Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên

Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu.

doc13 trang | Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 1962 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Đánh giá khoa học của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) cho thấy, việc tiêu thụ năng lượng do đốt nhiên liệu hóa thạch trong các ngành sản xuất năng lượng, công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng đóng góp khoảng một nửa (46%) vào sự nóng lên toàn cầu, phá rừng nhiệt đới đóng góp khoảng 18%, sản xuất nông nghiệp khoảng 9% các ngành sản xuất hóa chất (CFC, HCFC) khoảng 24%, còn lại (3%) là từ các hoạt động khác. Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 của các nước giàu chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Hoa Kỳ và Anh trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 17 lần ở Trung Quốc và 48 lần ở Ấn Độ. Riêng năm 2004, lượng phát thải khí CO2 của Hoa Kỳ là 6 tỷ tấn, bằng khoảng 20% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu. Trung Quốc là nước phát thải lớn thứ 2 với 5 tỷ tấn CO2, tiếp theo là Liên bang Nga 1,5 tỷ tấn, Ấn Độ 1,3 tỷ tấn, Nhật Bản 1,2 tỷ tấn, CHLB Đức 800 triệu tấn, Canada 600 triệu tấn, Vương quốc Anh 580 triệu tấn. Các nước đang phát triển phát thải tổng cộng 12 tỷ tấn CO2, chiếm 42% tổng lượng phát thải toàn cầu so với 7 tỷ tấn năm 1990 (29% tổng lượng phát thải toàn cầu), cho thấy tốc độ phát thải khí CO2 của các nước này tăng khá nhanh trong khoảng 15 năm qua. Một số nước phát triển dựa vào đó để yêu cầu các nước đang phát triển cũng phải cam kết theo Công ước Biến đổi khí hậu. Năm 1990, Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm (trung bình của thế giới là 4,5 tấn/năm, Singapo 12,4 tấn, Malaysia 7,5 tấn, Thái Lan 4,2 tấn, Trung Quốc 3,8 tấn, Inđônêxia 1,7 tấn, Philippin 1,0 tấn, Myanma 0,2 tấn, Lào 0,2 tấn).  Như vậy, phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, song vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực. Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là trong khi các nước giàu chỉ chiếm 15% dân số thế giới, nhưng tổng lượng phát thải của họ chiếm 45% tổng lượng phát thải toàn cầu; các nước châu Phi và cận Sahara với 11% dân số thế giới chỉ phát thải 2%, và các nước kém phát triển với 1/3 dân số thế giới chỉ phát thải 7% tổng lượng phát thải toàn cầu. Đó là điều mà các nước đang phát triển nêu ra về bình đẳng và nhân quyền tại các cuộc thương lượng về Công ước khí hậu và Nghị định thư Kyoto. Chính vì thế, một nguyên tắc cơ bản, đầu tiên được ghi trong Công ước Khung của Liên hợp quốc về BĐKH là: “Các bên phải bảo vệ hệ thống khí hậu vì lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau của nhân loại, trên cơ sở công bằng, phù hợp với trách nhiệm chung nhưng có phân biệt và bên các nước phát triển phải đi đầu trong việc đấu tranh chống BĐKH và những ảnh hưởng có hại của chúng”. Khí nhà kính và hiệu ứng nhà kính Trong thành phần của khí quyển trái đất, khí nitơ chiếm 78% khối lượng, khí oxy chiếm 21%, còn lại khoảng 1% các khí khác như argon, đioxit cacbon, mêtan, ôxit nitơ, nêon, hêli, hyđrô, ôzôn, và hơi nước. Tuy chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ, các khí vết này, đặc biệt là khí CO2, CH4, NOx, và CFCs - một loại khí mới chỉ có trong khí quyển