Bội chi ngân sách hiện nay

Theo luật ngân sách nhà nước thì ngân sách nhà nước được định nghĩa là: toàn bộ những khoản thu chi của nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy theo như định nghĩa thì quản lý chi ngân sách nhà nước cũng là một phần quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. Theo cách hiểu đơn thuần thì quản lý chi ngân sách nhà nước là quản lý những khoản chi tiêu của nhà nước , và nó được thực hiện bởi chủ thể là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền. 1. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất, chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước có các đặc điểm sau: Chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao. Các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính không hoàn trả trực tiếp. Chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát - Nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước bao gồm: + Chi thường xuyên: gồm các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội; trợ giá theo chính sách của nhà nước, các chương trình quốc gia; hỗ trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước; mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 2. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu cung cấp tài chính cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của nhà nước trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ vốn có của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc lập kế hoạch, đề xuất các chính sách, tổ chức, điều hành và kiểm tra mọi khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước.

docx18 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2606 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bội chi ngân sách hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiểu luận bội chi ngân sách hiện nay   Mục lục I. Khái quát chung 1. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước 2. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà nước. II. Bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam 1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước 2. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước 3. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế III. Đề xuất giải pháp khắc phục bội chi ngân sách nhà nước 1. Tăng thu, giảm chi 2. Vay nợ 3. Vay nợ ngân hàng – in tiền 4. Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước IV. Tổng kết. I. Khái quát chung về ngân sách nhà nước Theo luật ngân sách nhà nước thì ngân sách nhà nước được định nghĩa là: toàn bộ những khoản thu chi của nhà nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và được thực hiện trong một năm nhằm thực hiện chức năng nhiệm vụ của nhà nước. Như vậy theo như định nghĩa thì quản lý chi ngân sách nhà nước cũng là một phần quan trọng trong quản lý ngân sách nhà nước. Theo cách hiểu đơn thuần thì quản lý chi ngân sách nhà nước là quản lý những khoản chi tiêu của nhà nước , và nó được thực hiện bởi chủ thể là những cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức cá nhân được nhà nước trao quyền. 1. Nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình phân phối sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo những nguyên tắc nhất định cho việc thực hiện những nhiệm vụ của nhà nước. Thực chất, chi ngân sách nhà nước chính là việc cung cấp các phương tiện tài chính cho việc thực hiện các nhiệm vụ của nhà nước. Chi ngân sách nhà nước có các đặc điểm sau:  Chi ngân sách nhà nước luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà nhà nước phải đảm nhận. Mức độ và phạm vi chi tiêu ngân sách nhà nước phụ thuộc vào nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ. Tính hiệu quả của các khoản chi ngân sách nhà nước được thể hiện ở tầm vĩ mô và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao. Các khoản chi ngân sách nhà nước đều là các khoản cấp phát mang tính không hoàn trả trực tiếp. Chi ngân sách nhà nước thường liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, tạo việc làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát… - Nhiệm vụ chi Ngân sách nhà nước bao gồm: + Chi thường xuyên: gồm các hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác; các hoạt động sự nghiệp kinh tế; quốc phòng, an ninh và an toàn xã hội; hoạt động của các cơ quan nhà nước, Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội; trợ giá theo chính sách của nhà nước, các chương trình quốc gia; hỗ trợ bảo hiểm xã hội, trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội, hỗ trợ cho các tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi đầu tư phát triển: đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; đầu tư hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước; mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước, chi bổ sung dự trữ nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. + Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay. + Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. + Chi bổ sung cho ngân sách cấp dưới. 2. Những nguyên tắc và yêu cầu cơ bản đối với quản lý chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước nhằm mục tiêu cung cấp tài chính cho việc thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội của nhà nước trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ vốn có của nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc lập kế hoạch, đề xuất các chính sách, tổ chức, điều hành và kiểm tra mọi khoản chi tiêu từ ngân sách nhà nước. a. Các nguyên tắc quản lý chi ngân sách nhà nước: - Nằm trong khả năng chi trả ngân sách nhà nước ( đảm bảo kỷ luật tài khóa tổng thể). Điều này đòi hỏi lập dự toán ngân sách mang tính tổng hợp thể hiện được toàn bộ các khoản chi tiêu của chính phủ. Việc xây dựng ngân sách do vậy phải dựa vào tình hình kinh tế vĩ mô. Nhận biết được các tác động của ngân sách đối với nền kinh tế vĩ mô và dự toán ngân sách phải hợp lý và có khả năng thực hiện được. - Nguyên tắc phân bố hiệu quả: nguyên tắc này đòi hỏi kế hoạch chi tiêu phải phù hợp với thứ tự ưu tiên trong chính sách và giới hạn trần của ngân sách. Từ đó có khả năng lựa chọn giữa các chương trình mang tính cạnh tranh trong khi nguồn lực có hạn dựa trên các mục tiêu chiến lược. - Nguyên tắc sử dụng có hiệu quả: để có thể biết được các khoản chi tiêu sử dụng có hiệu quả hay không đòi hỏi phải thực hiện việc đánh giá dựa vào kết quả công việc. nguyên tắc này cũng xem xét các khía cạnh về tính linh hoạt trong quản lý và cả khả năng dự đoán được kết quả và mục tiêu đã định. b. Các yêu cầu về chi ngân sách nhà nước: Để dảm bảo các nguyên tắc trên, chi ngân sách nhà nước cần đáp ứng các yêu cầu như: - Thứ nhất, Nhà nước phân định và nó trí các khoản chi ngân sách tương ứng với các nguồn thu thích hợp: + Chi tiêu thường xuyên chỉ được sử dụng trong phạm vi từ nguồn thu trong nước (thuế, phí, lệ phí) và viện trợ nhân đạo; + Chi trả nợ gốc nước ngoài trong một phạm vi tỷ lệ quy định trong chi ngân sách;  + Chi đầu tư phát triển được xác định một tỷ lệ thich hợp trong tổng số chi ngân sách để đảm bảo yêu cầu tăng trưởng kinh tế. - Thứ hai, chi ngân sách phải được thực hiện vai trò điều tiết kinh tế và phát triển kinh tế: Thông qua chi ngân sách phân phối vốn cho các mục tiêu có tầm quan trọng lớn để hình thành cơ cấu ngành, cơ cấu sản xuất hiện đại; tập trung đầu tư cho các ngành kinh tế mũi nhọn, đổi mới công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. - Thứ ba, tinh giản bộ máy nhà nước đảm bảo gọn nhẹ, năng động, có hiệu lực. sắp xếp lại bộ máy, chấn chỉnh định biên, tiêu chuẩn hóa cán bộ theo chức danh. Thực hiện công cuộc cải cách triệt để nền hành chính quốc gia. - Thứ tư, quán triệt nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả kinh tế trong mọi khoản chi ngân sách. - Thứ năm, đảm bảo thu chi ngân sách theo kế hoạch trong phạm vi khả năng thu, tích cực thu đảm bảo nhu cầu chi, hạn chế bội chi ngân sách nhà nước. Chỉ được chi trong phạm vị dự toán được duyệt. - Thứ năm, quản lý chi ngân sách theo đúng luật pháp, chính sách, chế độ, nguyên tắc, đúng mục tiêu chuẩn định mức, được thủ trưởng đơn vị quyết định chi và chịu sự kiểm soát của kho bạc nhà nước. c. Nội dung quản lý chi ngân sách nhà nước. Quản lý chi ngân sách nhà nước là việc đề xuất các chính sách chi ngân sách, lập kế hoạch, tổ chức, điều hành chi ngân sách nhà nước. Các nội dung cụ thể của quản lý chi ngân sách nhà nước là: • Ban hành các chính sách, chế độ và định mức chi ngân sách nhà nước. - Ban hành các chính sách về chi ngân sách nhà nước. Nhà nước xây dựng các chính sách về chi ngân sách nhà nước theo các mục tiêu mà nhà nước đề ra. Các nội dung chủ yếu của chi ngân sách nhà nước là: + Xóa bỏ bao cấp vốn trong kinh tế, giảm bớt chi bu lỗ, chỉ tập trung vào lĩnh vực cần thiết, cấp bách, đảm bảo vai trò quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước. + Chú