Các điều kiện phát triển dịch vụ M&A và hoạt động động mua bán sát nhập năm 2009

Kinh tế thế giới trải qua một năm được xem là tồi tệ nhất từ sau cuộc suy thoái năm 1930-1931.Hiện tại ,kinh tế thế giới đang cho thấy nhưng dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ, một điều mà những người lạc quan nhất trong các tháng đầu năm cũng không nghĩ tới. Các chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ của chính phủ các nước trên thế giới đã có tác dụng tích cực . GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng trưởng hoặc cải thiện mức suy giảm trong quý 3 và quý 4 . Chỉ số giá tiêu dùng nhiều quốc gia bắt đầu tăng trưởng dương. Nhiều chỉ báo kinh tế khác cũng như chỉ số lòng tin người tiêu dùng , tăng trưởng công nghiệp doanh số bán nhà , số đơn đặt hàng cũng được cải thiện khá tích cực . Tuy vậy tình trạng thất nghiệp của nhiều nước vẫn còn ở mức rất cao . Thất nghiệp tại Mỹ đã lên tới 10% là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Thất nghiệp của liên minh châu Âu hiện tại đang ở mức 9,8% mức cao nhất trong 20 năm qua . Những số liệu trên cho thấy kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu hồi phục song vẫn chưa vững chắc .Tình trạng thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia đang là những mối lo ngại lớn đối với những là những nhà làm chính sách .Nhiều quốc gia vẫn cam kết tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng và giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế bất chấp cảnh báo về những hệ lụy. Vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn về kịch bản phục hồi của nền kinh tế .Nhiều người cho rằng sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V như thời gian qua rất có thể chỉ là một diễn biến ngắn hạn .Sự phục hồi này có được là nhờ chính sách hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ của chính phủ . Mô hình phục hồi kinh tế chậm chạp hơn theo hình chữ U, có thể là kịch bản có khả năng nhất trong vài năm tới. Trong báo cáo gần đây ,Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra dự báo khả quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2010 .Theo đó , kinh tế toàn cầu có khả năng tăng trưởng 2% thương mại toàn cầu tăng 6% giá dầu thô và lãi suất vẫn duy trì ở mức khá thấp .Theo kịch bản này thì kinh tế thế giới có sự phục hồi khá vững chắc trong năm 2010. Ở thời điểm hiện nay , hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều tăng cao hơn so với trước khủng hoảng nổ hồi 10-2007. Ví dụ nếu so đầu năm 2008 các chỉ số chứng khoán thế giới sút giảm trung bình 15-30%.Tuy nhiên so đến cuối năm 2008 đều tăng 25-30% .Thị trường chứng khoán việt nam năm 2009 có những bước nhảy vọt đầu năm đáy thị trường là 235,5 lập vào ngày 24/2/2009 nhưng cuối năm vào 22/10/2009 đã lập đỉnh là 623,1. Tuy hiện nay đang dao động trong khoảng 500 nhưng tương lai gần thị trường chứng khoán nước ta vẫn có sự tăng trưởng bền vững và ổn định.

pdf27 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1860 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các điều kiện phát triển dịch vụ M&A và hoạt động động mua bán sát nhập năm 2009, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương II: Tình hình vĩ mô 2009,các điều kiện phát triển dịch vụ M&A và hoạt động động mua bán sát nhập năm 2009. A-TÌNH HÌNH VĨ MÔ NĂM 2009: “ Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn những rủi ro .Sự phục hồi của kinh tế trong nước đã diễn ra nhanh hơn dự báo .Tăng trưởng của GDP cao hơn mục tiêu đề ra , lạm phát được kiểm soát tương đối thấp thu hút vấn đầu tư nước ngoài tuy giảm sút nhưng cũng ở mức khá . Thị trường chứng khoán Việt Nam phục hồi cùng với sự cải thiện sau suy thoái của nên kinh tế “ I- Kinh tế thế giới phục hồi nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro Kinh tế thế giới trải qua một năm được xem là tồi tệ nhất từ sau cuộc suy thoái năm 1930-1931.Hiện tại ,kinh tế thế giới đang cho thấy nhưng dấu hiệu phục hồi khá mạnh mẽ, một điều mà những người lạc quan nhất trong các tháng đầu năm cũng không nghĩ tới. Các chính sách tiền tệ và tài khóa mạnh mẽ của chính phủ các nước trên thế giới đã có tác dụng tích cực . GDP của hầu hết các quốc gia đã tăng trưởng hoặc cải thiện mức suy giảm trong quý 3 và quý 4 . Chỉ số giá tiêu dùng nhiều quốc gia bắt đầu tăng trưởng dương. Nhiều chỉ báo kinh tế khác cũng như chỉ số lòng tin người tiêu dùng , tăng trưởng công nghiệp doanh số bán nhà , số đơn đặt hàng cũng được cải thiện khá tích cực . Tuy vậy tình trạng thất nghiệp của nhiều nước vẫn còn ở mức rất cao . Thất nghiệp tại Mỹ đã lên tới 10% là mức cao nhất trong nhiều năm qua. Thất nghiệp của liên minh châu Âu hiện tại đang ở mức 9,8% mức cao nhất trong 20 năm qua . Những số liệu trên cho thấy kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu hồi phục song vẫn chưa vững chắc .Tình trạng thất nghiệp cao ở nhiều quốc gia đang là những mối lo ngại lớn đối với những là những nhà làm chính sách .Nhiều quốc gia vẫn cam kết tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ mở rộng và giữ lãi suất ở mức thấp để hỗ trợ cho nền kinh tế bất chấp cảnh báo về những hệ lụy. Vẫn chưa có một câu trả lời chắc chắn về kịch bản phục hồi của nền kinh tế .Nhiều người cho rằng sự phục hồi kinh tế theo hình chữ V như thời gian qua rất có thể chỉ là một diễn biến ngắn hạn .Sự phục hồi này có được là nhờ chính sách hỗ trợ kinh tế mạnh mẽ của chính phủ . Mô hình phục hồi kinh tế chậm chạp hơn theo hình chữ U, có thể là kịch bản có khả năng nhất trong vài năm tới. Trong báo cáo gần đây ,Ngân hàng thế giới (WB) đưa ra dự báo khả quan về tình hình kinh tế thế giới năm 2010 .Theo đó , kinh tế toàn cầu có khả năng tăng trưởng 2% thương mại toàn cầu tăng 6% giá dầu thô và lãi suất vẫn duy trì ở mức khá thấp .Theo kịch bản này thì kinh tế thế giới có sự phục hồi khá vững chắc trong năm 2010. Ở thời điểm hiện nay , hầu hết các chỉ số chứng khoán trên thế giới đều tăng cao hơn so với trước khủng hoảng nổ hồi 10-2007. Ví dụ nếu so đầu năm 2008 các chỉ số chứng khoán thế giới sút giảm trung bình 15-30%.Tuy nhiên so đến cuối năm 2008 đều tăng 25-30% .Thị trường chứng khoán việt nam năm 2009 có những bước nhảy vọt đầu năm đáy thị trường là 235,5 lập vào ngày 24/2/2009 nhưng cuối năm vào 22/10/2009 đã lập đỉnh là 623,1. Tuy hiện nay đang dao động trong khoảng 500 nhưng tương lai gần thị trường chứng khoán nước ta vẫn có sự tăng trưởng bền vững và ổn định. II- Kinh tế Việt Nam vượt qua suy giảm nhưng vẫn còn điểm yếu Sự phục hồi của nền kinh tế trong nước trong năm 2009 diễn ra nhanh hơn dự báo .Tăng trưởng GDP đạt cao hơn mục tiêu đề ra , lạm phát được kiểm soát ở mức tương đối thấp , thu hút vốn đầu tư nước ngoài vẫn ở mức khá .Tuy nhiên xuất nhập khẩu đều sút giảm mạnh thâm hụt thương mại cao hơn dự kiến . Tiền đồng giảm khá mạnh và vẫn còn đang có chiều hướng tiếp tục giảm giá .Tăng trưởng tín dụng ở mức cao đang tiếp tục gây áp lực lên lạm phát trong năm 2010. GDP tăng trưởng 5.32% Tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2009 đạt 5,32% vượt mục tiêu điều chỉnh 0,2%.Viêt Nam trở thành nước có mức tăng trưởng GDP cao nhất trong khu vực và là một trong những nước có tăng trưởng cao nhất trên thế giới . Tăng trưởng GDP đã được cải thiện dần một cách đáng kể vào những quý cuối năm .GDP từ mức chỉ tăng trưởng 3.1% trong quý 1,trong quý 3 và quý 4 lần lượt tăng lên 6.04% và 6.9% . Nếu đà tăng này được duy trì thì mức tăng GDP khoảng 6,5% vào năm 2010 là hoàn toàn có thể đạt được . Một số yêu cầu cần xem xét về tăng