Bình luận Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và kiến nghị sửa đổi - Bàn về khái niệm thương mại và phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài

Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên của pháp luật Việt Nam đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về trọng tài thương mại, theo đó thuật ngữ “thương mại” được giải thích như sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. (Điều 3). Trong bối cảnh Pháp lệnh được ban hành vào thời điểm Luật Thương mại 1997 vẫn đang có hiệu lực nhưng các nhà lập pháp đã mạnh dạn đưa khái niệm thương mại theo hướng mở, tương thích với Luật mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Uỷ ban Pháp luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc, mà không “bó buộc” trong 14 hành vi quy định trong Luật Thương mại 1997. Đây được coi là bước “đột phá” trong công tác lập pháp vào thời điểm đó. Tuy nhiên, qua hơn 4 năm áp dụng và thi hành trên thực tế cho thấy Pháp lệnh đã bộ lộ một số hạn chế nhất định. Thứ nhất, đã có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương mại” trong Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh cãi trong việc xác định phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài. Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, mỗi năm tại Việt Nam có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới thuộc các loại hình khác nhau được thành lập. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến việc góp vốn, quản lý và điều hành các doanh nghiệp này. Vấn đề đặt ra là những tranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ý kiến cho rằng các loại tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm quyền của trọng tài bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc góp vốn chính là hoạt động đầu tư, tài chính vì có bản chất kinh doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa, cần phải hiểu tính “mở” của khái niệm thuật ngữ thương mại trong Pháp lệnh. Theo đó, ngoài việc liệt kê các hành vi thương mại, Pháp lệnh còn quy định các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, bất kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thì trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết.

doc3 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1944 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và kiến nghị sửa đổi - Bàn về khái niệm thương mại và phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận Pháp lệnh Trọng tài Thương mại và kiến nghị sửa đổi - Bàn về khái niệm thương mại và phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài  Pháp lệnh Trọng tài Thương mại năm 2003 là văn bản pháp luật đầu tiên của pháp luật Việt Nam đưa ra một khái niệm tương đối đầy đủ về trọng tài thương mại, theo đó thuật ngữ “thương mại” được giải thích như sau: “Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện, đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật”. (Điều 3).  Trong bối cảnh Pháp lệnh được ban hành vào thời điểm Luật Thương mại 1997 vẫn đang có hiệu lực nhưng các nhà lập pháp đã mạnh dạn đưa khái niệm thương mại theo hướng mở, tương thích với Luật mẫu về Trọng tài Thương mại Quốc tế của Uỷ ban Pháp luật Thương mại Quốc tế của Liên hợp quốc, mà không “bó buộc” trong 14 hành vi quy định trong Luật Thương mại 1997. Đây được coi là bước “đột phá” trong công tác lập pháp vào thời điểm đó. Tuy nhiên, qua hơn 4 năm áp dụng và thi hành trên thực tế cho thấy Pháp lệnh đã bộ lộ một số hạn chế nhất định.  Thứ nhất, đã có cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “thương mại” trong Pháp lệnh. Điều này dẫn đến tranh cãi trong việc xác định phạm vi giải quyết tranh chấp của trọng tài.  Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp, mỗi năm tại Việt Nam có thêm hàng nghìn doanh nghiệp mới thuộc các loại hình khác nhau được thành lập. Điều đó cũng có nghĩa là sẽ có rất nhiều tranh chấp phát sinh liên quan đến việc góp vốn, quản lý và điều hành các doanh nghiệp này. Vấn đề đặt ra là những tranh chấp nội bộ phát sinh trong nội bộ doanh nghiệp, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu có được giải quyết bằng trọng tài không? Có ý kiến cho rằng các loại tranh chấp này đương nhiên thuộc thẩm quyền của trọng tài bởi vì việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu cũng như việc góp vốn chính là hoạt động đầu tư, tài chính vì có bản chất kinh doanh thu lợi nhuận. Hơn nữa, cần phải hiểu tính “mở” của khái niệm thuật ngữ thương mại trong Pháp lệnh. Theo đó, ngoài việc liệt kê các hành vi thương mại, Pháp lệnh còn quy định các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. Do vậy, bất kỳ quy định nào của pháp luật xác định lĩnh vực hoạt động là thương mại thì trọng tài đều có thẩm quyền giải quyết.  