Biến động giá dầu lửa và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam

Trong giai đoạn này, ta xem xét các mốc thời gian là 1974, 1978, 1979 vì đó là các mốc thời gian chứng kiến giá dầu Thế giới có sự “chuyển mình”. • Từ những năm 1972 tới 1974: Đầu những năm 1972 giá dầu vẫn giữ ở ngưỡng 3 USD/thùng. • Tới năm 1974, giá dầu đã nhảy lên mức 12 USD (tức là gấp 4 lần so với giá dầu năm 1972). Nguyên nhân xuất phát từ cuộc chiến The Yom Kippur War do Israel phát động vào ngày 5/10/1973 nhằm vào 2 nước Syria và Ai Cập. Cuộc chiến này được Mỹ và một số nước Phương Tây hậu thuẫn. Nhằm đáp trả lại động thái của Mỹ, một số nước Ả Rập ngay tức khắc đặt lệnh cấm vận về dầu mỏ với quốc gia Israel. Sản lượng bị cắt giảm 5 triệu thùng/ngày, một số nước khác thì tăng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày. Sự hao hụt 4 triệu thùng/ngày kéo dài tới tháng 3/1974, chiếm 7% sản lượng sản lượng dầu thế giới. Sự hao hụt đó đẩy giá dầu thế giới tăng lên một ngưỡng mới. • Từ năm 1975 tới năm 1978, giá dầu thế giới dao động quanh ngưỡng 12.21 USD tới 13.55 USD/thùng. Nếu ta tính cả mức lạm phát của thời kỳ này thì giá dầu có xu hướng giảm nhẹ. • Từ năm 1979 tới năm 1981: Giá dầu mỏ lại tăng nhanh xuất phát từ các sự kiện bất ổn từ 2 nước Iran và Iraq. Năm 1978 tại Iran xảy ra cuộc cách mạng Hồi giáo (từ tháng 11/1978 tới tháng 6/1979) khiến sản lượng mất đi từ 2 đến 2.5 triệu thùng/ngày.

doc22 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2430 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Biến động giá dầu lửa và ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khoa Kinh Tế - ĐHQG Tp.HCM Bộ môn Kinh Tế Đối Ngoại Lớp K07402A Đề tài tài chính quốc tế : BIẾN ĐỘNG GIÁ DẦU LỬA VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GVHD: T.S Lê Tuấn Lộc Nhóm thực hiện: Trần Trọng Tú K074020255 Lại Thị Thu Hằng K074020168 Lưu Quang Thông K074020237 Trần Thị Thịnh K074020251 Nguyễn Thanh Quế K074020225 Nguyễn Thị Thùy Linh K074020194 MỤC LỤC Phân tích biến động giá dầu thế giới từ 1945 đến nay : Ta quan sát lịch sử giá dầu mỏ theo các giai đoạn: Giai đoạn sau chiến tranh TG :từ 1945 tới 1971 Giai đoạn bất ổn của giá dầu: từ năm 1972 tới 1981 Giai đoạn năm 1981-1998 Giai đoạn 1999 tới 2003 Giai đoạn từ năm 2004 tới 2007 Giai đoạn từ năm 2007 tới nay Nguyên nhân biến động giá dầu: Thị trường xăng dầu Việt Nam Giai đoạn trước năm 2000 Giai đoạn từ năm 2000 đến trước thời điểm Nhà nước công bố chấm dứt bù giá, vận hành giá xăng dầu theo thị trường (tháng 9/2008) Giai đoạn từ cuối năm 2008 đến nay: Tác động đến nền kinh tế Việt Nam Nhận định của nhóm Danh mục tài liệu tham khảo Phân tích biến động giá dầu thế giới từ 1945 đến nay : Sự tăng giảm giá dầu luôn là nhân tố chính ảnh hưởng tới mọi ngành nghề hoạt động trong nền kinh tế bởi dầu mỏ và cũng là một nhân tố đầu vào quan trọng của mọi quá trình sản xuất. Xem xét lịch sử phát triển của giá dầu cho ta một bức tranh toàn cảnh về sự biến động giá dầu và hiểu nguyên nhân của những đợt tăng giá dầu mỏ. Ta quan sát lịch sử giá dầu mỏ theo các giai đoạn: Giai đoạn sau chiến tranh TG: từ 1945 tới 