63MVA - 220/110/6kV, cung cấp điện cho địa phương và nối kết với Thuỷ điện Thác Mơ bằng đường dây 110kV Trị An - Đồng Xoài. Ngoài ra còn 2 đường dây 110kV Trị An - Định Quán và Trị An - Tân Hoà đang khẩn trương thi công để đưa vào vận hành. Các thiết bị tự động đảm bảo khởi động tổ máy và hoà điện vào lưới trong khoảng 40-60 giây. Các tổ máy làm việc ở chế độ tự động điều chỉnh công suất hữu công và vô công. Ngoài chế độ máy phát, Thuỷ điện Trị An được thiết kế để có thể chạy chế độ bù đồng bộ. Máy phát được cung cấp dòng kích từ bằng các bộ chỉnh lưu Thyristor, theo nguyên lý tự kích song song. Dòng kích từ định mức của máy phát là 1200 A. HÌnh: Nhà máy điện Trị An 2. Nhà Máy Thủy Điện Đa Nhim: Hình: Nhà máy thủy điện Đa Nhim Nhà máy thủy điện Đa Nhim thuộc thôn Lâm Bình, xã Lâm Sơn, huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận. Cảnh quan nhà máy thủy điện Đa Nhim Công trình thuỷ điện Đa Nhim; Từ hồ chứa Đơn Duơng đến sông Đa Nhim với diện tích lưu vực 775 km2, dung tích hiệu dụng 156 triệu m3, nước được rẻ khỏi lưu vực bằng tunel có áp dài 5km về sông Krông Pha ở sường phía đông để phát điện. Công suất của nhà máy 160 MW (4 tổ máy, mỗi tổ có công suất 40 MW), điện lượng trung bình nhiều năm E0 = 1025 GWh. Công trình xây dựng hoàn thành vào năm 1964 (khởi công xây dựng vào năm 1962). Bốn tổ máy của nhà máy thủy điện Đa Nhim điều sử dụng turbin có trục nằm ngang. Mỗi tổ máy phát ra điện áp 13,2 kV, sau khi qua máy biến áp thành 230 kV hoà vào mạng quốc gia. Mực nước chết của hồ so với mực nước biển là 1018m, nhưng để cho nhà máy vận hành tốt nhất thì mực nước của hồ là 1042m. Nước từ hồ được đưa xuống nhà máy bằng 2 ống thuỷ lực, mỗi ống dài 1050m có đường kính 2m, gần đến nhà máy chia làm 4 ống cấp nước cho 4 tổ máy của nhà máy, mỗi ống có đường kính 1,5m. Hiện nay để tăng sản lượng điện cung cấp cho khu vực cũng như hòa vào mạng quốc gia, đồng thời tận dụng nguồn nước xã của nhà máy thuỷ điện Đa Nhim, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam cho khởi công xây dựng Nhà máy Thuỷ điện Sông Pha với công suất thiết kế là 7,5 MW. Tình hình sản xuất Điện năm 2007 Ngày 15-08-2007 Sản lượng ngày: 3.686.975 Kwh. Sản lượng tháng 08: Kế hoạch: 10.000.000 Kwh Thực hiện: 5.495.639 Kwh Đạt: 50,45% Sản lượng Quí 3: Kế hoạch: 253.000.000 Kwh Thực hiện: 168.407.049 Kwh Đạt: 66,56% Sản lượng năm 2007: Kế hoạch: 669.000.000 Kwh Thực hiện: 683.587.281 Kwh Đạt: 102,18% Turbine gáo sử dụng cho cột nước cao hơn 500m Thông số Kỹ thuật Turbine Mã số: ∑G-MEL-KOB-066 Trọng lượng đóng thùng: 460 Kg Trọng lượng turbine: 340 Kg Kích thước: 132x128x49 cm Sản xuất tại Nhật Bản Hình: Hồ nước nhà máy thủy điện Đa Nhim Phần II NHÀ MÁY NHIỆT ĐIỆN Nhà máy nhiệt điện Bà Rịa Hình: Nhà máy nhiệt điên Bà Rịa Vũng Tàu Nhà máy điện Bà Rịa thuộc địa phận ấp Hương Giang, phường Long Hương, thị xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - vũng Tàu, cách Thành phố Hồ Chí Minh 90 Km vị phía Đông Nam và cách Thành phố Vũng Tàu 20 Km về phía Đông - Đông Bắc. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 12,5 ha; được lắp đặt thiết bị hiện đại, tự động hóa cao. Lịch sử phát triển của nhà máy Giai đoạn 1992: Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa đượcthành lập trực thuộc Nhà máy điện Chợ Quán (Công Ty Điện Lực 2) gồm 2 tổ máy Turbine khí Frame 5 chuyển từ An Lạc - Hải Phòng vào với tổng công suất thiết kế là 46,8MW và lần lượt được đưa vào vận hành, cung cấp điện lên lưới Quốc gia vào tháng 5/1992 & tháng 8/1992.   