Các axit amin thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng của con người

Axít amin (amino acid) là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein, rất cần cho sự sống. Trên thực tế, có 8 loại axít amin liên kết chặt chẽ với nhau, kích thích cơ thể phát triển mạnh mẽ, với trẻ em thêm hai loại axit amin nữa. Nếu thiếu 1 trong 10 loại quan trọng này có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm đáng tiếc xảy ra. Vì thế tìm hiểu về các axit amin thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng người nhằm giúp nhóm em hiểu nhiều hơn về các loại axit amin này. Để từ đó có những hiểu biết và sử dụng đúng. Cùng với sự hướng dẫn của cô Xuân Hương và sự tận tình, cố gắng của các thành viên trong nhóm, nhóm đã hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên bài sẽ có nhiều sai sót mong cô giúp đỡ để bài được hoàn thiện hơn.

doc59 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4748 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các axit amin thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HCM VIỆN CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ THỰC PHẨM BÁO CÁO TIỂU LUẬN MÔN DINH DƯỠNG HỌC CÁC AXIT AMIN THIẾT YẾU CHO NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CON NGƯỜI GVHD : ThS. HỒ XUÂN HƯƠNG SVTH : ĐHTP6CLT - NHÓM 38 ĐỖ THỊ NGỌC THẢO 10314041 NGUYỄN THỊ THẢO QUYÊN 10323501 TRẦN THỊ KIM XUÂN 10343471 TRẦN THỊ PHI THẮNG 10318081 NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY 10324581 TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011 LỜI MỞ ĐẦU Axít amin (amino acid) là thành phần chính tạo nên giá trị dinh dưỡng riêng biệt của các phân tử protein, rất cần cho sự sống. Trên thực tế, có 8 loại axít amin liên kết chặt chẽ với nhau, kích thích cơ thể phát triển mạnh mẽ, với trẻ em thêm hai loại axit amin nữa. Nếu thiếu 1 trong 10 loại quan trọng này có thể dẫn đến một số bệnh nguy hiểm đáng tiếc xảy ra. Vì thế tìm hiểu về các axit amin thiết yếu cho nhu cầu dinh dưỡng người nhằm giúp nhóm em hiểu nhiều hơn về các loại axit amin này. Để từ đó có những hiểu biết và sử dụng đúng. Cùng với sự hướng dẫn của cô Xuân Hương và sự tận tình, cố gắng của các thành viên trong nhóm, nhóm đã hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên bài sẽ có nhiều sai sót mong cô giúp đỡ để bài được hoàn thiện hơn. CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ AXIT AMIN Axit amin( amino acid) là gì: Amino axit là đơn vị cấu trúc cơ bản của protein, hay nói cách khác axit amin là những “viên gạch” để xây nên” các tòa lâu đài muôn hình muôn vẻ” của phân tử protein.[1][95]. Các amino axit đều có cấu tạo chung giống nhau: có nhóm cacboxyl(-COOH), và nhóm amin(-NH2) gắn vào nguyên tử Cα , các amino axit khác nhau ở vị trí mạch bên (-R). Tính chất của từng amino axit phụ thuộc vào cấu tạo, kích thước và diện tích của(-R). Tại PH=7 nhóm cacboxyl của amino axit nằm ở dạng bazo tương ứng(-COO-) và nhóm amino nằm ở dạng axit (NH3+). Do đó amino axit mang cả tính bazo lẫn tính axit. Trong tự nhiên, thông thường số điện tích âm và dương tương ứng nhau. Vậy amino axit còn là chất lưỡng tính. Hình 1.1 cấu tạo axit amin cơ bản Trong thực tế ta thường gặp 20 amino axit căn bản, ngoài ra protein còn chứa một số amino axit cải biến.Amino axit đầu tiên được phát hiện ở cây măng tây vào 1806 đó là asparagine. Amino axit cuối cùng trong số 20 amino axit căn bản được phát hiện vào năm 1938, đó là threonine. Các amino axit thường được gọi tên theo nguồn gốc tạo ra chúng . Do đó tên gọi các amino axit được gọi theo tên thông thường.