Bình luận Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định, nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật

Hiến chương liên hợp, các điều ước quốc tế và các văn kiện pháp lý quốc tế khác là nguồn pháp lý cơ bản, quy định quyền năng chủ thể của chủ thể luật quốc tế nhưng tổng thể chung thì quốc gia là chủ thể tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ, tránh nhiệm pháp lý do chính mình và cho các chủ thể hay thực thể đặc thù khác. Đây là đặc trưng thể hiện sự khác biệt giữa cơ chế xác định quyền năng chủ thể theo luật quốc tế so với việc xác định quyền năng chủ thể luật trong nước. Tuy vậy, không phải thực thể nào tham gia qua hệ quốc tế cũng có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế, điều đó đúng. “Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định, nhưng không vì thế mà thực thể nàu trở thành chủ thể của Luật quốc tế”. Để làm rõ hơn em xin bình luận về vấn đề này qua bài luận dưới đây.

doc10 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1985 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bình luận Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định, nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bình luận “ trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định, nhưng không vì thế mà thực thể này trở thành chủ thể của luật quốc tế”. MỞ ĐẦU Hiến chương liên hợp, các điều ước quốc tế và các văn kiện pháp lý quốc tế khác là nguồn pháp lý cơ bản, quy định quyền năng chủ thể của chủ thể luật quốc tế nhưng tổng thể chung thì quốc gia là chủ thể tự xác định phạm vi quyền, nghĩa vụ, tránh nhiệm pháp lý do chính mình và cho các chủ thể hay thực thể đặc thù khác. Đây là đặc trưng thể hiện sự khác biệt giữa cơ chế xác định quyền năng chủ thể theo luật quốc tế so với việc xác định quyền năng chủ thể luật trong nước. Tuy vậy, không phải thực thể nào tham gia qua hệ quốc tế cũng có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế, điều đó đúng. “Trong thực tiễn, cá nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhất định, nhưng không vì thế mà thực thể nàu trở thành chủ thể của Luật quốc tế”. Để làm rõ hơn em xin bình luận về vấn đề này qua bài luận dưới đây. NỘI DUNG I. Cơ sở pháp lý: 1. Quan hệ pháp luật quốc tế: Theo khoa học luật quốc tế, quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh là quan hệ giữa các quốc gia hoặc các thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia, các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập, nảy sinh trong các lĩnh vực ( chính trị, kinh tế, xã hội…) của đời sống quốc tế. Quan hệ quốc tế mang tính chất liên quốc gia, liên chính phủ, phát sinh trong bất kì lĩnh vực nào của đời sống quốc tế… Nói tóm lại quan hệ liên quốc gia ( liên chính phủ ) giữa các quốc gia và các thực thể quốc tế khác phát sinh trong mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…và được điều chỉnh bằng luật quốc tế gọi là quan hệ pháp luật quốc tế. 2. Chủ thể của Luật quốc tế: Định nghĩa : Khác với các chr thể thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật quốc gia, các chủ thể của luật quốc tế không xuất hiện tại cùng một thời điểm với nhau. Khi tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế, do tính chất quyền năng của chủ thể khác nên vai trò của các chủ thể của luật quốc tế cũng khác, về cơ bản, việc xác định một thực thể là chủ thể của luật quốc tế có một số dấu hiệu sau: _ Có sự tham gia vào các quan hệ quốc tế do luật quốc tế điều chỉnh. _ Có ý chí độc lập ( không phụ thuộc vào các chủ thể khác ) trong sinh hoạt quốc tế. _ Có đầy đủ quyền và nghĩa vụ riêng biệt đối với các chủ thể khác thuộc phạm vi điều chỉnh của luật quốc tế. _ Có khả năng gánh vác trách nhiệm pháp lý quốc tế do những hành vi mà chủ thể đã thực hiên gây ra. Căn cứ vào các dấu hiệu trên, có thể thấy chủ thể luật quốc tế là những thực thể độc lập tham gia vào những quan hệ do luật quốc