1971 Giai đoạn bất ổn: từ 1972 tới 1981 Giai đoạn từ 1981 tới 1998 Giai đoạn từ 1999 tới 2003 Giai đoạn từ 2003 tới 2007 Giai đoạn từ 2007 tới nay Giai đoạn sau chiến tranh TG :từ 1945 tới 1971 Trong giai đoạn này, lịch sử Thế giới chứng kiến sự ổn định của giá dầu mỏ. Nguồn cung dầu được duy trì ổn định. Sự phát triển kinh tế cũng như các ngành công nghiệp thời kỳ này không cao, vì thế sức ép cầu của dầu không đủ lớn. Từ năm 1945 tới 1957: Trong thời gian này, giá dầu gần như ổn định, nằm trong biên độ từ 2.5 USD tới 3 USD. Tính theo thời giá hiện nay (2009) thì nó nằm trong khoảng từ 20 USD tới 21 USD. Từ năm 1958 tới 1971: Nguồn cung dầu mỏ từ các nước xuất khẩu dầu ổn định giúp giá dầu vẫn duy trì ở mức 3 USD (21 USD theo giá của năm 2009). Tóm lại thời kỳ này, giá dầu không có sự biến động. Đó là nhân tố tốt giúp phát triển các ngành công nghiệp tại các nền kinh tế bị thiệt hai sau chiến tranh như: Nhật Bản và Tây Âu. Giai đoạn bất ổn của giá dầu: từ năm 1972 tới 1981: Trong giai đoạn này, ta xem xét các mốc thời gian là 1974, 1978, 1979 vì đó là các mốc thời gian chứng kiến giá dầu Thế giới có sự “chuyển mình”. Từ những năm 1972 tới 1974: Đầu những năm 1972 giá dầu vẫn giữ ở ngưỡng 3 USD/thùng. Tới năm 1974, giá dầu đã nhảy lên mức 12 USD (tức là gấp 4 lần so với giá dầu năm 1972). Nguyên nhân xuất phát từ cuộc chiến The Yom Kippur War do Israel phát động vào ngày 5/10/1973 nhằm vào 2 nước Syria và Ai Cập. Cuộc chiến này được Mỹ và một số nước Phương Tây hậu thuẫn. Nhằm đáp trả lại động thái của Mỹ, một số nước Ả Rập ngay tức khắc đặt lệnh cấm vận về dầu mỏ với quốc gia Israel. Sản lượng bị cắt giảm 5 triệu thùng/ngày, một số nước khác thì tăng sản lượng lên 1 triệu thùng/ngày. Sự hao hụt 4 triệu thùng/ngày kéo dài tới tháng 3/1974, chiếm 7% sản lượng sản lượng dầu thế giới. Sự hao hụt đó đẩy giá dầu thế giới tăng lên một ngưỡng mới. Từ năm 1975 tới năm 1978, giá dầu thế giới dao động quanh ngưỡng 12.21 USD tới 13.55 USD/thùng. Nếu ta tính cả mức lạm phát của thời kỳ này thì giá dầu có xu hướng giảm nhẹ. Từ năm 1979 tới năm 1981: Giá dầu mỏ lại tăng nhanh xuất phát từ các sự kiện bất ổn từ 2 nước Iran và Iraq. Năm 1978 tại Iran xảy ra cuộc cách mạng Hồi giáo (từ tháng 11/1978 tới tháng 6/1979) khiến sản lượng mất đi từ 2 đến 2.5 triệu thùng/ngày. Vào tháng 9/1980, Iraq tấn công Iran. Đến tháng 11/1980, tính chung sản lượng của cả 2 nước chỉ là 1 triệu thùng/ngày, bằng chưa tới 1/6 sản lượng của 2 nước một năm trước đó là 6.5 triệu thùng/ngày. Hệ quả tác động là sản lượng dầu thế giới sụt giảm 10% sơ với năm 1979. Trong thời kỳ này giá dầu mỏ tăng “phi mã”: gấp 2 lần (Tăng giá từ mức 14 USD (năm 1978) lên mức 35 USD/thùng  năm 1981. Như vậy cho thấy, sự bất ổn về chính trị ở khu vực Trung Đông kéo theo sự sụt giảm sản lượng dầu khai thác, nguyên nhân chính của việc tăng giá dầu Thế giới. Một thực tế cho thấy, môt khi giá dầu thiết lập một mặt bằng giá mới thì khó có thể đẩy giá dầu về mức giá trước đó. Sự tăng giá dầu thời kỳ này tác động lớn đến quá trình phát triển của nền kinh tế thế giới thời kỳ này. Giai đoạn năm 1981-1998: Giai đoạn này chứng