[2] Ngoài các axit amin nêu trên còn có amino axit không tham gia vào thành phần cấu tạo của protein (amino axit phi protein) nhưng tìm thấy trong cơ thể như: ornithinic, citrulline là sản phẩm trung gian quan trọng của quá trình trao đổi chất và một số dạng axit amin ít gặp trong protein như: gamma cacboxylglutamate, selenocystein,desmosine.... các axit amin này thường là dạng hiệu chỉnh của các axit amin thường gặp, quá trình hiệu chỉnh xảy ra khi chuỗi phản ứng polypeptid đã được tổng hợp.Các amino axit này cũng có vai trò sinh học quan trọng đối với cơ thể chẳng hạn như cacboxylglutamat đảm bảo thực hiện vai trò của protrombin trong quá trình đông máu v.v.. Amino axit ở trạng thái tinh thể rắn, không màu hầu hết hòa tan dễ trong nước. Sở dĩ amino axit có nhiệt độ nóng chảy cao và hòa tan nhiều trong nước vì chúng tồn tại dạng ion lưỡng cực hay muối nội phân tử (nhóm –COOH, sau khi cho H+ mang điện tích âm và nhóm –NH2, sau khi nhận H+ mang điện tích dương). Có nhiều loại có vị ngọt kiểu đường như glycine, alanine, valine, serine, histidine, tryptophan; một số loại có vị đắng như isoleucine, arginine hoặc không có vị như leucine. Bảng 1: các axit amin cơ bản 1 Alanin Ala 2 Arginine Arg 3 Asparagine Asn 4 Aspartic Asp 5 Cysteine Cys 6 Glutamic acid Glu 7 Glutamine Gln 8 Glycine Gly 9 Histidine His 10 Isoleucine Ile 11 Leucine Leu 12 Lysine Lys 13 Methionine Met 14 Phenylalanine Phe 15 Proline Pro 16 Serine Ser 17 Threonine Thr 18 Tryptophan Trp 19 Tyrosine Tyr 20 Valine Val 1.2 Vai trò axit amin: Acid amin là thành phần chính của phân tử protein. Do kết hợp với nhau trong những liên kết khác nhau, chúng tạo thành các phân tử khác nhau về thành phần và tính chất. Giá trị dinh dưỡng của protein được quyết định bởi mối liên quan về số lượng và chất lượng của các acid amin khác nhau trong protein đó. Nhờ quá trình tiêu hoá protein thức ăn được phân giải thành acid amin. Các acid amin từ ruột vào máu và tới các tổ chức, tại đây chúng được sử dụng để tổng hợp protein đặc hiệu cho cơ thể. Sau quá trình phân giải các đại phân tử protid sẽ biến thành những acid amin và hấp thu vào cơ thể qua đường tiêu hóa dưới tác dụng của dịch tiêu hóa. Người ta đã phân loại được nhiều acid amin khác nhau và những acid amin này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh khi chúng được hấp thu vào cơ thể. Nếu thiếu một trong những acid amin cần thiết sẽ dẫn đến rối loạn cân bằng đạm và rối loạn sử dụng ở tất cả các acid amin còn lại. Đạm thực vật nhìn chung kém giá trị hơn đạm động vật do thiếu hay hoàn toàn không có một số các acid amin cần thiết. Vai trò của các acid amin không chỉ giới hạn ở sự tham gia của chúng vào tổng hợp đạm cơ thể mà chúng còn có nhiều chức phận phức tạp và quan trọng khác Các acid amin này tham dự vào nhiều quá trình chuyển hóa trong cơ thể như tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh, đổi mới các sợi cơ bắp… do vậy nhu cầu cho cơ thể bao giờ cũng chỉ đáp ứng đủ, thừa hoặc thiếu đều gây nên bất lợi cho cơ thể. Ngoài việc tổng hợp protein, các axit amin còn có vai trò sinh học quan trọng khác. Glycine và glutamine là tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh. Nhiều axit amin được dùng để tổng hợp các phân tử khác như: Trytophan là tiền chất của chất truyền thần kinh serotonin. Glycine là một trong số các chất phản ứng trong quá trình tổng hợp porphyrin Arginine được dùng để tổng hợp hocmon nitric oxide. Nhiều amino axit được dùng trong y học để chữa bệnh, làm thức ăn cho cơ thể người bệnh như methionine