Giai đoạn 1993: Tháng 10/1992 Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được mở rộng và lắp thêm 2 tổ máy Turbine khí Frame 6 công suất thiết kế là 37,5 MW. Nâng tổng suất thiết kế của Nhà máy lên 121,8MW và lần lượt được đưa vào vận hành trong tháng 1/1993. Ngày 24/12/1992, Trạm phát điện Turbine khí Bà Rịa được chuyển thành Nhà máy điện Bà Rịa trực thuộc Công Ty Điện Lực 2. Giai đoạn 1994 - 1995 Tháng 9/1993 Nhà máy điện Bà Rịa đượclắp thêm 3 tổ máy Turbine khí Frame 6, nâng tổng suất thiết kế của Nhà máy lên 234,3MW và lần lượt được đưa vào vận hành từ tháng 1/1994 . Đến tháng 4/1995, Nhà máy điện Bà Rịa chuyển về trực thuộc Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam. Từ tháng 5/1995, Nhà máy điện Bà Rịa bắt đầu nhận nguồn khí đốt đầu tiên từ thềm lục địa Việt Nam để vận hành sản xuất điện. Lúc này, Nhà máy có thể vận hành ở cả 3 chế độ nhiên liệu: Dầu, Khí, Hỗn hợp Dầu & Khí.   Giai đoạn 1996 - 1999 Đầu năm 1996, Nhà máy điện Bà Rịa được lắp thêm 1 tổ máy Turbine khí Frame 6 và đưa vào vận hành trong tháng 5/1996.   Như vậy từ tháng 5/1996, Nhà máy điện Bà Rịa có tổng cộng 8 tổ máy Turbine khí bao gồm 2 tổ máy Turbine khí Frame 5 và 6 tổ máy Turbine khí Frame 6 với tổng công suất thiết kế của Nhà máy là 271,8MW và tổng công suất khả dụng khoảng 238MW. Tháng 7/1997, EVN (Tổng Công Ty Điện Lực Việt Nam) triển khai thi công lắp đặt cụm chu trình hỗn hợp 306-1 (ST9).   Tháng 3 năm 1999, tổ máy ST9 có công suất 58 MW đã bắt đầu phát điện. Nâng tổng công suất thiết kế của Nhà máy là 329,8 MW.   Giai đoạn 2000 đến nay Tháng 4 năm 2000 Tổng công ty điện lực Việt Nam cho phép triển khai lắp đặt cụm chu trình hỗn hợp 306-2 (ST10) với công suất thiết kế là 59,1MW.  Đầu năm 2002 phát điện cụm chu trình hỗn hợp 306-2 này. Như vậy từ năm 2002, tổng công suất thiết kế của Nhà máy là 388,9MW. Công suất khả dụng: 340MW Số tổ máy: 8 tổ máy Turbine (gồm 6 tổ máy Turbine khí và 2 tổ máy Turbine hơi). Sản lượng điện trung bình hàng năm: 2.500.000.000 Kwh. Thông số kỹ thuật: Các thông số cơ bản Tổ máy TBK GT1 (F5) Tổ máy TBK GT2 (F5) Loại MS-5001 MS-5001 Hãng chế tạo John Nbrown Engineering John Nbrown Engineering Công suất cực đại thiết kế ở 30oC 21,15MW 21,15MW Công suất khả dụng 17,5/18MW 17,5/18MW Năm chế tạo 1979 1979 Năm lắp đặt 1980 1980 Số giờ vận hành đến nay 42021 44872 Nhiệt độ buồng đốt 800 800 Các sửa chữa lớn đã thực hiện MO:1992 HGPI: 1993 2000 MO:1992 HGPI: 1993 2000 Tình trạng kỹ thuật hiện nay: Máy nén, Buồng đốt, cánh TB, hệ thống I& C … Bình thường Bình thường Các thông số cơ bản TBK GT5 TBK GT6 TBK GT7 Loại TBK PG 6541B PG 6541B PG 6541B Hãng chế tạo Gec Alsthom Gec Alsthom Gec Alsthom Công suất thiết kế ở 15oC 41,7MW 41,7MW 41,7MW Công suất khả dụng 33MW 33MW 33MW Năm chế tạo 1993 1993 1993 Năm lắp đặt 1994 1994 1994 Số giờ vận hành cho đến khi chuyển sang TBKHH 28.467 27.680 29.143 Nhiệt độ buồng đốt 1104 1104 1104 Lưu lượng khói thoát 132,1Kg/s 132,1Kg/s 132,1Kg/s Nhiệt độ khói thoát 550 550 550 Hàm lượng Ôxy trong khói thoát 16,10% 16,10% 16,10% Các sửa chữa lớn đã thực hiện MO:2000HGPI:1996 MO:1999HGPI:1997 MO:1999 HGPI:1996 Tình trạng kỹ thuật hiện nay (Máy nén, Buồng đốt, cánh TB, hệ thống I&C ...) Bình thường Bình thường Bình thường Phần III CÔNG TY, XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỆN 1. Công ty thiết bị điện THIBIDI: Hình: Công ty thiết bị điện THIBIDI Công ty thiết bị điện THIBIDI Địa chỉ: Đường số 09, Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai ĐT: +84.61.383 6139 - 383 6140 - 383 6897 - Fax: +84.61.383 6070 Công ty Thiết bị điện có tiền thân là Nhà máy Thiết bị điện. Nhà máy Thiết bị điện được thành lập năm 1980 trên cơ sở sát nhập 2 nhà máy, nhà máy Thiết bị điện 4 chuyên sản xuất máy biến áp phân phối và nhà máy Dinuco chuyên sản xuất động cơ điện. Nhà máy Thiết bị điện 4: Trước 1975: có tên Coviton là công ty chuyên sản xuất tôn tráng kẽm. Năm 1976: được chuyển đổi để sản xuất máy biến áp phân phối trung thế. Nhà máy Dinuco: Trước 1975: chuyên sản xuất ống nước, đồng hồ nước Năm 1976: sản xuất động cơ điện. Năm 1990: Nhà máy Thiết bị điện trực thuộc Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện. Ngày 14/7/1995, "Nhà máy Thiết Bị Điện" được đổi tên thành "Công ty Thiết Bị Điện" theo Quyết định số 708 QĐ/TCCBĐT của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng và lấy tên giao dịch quốc tế, nhãn hiệu hàng hóa: THIBIDI Ngày 17/12/2004 Công ty Thiết Bị Điện đăng ký kinh doanh lần đầu với Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Đồng Nai , theo đó tên giao dịch là "Công ty TNHH một thành viên Thiết Bị Điện". Ngày 13/02/2007 Quyết định của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp (QĐ số 549/QĐ-BCN) về việc cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Thiết Bị Điện. Công ty Thiết Bị Điện (THIBIDI) được thành lập từ năm 1977, chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm máy biến áp các loại. Là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Tổng Công Ty Thiết Bị Kỹ Thuật Điện-Bộ Công Nghiệp. Trụ sở tọa lạc tại khu Công nghiệp Biên Hòa 1, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Với đội ngũ kỹ sư, chuyên viên lậu năm, có nhiều kinh nghiệm và lực lượng công nhân lành nghề, công ty THIBIDI không ngừng cải tiến sản phẩm và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng ngày càng tốt hơn và luôn giao hàng đúng hẹn với sản phẩm và dịch vụ tốt nhất. Với trang thiết bị máy móc hiện đại, đồng bộ được nhập từ các nước tiên tiến trên thế giới, công ty Thiết Bị Điện có năng lực thiết kế, chế tạo và cung ứng cho khách hàng trong và ngoài nước các sản phẩm máy biến áp 1 pha, 3 pha và máy biến áp trung gian các loại, công suất từ 10 KVA đên10.000KVA, điện áp đến 35KV. Đặc biệt là từ đầu năm 2005 THIBIDI đã nghiên cứu thành công và cho ra đời các dòng sản phẩm  Máy biến áp Khô công suất từ 100 KVA đến 2500 KVA, điện áp đến 22KV; Dòng sản phẩm Máy biến áp hợp bộ công suất từ 50 KVA đến 2500 KVA, đện áp đến 35 KV Từ đầu năm 2000, công ty Thiết Bị Điện đã đạt chứng nhận về hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002 do tổ chức chứng nhận quốc tế BVQi - Anh Quốc và Trung tâm Chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn Quacert - Việt Nam cấp. Tình hình sản xuất & kinh doanh của công ty Thiết Bị Điện trong 3 năm gần đây 2004 – 2006 được thể hiện trong biểu đồ sau: Đánh giá kết quả SXKD của công ty Thiết Bị Điện trong 3 năm qua ta thấy: Giá trị sản lượng hàng năm của công ty tăng tương đối ổn định ở mức tương đối cao không dưới 20%. Dự kiến một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh trong 4 năm sau cổ phần hóa: Chi tiêu Đơn  vị Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 1.Doanh thu thuần Đồng 350.532.471.808 399.459.757.454 458.356.034.747 Tốc độ tăng trưởng % - 25,61% 12,85% 2.Gía vốn hà ng bán Đồng 309.826.925.773 348.954.905.474 385.749.551.715 Tốc độ tăng trưởng % - 26,97% 9,54% Tỷ lệ/ doanh thu thuần % 88,39% 87,36% 84,16% 3.Chi phí bán hàng và quản lí Đồng 22.438.114.294
Luận văn liên quan