từ khi công nghệ làm lạnh phát triển, là những khí có vai trò rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất. Trước hết, đó là vì các chất khí nói trên hấp thụ bức xạ hồng ngoại do mặt đất phát ra, sau đó, một phần lượng bức xạ này lại được các chất khí đó phát xạ trở lại mặt đất, qua đó hạn chế lượng bức xạ hồng ngoại của mặt đất thoát ra ngoài khoảng không vũ trụ và giữ cho mặt đất khỏi bị lạnh đi quá nhiều, nhất là về ban đêm khi không có bức xạ mặt trời chiếu tới mặt đất. Các chất khí nói trên, trừ CFCs, đã tồn tại từ lâu trong khí quyển và được gọi là các khí nhà kính tự nhiên. Nếu không có các chất khí nhà kính tự nhiên, trái đất của chúng ta sẽ lạnh hơn hiện nay khoảng 33oC, tức là nhiệt độ trung bình trái đất sẽ khoảng 18oC. Hiệu ứng giữ cho bề mặt trái đất ấm hơn so với trường hợp không có các khí nhà kính được gọi là “Hiệu ứng nhà kính”. Ngoài ra, khí ôzôn tập trung thành một lớp mỏng trên tầng bình lưu của khí quyển có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại từ mặt trời chiếu tới trái đất và thông qua đó bảo vệ sự sống trên trái đất.  Kể từ thời kỳ tiền công nghiệp về trước, ít nhất khoảng 10.000 năm, nồng độ các chất khí nhà kính rất ít thay đổi, trong đó khí CO2 chưa bao giờ vượt quá 300ppm. Chỉ riêng lượng phát thải khí CO2 do sử dụng nhiên liệu hóa thạch đã tăng hàng năm trung bình tỷ lệ từ 6,4 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 23,5 tỷ tấn CO2) trong những năm 1990 lên đến 7,2 tỷ tấn cacbon (xấp xỉ 45,9 tỷ tấn CO2) mỗi năm trong thời kỳ từ 2000 – 2005.  Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí (bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là 0,5W/m2 và gián tiếp phản xạ của mây là 0,7W/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi suất phản xạ bề mặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng 0,02W/m2; trái lại, sự gia tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóa chất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ năm 1750 đến nay được xác định là tạo ra hiệu ứng dương đối với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lần lượt là 0,35 và 0,12W/m2. Như vậy, tác động tổng cộng của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đã tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm. Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trung bình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cách khác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm trái đất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳng định sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người chứ không phải do quá trình tự nhiên. Nguyên nhân của nước biển dâng Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy đo độ cao vệ tinh.  Theo Báo cáo đánh giá lần thứ tư của Ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC), sự nóng lên của hệ thống khí hậu đã rõ ràng được minh chứng thông qua số liệu quan trắc ghi nhận sự tăng lên của nhiệt độ không khí và nhiệt độ nước biển trung bình toàn cầu, sự tan chảy nhanh của lớp tuyết phủ và băng, làm tăng mực nước biển trung bình toàn cầu. Mực nước biển tăng phù hợp với xu thế nóng lên do sự đóng góp của các thành phần chứa nước trên toàn cầu được ước tính gồm: giãn nở nhiệt của các đại dương, các sông băng trên núi, băng Greenland, băng Nam cực và các nguồn chứa nước trên đất liền. Các kết  