làm thuốc bổ gan, muối natri của axit glutamic làm gia vị cho thức ăn. Một số amino axit được dùng làm nguyên liệu cho việc sản xuất tơ tổng hợp(axit ω-amino enantoic dùng sản xuất tơ enan). Các axit amin thiết yếu của cơ thể: Trong 20 axit amin thường gặp trong phân tử protein có một số axit amin mà cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào qua thức ăn gọi là axit amin cần thiết hoặc axit amin không thể thay thế. Khi thiếu, thậm chí chỉ một trong số các axit amin cần thiết, có thể làm cho protein được tổng hợp ít hơn protein bị phân giải kết quả dẫn đến cân bằng nitơ âm. Các axit amin cần thiết đối với cơ thể còn tùy thuộc vào những điều kiện riêng biệt loài động vật, lứa tuổi…. theo nhiều tài liệu có tám axit amin cần thiết cho người lớn: valin, lơxin, izolơxin, methionine, threonine, phenylalanine, triptophan và lyzin. Đối với trẻ em có thêm hai axit amin cần thiết: arginine và histidin Hàm lượng các axit amin không thay thế và tỉ lệ giữa chúng trong phân tử protein là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá chất lượng protein.[1][99] bảng 1.2 Nhu cầu tối thiểu của các acid amin cần thiết của người (Hoàng Tích Mịnh và Hà Huy Khôi, 1977) a. Khi lượng cysteine đầy đủ, b. Khi lượng tyrosine đầy đủ Tỷ lệ cân đối giữa các acid amin cần thiết theo F.A.O là Tryptophane-1, phenylalanine và threonine-2, methionine + cystine, valine-3, isoleucin và leucine-3,4. Theo Leverton (1959) khi đánh giá tỷ lệ cân đối của các acid amin cần thiết thì chỉ cần tính theo bộ ba: tryptophane, lysine và acid amin chứa lưu hùynh (methionine + cystine) và tỷ số giữa chúng nên là 1: 3: 3.[4] Khả năng sử dụng các axit amin: Cơ thể không hoàn toàn sử dụng acid amin có trong thức ăn. Lượng đó thường giảm vì những lý do sau: - Sự tiêu hoá và hấp thu không hoàn toàn - Sự có mặt của một số chất ức chế các men tiêu hoá ở một số thức ăn - Sự biến chất protein và các acid amin do nhiệt hoặc các tác dụng khác Tỷ lệ hấp thu các acid amin rất cao ở phần lớn các protein động vật nhưng ở protein thực vật thường kém hơn. Ở chế độ ăn hoàn toàn nguồn gốc thực vật, lượng nitơ của phân lên tới 20% lượng nitơ ăn vào hoặc hơn. Khi chưa bị nhiệt làm giảm hoạt tính, các chất ức chế đặc hiệu các men tiêu hoá cũng làm giảm tiêu hoá và hấp thu protein. Tác dụng nhiệt quá mạnh cũng làm giảm mức độ sử dụng và hấp thu protein. Tác dụng này hay gặp nhất là ở thức ăn giàu carbohydrate. Lysine và các acid amin chứa lưu huỳnh chịu ảnh hưởng nhiều nhất. CHƯƠNG 2: CÁC AXIT AMIN THIẾT YẾU 2.1 Histidine (acid α-amino β-imidasolyl propionic): Công thức phân tử: C6H9N3O2 Mã di truyền: CAU, CAC. Khối lượng phân tử: 138.16 Dalton. Hình 2.1 CTCT Histidine là một acid amin thiết yếu, rất phổ biến trong tự nhiên. L-histidine không thể tự tổng hợp được mà phải được cung cấp bởi chế độ ăn uống cho cơ thể. Histidine được gọi là bán-acid amin thiết yếu (protein xây dựng khối) bởi vì người lớn có thể tự tổng hợp được nhưng trẻ em thì không thể. Histidine là tiền thân của histamine, nó cũng là một nguồn quan trọng của các phân tử cacbon trong quá trình tổng hợp purin. Chuỗi bên của histamine tham gia vào các chức năng xúc tác của chymotrypsin.[6] Histidine là một acid amin thiết yếu và lần đầu tiên được phân lập bởi bác sĩ người Đức Albrecht Kossel năm 1896. Histidine là một acid amin thiết yếu ở người và động vật có vú khác. Histidine cũng là một tiền chất của histamine, là chất amino axit cần thiết cho trẻ em lớn bình thường, thay thế các tế bào bị thương, bị bệnh.