kiến những động thái tác động đến giá dầu từ tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC. Ta biết rằng: Giá dầu thời gian trước đã thiết lập mặt bằng giá mới là 35 USD/thùng. Mức lợi từ nguồn thu dầu mỏ đã kéo theo sự kích thích tăng cung từ các nước bên ngoài OPEC. Từ năm 1981 tới năm 1986, các nước bên ngoài tăng thêm lượng cung 10 triệu thùng/ngày. Điều này ảnh hưởng tới cầu giảm xuống đối với lượng dầu mỏ của OPEC. Việc tăng cung dầu đặt các nước OPEC phải toan tính tới việc cắt giảm lượng cung để bình ổn giá bằng cách quy định hạn mức khai thác. Tuy nhiên, việc này gần như thất bại bởi chính một số nước trong tổ chức OPEC đã phá vỡ quy ước, tự ý tăng cung dầu mỏ. Vào tháng 8/1985, Ả Rập Xeut bất ngờ tuyên bố tăng lượng cung từ 2 triệu thùng/ngày lên mức 5 triệu thùng/ngày. Điều này góp phần đẩy giá dầu mỏ giảm dưới 15 USD/thùng. Tới tháng 12/1986, giá dầu tăng dần lên mức 18 USD/thùng. Trong 2 năm 1987 tới năm 1988, giá dầu mỏ từ ngưỡng 18 USD lại giảm xuống 15 USD. Sự giảm giá dầu lần này đã đem lại rất nhiều thuận lợi cho nền kinh tế Mỹ và thế giới. Trong năm 1988 tới 1990, cùng với sự kiện Iraq đứng đầu là Saddam đã tiến công giải phóng vùng vịnh Kuwait, giá dầu tăng mạnh. Tuy nhiên ngay sau đó, OPEC tăng sản lượng liên tục đã khiến một lần nữa giá dầu giảm giá mạnh, đạt ngưỡng 15 USD và kéo dài tới năm 1994. Chu kỳ tăng giá lại tăng lên khi nền kinh tế Mỹ và khối các nước Châu Á tăng trưởng. Nhu cầu sử dụng dầu trong các ngành công nghiệp tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng với sự phân tích đánh giá không chuẩn của các nước OPEC và sự đánh giá chưa đúng với sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính Thế giới năm 1997, OPEC đã tăng sản lượng khai thác dầu từ ngưỡng 2.5 triệu thùng/ngày lên mức 27.5 triệu thùng/ngày. Sự khủng hoảng tài chính tiền tệ lây lan nhanh sang các nền kinh tế Châu Á rồi Châu Âu khiến nhu cầu dầu sụt giảm mạnh. Cùng với đó, giá dầu thô liên tục đà giảm giá mạnh. Trước tình hình đó, tháng 4-1998 và tháng 7-1998, OPEC liên tục cắt giảm sản lượng khai thác, giá dầu mỏ giảm hết tháng 12/1998 và ở mức 12 USD/thùng. Giai đoạn 1999 tới 2003: Nhằm chặn đứng xu hướng giảm giá dầu mỏ, các nước OPEC tiếp tục tuyên bố giảm sản lượng khai thác. Tháng 4/1999, OPEC cắt giảm tiếp 1.719 triệu thùng dầu/ngày. Như vậy tính chung, OPEC đã cắt giảm hơn 3 triệu thùng dầu/ngày. Do đó đã khiến giá dầu tăng giá trở lại lên mức 25 USD/thùng. Với vấn đề Y2K và sự tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, giá dầu đạt ngưỡng 35 USD vào tháng 10/2000. OPEC tăng sản lượng khai thác dầu mỏ thêm 3.2 triệu thùng để nhằm cản trở sự tăng giá. Ngày 1/11/2000, OPEC tuyên bố tăng 500.000 thùng/ngày đã khiến giá dầu mỏ lại có xu hướng giảm. Vào năm 2001, nền kinh tế Mỹ yếu đi và sự gia tăng sản lượng của các nước ngoài OPEC đã gây áp lực giảm giá dầu. Trước tình hình đó, OPEC một lần nữa liên tiếp cắt giảm sản lượng và tính tới ngày 1/9/2001, OPEC đã cắt giảm 3,5 triệu thùng. Nếu không có cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001, sự cắt giảm này của OPEC có thể đủ để làm cân bằng