Bộ Môn Tập Tài Liệu Nhà Công Cộng- HOTELS & RESORTS

Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đang dần dần được cải thiện.con người tạm gác việc lo toan làm sao để "ăn lo mặc ấm"mà thay vào đó là để làm sao có thể "ăn ngon mặc đẹp".Con người luôn khao khát có 1 khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi, thư giãn, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống.Đó chính là lý do mà những khu nghỉ dưỡng, resort, hotel . ra đờiđể dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người . Vào thời gian từ một thập kỷ trước, khái niệm về Resort và Hotel là một điều khá mới mẻ với nhiều người dân nước ta hoặc chỉ những người có thu nhập cao mới có thể sử dụng những dịch vụ này. Nhiều người cũng chưa hiểu rõ và đánh giá đúng tính chất của loại hình dịch vụ cao cấp này. Về chức năng, nhiệm vụ, cách tổ chức không gian hay những điều kiện cơ bản nhất của một khu Resort, Hotel cần có và những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cho loại hình dịch vụ đặc biệt này. Những nghiên cứu về quy hoạch, kiến trúc và bố trí không gian trong một khu resort thế nào được gọi là tiêu chuẩn? Đâu là tiêu trí đánh giá tiện nghi cho không gian? Những thiết kế trong khu nghỉ dưỡng cần những điều kiện gì để đáp ứng nhu cầu của con người? Vì thế ta nên có những tìm hiểu về Resort cũng như các loại hình nghỉ dưỡng và chăm sóc để có những nhận định và đánh giá rõ ràng hơn về kiến trúc, nội thất cũng như về bố trí trong loại hình không gian này

pdf107 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2178 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Bộ Môn Tập Tài Liệu Nhà Công Cộng- HOTELS & RESORTS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bộ Môn Tập Tài Liệu Nhà Công Cộng HOTELS & RESORTS GVHD : Ca Hoàng Vĩnh Hảo  Thành viên: o Lê Quốc Anh o Ngô Thành Đạt o Văn Công Hảo o Phạm Xuân Thiện o Phạm Minh Trí Mục lục:  Khái niệm  Thuật ngữ về khách sạn  Lịch sử phát triển  Phân loại , đánh giá khách sạn  Xu hướng phát triến ngành công nghiệp khách sạn  Một số Kiến trúc sư & công trình tiêu biểu ( tham khảo) 1  Khái niệm tổng quan về Hotel, Resort. Khi xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống đang dần dần được cải thiện.con người tạm gác việc lo toan làm sao để "ăn lo mặc ấm"mà thay vào đó là để làm sao có thể "ăn ngon mặc đẹp"...Con người luôn khao khát có 1 khoảng thời gian, một không gian để nghỉ ngơi, thư giãn, để lấy lại cân bằng trong cuộc sống...Đó chính là lý do mà những khu nghỉ dưỡng, resort, hotel ... ra đờiđể dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người . Vào thời gian từ một thập kỷ trước, khái niệm về Resort và Hotel là một điều khá mới mẻ với nhiều người dân nước ta hoặc chỉ những người có thu nhập cao mới có thể sử dụng những dịch vụ này. Nhiều người cũng chưa hiểu rõ và đánh giá đúng tính chất của loại hình dịch vụ cao cấp này. Về chức năng, nhiệm vụ, cách tổ chức không gian hay những điều kiện cơ bản nhất của một khu Resort, Hotel cần có và những tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng cho loại hình dịch vụ đặc biệt này. Những nghiên cứu về quy hoạch, kiến trúc và bố trí không gian trong một khu resort thế nào được gọi là tiêu chuẩn? Đâu là tiêu trí đánh giá tiện nghi cho không gian? Những thiết kế trong khu nghỉ dưỡng cần những điều kiện gì để đáp ứng nhu cầu của con người?