tế điều chỉnh, có đầy đủ có quyền, nghĩa vụ và khả năng gánh vác tránh nhiệm pháp lý quốc tế từ những hành vi mà chính chủ thể thực hiện. Quyền năng của chủ thể quốc tế: _ Quyền năng của chủ thể luật quốc tế là những phương diện thể hiện khả năng pháp lý đặc trưng của những thực thể pháp lý trong quan hệ quốc tế thoe quy định của luật quốc tế, có thể xem xét quyền năng của chủ thể luật quốc tế theo hai góc độ. + về mặt lý luận : là thuộc tính chủ quyền với địa vị pháp lý quốc tế của quốc gia trong các quan hệ pháp lý của quốc gia với chủ thể do quốc gia tạo ra là tổ chức quốc tế liên quốc gia. + Về mặt pháp lý: quốc gia, tổ chức quốc tế mà dân tộc đang đấu tranh giành độc lập được thừa nhận là những thực thể có những quyền và nghĩa vụ quốc tế của những thực thể này khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế. II. Các quan điểm về cá nhân có phải là chủ thể của luật quốc tế hay không? Trong suốt lịch sử phát triển của mình, luật quốc tế, trong một thời gian dài, đã phủ nhận cá nhân con người và chỉ quan tâm đến những vấn đề có liên quan đến quốc gia. Từ đầu thế kỷ XX, đặc biệt là sau Đại chiến thế giới thứ hai tình thế đã thay đổi, công pháp quốc tế hiện đại gắn chặt với vấn đề nhân quyền. Hiến chương Liên hợp quốc xác định một trong những mục đích chính của mình là tôn trọng và bảo vệ quyền con người. Nhiều điều ước, quốc tế về quyền con người đã được ký kết. Thế nhưng điều đó có đồng nghĩa với tính chủ thể pháp lý quốc tế của cá nhân con người hay không? Cá nhân là chủ thể của công pháp quốc tế là một vấn đề đang được tranh cãi chưa ngã ngũ. Một số tác giả phủ định tính chủ thể pháp lý quốc tế của cá nhân, nhưng số khác lại công nhận rằng ở cá nhân có những đặc thù của chủ thể luật quốc tế. Ví dụ như A.Phedross (Áo) cho rằng “cá nhân con người trên nguyên tắc không phải là chủ thể của luật quốc tế bởi vì luật quốc tế bảo vệ quyền lợi của cá nhân nhưng nó đảm bảo những quyền và nghĩa vụ không phải cho từng cá nhân, mà cho quốc gia mà cá nhân là công dân của quốc gia đó. Một số tác giả cho rằng cá nhân chỉ có thể là chủ thể của các quan hệ pháp lý quốc tế. “Cá nhân do chịu sự cai trị của quốc gia không thể thay mặt mình hoạt động trên trường quốc tế như một chủ thể của luật quốc tế – B.M Shurshaloff V.M viết- Tất cả các Công ước quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được ký kết giữa các quốc gia với nhau. Vì vậy những quyền và nghĩa vụ cụ thể được phát sinh ra từ những Công ước này là dành cho nhà nước chứ không cho từng cá nhân. Cá nhân được quốc gia bảo trợ, và những qui tắc của luật quốc tế về quyền và bảo vệ quyền con người được thực hiện chủ yếu qua hoạt động của quốc gia”. Vào đầu thế kỷ XX nhà luật học nổi tiếng Martence cũng có quan điểm như vậy. Ông cho rằng cá nhân không phải là chủ thể của luật quốc tế nhưng có những quyền nhất định trong quan hệ quốc tế. Những quyền đó được nảy sinh từ bản chất tự nhiên của con người, từ tình thế họ là công dân của một quốc gia Nhà luật học quốc tế người Anh A.Brownlee có những quan điểm trái ngược nhau về vấn đề này. Một mặt ông cho rằng theo điều luật chung cá nhân không thể là chủ thể của luật quốc tế được, nhưng trong một số lĩnh vực nhất định cá nhân được xem xét như chủ thể của luật quốc tế; mặt khác theo ý kiến của Brownlee thì “thật là vô ích nếu như xếp cá nhân vào “hàng ngũ” những chủ thể của luật quốc tế, bởi vì làm như vậy là vô hình chung công nhận một số quyền của cá nhân mà trên thực tế không có, phủ nhận tính tất yếu của sự khác biệt giữa cá nhân và các chủ thể khác trong luật quốc tế. Ngành luật của Liên Xô cũ một thời gian dài đã phủ nhận tính chủ thể pháp lý quốc tế của cá nhân trên trường quốc tế. Điều đó được giải thích như là hậu quả tất yếu của việc quá nâng cao vai trò quan trọng của nhà nước không chỉ trong lĩnh vực luật quốc tế và quan hệ quốc tế, không chỉ trong phạm vi quốc gia mà trên cả trường