trưởng GDP: Thứ nhất : Tăng trưởng GDP cao là một phần là do những chính sách kích cầu của chính phủ được thực hiện một cách khá mạnh.Tổng số tiền được giải ngân cho gói kích cầu năm 2009 là 100,000 tỷ đồng ( khoảng 6% GDP) . Đặc biệt chú ý là tổng tín dụng hỗ trợ lãi suất 4% đạt hơn 400,000 tỷ đồng , chiếm gần ¼ toàn bộ tín dụng trong nền kinh tế; tuy vậy nó có thể để lại những hệ lụy cho nền kinh tế chủ đề mà chúng ta phải quan tâm 2010. Thứ hai: Tăng trưởng GDP có được nhờ tỷ lệ đầu tư trong nền kinh tế ở mức cao.Con số sơ bộ cho thấy tổng số vốn đầu tư khoảng 42.8%GDP đưa mức ICOR năm 2009 lên đến 8,04 lần ( nếu tính theo mức tiêu chuẩn của WB thì với mức đầu tư 43.1% GDP năm 2008, tăng trưởng năm 2009, ICOR cũng tăng lên đến 8,1). Đây là mức rất cao so với thời kì thông thường và so với mức trung bình của các nước trên thế giới . Đầu tư của khu vực nhà nước tăng rất mạnh (40,5% ) trong khi đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài lại giảm 5,8%, khu vực ngoài nhà nước chỉ tăng 13,9 %. Những con số trên cho thấy mặc dù con số tăng trưởng GDP đáng khích lệ song chất lượng tăng còn thấp và tồn tại những yếu tố kém bền vững . GDP quy đổi ra ngoại tệ năm 2009 chỉ đạt 91 tỷ USD tăng 2 tỷ USD so với năm 2009.GDP bình quân đầu người chỉ đạt 1.055 USD /người , tăng không đáng kể so với mức 1047USD/người năm 2008 . Như vậy sự mất giá của đồng tiền làm cho GDP tính theo USD của Việt Nam gần như không tăng so với năm 2008. Lạm phát dưới 7% Năm 2009 chính phủ quyết tâm hơn trong việc phòng chống lạm phát , và đạt được những thành quả nhất định .Lạm phát tính theo cuối kỳ 2009 chỉ đạt mức 6.52% tính trung bình cả năm đạt 6,88%.Đây được xem như là mức có thể chấp nhận được . Tuy nhiên nếu so sánh với các nền kinh tế khác trong khu vực và trên thế giới thì CPI của Việt Nam vẫn còn ở mức rất là cao , CPI của khu vực châu Âu tính quý 3 năm 2009 chỉ 0,5 % và các nước khu vực Đông Nam Á 2-4% , Trung Quốc 0,6%.... Lạm phát năm 2009 được kiểm soát nhờ cộng hưởng của giá cả nguyên vật liệu thế giới giảm,tổng cầu tiêu dùng trong nước giảm .Tuy nhiên tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2009 cùng với việc phục hồi của giá cả nhiều hàng hóa trên thế giới làm cho Việt Nam vẫn phải đối mặt với nguy cơ lạm phát năm 2010 . Việc đạt được mục tiêu lạm phát dưới 7% là một thách thức không nhỏ cho ngân hàng nhà nước năm 2010. Muốn đạt được con số mục tiêu này gần như chắc chắn NHNN phải kiểm soát cung tiền một cách chặt chẽ. Vốn FDI giảm Thu hút FDI năm 2009 sút giảm mạnh so với năm 2008 .Theo số liệu của cục đầu tư nước ngoài ,FDI đăng kí năm 2009 đạt 21,28 tỷ USD , giảm hơn 70% so với năm trước số vốn FDI giải ngân ước tính khoảng 10 tỷ USD ( gồm cả vốn trong nước lẫn vốn ngoài nước lẫn vốn từ bên ngoài ) giảm khoảng 13% với năm 2008 . Nhiều ý kiến cho rằng con số đạt được này là khá khả quan đặc biệt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu có thể rơi vào suy thoái. Dù vậy , suy thoái kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến nhiều dự án .Một trong những dự án đăng ký vốn đầu tư hàng chục USD có nguy cơ phải dừng lại. Thâm hụt thương mại cao hơn dự tính Năm 2009 , kim ngạch xuất khẩu đạt 56,6 tỷ USD giảm 9,7% so với năm 2008 . Đây là lần đầu tiên trong nhiều năm qua xuất khẩu của Việt Nam suy giảm . Sự giảm sút mạnh của kim ngạch xuất khẩu dầu thô là nguyên nhân chính khiến xuất khẩu của Việt Nam giảm khá mạnh năm nay . Kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đạt 68,8 tỷ USD giảm 14,7% so với năm 2008 .Trong các đối tác thương mại của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc đứng đầu với 16,1 tỷ USD tăng 2,7 % nhập khẩu từ EU và Mỹ cũng tăng nhẹ . Trong khi đó nhập khẩu từ các nước ASEAN giảm 31.1% so với năm 