…Vì thế ta nên có những tìm hiểu về Resort cũng như các loại hình nghỉ dưỡng và chăm sóc để có những nhận định và đánh giá rõ ràng hơn về kiến trúc, nội thất cũng như về bố trí trong loại hình không gian này…  Thuật ngữ Khách sạn (hotel) Cơ sở lưu trú du lịch có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Khách sạn thành phố (city hotel) Khách sạn được xây dựng tại các đô thị, chủ yếu phục vụ khách thương gia, khách công vụ, khách tham quan du lịch. Khách sạn nghỉ dưỡng (hotel resort) Khách sạn được xây dựng thành khối hoặc thành quần thể các biệt thự, căn hộ, băng-ga-lâu ở khu vực có cảnh quan thiên nhiên đẹp, phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, giải trí, tham quan của khách du lịch. 2 Khách sạn nổi (floating hotel) Khách sạn neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển. Khách sạn bên đường (motel) Khách sạn được xây dựng gần đường giao thông, gắn với việc cung cấp nhiên liệu, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện vận chuyển và cung cấp các dịch vụ cần thiết phục vụ khách. Buồng ngủ của khách sạn (hotel room) Buồng có phòng ngủ và phòng vệ sinh. Buồng ngủ hạng đặc biệt (suite) có thể có thêm phòng khách và phòng vệ sinh, bếp nhỏ, quầy bar. Buồng dành cho nguyên thủ (presidential suite) Buồng ngủ thượng hạng với trang thiết bị, tiện nghi hiện đại, cao cấp nhất đáp ứng yêu cầu phục vụ nguyên thủ quốc gia hoặc khách cao cấp. Tầng đặc biệt (executive floor) Tầng có các buồng ngủ cao cấp nhất trong khách sạn, có lễ tân riêng phục vụ khách nhận và trả buồng nhanh, có diện tích và trang thiết bị, tiện nghi dành cho khách thư giãn, phục vụ ăn uống 24/24 h, dịch vụ thư ký, văn phòng, dịch thuật, hội thảo dành cho khách lưu trú tại tầng.  Nguồn gốc Chăm sóc cho du khách đã là một yếu tố cơ bản của các xã hội văn minh từ lâu trước khi sự ra đời của công ty khách sạn Holiday Inn Express. Trong Hy Lạp cổ đại, khách quyền là một trong vài thành lập bộ quy ước đã được chấp nhận rộng rãi giữa các nền văn hóa đa dạng trong thế giới Hy Lạp.Tương tự như vậy, quản lý đối với khách hàng có thể được nhìn thấy rộng rãi trong đoạn Kinh Thánh.Khách sạn đã không bắt đầu trong Kinh Thánh hay ở Hy Lạp, nó đã tồn tại kể từ khi người đàn ông đầu tiên được thành lập các khu định cư vĩnh viễn. Trước đó, khái niệm của khách sạn không thể tồn tại như tất cả mọi người là du canh du cư. Kể từ đó, khách sạn đã trở thành nhiều hơn một cơ sở nền văn hoá cô lập, nhưng một sự xuất hiện trên toàn thế giới phản ánh của nhân loại cơ bản. Trong thời Trung Cổ, du khách có nhiều lựa chọn ngoại trừ ở trong các tu viện được cung cấp thực phẩm và nơi trú ẩn. Trong suốt thời Trung Cổ, các lãnh chúa địa phương sẽ lần lượt lưu trữ các vua và triều đình của ông khi họ di. Ý tưởng của khách du lịch lưu trữ được thực hiện hơn nữa khi 3 thương mại và thương mại đã bắt đầu bùng nổ, khiến các quán rượu và quán trọ phát sinh, đặc biệt là ở thành phố cảng.  