trọng đầu tư cho các mục tiêu chiến lược kinh tế - xã hội ( các ngành kinh tế mũi nhọn, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án huy động được nhiều lao động nhằm tận dụng nhân lực, đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại. + Chi thường xuyên không vượt quá nguồn thu từ thuế, phí lệ phí trong nước. + Tăng chi hợp lý cho các mục tiêu trọng điểm : giáo dục – đào tạo, y tế, xã hội( chú ý công tác dân số, xóa đói giảm nghèo và khắc phục tệ nạn xã hội). + Thực hiện triệt để tiết kiệm và nâng cao hiệu quả mọi khoản chi. Hoàn thiện cơ chế chính sách chi tiêu của nhà nước đúng đối tượng, mục đích, có hiệu quả. Hình thành các quỹ dự trữ quốc gia đủ mạnh (quỹ dự trữ tài chính, ngoại tệ, kim khí quý, vật tư chiến lược). - Ban hanh các chế độ, định mức vê chi ngân sách nhà nước. Nhà nước ban hành các chế độ, định mức về chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách, tạo cơ sở để quản lý chi ngân sách một cách khoa học và thống nhất. có hai loại định mức chi ngân sách nhà nước: + Đ ịnh mức phân bổ ngân sách. Đây là căn cứ để xây dựng và phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. Thẩm quyền quyết định mức phân bổ ngân sách theo chế độ hiện hành như sau: Thủ tướng chính phủ quyết định định mức phân bổ ngân sách nhà nước làm căn cứ để xây dựng và phân bổ ngân sách cho các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, cơ quan khác ở trung ương và các địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào định mức phân bổ ngân sách nhà nước do thủ tướng chính phủ ban hành, khả năng tài chính – ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, quyết định định mức phân bổ ngân sách lam căn cứ xây dựng dự toán và phân rbổ ngân sách ở địa phương. + Định mức chi tiêu: Định mức chi tiêu là những chế độ, tiêu chuẩn làm căn cứ để thực hiện chi tiêu và kiểm soát chi tiêu ngân sách. Theo chế độ hiện hành, thẩm quyền ban hành định mức chi tiêu như: Chính phủ quyết định những chế độ ngân sách quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, lien quan đến việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của cả nước. Thủ tướng chính phủ quyết định các chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước. Bộ trưởng Bộ tai chính quyết định chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách đối với các ngành lĩnh vực sau khi thống nhất với các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực. Đối với một số nhiệm vụ chi có tính chất đặc thù ở địa phương trên cơ sở nguồn ngân sách địa phương được đảm bảo. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh được quyết định chế độ chi ngân sách phù hợp với các đặc điểm thực tế ở địa phương Các cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, định mức chi ngân sách phải được định kỳ rà soát lại các định mức tiêu chuẩn chi tiêu cho phù hợp với yêu cầu thực tế và nguồn lực ngân sách. Đồng thời, tiếp tục ban hành các chế độ, định mức chi theo nhu cầu thực tế. • Tổ chức điều hành chi ngân sách nhà nước. Việc tổ chức điều hành chi ngân sách dựa trên dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, các cơ quan đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước phải lập dự toán trình các cấp có thẩm quyền phê duyệ. Dự toán ngân sách nhà nước của cả nước được Chính phủ tổng hợp trình Quốc hội quyết định. Quốc hội tiến hành phân bổ dự toán ngân sách trung ương; hôi đồng nhân dân các cấp phân bổ dự toán ngân sách của cấp mình. Dự toán chi ngân sách nhà nước được lập dựa vào các căn cứ sau: - Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan khác ở trung ương và các cơ quan nhà nước ở địa phương. - Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ % phân chia các khoản thu và mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới (trong năm tiếp theo của thời kỳ ổn định). - Lập ngân sách nhà nước dựa trên các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức hiện hành về thu chi ngân sách nhà nước như chi tiền lương, sinh hoạt phí cho cán bộ, v.v… - Đối với các cơ quan thụ hưởng ngân sách, viêc lập dự toán ngân sách cho ngân sách của cơ quan phải dựa vào số kiểm tra về dự toán ngân sách được thông báo. Căn cứ thực hiện chi ngân sách nhà nước: Trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, việc thực hiện các khoản chi ngân sách nhà nước phải đảm bảo các điều kiện : + Thứ nhất, chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo đúng dự toán đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt + Thứ hai, chi ngân sách nhà nước phải đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cấp có thẩm quyền quy định. + Thứ ba, đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền quyết định chi. Ngoài các điều kiện nói trên, trường hợp sử dụng vốn, kinh phí ngân sách nha nước để đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện làm việc và các công việc khác phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá theo quy định của pháp luật. Các khoản chi có tính chất thường xuyên được chia đều trong năm để chi. Các khoản chi có tnhs chất thường thời vụ hoặc phát sinh vào một số thời điểm như đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, sửa chữa lớn và các khoản chi có tính chất không thường xuyên khác phải thực hiện theo đúng dự toán quý. • Kiểm tra, giám sát chi ngân sách nhà nước. Cơ quan tài chính có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị. trường hợp phát hiện các khoản chi vượt nguồn cho phép, chi sai chính sách, chế độ thì cơ quan tài chính có thẩm quyền yêu cầu Kho bạc nhà nước tạm dưng thanh toán các khoản chi. Kho bạc nhà nước thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định. Trường hợp phát hiện không đủ điều kiện chi thì có quyền từ chối các khoản chi. Cơ quan nhà nước ở trung ương và địa phương hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc sử dụng ngân sách thuộc ngành, lĩnh vực do cơ quan quản lý và của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm về những sai phạm của các đơn vị, tổ chức trực thuộc. Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức, đúng mục đích, tiết kiệm hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tùy theo tính chất và mức độ sẽ bị xử lý lỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. • Như vậy. qua phân tích những nét cơ bản về nhiệm vụ thu chi ngân sách thì rõ ràng chi ngân sách là vấn đề quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hôi đất nước. Nhưng thực tế việc cân đối cán cân thu chi ngân sách của nhà nước là là một công việc khó khăn và phức tạp. Nếu không có tính toán bước đi phù hợp gây hậu quả nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội đất nước. có thể thấy như bội chi ngân sách nhà nước đang là một vấn đề kinh tế xã hội nhiều nước đang quan tâm và gặp phải, trong đó có cả Việt Nam. II. Bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam 1. Khái niệm bội chi ngân sách nhà nước. Bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề mà các quốc gia đều phải gặp phải. Việc xử lý bội chi ngân sách nhà nước là một vấn đề nhạy cảm, xử lý không chỉ tác động trước mắt tới nền kinh tế mà còn tác động đến sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Vì vậy mỗi quốc gia đều có những biện pháp thích hợp nhằm khắc phục bội chi ngân sách đưa bội chi ngân sách nhà nước đến một mức nhất định. Và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có những biến động lớn như: giá xăng dầu tăng cao, khủng hoảng tài chính toàn cầu, tình trạng lạm phát diễn ra ở nhiều nước trên thế giới, vấn đề khiến cho lạm phát đặt ra vô cùng cấp bách không chỉ ở việt nam.  Vậy xử lý bội chi ngân sách như thế nào để ổn định vĩ mô, thực hiện hiệu quả các mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội, tăng trưởng kinh tế và kìm chế lạm phát hiện nay? Các giải pháp là gì? Theo cách hiểu chung nhất thì bội chi ngân sách nhà nước là tình trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước khi mà thu ngân sách nhà nước không đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất định gọi là bội chi ngân sách. Có thể minh họa bội chi ngân sách nhà nước bằng cân đối thu-chi ngân sách như sau: Thu Chi A. Thu thường xuyên (thuế, phí, lệ phí) D. Chi thường xuyên B. Thu về vốn (bán tài sản nước ngoài) E. chi đầu tư C. Bù đắp thâm hụt - Viện trợ - Lấy từ nguồn dự trữ - Lấy từ nguồn dự trữ - Vay thuần(=vay mới trả nợ gốc F. Cho vay thuần (bằng cho vay mới – thu nợ gốc) A+B+C=D+E+F Công thức tính bội chi ngân sách nhà nước của 1 năm sẽ là: Bội chi ngân sách nhà nước = tổng chi –tổng thu=(D+E+F)-(A+B)=C Bội chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ(1 năm, 1 chu kỳ kinh tế) là số chênh lệch giữa chi lớn hơn thu thời kỳ đó. 2. Nguyên nhân của bội chi ngân sách nhà nước. Có hai nguyên nhân cơ bản của bội chi ngân sách nhà nước. - Thứ nhất:  Do tác động của chu kỳ kinh doanh, khủng hoảng lạm chi