thậm chí là đảo ngược xu thế. Trước cuộc tấn công khủng bố giá dầu đã sụt giảm. Giá dầu giao ngay theo tiêu chuẩn của các nhà trung gian Tây Texas Mỹ đã giảm 35% vào giữa tháng 11. Trong điều kiện bình thường, sự giảm giá dầu ở mức độ đó sẽ dẫn tới một đợt cắt giảm sản lượng của OPEC nhưng với điều kiện chính trị không phù hợp, OPEC đã hoãn việc cắt giảm thêm đến tận tháng 1/2002. Sau tháng 1/2002, OPEC cắt giảm tiếp 1,5 triệu thùng/ngày và các nước ngoài OPEC cũng tham gia việc cắt giảm sản lượng trong đó có cả Nga với mức cắt giảm cam kết là 462.500 thùng/ngày. Điều này đã đem lại kết quả mong muốn của OPEC khi mà giá dầu tăng lên mức 25USD/thùng vào tháng 3/2002. Vào giữa năm 2002, các nước ngoài OPEC đã khôi phục lại mức sản lượng đã cắt giảm tuy nhiên giá vẫn tiếp tục tăng và dự trữ dầu của Mỹ đạt mức thấp nhất trong 20 năm. Vào thời điểm cuối năm, dư cung không còn là vấn đề. Cuộc đình công tại Venezuela đã khiến cho sản lượng dầu nước này giảm mạnh. Trước khi cuộc đình công diễn ra, Venezuela chưa bao giờ có thể khôi phục lại mức sản lượng trước đó và đứng ở mức thấp hơn 900.000 thùng/ngày so với mức kỷ lục 3,5 triệu thùng/ngày. OPEC tăng sản lượng thêm 2,8 triệu thùng/ngày vào tháng 1 và tháng 2/2003. Vào ngày 19/3/2003, khi mà sản lượng dầu của Venezuela bắt đầu được khôi phục, cuộc tấn công quân sự vào Iraq đã nổ ra. Trong khi đó, trữ lượng dầu ở Mỹ và các quốc gia OECD vẫn ở mức thấp. Với sự phát triển mạnh của kinh tế, nhu cầu dầu từ Mỹ và các nước châu Á đã tăng một cách chóng mặt. Sự giảm sản lượng ở Iraq và Venezuela được bù đắp bởi việc tăng sản lượng ở các thành viên khác tuy nhiên vẫn khiến cho mức sản lượng dầu tiềm năng có khả năng sản xuất giảm xuống. Vào giữa năm 2002, sản lượng dầu tiềm năng là 6 triệu thùng/ngày và giữa năm 2003 đã giảm xuống dưới 2 triệu thùng. Giai đoạn từ năm 2004 tới 2007: Sau trận bão 2005 và mức dự trữ dầu của các nước lớn khiến giá dầu một lần nữa có xu hướng tăng. Nhu cầu dầu thế giới tăng trên 80 triệu thùng/ngày cũng là nguyên nhân của việc tăng giá dầu. Tháng 11/2006 và tháng 2/2007, OPEC cắt giảm sản lượng dầu cũng khiến giá dầu mỏ có xu hướng leo thang.  Giai đoạn từ năm 2007 tới nay: Trong năm 2007 tới cuối năm, nền kinh tế thế giới phát triển quá nóng. Sự tăng trưởng ngành công nghiệp Mỹ, Trung Quốc và các nước Tây Âu khiến nhu cầu dầu mỏ gia tăng. Tình hình bất ổn chính trị ở các nước Trung Đông cũng là một nguyên nhân đẩy giá dầu mỏ leo thang. Sự khủng hoảng năng lượng được châm ngòi một lần nữa tại Mỹ. Giá dầu mỏ tháng 5/2007 đến tháng 7/2008 tăng chóng mặt: Giá dầu tăng từ mức 70 USD lên trên 100 USD và đạt mốc kỷ lục 147 USD/thùng vào giữa tháng 7 năm 2008. Đến nửa cuối năm 2008, nền kinh tế thế giới bị khủng hoảng nghiêm trọng. Sản xuất bị ngừng trệ, thất nghiệp tăng cao, nhu cầu sản xuất hàng hóa giảm đáng kể đẩy giá dầu tụt dốc đến mức 34USD/ thùng. Một động thái mới từ các nước OPEC là việc cân nhắc chuyển định giá dầu từ đồng USD sang một loại đồng tiền khác như EUR và gần đây nhất là việc Iran tuyên bố không định giá bằng đồng USD nữa cũng là nguyên nhân khiến giá dầu mỏ có xu hướng