Lịch sử khách sạn thế giới Lịch sử của khách sạn gắn trải qua nhiều thăng trầm, gắn với một giai đoạn phát triển khó khăn của lịch sử xã hội loài người. Có thể nói rằng khách sạn, trong một dạng thô sơ có từ rất lâu đời khoảng 1200 năm về trước, từ khi con người cần có một chổ ở trong quá trình di chuyển của mình. Tuy nhiên nhà trọ theo kiểu mà chúng ta thấy ngày nay chỉ có được từ khi đồng tiền xuất hiện và được sử dụng như một phương tiện để trao đổi. Với sự xuất hiện của tiền tệ vào thế kỷ 16 trước Công Nguyên, người ta có cớ hội để trao đổi ngoại thương và du lịch. Khi vùng du lịch được mở rộng, nhu cầu về chổ ở ngày càng lớn, cung cấp những phương tiện tối thiểu, yếu kém về dịch vụ và lòng hiếu khách, không được vệ sinh và điều khiển bởi những người không chuyên và chủ nhà lạc hậu. Cho đến khi cuộc Cách mạng kỹ nghệ ở Anh năm 1790 mới có những dấu hiệu của sự tiến bộ và những ý tưởng mới về kinh doanh nhà trọ. Năm 1794, ở Mỹ khách sạn New York city là khách sạn đầu tiên với quy mô 73 phòng. Vào năm 1800, nước Mỹ được xem là dẫn đầu về sự phát triển kỹ nghệ khách sạn vì họ là người tích cực bành trướng. Năm 1829 có khách sạn TREMONT HOUSE BOSTON với 170 phòng là khách sạn có quy mô lớn nhất, có nhiều cải tiến nhất. Tính cách nhà trọ tập thể trước đã được thay thế bởi 1 khách sạn thực thụ với những phòng riêng biệt, có khoá.. Có loại 1 giường, 2 giường, có những loại phòng mang nhiều tính cách khác nhau. Quan điểm phục vụ cá nhân như là những cá thể riêng biệt đã thể hiện ở cách bài trí thiết kế và tổ chức của toàn khách sạn và ở từng phòng ngủ. Đây là nơi đầu tiên có đặt xà phòng, nới có toilet riêng trong phòng ngủ. Đồng thời 1 đội ngũ nhân viên quản lý và phục vụ cũng được đào tạo. Nhửng năm từ 1900 đến 1930, các nhà doanh nghiệp về khách sạn đã biết nghiên cứu thị trường, nắm bắt thị hiếu cảu khách. Khách sạn BUFFALO STATLER được xây dựng năm 1908 do một gia đình có đầu ốc kinh doanh khách sạn. Khách sạn này có nhiều cải tiến thêm như bắt contac đèn ở cưara vào, có gương lớn để khách soi toàn thân, có hệ thóng phòng cháy… Ở Buffalo statler, báo chí cũng đã được cung cấp hằng ngày cho khách. Đội ngũ phục vụ cũng đã được huấn luyện tốt hơn. Khách sạn này đã được coi là một kiểu trúc kiểu mẫu thời bấy giờ. Cuộc khũng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng nặng nề đến nghề kinh doanh khách sạn. Năm 1930, khi xảy ra khủng hoảng kinh tế, phòng khách sạn vắng khách và công suất phòng luôn luôn thấp. Các khách sạn phải giảm giá 4 phòng để hấp dẫn khách, nhưng cũng không hiệu quả. Ảnh hưởng trầm trọng đến nỗi 85% khách sạn phãi cầm cố tài sản, đem bán rẻ để dùng vào mục đích khác. Từ những năm 1950 đến 1960, khách sạn trở lại thịnh vượng với công suất phòng bình quân là 90%. Từ những năm 1959 còn phát