[5] Vai trò:[7] Histidine giúp cơ thể phát triển và liên kết mô cơ bắp với nhau. Nó còn có tác dụng hình thành màng chắn myelin, một chất bảo vệ bao quanh dây thần kinh và giúp tạo ra dịch vị, kích thích tiêu hóa. Kết hợp với kẽm làm tăng sự hấp thu kẽm ở ruột. Có thể sử dụng histidine để sản xuất histamine và histamine chịu trách nhiệm một loạt các quá trình sinh lý. Có nhiều trong hemoglobin. Khi thiếu histidine mức hemoglobin trong máu hạ thấp. Histidine có vai trò quan trọng trong sự tạo thành hemoglobin. Khi cần thiết hemoglobin có thể bị phân giải để giải phóng histidine. Khử carboxyl: Hemoglobin → Histidine → Histamin. Histamin là chất giữ vai trò quan trọng trong việc làm giãn mạch máu. Liều dùng[5] Liều lượng 80-10 mg mỗi ngày cho mỗi kg trọng lượng cơ thể. Sử dụng tốt với vitamin B3 ( niacin ) và B6 ( pyridoxine ). Độc tính và các triệu chứng [5] Có không triệu chứng phụ với Histidine, nhưng mức độ quá cao của Histidine có thể dẫn đến căng thẳng và rối loạn tâm thần như lo âu và những người có bệnh tâm thần phân liệt đã được nghiên cứu là có nồng độ cao của Histidine. Đối với người lớn Histidine làm cho mạch máu nở rộng, làm giảm áp huyết. Quá nhiều Histidine sinh ra dị ứng. Nếu bị ảnh hưởng di truyền cơ thể không thể biến tạo được chất Histidine con người sinh ra bệnh nói ngọng. Thiếu hay thừa histidine làm giảm sút các hoạt động có điều kiện. Thiếu hụt Histidine: ở nhiều người khi thiếu Histidine thường dẫn đến viêm khớp dạng thấp, thiếu hụt ở trẻ sơ sinh gây ra bệnh chàm. Có thể bị đục thủy tinh thể, loét dạ dày, tá tràng.Làm giảm nồng độ kẽm và có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc hen suyễn. Nhiều Histidine có thể làm thiếu hụt đồng và tăng nồng độ cholesterol trong máu. Nguồn thực phẩm của histidine [6] Histidine có ở hầu hết các loại thức ăn: bao gồm cả đậu, men bia, cám gạo nâu, caseinate, các sản phẩm sữa, trứng, thịt, hải sản, đậu nành, ngũ cốc…Sữa, thịt, gia cầm và cá chứa nguồn histidine nhiều nhất. 2.2 Lysine :  (acid α, ε diamino propionic): Công thức hóa học: C6H14N2O2 Công thức cấu tạo: Tên quốc tế : 2,6-diaminohexanoic acid Khối lượng phân tử gam: 146.188 g/mol Mã di truyền: AAA, AAG Lysine là một α-amino acid Lysine là một acid amin không thay thế, vì thế nó không được tổng hợp trên cơ thể con người. Lysine là một axit amin thuộc họ aspartat, được tổng hợp qua con đường trao đổichất phân nhánh. Qua con đường này còn có metionin, treonin, izoloxin cũng được tạo thành. Lysine là một axit amin rất cần cho hoạt động sống của người và động vật. Nghĩa là cơ thể không tự tổng hợp được nó, phải lấy từ nguồn cung cấp bên ngoài, haynói cách khác là lấy từ nguồn thức ăn(chúng thuộc loại axit amin không thay thế). Lịch sử phát hiện: Trong sản xuất công nghiệp, người ta thường sử dụng những chủng vi khuẩn đột biến để sản xuất lysine. Trong tự nhiên có nhiều vi sinh vật có khả năng sinh tổng hợp lysine, nhưng số chủng vi khuẩn có khả năng sinh tổng hợp thừa lysine có thể sử dụng để sản xuất theo qui mô công nghiệp không nhiều.[5] Vai trò : L-lysine là thành phần quan trong của nhiều protein. Nó cũng trực tiếp tham gia sản xuất L-carnitine - chất cần thết cho sự vận chuyển và sử dụng các chất béo. Hai chức năng khác của lysine là lưu giữ canxi trong cơ thể và duy trì hệ miễn dịch. Lysine là một acid amin quan trọng tối cần thiết cho sự phát triển của xương ở trẻ em và giúp hấp thụ canxi ở mọi lứa tuổi. Lysine còn tăng cường sự đồng hóa và hấp thu canxi, đảm bảo cho sự hình thành sụn, xương, mô liên kết và collagen đồng thời ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra khỏi cơ thể, giúp cho xương chắc khỏe, chống lão hóa cột sống, duy trì trạng thái cân bằng nitơ có trong cơ thể, do đó tránh được hiện tượng giãn cơ và mệt mỏi. Lysine giữ vai trò sống còn trong sự tổng hợp protein. Nó là chìa khoá trong việcsản xuất các enzyme, hoocmon và các kháng thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng và chống trả với bệnh tật, đặc biệt ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh mụn rộp môi hay mụn rộp sinh dục. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, gia tăng chuyển hoá hấp thu tối đa dinh dưỡng và phát triển chiều cao. Nó cũng giúp tăng cường hấp thu calci, ngăn cản sự bài tiết khoáng chất này ra ngoài cơ thể nên nó có tác dụng tăng trưởng chiều cao, ngăn ngừa bệnh còi xương, loãng xương. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố. Lysine có nhiều trong trứng , thịt , sữa, cá, đậu nành… nhưng dễ bị phá huỷ trong quá trình chế biến, nấu nướng thức ăn . Triệu chứng thiếu Lysine : Thiếu hụt Lysine xảy ra thường xuyên ở những người không tiêu thụ bất kỳ sản phẩm động vật hơn so với những người sử dụng. Thiếu Lysine có thể xảy ra bởi một chế độ ăn uống không đầy đủ, bởi một lượng arginine quá mức. Lysine thiếu hụt có thể ảnh hưởng đến tổng hợp carnitine và có tác động bất lợi khi chuyển hóa chất béo thành năng lượng. Thiếu Lysine cũng có thể dẫn đến mất canxi, có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. Các triệu chứng của thiếu Lysine bao gồm mệt mỏi, buồn nôn, chóng mặt, mất cảm giác ngon miệng, kích động, mắt đỏ ngầu, tăng trưởng chậm, thiếu máu, rối loạn sinh sản. Cơ thể người và động vật thiếu Lysine cơ thể sẽ khó hoạt động bình thường, đặc biệt ở động vật còn non và trẻ em sẽ xảy ra hiện tượng chậm lớn , trí tuệ phát triển kém, dễ thiếu men tiêu hoá và nội tiết tố. Chính vì thế Lysine là một loại axít amin thường được thêm vào khẩu phần ăn của trẻ em và của gia súc. Thiếu Lysine trong thức ăn dẫn đến rối loạn quá trình tạo máu, hạ thấp số lượng hồng cầu và hemoglobin. Ngoài ra khi thiếu Lysine cân bằng protein bị rối loạn, cơ suy mòn, quá trình cốt hoá bị rối loạn và có hàng loạt các biến đổi ở gan và phổi.[6] Độc tính: Bổ sung Lysine được xem là an toàn và không độc hại. Các tác dụng phụ chưa được báo cáo với việc sử dụng các Lysine, mặc dù liều rất cao (hơn 10 gam một ngày) có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy. Sử dụng Lysine cẩn thận khi uống với thuốc kháng sinh. Với liều lượng rất lớn (từ 10 đến 30 gram một ngày), Lysine tăng độc tính của thuốc kháng sinh aminoglycoside như gentamicin, neomycin, streptomycin. Không uống sữa cùng lúc với Lysine. [6] Nguồn Lysine Người bình thường mỗi ngày cần 1 g Lysine. Tuy nhiên, cơ thể không tự tổng hợp được chất này mà phải được cung cấp qua thực phẩm (như lòng đỏ trứng, cá, thịt, các loại đậu và sữa tươi) hoặc bổ sung dưới dạng thuốc. Trong khẩu phần ăn của người Việt Nam, lượng ngũ cốc chiếm đến 70-80% nên thường bị thiếu Lysine, đặc biệt là những người ăn chay (chủ yếu dùng ngũ cốc và một lượng rất nhỏ rau họ đậu), vận động viên, bệnh nhân bỏng, mụn rộp.