giảm. Đầu năm 2009, hầu hết các nước lớn như Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản và Trung Quốc đã tung những gói cứu trợ lớn. Điều này tiềm ẩn lớn lạm phát có thể quay trở lại. Đồng USD có xu hướng yếu đi khiến giá dầu mỏ có xu hướng tăng trở lại trong năm 2009. Trong giai đoạn gần đây, triển vọng nhu cầu dầu tăng thêm khi nền kinh tế ấm lại một lần nữa là cú huých khiến giá dầu “rục rịch” tăng trở lại. Ngày 13/10/2009, giá dầu thô ngọt nhẹ giao tháng 11/2009 tăng 88 cent lên 74.15 USD/thùng sau khi đã tăng 2% so với một ngày trước đó. Tại London, giá dầu thô Brent biển Bắc giao tháng 11 đã tăng 1.04 USD lên 72.4 USD/thùng. Giới phân tích thế giới dự báo giá dầu tăng trong năm 2009 là do triển vọng tăng trưởng trở lại nền kinh tế. Tổ chức OPEC cũng đưa ra dự báo nhu cầu dầu mỏ giảm chút ít trong năm 2009 nhưng sẽ bắt đầu tăng dần (tăng khoảng 700.000 thùng /ngày) lên 84.93 triệu thùng/ngày. Trước đó, Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) đã nâng mức dự đoán về nhu cầu dầu của toàn cầu năm 2009 lên thêm 200.000 thùng/ngày và của năm tới thêm 350.000 thùng/ngày, so với dự báo trước đó. Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa góp phần làm cho giá dầu tăng là do giá USD giảm, buộc các nhà quản lý quỹ phải tìm cách bảo vệ vốn của mình trước xu hướng giảm này bằng cách mua dầu mỏ hoặc các mặt hàng khác. Tính đến thời điểm hiện tại, có thể nhận xét giá dầu đang dao động xoay quanh mức giá 72USD/ thùng do đồng USD có dấu hiệu tăng giá trở lại so với EURO cao nhất kể từ tháng 8/2009 tới nay. Nguyên nhân biến động giá dầu: Nguồn cung dầu phụ thuộc rất lớn vào quyết định của Tổ chức OPEC nên việc điều hành của tổ chức này đóng vai trò rất quan trọng trong việc bình ổn giá trên thị trường. Giá dầu mỏ chịu tác động của quy luật cung – cầu: Trong ngắn hạn bất kỳ một sự tăng cung hay giảm cầu đều sẽ ảnh hưởng tới giá dầu mỏ trên Thế giới. Ngoài ra, sự kỳ vọng về tăng trưởng nền kinh tế, sự bất ổn chính trị trong nội bộ các nước xuất khẩu dầu cũng là nguyên nhân khiến giá dầu có sự biến động vô cùng lớn. Các nước như Iran, Irac, Venezuela… luôn là điểm nóng về chính trị và quân sự. Các nước xuất khẩu dầu mỏ luôn khuyến khích các nước tránh đầu tư vào những nền công nghiệp phụ thuộc vào năng lượng bởi nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng của giá dầu mỏ. Vì dầu mỏ là nguồn đầu vào của hầu hết các ngành nghề sản xuất chính quan trọng của các nước. Vì thế giá cả dầu mỏ sẽ có những tác động lớn. Giá dầu tăng cũng khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, lạm phát tăng và thất nghiệp gia tăng trên thế giới. Với sự trượt giá của USD, các nhà đầu tư đang đổ vốn vào thị trường hàng hóa, trong đó có dầu thô và các mặt hàng kim loại, để tìm kiếm hầm trú ẩn an toàn khỏi những tác động tiêu cực của lạm phát. Và khả năng đầu cơ đẩy giá dầu tăng trong thời gian qua là điều không tránh khỏi. Nhưng theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng JP Morgan Chase - một trong những ngân hàng tại phố Wall có tiếng nói nhất trên thị trường hàng hóa, hơn 90% biến động của thị trường dầu mỏ là do chịu