quả nghiên cứu gần đây đưa ra dự  báo mực nước biển sẽ cao hơn từ 0,5 – 1,4m vào cuối thế kỷ XXI.   3. Biến đổi khí hậu và sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên Theo kịch bản BĐKH mà Bộ Tài Nguyên và Môi trường đề cập thì đến năm 2050, nhiệt độ bình quân ở Tây Nguyên tăng 1,01 0 C; năm 2100 tăng 2,39 0 C so với năm 1990;  thấp nhất trong 7 vùng sinh thái của cả nước (bảng 1). Bảng 1.Kịch bản BĐKH các vùng của Việt Nam (nhiệt độ tăng thêm 0C so với năm 1990)  Năm Tây Bắc Đông Bắc Đồng bằng BB Bắc Trung Bộ Nam Trung Bộ Tây nguyên Nam Bộ 2050 1,41 1,66 1,44 1,68 1,13 1,01 1,21 2100 3,49 4,38 3,71 3,88 2,77 2,39 2,80  Nguồn: Bộ Tài Nguyên Môi trường, 2009. Thực vật sống nhờ ánh sáng, khí CO2 và nước thông qua hiện tượng quang hợp để tạo chất bột, rồi từ đó các phản ứng dây chuyền khác biến đổi thành chất đạm và chất béo, căn bản cho sự sống. Hiện tượng quang hợp tối đa ở một nhiệt độ tối thích, quang hợp giảm dần khi nhiệt độ giảm hay tăng vượt quá nhiệt độ đó, quang hợp không xảy ra ở nhiệt độ tối thiểu hay nhiệt độ tối đa. Các nhiệt độ này thay đổi tuỳ loại cây trồng. Nhìn chung, nhiệt độ tối thích cho cây vùng ôn đới khoảng 20 - 25OC, vùng nhiệt đới khoảng 25 - 32 0 C. Những thay đổi về cường độ và thời gian nắng, thiếu nước (do khô hạn), gia tăng lượng khí CO2và nhiệt độ trong tương lai sẽ ảnh hưởng tới việc sản xuất chất khô của cây và cho sản phẩm thu hoạch. Các nghiên cứu cho thấy nồng độ CO2 hiện tại trong khí quyển trung bình là 350 ppm và trong khoảng 50 - 70 năm nữa thì nồng độ này đạt 700 ppm. Việc gia tăng nồng độ CO2 đều làm gia tăng quá trình quang hợp cho đến lúc bão hòa. Trên phương diện quang hợp, thực vật chia làm 3 nhóm, song chủ yếu là nhóm thực vật C3, C4. Ở nhóm thực vật C3 (chiếm 95 % thực vật trên thế giới), khí khổng mở vào ban ngày, hấp thụ CO2 và đưa vào chu trình Calvin với sản phẩm 3C (3 phosphoglycerate). Khi gia tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp nhóm C3 gia tăng, tiêu biểu nhóm thực vật C3 là đa số thực vật như đậu tương, cỏ dại, cây ăn trái, cây rừng, lúa (Oryza sativa), cây cho củ, v.v. của vùng nhiệt đới. Thực vật nhóm C3 hưởng lợi nhiều nhất khi gấp đôi lượng CO2 và tăng 1OC, nhất là thực vật thích ứng vùng ôn đới, năng suất chất khô toàn cây có thể gia tăng 20 - 30 % so với lượng CO2hiện nay. Ở nhóm thực vật C4, khí khổng mở vào ban ngày, hấp thụ CO2 và đưa vào chu trình 4C, nhờ enzyme phosphoenolpyruvate (PEP) carboxylase. Trong điều kiện CO2 hiện nay (350 ppm), ở ánh sáng mạnh và nhiệt độ cao, nhóm C4 quang hợp và sử dụng nước hiệu quả hơn nhóm C3. Như vậy, năng suất chất khô của thực vật C4 cao hơn C3 ở cường độ ánh sáng cao. Ở Tây Nguyên, các loại cây rừng, cao su,  ca cao, tiêu, điều, cà phê, chè, đậu tương,...   - thuộc nhóm C3- sẽ hưởng lợi nhiều khi tăng gấp đôi lượng CO2 và nhiệt độ tăng thêm  1 0 C. Tuy chè và cà phê vẫn có năng suất cao nhưng phẩm chất có thể bị giảm vì gia tăng nhiệt độ. Diện tích canh tác có thể bị hạn chế, vì cần trồng ở cao độ lớn hơn hiện nay, nhất là lọai cà phê arabica. Mía, ngô thuộc nhóm C4, vẫn hưởng lợi trong việc gia tăng năng suất thân cây và độ đường cao  khi tăng gấp đôi CO2 và 1OC, đặc biệt nhất là cây lúa miến sẽ có vị trí quan trọng hơn vì chịu đựng khô hạn và sử dụng nước hữu hiệu hơn trong tương lai.  