sinh loại khách sạn MOTEL ( kết hợp cảu 2 từ MOTOR VÀ HOTEL)nó nằm dọc theo các xa lộ thường có chổ xe đậu. Từ nhữgn năm 1960 đến nay, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, giao lưu trênt hế giới với phương tiện hàng không càng phát triển dẩn đến tự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch và ngành khách sạn. Các khách sạn dần dần trở nên các trung tâm giao dịch cho các thương khách, ngoài chức năng là chổ cư ngụ cho họ, còn phải có những trang bị hiện đại về thông tin liên lạc cho thuận tiên cho khách. Ngày nay khách sạn không chỉ thuần túy phục vụ du khách như xưa kia mà còn cung cấp tất cả các tiện nghi cần thiết trong quá trình xa nhà như: hồ bơi, masage, sauna, phògn tập thể dục… Ngày nay, người ta có thể thấy các khách sạn xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới. Nhưng có mấy ai biết lịch sử ra đời của khách sạn như thế nào? Có những khách sạn dành cho khách du lịch thám hiểm nằm ở bìa rừng Amazon, lặng lẽ trong những cơn mưa rừng. Có những khách sạn nằm đối diện dãy núi Everest mà khách du lịch chỉ có thể lên đó bằng đường bộ. Báo New York Times gần đây còn đưa tin lý do mà người Thổ Nhĩ Kỳ cố tránh cuộc chiến tranh với người Iraq là vì không muốn làm phá hủy khách sạn cao cấp 187 phòng, trị giá 25 triệu đôla ở Dohuk, Thổ Nhĩ Kỳ. Ngành công nghiệp đón tiếp khách du lịch là một trong những ngành có tốc độ phát triển nhanh nhất trong những nền kinh tế quốc tế. Nhiều khách sạn sang trọng được xây dựng ở khắp nơi khiến người ta có thể dễ dàng quên mất đã có một thời, khách sạn là một trong những phát minh mới của thời đại. Lịch sử của khách sạn gắn trải qua nhiều thăng trầm, gắn với một giai đoạn phát triển khó khăn của lịch sử xã hội loài người. 5 Tác phẩm "Quán rượu" Tác giả: John Leweis Krimmel; 1813-14; Bảo tàng nghệ thuật Toledo. Lịch sử của khách sạn hiện đại bắt đầu từ Hoa Kỳ. Trong hai thế kỷ là thuộc địa của người Anh, Hoa Kỳ là nơi đón nhiều đoàn người từ Vương quốc Anh đổ sang, kèm theo những nhu cầu ăn, ở - một trong những yêu cầu cơ bản của hoạt động khách sạn du lịch ngày nay. Có thể nói, vào thời đó, Hoa Kỳ là nước đón nhiều khách du lịch từ lục địa già nhất. Những nhà nghỉ hay những quán trọ dành cho khách lúc đầu có qui mô nhỏ, kiến trúc tùy tiện, chỉ là chỗ trú chân đơn thuần. Những nhà trọ như thế gần như không có điểm gì phân biệt với những căn nhà bình thường, ngoài tấm biển hiệu treo bên ngoài. Bên trong quán rượu, ông chủ các nhà trọ thường đứng sau những quầy bar phục vụ đồ uống – những hình ảnh này thường được thấy trong các truyện tranh hoặc tranh vẽ về thời kỳ này. Buổi tối, hành khách được sắp xếp ngủ trong những phòng tách biệt với khu vực quán bar. Khách có thể ngủ chung phòng nhưng riêng giường. 