quốc tế. Nhưng cùng với thời gian mọi vật đều thay đổi. Từ việc công nhận cá nhân là chủ thể của luật quốc tế đi đến những đề nghị xa hơn mà theo đó Công pháp quốc tế có khả năng điều tiết cả những quan hệ trong một quốc gia, có cả mối quan hệ giữa nhà nước và cá nhân. Về các tác giả khác, E.Arechaga (Uruguay) có quan điểm ôn hoà hơn. Ông cho rằng: “theo cơ cấu của luật quốc tế thì không có gì có thể cản trở nhà nước đảm bảo cho cá nhân một số quyền nhất định đã được nảy sinh từ một Công ước quốc tế, hoặc xem xét một số biện pháp quốc tế để bảo vệ những quyền đó. L.Oppenhame từ năm 1947 đã để ý rằng: “Mặc dù chủ thể chính của luật quốc tế là quốc gia nhưng nhà nước có thể xem cá nhân như một chủ sở hữu các quyền và nghĩa vụ quốc tế và trong khuôn khổ đó công nhận cá nhân là một chủ thể của luật quốc tế“(7). Tiếp đó ông đã làm rõ ý kiến của mình bằng ví dụ: Những cá nhân làm nghề cướp biển trước hết chịu trách nhiệm pháp lý theo những qui tắc của luật quốc tế, chứ không phải nội luật của nhiều quốc gia khác nhau. Nhưng tựu chung lại cá nhân không thể là chủ thể của luật quốc tế. Và phù hợp với tính chất của hệ thống các nguyên tắc và quy phạm luật quốc tế, về lý luận cũng như về mặt pháp lý, quốc gia và các thực thể quốc tế khác, như các tổ chức quốc tế liên quốc gia ( liên chính phủ ) hay các dân tộc đang đấu tranh giành độc lập là chủ thể của luật quốc tế nhưng trong số những thực thể này, quốc gia là chủ thể phổ biến nhất. Đó là những chủ thể thường xuyên tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế và được luật quốc tế công nhận là chủ thể của luật quốc tế. III. Trong thực tiễn, các nhân có thể tham gia vào một số quan hệ pháp luật quốc tế nhưng lại không thể trở thành chủ thể của luật quốc tế. 1. quyền con người trong quan hệ luật quốc tế. Trong luật quốc tế, quan hệ giữa các quốc gia và trong chừng mực nhất định, bao gồm cả các tổ chức quốc tế, hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ, phát triển quyền con người thuộc sự điều chỉnh của luật quốc tế về quyền con người. có sự phân biệt giữa các đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế về quyền con người ( là quan hệ giữa các chủ thể luật quốc tế trong lĩnh vực hợp tác quốc tế bảo vệ, phát triển quyền con người ( là cá nhân khi thụ hưởng và thực thi quyền con người theo quy định của luật pháp quốc gia vfa quốc tế ). Và cá nhân nhận sự bảo hộ của luật quốc tế về quyền con người ở quốc gia mình là công dân, cũng như trong quan hệ luật quốc tế phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế. Việc cá nhân tham gia vào một số cơ quan hệ thống pháp luật thế giới về quyền con người là do sự thỏa thuận của các chủ thể của luật quốc tế. Như vậy, về cơ bản, cá nhân là chủ thể của quyền con người chứ không phải là chủ thể của luật quốc tế về quyền con người. Như vậy, cá nhân đã tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế về quyền con người tức là đã tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế. Nhưng khi đã phân tích ở trên, có 4 dấu hiệu cơ bản để khẳng định đó là chủ thể của luật quốc tế. Cá nhân đã tham gia vào quyền con người lại không thể tham gia vào những quan hệ quốc tế khác do luật quốc tế điều chỉnh. Việc cá nhân thma gia vào đó chỉ là sự thỏa thuận của quóc gia mình với luật quốc tế. Nếu luật quốc gia nước sở tại không cho phép quyền này trong luật quốc gia thì cá nhân cũng không thể tham gia được vào quan hệ pháp luật quốc tế về quyền con người. Điều đó cũng có ý nghĩa là cá nhân không thể thỏa mãn dấu hiệu thứ 2 đó là : chủ thể phải có ý chí độc lập ( không lệ thuộc vào các chủ thể khác ) trong sinh hoạt quốc tế. Công dân của mỗi quốc gia không thể đứng ra tổ chức một hội nghị, một diễn đàn về quyền con người cho một khu vực hay rộng ra là toàn thế giới. mà cần phải có sự đồng ý tối thiểu nhất nhà nước mình, sau đó là các nhà nước khác. Đó là các chủ thể khác của luật