ảnh hưởng từ việc cung ứng, chứ không phải do ảnh hưởng từ các hoạt động đầu cơ. Điều này đã gây nghi ngờ về chế độ giám sát thị trường chặt chẽ đối với các nhà đầu tư hàng hóa. Nguyên nhân được đưa ra ở đây là kho dự trữ dầu của các nước sụt giảm nghiêm trọng trong thời gian qua đã khiến các nhu cầu tăng đột biến đối với thị trường dầu mỏ, khiến giá dầu tăng dần. Cũng theo báo cáo này, từ năm 2006 – 2009, 96% sự biến đổi giá dầu trong mỗi tuần là do ảnh hưởng bởi sự tăng hoặc giảm đột biến của kho dầu thô, 4% còn lại có thể do đầu cơ gây ra hoặc ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh về đầu tư. Sự tăng giá của dầu sẽ kìm hãm đà phát triển của nền kinh tế. Nếu sự gia tăng về giá là lớn thì nó sẽ khiến nền kinh tế bị suy thoái. Vì thế, xu hướng hiện thời của các nước là xây dựng các kho dự trữ dầu nhằm hạn chế bớt tác động của những cuộc khủng hoảng năng lượng. Thị trường xăng dầu Việt Nam và vai trò của Nhà nước: Cùng với quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, hoạt động phân phối xăng dầu cũng đã trải qua các giai đoạn tương ứng, từ phương thức cung cấp theo định lượng, áp dụng một mức giá thống nhất do Nhà nước quy định đến mua bán theo nhu cầu, thông qua hợp đồng kinh tế. Để tiệm cận với những thay đổi đó, đặc biệt là giai đoạn bắt đầu tiếp cận thị trường, Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh cơ chế quản lý vĩ mô về kinh doanh xăng dầu với những chính sách phù hợp với đặc thù của mỗi giai đoạn. Khái quát thị trường xăng dầu trong 20 năm qua, kể từ khi Việt Nam đặt viên gạch đầu tiên xây dựng nền móng của thị trường xăng dầu năm 1989, quá trình chuyển đổi có thể phân chia thành 3 giai đoạn: trước năm 2000, từ năm 2000 đến cuối năm 2008 và từ cuối năm 2008 trở lại đây. Giai đoạn trước năm 2000: Giai đoạn này kéo dài trên 10 năm, với sự gia tăng của các đầu mối nhập khẩu từ một đầu mối duy nhất, tăng dần lên 5 và đến năm 1999, đã có 10 đầu mối tham gia nhập khẩu xăng dầu cho nhu cầu nội địa. Trong những năm từ 1989 đến 1992, khi không còn nguồn xăng dầu cung cấp theo Hiệp định với Liên xô (cũ), Nhà nước chuyển từ quy định "giá cứng" sang áp dụng giá chuẩn để phù hợp với việc hình thành nguồn xăng dầu nhập khẩu từ lượng ngoại tệ do doanh nghiệp đầu mối tự cân đối, mua của các doanh nghiệp xuất khẩu qua ngân hàng hoặc hình thức uỷ thác bao tiêu xăng dầu cho doanh nghiệp có ngoại tệ thu được từ xuất khẩu. Vào giai đoạn này, nguồn ngoại tệ từ dầu thô do Nhà nước bảo đảm chỉ chiếm dưới 40% tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu. Doanh nghiệp đầu mối được quyền quyết định giá bán +/- 10% so với giá chuẩn để bảo đảm hoạt động kinh doanh. Từ năm 1993, để thống nhất quản lý giá bán, Nhà nước ban hành quy định giá tối đa; doanh nghiệp tự quyết định giá bán buôn và bán lẻ trong phạm vi giá tối đa. Nhà nước xác định mức độ chịu đựng của nền kinh tế để xác định giá tối đa; việc điều chỉnh giá tối đa ở giai đoạn này chỉ diễn ra khi tất cả các công cụ điều tiết đã sử dụng hết. Công cụ thuế nhập khẩu được sử dụng như một van điều tiết để giữ mặt bằng giá tối đa, không tạo ra siêu lợi nhuận và doanh