Lúa thuộc nhóm thực vật C3 cho năng suất toàn cây cao do gia tăng quang hợp, nhưng năng suất hạt thấp hơn vì nhiệt độ cao làm chỉ số thu hoạch (harvest index) giảm, lúa cho nhiều rơm rạ hơn hạt. Ngoài ra, nhiệt độ gia tăng 1OC đủ làm rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, nhất là thời gian từ trổ đến chín ngắn hơn, lá cờ chết sớm hơn, hậu quả là hàm lượng tinh bột sản xuất ít hơn, và chuyển đến hạt ít hơn, vì vậy hạt lép nhiều và trọng lượng hạt nhỏ hơn. Chẳng hạn, ở giống lúa IR36 chỉ cần tăng nhiệt độ từ 28OC lên 29OC, lúa trổ bông sớm hơn 5 ngày, và thời gian từ trổ đến chín ngắn hơn 2 ngày. Nếu canh tác trong điều kiện lý tưởng về nước và phân bón đầy đủ, năng suất có thể cao. Đậu tương là loại cây quang hợp theo chu trình C3 và C4, sẽ gia tăng năng suất trong môi trường mới. Bởi vì các giống đậu tương đã được tuyển chọn từ lâu đời để thích ứng với nhiều loại khí hậu, trải dài nhiều vỉ tuyến, từ khí hậu lạnh đến nóng, nên không có vấn đề gì cho vùng Tây Nguyên trong tương lai, khi nhiệt độ chỉ gia tăng một vài độ.  Ở các loài đậu khác trong họ Đậu, có cả C3 và C4, nhóm C3 gia tăng năng suất nhiều hơn khi gia tăng CO2 . Các loại cây lấy củ (như khoai mì, khoai lang) cũng hưởng lợi gia tăng năng suất củ nhờ hâm nóng toàn cầu, bởi vì tỉ lệ rễ/thân  tăng khi CO2 tăng. Cỏ hoà thảo (C3 và C4, tuỳ loài) cũng hưởng lợi trong môi trường mới.  Cỏ dại đa số thuộc nhóm quang hợp C3, nên sẽ phát triển mạnh trong tương lai, khi nhiệt độ tăng thêm 1OC và CO2 tăng gấp đôi. Xâm nhập cỏ dại từ một nơi khác sẽ trầm trọng trong tương lai, ví dụ như cây Mai dương đang là mối đe dọa cho sản xuất nông nghiệp ở một số địa phương của Tây Nguyên. Như vậy xét trên phương diện về sự gia tăng nhiệt độ và hàm lượng CO2 trong thời gian tới thì cơ cấu các loại cây trồng của vùng Tây Nguyên sẽ chưa có gì thay đổi lớn. Các loại cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu, lúa, ngô... vẫn tiếp tục duy trì sản xuất, song cần có những giải pháp canh tác phù hợp để thích ứng với điều kiện mới. Việc gia tăng 1OC một cách từ từ không có ảnh hưởng đáng kể đến nông nghiệp, vì thực vật và động vật có khả năng thích ứng. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ gia tăng đột ngột  chỉ trong vài ngày sẽ có ảnh hưởng xấu trầm trọng đến năng suất. BĐKH không chỉ là tăng nhiệt độ, tăng hàm lượng CO2, mà còn làm thay đổi quy luật thời tiết, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm của cây trồng. Tác động của BĐKH gây ra nhiều hậu quả khác nhau. Mưa lũ xuất hiện nhiều làm tăng nguy cơ ngập lụt đối với các vùng đất canh tác cây lương thực mức độ rủi ro trong sản xuất cao hơn. Bên cạnh đó, những đợt hạn hán trầm trọng kéo dài cũng đe dọa các ngành sản xuất nông – lâm nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, sản lượng của hầu hết các loại cây công nghiệp chủ lực của Tây Nguyên như cà phê, cao su, hồ tiêu.... Biến động của yếu tố nhiệt ẩm và các yếu tố khí hậu thời tiết khác cũng khiến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi bị giảm; sức đề kháng của vật nuôi kém đi, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh phát triển bùng phát, gây ra nhiều loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm như bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch heo tai xanh.... Ngoài ra, BĐKH có thể tác động rất mạnh mẽ tới đa dạng sinh học. Thành phần và phân