6 "The Boston Exchange Coffee House & Hotel" - Một trong những khách sạn được xây đầu tiên Những khách sạn đầu tiên được xây dựng vào khoảng những năm 90 của thế kỉ 18. Đó là ý tưởng của những thương nhân giàu có ở các thành thị phát triển. Họ theo đuổi một lý tưởng là biến nước Mỹ nông thôn thành một trung tâm thương mại trong tương lai, với cơ sở hạ tầng liên quan đến du lịch được đầu tư (đồng thời, họ cũng hi vọng sẽ kiếm được lợi ích cá nhân thông qua việc đẩy giá bất động sản lên cao). Những khách sạn này được thiết kế theo kiến trúc rất riêng, độc đáo, phòng khách sang trọng với những quầy bar đắt tiền, phòng ngủ trang bị đầy đủ nội thất đẹp và riêng biệt. Mặt khác, việc xây dựng những khách sạn từ thuở sơ khai như khách sạn The Union Public (xây dựng năm 1793 ở Washington, 11 gian, 12 phòng, kiến trúc khỏe khoắn) hay khách sạn New York (mở cửa năm 1797, 137 phòng, kiến trúc kiểu cách, hợp thời trang và là tòa nhà cao hơn tất cả các nhà thờ xung Sơ đồ khách sạn "The Boston Exchange Coffee House & Hotel", tầng 4 quanh đó)… đều là những bước đi thử nghiệm đầu tiên và dò dẫm, chưa có kế hoạch cụ thể của ngành kinh doanh khách sạn. 7 Từ thời khách sạn Boston Exchange, người ta mới chỉ sắp xếp các không gian sinh hoạt một cách lộn xộn, những phòng ngủ xếp cạnh những phòng lớn hơn, không đánh số, gọi là những phòng lớn, hay đại sảnh, phòng tập họp chung… Những khách sạn thế hệ thứ nhất này được xây dựng trên sự suy đoán và có ý đầu cơ của những ông chủ giàu, do vậy nó thường quá lớn so với lượng khách du lịch có nhu cầu sử dụng. Kết quả là, hầu hết các ông chủ tư nhân đều đi đến vỡ nợ và và trở thành những nhà đầu tư phá sản, có trường hợp phải đi tù. Do vậy, trong khi những khách sạn thời kỳ đầu và trụ vững được sau những thất bại tài chính đã mở đường cho một phong cách xây dựng mới ở Hoa Kỳ. Khách sạn: "The Tremont House, Boston." Chỉ đến khoảng những năm 20 của thế kỉ 19, thì người Mỹ mới lấy lại được tinh thần và dũng cảm để đảm nhận trách nhiệm tái xây dựng lại những khách sạn lớn. Vào thời điểm đó, các thành phố đua nhau xây dựng khách sạn, tạo ra sức cạnh tranh khủng khiếp. Họ đầu tư xây dựng kênh đào, xây dựng đường ray xe lửa riêng…tạo ra một thế hệ khách sạn mới, với điều kiện cơ sở vật chất được đầu tư kỹ lưỡng. Lãnh đạo các thành phố hết sức ủng hộ cho các kế hoạch xây dựng các khách sạn ở thành phố mình. Liên tiếp sau đó là sự ra đời của khách sạn Baltimore 8 (1826), khách sạn Quốc gia Washington (1827), khách sạn Philadelphia"s United States (1828), và Boston Tremont (1829). Nhiệt huyết xây dựng này đã tạo ra rất nhiều khách sạn đẹp trong thế kỷ 19 nhưng ít nhiều gây ra lạm phát cho những năm sau. Rất nhiều khách sạn với kiến trúc hiện đại đã ra đời vào những năm này. Các khách sạn bắt đầu xây hai đầu lối ra vào, có tiền sảnh và quầy tiếp tân, phòng đại lễ, phòng họp và phòng giao dịch. Các kiến trúc sư còn quyết định đặt các phòng ngủ tách biệt với khu vực chung của khách sạn để khi khách lên phòng nghỉ thì không bị tiếng ồn phát ra từ những phòng chung làm phiền. Các phòng đều được đánh số thứ tự - điều này không khác lắm so với thời hiện đại. Khách sạn: The United States Hotel in Saratoga Springs, New York, USA Những khách sạn của thế kỷ 19 có phong cách độc đáo riêng không phải chỉ bởi dáng vẻ cấu trúc