làm cho thu nhập của nhà nước co lại, nhưng nhu cầu chi lại tăng lên, để giải quyết khó khăn mới về kinh tế xã hội. Điều đó làm cho mức độ bội chi ngân sách ngân sách nhà nước tăng lên trong giai đoạn kinh tế phồn thịnh, thu của nhà nước sẽ tăng lên, trong khi chi không phải tăng tương ứng. điều đó làm giảm mức bội chi ngân sách nhà nước. Mức bội chi do tác động của chu kỳ kinh doanh gây ra được gọi là bội chi chu kỳ - Thứ hai: Do tác động của chính sách cơ cấu thu chi của nhà nước. Khi nhà nước thực hiện chính sách đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng sẽ làm tăng mức bội chi ngân sách nhà nước. Ngược lại thực hiện chính sách giảm đầu tư và tiêu dung của nhà nước thì mức bội chi ngân sách nhà nước sẽ giảm bớt. Các bội chi do tác động của cơ chính sách cơ cấu thu chi gọi là bội chi cơ cấu. Trong điều kiện bình thường ( không có chiến tranh, không cóthiên tai lớn...), tổng hợp của bội chi chu kỳ và bội chi cơ cấu sẽ là bội chi ngân sách nhà nước. 3. Ảnh hưởng của bội chi ngân sách nhà nước tới nền kinh tế. Bội chi ngân sách nhà nước là một căn bệnh tác hại đến sự phát triển kinh tế nếu xử lý bội chi ngân sách nhà nước không đúng đắn, cho dù bội chi ngân sách nhà nước từu nguyên nhân nào đi chăng nữa. Bội chi ngân sách nhà nước là căn bệnh không chỉ dành riêng cho bất kỳ quốc gia nào. Nó mang tính phổ biến tồn tại khắp các quốc gia trên thế giới, từ những nước đang phát triển , chậm phát triển cho đến những nước có nền kinh tế phát triển. Đó là nhu cầu chi tiêu và thực tế của nhà nước không thể cắt giảm được mà ngày càng tăng lên, trong khi đó việc tăng thu ngân sách nhà nước từ công cụ thuế sẽ dẫn đến sự phản hồi từ phía dân cư và các tổ chức kinh tế xã hội, và hậu quả nhận được là kìm hãm tốc độ tích lũy vốn cho sản xuất, hạn chế tiêu dùng dẫn đến nguy cơ suy thoái nền kinh tế cao. Còn đối với các nước đang phát triển, đặc biệt là những nước nghèo thì bội chi ngân sách nhà nước là điều không thể tránh khỏi bởi tình trạng thu nhập bình quân đầu ngươi quá thấp không cho phép chính phủ tăng tỉ lệ động viên từ GDP vào ngân sách nhà nước, trong khi đó nhu cầu chi tiêu theo chức năng của chính phủ lại tăng lên, nhát là khi nhà nước thực hiện các chương trình đầu tư nhăm cải thiện cơ cấu kinhtế và hướng dẫn sự tăng trưởng. Thực tế cho thấy, bội chi ngân sách nhà nước không có nguồn bù đắp hợp lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác hại xấy tới nền kinh tế cũng như đời sống xã hội. Nếu bội chi ngân sách nhà nước được bù đắp bằng cách phát hành tiền thêm vào sẽ dẫn tới bù nổ lạm phát. Bội chi ngân sách nhà nước cũng không hoàn toàn là tiêu cực. Nếu bội chi ngân sách ở một mức độ nhất đị nh (dưới 5% so với tổng chi ngân sách trong năm) thì lại có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Vì thế ở những quốc gia có nền kinh tế phát triển, nguời ta vẫn chỉ cố gắng thu hẹp bội chi ngân sách nhà nước chứ không hề có ý loại trừ nó hoàn toàn. Nhưng cho dù bội chi ngân sách nhà nước ở mức độ nào đi chăng nữa thì nó vẫn đòi hỏi mọi chính phủ phải có biện pháo thích hợp để kiểm soát và kiềm chế bội chi ngân sách. III. Thực trạng bội chi ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay.  Bảng thống kê bội chi ngân sách nhà nước 2007-2010(tỷđồng) Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Tổng thu cân đối ngân sách 281900 32300 38900 46100 Thu kết chuyển từ năm trước sang 19000 9080 14100 1000 Tổng chi cân đối ngân sách nhà nước 357400 398890 481300 582200 Bội chi ngân sách nhà nước 56500 66900 873090 119700 Tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước so với GDP 5% 5% 4,82% 6,2% Theo như bảng trên thì thực tế trong những năm 2007-2010 chúng ta đã kiểm soát được bội chi ngân sách ở mức giới hạn phép duới 5% GDP/năm (trừ 2010) và nguồn vốn vay chủ yếu được chi cho đầu tư phát triển. Ngoài ra chúng ta cũng tích lũy được một phần từ nguồn thu thuế, phí, lệ phí để đầu tư phát triển. Đây cũng là những thành công bước đầu đáng ghi nhận trong công tác quản lý cân đối ngân sách nhà nước cung như kiểm soát bội chi ngân sách nhà nước. Dưới đây là các số liệu về cân đối dự toán ngân sách nhà nước trong những năm gần đây (từ năm 2007 đến 2010 ) Bảng cân đối dự toán ngân sách nhà nước năm 2007 Đơn vị: Tỷ đồng STT Chỉ tiêu Dự toán 2007 A Tổng thu cân đối ngân sách nhà nước 281.900  1 Thu nội địa không kể từ dầu thô 151.800  2 Thu từ dầu thô 71.700  3
Luận văn liên quan