bố địa lý của các hệ sinh thái sẽ thay đổi. Mưa lũ lớn, hạn hán và nắng nóng làm cho đất đai bị rửa trôi, cằn cỗi, tình trạng sa mạc hóa diễn ra nhanh hơn. Rừng mất dần, hệ sinh thái rừng, kiểu rừng thay đổi, tăng nguy cơ tiệt chủng của động thực vật, mất đi những nguồn gen quí hiếm. Sự thay đổi về thời tiết, nhất là phân bố mưa, lượng mưa ở Tây Nguyên trong vòng 10 năm trở lại đây là rất rõ. Tần suất xuất hiện mưa vào các tháng 12, 1 là khá phổ biến. Điều này đã làm cho các loại cây trồng như điều, cà phê gặp trở ngại trong quá trình thụ phấn thụ tinh. Cà phê sau một thời gian khô cùng với nhiệt độ giảm đã phân hóa mầm hoa, khi tưới nước đầy đủ, thì hoa nở, nhưng nhiều khi gặp mưa phùn thì quá trình thụ tinh trở ngại (do phấn không tung được), tỷ lệ đậu quả thấp, làm giảm năng suất. Hoặc đầu mùa khô, xuất hiện một đợt mua phùn làm hoa cà phê nở lai rai, nhưng tỷ lệ đậu quả cũng thấp, làm ảnh hưởng đến năng suất và thu hoạch sau này. Ngoài ra mưa trong giai đoạn này đã làm ảnh ảnh đến việc sơ chế cà phê, thời gian phơi kéo dài, nhân bị đen, lỗi chất lượng theo TCVN 4193 - 2005 sẽ tăng, giá bán sẽ thấp và thu nhập của người nông dân bị ảnh hưởng. Lượng mưa bình quân có xu hướng thay đổi, đặc biệt là  từ tháng 4 - 7 giai đoạn cây cà phê cần nhiều nước để đáp ứng cho nhu cầu sinh trưởng cây và phát triển của quả cà phê, song gần đây vào các tháng này, lượng mưa có xu hướng thấp, tần suất mưa ít, gây thiếu nước, làm quả cà phê bị khô và rụng, hoặc nhân nhỏ, dẫn đến thiệt hại về năng suất và giảm chất lượng cà phê nhân. Cây điều là cây ra hoa, thụ phấn trong mùa khô (tháng 1 - 3), song trong những năm từ 2006 - 2009 quy luật mưa đã thay đổi, vào các tháng này thường có những đợt mưa phùn xảy ra ở các vùng trồng điều, vì vậy hoa điều không thể thụ phấn thụ tinh được. Nếu cây điều ra hoa nhiều đợt thì có thể có các đợt khác đậu quả, song nếu chỉ ra hoa 1 đợt tập trung, gặp mưa phùn thì tỷ lệ đậu quả gần như bằng không. Và như vậy điều sẽ không cho năng suất, nông dân thu nhập thấp. Trong vòng khoảng 5 năm trở lại đây, năng suất điều giảm dần do tác động bất lợi của thời tiết. Điều tra, nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên cho thấy có tới 85,7 % nông dân cho rằng thời tiết bất thường (mưa, nắng, nhiệt độ cao lúc ra hoa và đậu quả) đã làm cho năng suất điều giảm sút nghiêm trọng. Năng suất điều thấp, đời sống người trồng điều gặp khó khăn, vì vậy ở tỉnh Gia Lai, đặc biệt ở các huyện Kon Chro, Krông Pa, người dân đã phá bỏ cây điều và chuyển sang trồng sắn có hiệu quả kinh tế cao hơn.  Bảng 2. Năng suất điều giảm theo thời gian (tạ/ha) Năm Tỉnh Đak Lak Tỉnh Gia Lai 2005 10,46 - 2006 8,53 7,72 2007 8,69 7,45 2008 7,78 6,95 2009 8,34 6,68 2010 7,20 5,60 Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đak Lak (2010), WASI (2009)  Sự thay đổi về thời tiết có xu hướng nóng lên cũng làm cho sâu bệnh hại phát triển nhanh và khó dự báo. Rệp sáp hại cà phê đã thành dịch vào những năm 2000 - 2003, bệnh vàng lá do tuyến trùng và nấm đối với cà phê  (2000 - 2004), ve sầu hại rễ cà phê (2007 - 2009), bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu (2005 - nay), rầy nâu hại lúa, bọ xít muỗi hại điều, ca cao... đã làm thiệt hại đến năng suất và chất lượng sản phẩm đáng kể.  