[6] Cung cấp Lysine qua thuốc là không cần thiết đối với người bình thường. Hơn nữa, việc dùng thuốc phải có sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ và tuân thủ đúng các hướng dẫn đó, vì mọi loại dược phẩm khi dùng không đúng đều có thể gây hại. Riêng với Lysine, liều lượng quá cao có thể gây chứng căng cơ bụng và bệnh tiêu chảy. . . Người ta sản xuất Lysine trong công nghiệp dược phẩm nhờ vào quá trình lên men của vi khuẩn Corynebacterium glutamicum, một loại vi khuẩn gram dương hình que. Lysine có chủ yếu trong fromage, thịt, cá, chứa khoảng 1,5 g lysine/100 g thực phẩm và có nhiều trong sữa và các chế phẩm của sữa, thịt, nhiều nhất trong đạm cơ-miosin và đạm máu hemoglobin. Lysine hiện diện rất ít trong ngũ cốc. Liều lượng sử dụng:[6] Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách cung cấp lysine tiện lợi và hiệu quả nhất là sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn có bổ sung chất này với một lượng nhỏ, vừa đủ cho nhu cầu của người bình thường, chẳng hạn như sữa tươi.  Đối với trẻ em lứa tuổi 2-12: Khuyến nghị 23 mg/kg cơ thể/ ngày. Không sử dụng các thực phẩm bổ sung lysine cho trẻ dưới 2 tuổi. Nhu cầu lysine ở trẻ cao gấp đôi ở người trưởng thành: mỗi ngày trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi cần 99mg/kg thể trọng, từ 7-15 tuổi cần 44mg/kg thể trọng, từ 16 tuổi trở lên cần 12mg/kg thể trọng. Đối với người từ 13 tuổi trở lên: khuyến nghị 12mg/kg cơ thể/ ngày. Ích lợi của Lysine :[6] Lysine là một acid amin thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Lysine có khá nhiều trong một số loại thực phẩm. Tính trong 100g thực phẩm thì trứng có 1.070mg, thịt bò, thịt nạc, tôm đồng, cá nạc từ 1.400-1.500mg, đậu xanh 1.150mg, đậu nành 1.970mg, đậu phụng 990mg lysine. Tuy nhiên, khi đun nấu, lượng lysine mất đi khá lớn. Lysine có nhiều vai trò: giúp hấp thụ canxi và tạo collagen. Canxi làm xương phát triển. Collagen làm thành mạng lưới căn bản cho mô liên kết, da, sụn và xương. Sự chuyển hóa lysine phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như vitamin C, B6, B2, PP, acid glutamic, sắt. Trong sữa mẹ có lysine nên trẻ bú mẹ thường có đủ lysine. Từ khi trẻ ăn dặm trở đi nếu không biết chọn thực phẩm giàu lysine thì sẽ thiếu lysine. Khi thiếu lysine hoặc thiếu các yếu tố chuyển hóa lysine thì trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch. Đối với trẻ thiếu cân, nếu bổ sung lysine thì tốc độ tăng cân sẽ cao hơn 40% so với tốc độ tăng cân trong giai đoạn không bổ sung. Lysin dùng cho trẻ biếng ăn thường chế dưới dạng sirô phối hợp với các vitamin nhóm B (B1, B6, B12), vitamin C, vitamin A và D, các muối khoáng. Trong hỗn hợp này thường đã bố trí cân đối liều lysine và liều vitamin A và D. Khi đang dùng chế phẩm này thì không dùng thêm các chế phẩm chứa vitamin A và D khác. Ngoài dạng sirô chứa các chất phối hợp trên, lysine còn được chế dưới dạng viên 200mg, dạng ống (uống) 30mg. Trong các dạng này thường có sự phối hợp lysine với các chất khác như tryptophan, vitamin B12. Những chế phẩm này dùng để chữa suy giảm chức năng, suy dinh dưỡng, thiếu máu cho cả trẻ em và người lớn. Có thể bổ sung lysine từ các loại thịt, trứng hay ngũ cốc giàu lysine nhưng cần biết cách chế biến để giảm thiểu sự hao hụt. Ngoài ra, trẻ còn biếng ăn do nhiều lý do khác trong đó có những lý do rất đơn giản ta không để ý như: thức ăn đơn điệu nhàm chán, trẻ ham chơi, ham tập nói hoặc do các yếu tố bệnh lý khác như thiếu men tiêu hóa... Cần tìm nguyên nhân để giải quyết trong đó có việc cải thiện chế độ ăn, tập cho trẻ thói quen và tạo ra những yếu tố tâm lý tốt cho trẻ khi ăn là rất quan trọng. Hiện nay trên thị trường có nhiều chế phẩm có chứa cycloheptadin (dùng chữa dị ứng và chữa chán ăn tạm thời cho người lớn) và các sản phẩm đông dược giả mạo cố ý trộn lẫn cycloheptadin và cả dexamethason (dùng làm thuốc mập). Cycloheptadin là chất đối kháng với histamin, gây thèm ăn nhưng nhược điểm của thuốc là làm buồn ngủ, giữ nước gây béo giả. Với trẻ nhỏ nó làm chậm sự hoàn thiện n