nghiệp cũng không phát sinh lỗ sau một chu kỳ kinh doanh. Phụ thu là một công cụ bổ sung cho thuế nhập khẩu khi mức thuế nhập khẩu đã được điều chỉnh tăng hết khung, được đưa vào Quỹ Bình ổn giá do Nhà nước quản lý. Lệ phí giao thông thu từ năm 1994 cũng được hình thành từ nguyên tắc tận thu cho ngân sách Nhà nước khi điều kiện cho phép, là khoản thu cố định và sau này đổi tên là phí xăng dầu. Đặc điểm lớn nhất của giai đoạn này là: nhờ quy định của Nhà nước về giá chuẩn, doanh nghiệp đầu mối được điều chỉnh giá bán xăng dầu nhập khẩu thuộc nguồn ngoại tệ tự huy động từ các doanh nghiệp xuất khẩu, đảm bảo quyền lợi cho họ thông qua tỷ giá phù hợp nên đã huy động được số ngoại tệ nhập khẩu gần 60% nhu cầu xăng dầu cho nền kinh tế sau khi không còn nguồn xăng dầu theo Hiệp định. Chính chủ trương không áp dụng cơ chế bù giá cho các đối tượng sử dụng xăng dầu thông qua doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu là điều kiện quyết định để Việt Nam có thể tự cân đối được ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu ngay cả khi nguồn ngoại tệ tập trung của Nhà nước từ dầu thô mới chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% so với tổng nhu cầu ngoại tệ nhập khẩu xăng dầu lúc đó. Giai đoạn này cũng là thời kỳ giá xăng dầu thế giới ở mức đáy (dầu thô chỉ ở mức trên 10 USD/thùng), tương đối ổn định nên với cơ chế giá tối đa, Nhà nước đã đạt được mục tiêu đề ra, cụ thể là (1)/ Cân đối cung - cầu được đảm bảo vững chắc; (2)/ Các hộ sản xuất và người tiêu dùng lẻ được hưởng mức giá tương đối ổn định; biến động giá tuy chỉ theo xu hướng tăng song mức tăng đều, không gây khó khăn nhiều cho sản xuất và tiêu dùng khi chủ động hoạch định được ngân sách cho tiêu thụ xăng dầu hàng năm; (3)/ Ngân sách Nhà nước tăng thu thông qua việc tận thu thuế nhập khẩu, phụ thu, phí xăng dầu; (3)/ Doanh nghiệp có tích luỹ để đầu tư phát triển, định hình hệ thống cơ sở vật chất, từ cầu cảng, kho đầu mối, kho trung chuyển, phương tiện vận tải đến mạng lưới bán lẻ. Mặc dù vậy, cơ chế quản lý - điều hành trong giai đoạn này cũng đã bộc lộ khá rõ những nhược điểm mà nổi bật là tương quan giá bán giữa các mặt hàng không hợp lý dẫn đến tiêu dùng lãng phí, nhà đầu tư không có đủ thông tin để tính toán đúng hiệu quả đầu tư nên chỉ cần thay đổi cơ chế điều hành giá sẽ làm ảnh hưởng rất lớn sử dụng nhiên liệu, nhiều nhà sản xuất thậm chí đã phải thay đổi công nghệ do thay đổi nhiên liệu đốt (thay thế madut, dầu hoả bằng than, trấu, gas); gian lận thương mại xuất hiện do định giá thấp đối với mặt hàng chính sách (dầu hoả); Nhà nước giữ giá ổn định trong một thời gian quá dài thoát ly giá thế giới tạo sức ỳ và tâm lý phản ứng của người sử dụng về thay đổi giá mà không cần xét đến nguyên nhân và sự cần thiết phải điều chỉnh tăng giá. Ở cuối của giai đoạn này giá thế giới- nguồn-thị trường đã có dấu hiệu biến động mạnh, ở mức cao hơn; các cân đối cung cầu và ngân sách, chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và lạm phát…đều có nguy cơ bị phá vỡ khi tình trạng đó kéo dài; trong khi chưa tìm được cơ chế điều hành thích hợp, vì mục tiêu ổn định để phát tri