của nó, mà còn bởi phong cách mang đặc trưng tính cách của xã hội Mỹ. Các khách sạn của Hoa Kỳ trở thành những nơi vô cùng nổi tiếng. Những ông chủ khách sạn giờ đây không chỉ thu lợi từ tiền thuê phòng của khách du lịch, mà còn thu hút dân địa phương tới thưởng thức các món ăn ngon và đồ uống đặc biệt. Họ phục vụ công chúng bằng những bộ đồ ăn sang trọng, trên những bộ bàn ghế đắt tiền và phục vụ chu đáo. Khách đến với khách sạn có thể gặp gỡ, bàn công chuyện, khiêu vũ hay giải trí trong những phòng lớn. Điều đặc biệt là các khách sạn tiếp đón và phục vụ tất cả các loại người, thuộc mọi tầng lớp trong xã hội, miễn là họ có khả năng chi trả. 9 Phòng ăn ở khách sạn Fifth Avenue Hotel, New York City Tính dân chủ xã hội trong các khách sạn ở Mỹ là một đặc trưng và bị coi là kỳ quặc đối với khách du lịch đến từ bên kia Đại Tây Dương. Các khách sạn ở châu Âu thì được thiết kế để khách du lịch được thoải mái và riêng biệt trong phòng nghỉ của họ. Phong tục truyền thông của người châu Âu là để giới quí tộc tùy ý lựa chọn xem họ có thích giao du với người dân bình thường hay không. Vì vậy, khi đến thăm nước Mỹ, người châu Âu vô cùng phẫn nộ trước sự pha tạp của các khách sạn, đặc biệt là tình trạng hỗn độn ở những phòng sinh hoạt chung như ở Mỹ. Khách sạn Victoria ở Berlin, Đức. Cho dù người châu Âu cảm thấy không được tôn trọng bởi lối văn hóa tập thể ở các khách sạn Mỹ nhưng dần dần chính họ cũng bị du nhập văn hóa ấy. Tất nhiên những khách sạn chấp nhận văn hóa Mỹ thì thường đón tiếp khách đến từ Mỹ. 10 Ví dụ vào năm 1850, báo chí Anh quốc đã nhắc đến một khách sạn trong lòng thủ đô London với cái tên “Quán bar của người Mỹ” và mô tả sự sang trọng của khách sạn “như một tiệm cắt tóc”. Đến giữa thế kỷ 19, những nhà quan sát châu Âu mới chịu thừa nhận người Mỹ chính là ông tổ của ngành khách sạn hiện đại và là người tiên phong trong nghệ thuật giữ khách. Năm 1875, một người khách du lịch đã kết luận: “Người Mỹ đã mở ra kỷ nguyên mới cho ngành khách sạn. Hệ thống khách sạn do người Mỹ xây dựng sẽ lan ra khắp thế giới.” Khách sạn Blackstone Hotel, Chicago, USA Hệ thống khách sạn ở Mỹ có tính cách mạng rất cao bởi vì các ông chủ khách sạn đã sớm phát hiện ra đặc tính quan trọng nhất trong ngành kinh doanh dịch vụ là chính là sự hiếu khách. Họ tập trung khai thác tối đa mối quan hệ tương tác với khách hàng nói chung hơn là chỉ chú trọng ưu tiên tập khách hàng là những ông chủ giàu có. Nhưng trong khi hệ thống khách sạn ở Mỹ ngày càng mở rộng ra khắp thế giới thì vẫn có những điểm hạn chế. Ví dụ như không phải người dân nào cũng chấp nhận được giá phục vụ đắt đỏ ở một số khách sạn hàng đầu hoặc một số người chủ khách sạn da trắng từ chối khách da màu hoặc khách là người Do Thái. 11 Cảnh một người da màu bị cần tìm phòng khách sạn ở Atlanta (ảnh chụp năm 1962) Chỉ đến thế kỷ 20 thì hệ thống khách sạn ở Mỹ mới thực sự dân chủ. Bắt đầu từ năm 1908, ngành kinh doanh khách sạn tuyên bố họ sẽ phục vụ bất cứ ai miễn là họ có khả năng chi trả, đồng thời họ đề nghị giá