quốc tế. Cá nhân phải phụ thuộc vào các chủ thể đó thì sao có thể làm chủ thể của luật quốc tế được. ở dấu hiệu thứ 3, các nhân chỉ có nghĩa vụ và quyền năng riêng biệt trong quan hệ luật quốc tế về quyền con người, và không có quyền năng trong các quan hệ quốc tế khác và luật quốc tế điều chỉnh. Cá nhân tham gia vào quan hệ luật quốc tế về quyền con người và tất nhiên cá nhân không thể có quyền năng và địa vị pháp lý về quan hệ pháp luật quốc tế về biển, môi trường được…Đó là điểm khuyết lớn nhất của cá nhân để trở thành chủ thể của luật quốc tế so với Quốc gia. Đó là những cơ sở để khẳng định cá nhân đã thma gia vào quan hệ pháp luật quốc tế về quyền con người nhưng không vì thế lại trở thành chủ thể của luật quốc tế. Tuy nhiên lại có những ý kiến cho rằng “ luật quốc tế về quyền con người là để mở rộng phạm vi chủ thể tham gia các quan hệ pháp luật quốc tế. Trước đây, luật quốc tế chỉ điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế, tuy nhiên, hiện nay, cùng với sự ra đời của luật quốc tế về quyền con người, mặc dù chủ thể chính của luật quốc tế vẫn là các quốc gia và tổ chức quốc tế nhưng trong một số bối cảnh, luật quốc tế còn điều chỉnh cả mối quan hệ giữa các cá nhân và các nhà nước liên quan đến các quyền và tự do cá nhân mà đã được luật quốc tế ghi nhận và bảo đảm. Khác với luật quốc tế truyền thống, trong thế giới ngày nay, các cá nhân có các quyền và nghĩa vụ chủ thể khi tham gia vào các quan hệ pháp lý quốc tế. Cá nhân ngày càng được thừa nhận rộng rãi là một chủ thể của công pháp quốc tế hiện đại. 2. Trong tội phạm chiến tranh. Trong quan hệ luật tố tụng thế giới, khi tòa án xét xử tội phạm chiến tranh. Có nghĩa là cá nhân đã tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế. Nhưng sự tham gia này của cá nhân không dẫn đến khả năng tham gia vào các quan hệ pháp luật quốc tế khác với tư cách là chủ thể của luật quốc tế khác. Bị tòa xét xử tội ác chiến tranh thì cá nhân có quyền năng “ hạn chế” trong pháp luật quốc tế. Cá nhân đó không thể tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế về quyền con người được. Khái quát lại : Cá nhân có quyền và nghĩa vụ pháp lý quốc tế được nảy sinh từ điều luật quốc tế mà còn có quyền và khả năng yêu cầu quốc gia thực hiện các quyền con người và trong trường hợp cần thiết thỉnh cầu lên các toà án quốc tế để đảm bảo cho các quyền đó. Thế nhưng một mặt khác việc những chủ thể khác của luật quốc tế ngày càng tích cực tham gia vào hoạt động trên trường quốc tế làm cho các hoạt động này phức tạp hơn, khó điều khiển hơn. Kết quả là vai trò của quốc gia – chủ thể chính của luật quốc tế, không những không giảm đi mà ngày càng tăng lên. Điều đó được các nhà luật học trên thế giới khẳng định, nhất là những ai đó hoạt động thực tế, chẳng hạn như nguyên Tổng thư ký liên hợp quốc, giáo sư luật quốc tế B.Butros Galli nhấn mạnh đến “sự quan trọng và tính không thể thay thế của quốc gia có chủ quyền như chủ thể chính của luật quốc tế. KẾT LUẬN Nói tóm lại, trong xã hội hiện đại ngày nay vai trò quyền của con người trong quan hệ ngày càng được nâng cao về vị thế và pháp lý. Cá nhân đã ngày càng thma gia vào các quan hệ pháp luật xã hội nhiều hơn, trên nhiều quan hệ khác nhau nhưng chỉ mang tính độc lập từng quan hệ. Vấn đề cá nhân có thể trở thành chủ thể của luật quốc tế không? Thì các học giả vẫn còn tranh cãi, nhiều ý kiến trái ngược nhau. Nhưng quan trong hơn, hiện nay luât quốc tế không công nhận cá nhân là chủ thể của luật quốc tế. Bài luận dù đã cố gắng song không thể tránh những sai sót nhất định, vậy em mong quý thầy cô phê bình, nhận xét để bài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Giáo trình Luật quốc tế. Đại học Luật Hà Nội. NXB Công an Nhân dân. Chủ biên: Lê Mai Anh. Trang 57_74. 133_153. Chương 1 Luật quốc tế - lí luận và thực tiễn, Lê Mai Anh & Trần Văn Thắng, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2001.