Sự nóng lên do bức xạ nhiệt  tăng thì nhu cầu nước của cây cũng tăng lên, vì vậy yêu cầu về lượng nước tưới sẽ tăng trong bối cảnh nguồn tài nguyên nước ngày càng cạn kiệt sẽ là thách thức cho sản xuất nông nghiệp trong thời gian tới. Chí phí đầu tư để thu được 1 đơn vị sản phẩm tăng, đồng nghĩa với thu nhập giảm và đời sống của người nông dân càng khó khăn hơn. Đợt hạn năm 1998 ở Tây Nguyên, trong tổng số 24.000 ha lúa Đông - Xuân, có 7.800 ha bị thiệt hại; 110.000 ha diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn có 20.000 ha bị chết. Khoảng 800.000 người bị thiếu nước ngọt. Tóm lại, BĐKH trước mắt đã gây ra nhiều tác động có hại đối với sản xuất nông lâm nghiệp. Thiên tai, đặc biệt là hạn hán, ngày càng xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn cả về cường độ và quy mô, quy luật phân bố mưa cũng bị thay đổi. Nguyên nhân của biến đối khí hậu rất phức tạp và đa dạng, bao gồm cả nguyên nhân do tự nhiên và nguyên nhân do con người. Vì vậy, để giảm thiểu tác hại cần phải có những giải pháp đồng bộ mang tính đa ngành, đa lĩnh vực để đối phó và thích ứng với biến đổi khí hậu. 4. Các giải pháp đối phó và thích ứng với BĐKH - Bảo vệ rừng, siết chặt công tác quản lý rừng, đầu tư trồng rừng cũng như các dự án trồng cây xanh trên lãnh thổ của mình, các biện pháp quản lý hệ thống thủy lợi và thoát lũ... Rừng chính là “máy điều hòa khí hậu” khổng lồ. Các nhà khoa học cho biết: Tạm tính với diện tích 1.000.000 ha nếu chỉ 50% diện tích có rừng cây thân gỗ thì mỗi năm rừng ở Trường sơn giữ được 22-25 triệu tấn CO2, góp phần đáng kể vào giảm hiệu ứng nóng lên toàn cầu mà không cần đầu tư gì ngoài bảo vệ rừng. Bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là đảm bảo an ninh môi trường sẽ là một chiến lược thích ứng lợi hại của Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng trước thảm họa BĐKH. - Trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu là xây dựng cơ cấu cây trồng phù hợp, xây dựng các biện pháp kỹ thuật, tăng cường hệ thống tưới tiêu và các biện pháp chống chịu với ngoại cảnh khắc nghiệt. Sử dụng các giống kháng, chịu hạn (cà phê, lúa, ngô...), giống ra hoa nhiều lần  (đối với cây điều), bộ giống cây lương thực, thực phẩm ngắn ngày; bố trí thời vụ thích hợp để tránh hạn, né lũ. Tăng cường đa dạng sinh học trên vườn cà phê như trồng cây che bóng, cây ăn quả, cây đai rừng sẽ là giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả do hệ thống cây trồng này có tác dụng hỗ trợ lẫn nhau trong việc điều hòa vi khí hậu, hạn chế bốc thóat hơi nước trên bề mặt đất và lá, cung cấp hữu cơ, cải tạo đất, hạn chế xói mòn và rửa trôi đất giúp sản xuất cà phê bền vững hơn. Tưới nước tiết kiệm hợp lý cho cà phê cũng là giải pháp kỹ thuật nhằm thích ứng với sự BĐKH ở Tây Nguyên. Chuyển một số diện tích đất trồng điều ở các vùng có điều kiện khí hậu bất thuận, sản xuất không hiệu quả sang trồng các loại cây khác có hiệu quả hơn như sắn, khoai lang, khoai môn là những loại cây có khả năng thích ứng cao với sự BĐKH và từng bước thay đổi khẩu phần lương thực của chúng ta từ gạo là chủ yếu sang một phần các loại củ để giảm áp lực về an ninh lương thực trong tương lai. - Nhà nước ngay từ bây giờ nên đầu tư một nguồn kinh phí thỏa đáng và mang tính chiến lược cho nghiên cứu khoa học nông nghiệp trong việc chọn tạo giống kháng, chịu hạn; giống kháng sâu bệnh; giống chín tập trung, hoặc rãi rác (tùy đối
Luận văn liên quan