Tuy nhiên, có ý kiến khác cho rằng trọng tài không có thẩm quyền giải quyết các loại tranh chấp trên bởi vì các tranh chấp này không được liệt kê cụ thể tại Khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh. Do vậy, chỉ có tòa án mới có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp này. Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 đã quy định cụ thể những tranh chấp thuộc thẩm quyền của tòa án bao gồm:  1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm: Mua bán hàng hoá; Cung ứng dịch vụ; Phân phối; Đại diện, đại lý; Ký gửi; Thuê, cho thuê, thuê mua; Xây dựng; Tư vấn, kỹ thuật; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt, đường bộ, đường thuỷ nội địa; Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; Đầu tư, tài chính, ngân hàng; Bảo hiểm; Thăm dò, khai thác.  2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.  3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.  4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định.  Như vậy, hiện nay pháp luật Việt Nam có các quy định, giải thích khác nhau về phạm vi giải quết tranh chấp của tòa án và trọng tài. Điều này sẽ dẫn đến việc hiểu và áp dụng khác nhau và sẽ tạo ra hậu quả khác nhau. Cụ thể, dựa theo quan điểm “mở” trọng tài có thể thụ lý giải quyết các tranh chấp thuộc Điều 29 nêu trên. Tuy nhiên, nếu áp dụng một cách “máy móc” và dựa theo nguyên tắc “chỉ được làm những gì luật pháp cho phép”, tòa án sẽ cho rằng trọng tài vượt quá thẩm quyền. Điều này dẫn đến hậu quả là các quyết định trọng tài có nguy cơ không được tòa án công nhận và cho thi hành. Vấn đề này cần sớm được giải quyết để hạn chế các rắc rối và rủi ro phát sinh cho các bên tranh chấp.  Vấn đề thứ hai cần trao đổi, đó là phạm vi các chủ thể được giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều 2 khoản 1 Pháp lệnh quy định “Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự, thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định”. Theo quy định trên, thuật ngữ “các bên” sẽ có hàm ý rất rộng. Các bên có thể là cá nhân hoặc tổ chức. Trong khi đó, Nghị định của Chính phủ số 25/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh lại giới hạn phạm vi chủ thể chỉ bao gồm “cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”. Cụ thể, Điều 2 của Nghị định quy định “Trọng tài thương mại có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại quy định tại khoản 3 Điều 2 của Pháp lệnh m à các bên tranh chấp là cá nhân kinh doanh hoặc tổ chức kinh doanh”.  Như vậy, trong khi tinh thần của Pháp lệnh thì “mở” nhưng văn bản hướng dẫn thi hành, tuy có hiệu lực thấp hơn, lại đưa ra quy định “đóng”. Điều này khiến các Trung tâm trọng tài đã phải từ chối rất nhiều vụ tranh chấp do chủ thể ký thoả thuận trọng tài không phải là “tổ chức, cá nhân kinh doanh”.  Trong thực tế, có rất nhiều tổ chức, như các ban quản lý dự án, tham gia đấu thầu hoặc giao kết các hợp đồng, trong đó sử dụng trọng tài theo khuyến nghị của các nhà tài trợ, định chế tài chính như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á v.v... Tuy nhiên, khi phát sinh tranh chấp, các trung tâm trọng tài của Việt Nam sẽ phải từ chối giải quyết vì các chủ thể này không phải là tổ chức kinh doanh. Điều này không phù hợp với pháp luật và thực tiễn trọng tài quốc tế vốn chỉ nhấn mạnh tiêu chí thoả thuận, nghĩa là khi có thoả thuận của các bên chọn trọng tài thì trọng tài sẽ có thẩm quyền. Còn tiêu chí chủ thể ký thoả thuận trọng tài không có ý nghĩa quan trọng, thậm chí trong một số trường hợp chủ thể ký thoả thuận trọng tài là Nhà nước thì thoả thuận trọng tài vẫn có giá trị bởi vì bằng việc tự nguyện ký kết thoả thuận trọng tài, Nhà nước đã “từ bỏ” quyền miễn trừ của mình.  Trong bối cảnh Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, đòi hỏi phải có hệ thống luật pháp tương đồng với các tiêu chuẩn của luật pháp quốc tế. Thiết nghĩ, những bất cập trên cần sớm được chỉnh sửa cho phù hợp hơn với pháp luật và thực tiễn trọng tài thương mại quốc tế. 
Luận văn liên quan