phục vụ ở mức chấp nhận được. Từ đó, ngành kinh doanh khách sạn ở Mỹ càng phát triển mạnh mẽ. Năm 1963, Martin Luther King có một bài diễn thuyết mang tên: “I have a dream” (Tôi có một giấc mơ) trong đó tuyên bố quyền tự do bình đẳng giữa người da đen và người da trắng, trong đó có nhắc đến ý “chúng ta, hành lý nặng trĩu trên vai, mệt mỏi sau những chuyến đi mà không tìm được nhà trọ hay khách sạn nào đồng ý mở cửa để dừng chân…”. Chính bài diễn văn này đã góp phần giúp Hội đồng bảo vệ Quyền con người được thông qua vào năm 1964, trong đó tôn trọng quyền được phục vụ tại các khách sạn của người da đen. Khách sạn làm bằng băng đá ở Québec, Canada Ngày nay, khách sạn ở khắp nơi trên thế giới ngày một mở rộng và trở nên đa dạng. Những khách sạn nổi tiếng nhất là những khách sạn nằm ở Canada và Thụy Điển, được làm bằng băng đá, hoặc khách sạn ở Miami được ví như khách sạn 6 sao. Nhưng những khách sạn đặc trưng nhất có thể là những khách sạn ở miền tây Trung Quốc hoặc ở tận Iraq. Có nhiều nơi trên trái đất có thể chưa có được sự tự do và dân chủ như ở Hoa Kỳ, nhưng chắc chắn họ cũng đã được truyền tải phần nào tinh thần ấy thông qua những khách sạn có mặt trên khắp đất nước họ. Từ việc mở khách sạn đầu tiên trong 817 năm cho đến nay, gần 1200 năm thông qua. Trong thời gian này, ngành công nghiệp đã tiếp tục phát triển tự nhiên. Khách sạn sao của chuỗi khách sạn cũng như đặt phòng trực tuyến vào sáng của checkins. Một infographic thú 12 vị từ Hoa Kỳ tóm tắt sự phát triển của ngành công nghiệp khách sạn cùng thú vị và sinh động. Bằng cách nhấp vào hình ảnh, nó sẽ được hiển thị cá nhân ở kích thước đầy đủ. 13 14  Khách sạn và những đặc thù riêng của công trình này Các khách sạn rất đa dạng, tuỳ thuộc vào người quản lý chúng, vào quy mô và thị trường chúng hướng tới nghĩa là những người được dự tính sẽ là khách của họ. Thường thì người ta phân loại khách sạn theo quy mô, chất lượng, phạm vi kinh doanh và dịch vụ của nó; theo người sở hữu và điều hành khách sạn; theo xu hướng kinh doanh của họ. Quy mô của khách sạn Nói chung các khách sạn ở Châu Âu chủ yếu là khách sạn nhỏ còn các vùng du lịch mới hơn như Hồng Kông , Singapore các khách sạn lại có quy mô trung bình lớn hơn nhiều. Ví dụ ở Anh và Ailen, quy mô trung bình của khách sạn khoảng 30-35 buồng, trong khi ở Singapore là khoảng 150 buồng. Ở Việt Nam, những khách sạn mới có quy mô lớn hơn so với đa số các khách sạn nhỏ và cũ. 15 Khách sạn Sheraton Nha Trang Về phương diện quản lý và điều hành các khách sạn được phân loại theo quy mô và tiện nghi như sau: Loại nhỏ: 5-40 buồng. Loại vừa: 40-50 buồng. Loại lớn: trên 150 buồng Tuy nhiên ta cần cẩn thận xem xét các khách sạn chỉ theo khía cạnh số lượng buồng. Việc kinh doanh của một số khách sạn nhỏ có thể chủ yếu là phục vụ ăn uống ( kể cả nhận đặt tiệc, không có dịch vụ buồng), và một số khách sạn quá nổi tiếng về các dịch vụ không thuộc dịch vụ buồng ngủ. Ví dụ khách sạn Mandarin Singapore nổi tiếng trong và ngoài nước với món cơm gà. Bể bơi của khách sạn S