2008. Nhập khẩu từ Hàn Quốc và Nhật Bản cũng giảm nhẹ. Thâm hụt thương mại năm 2009 ước tính khoảng 12,2 tỷ USD , giảm 32,1% so với năm 2008 . Thâm hụt thương mại bằng 21,6 % kim ngạch xuất khẩu , được xem là mức khá cao so với bình quân các nước trong khu vực . Mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đều giảm , song nếu trừ đi yếu tố giảm do yếu tố giảm do giá giảm thì xuất nhập khẩu của Việt Nam năm nay vẫn tăng mạnh. Yếu tố giá của hàng hóa xuất nhập khẩu phần lớn đều nằm ngoài khả năng kiểm soát của Việt Nam, nên có thể nhìn nhận việc giảm sút kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2010 là một vấn đề khách quan. Cùng với việc phục hội của kinh tế thế giới và sự tăng giá của nhiều hàng hóa thì xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 có thể sẽ được cải thiện đáng kể. Tín dụng tăng trưởng 37.7% Tăng trưởng tín dụng năm 2009 đạt xấp xỉ mức 38%, cao hơn mức 27% của năm 2008 và cao hơn mức mục tiêu của chính phủ. Đầu năm chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng dưới 30%, sau đó được điều chỉnh về mức 25- 27%, song mục tiều này nhanh chóng bị phá vỡ chỉ trong vòng 3 quí đầu năm. Các chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa của chính phủ đã có hiệu quả trong việc chống lại suy giảm kinh tế, nhưng thúc đẩy tăng trưởng tín dụng lên mức rất cao so với tăng trưởng GDP. Năm 2009, tăng trưởng tín dụng gấp 7.14 lần so với tăng trưởng GDP. Đây được xem là mức quá cao cho nền kinh tế. Chính sách hỗ trợ tín dụng và việc nới rộng chính sách tiền tệ với lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn và tỷ lệ dự trữ bắt buộc ở mức thấp nhất trong nhiều năm qua, đã bơm một lượng tín dụng lớn vào nền kinh tế. III. Sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam Năm 2009, dù kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng là một năm đánh dấu bước phát triển mành mẽ của TTCK Việt Nam. Cả hai chỉ số VN-Index và HNX- Index đã phục hồi mạnh trên 50%. Số lượng công ty mới nêm yết tăng vọt, trong đó nhiều doanh nghiệp lớn được niêm yết trên sàn. Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chuyển đổi thành sở giao dịch chứng khoán. Thành lập trên sàn UPCoM cho những công ty đại chúng đăng kí giao dịch. Các chỉ số chứng khoán phục hồi mạnh mẽ, giao dịch tăng mạnh Trên sàn HoSE, chỉ số VN-Index đã tăng 57% trong năm 2009, từ mức 315.62 điểm vào ngày 31/12/08 lên mức 497.77 điểm vào ngày 31/12/09. So với mức đáy 235.5 điểm được thiết lập ngày 24/02, VN-Index đã tăng 110%. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index tăng 60.97% so trong năm nay, so với mức thấp nhất trong năm HNX-Index tăng 115.43%. Tính thanh khoản trên HNX cũng tăng mạnh trong năm 2009. Khối lượng giao dịch kỉ lục được thiết lập vào ngày 23/10, với 65.73 triệu đơn vị được khớp lệnh. Trung bình vào tháng 10, giao dịch mỗi phiên lên tới 45 triệu đơn vị. Hơn 120 cổ phiếu mới lên sàn năm 2009 Năm 2009 có hơn 120 cổ phiều mới được nêm yết nâng số cổ phiều niêm yết hiện nay lên 457 mã cổ phiếu. Trong đó trên sàn HNX có gần 100 cổ phiếu mới được niêm yết. Xét về số lượng cổ phiếu niêm yết trên cả hai sàn đã tăng gấp đôi lên mức 14.29 tỷ đơn vị. Năm 2009 cũng đánh dấu một năm có nhiều cổ phiếu lớn được niêm yết, đặc biệt là những cổ phiếu ngân hàng như VCB, EIB, CTG. Qui mô của thị trường trên cả hai sàn hiện nay lên khoảng 30 tỷ USD, tương đương với hơn 1/3 GDP năm 2009. IV. Các điều kiện khác tạo điều kiện cho hoạt động M&A: Năm 2009, các quy định pháp lý bắt đầu có hiệu lực khiến cho nhiều ngành dịch vụ trở nên rộng mở hơn đối với sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài. Nghị định 139 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1 tháng 1 năm 2008 về nguyên tắc đã cởi bỏ những hạn định quyền sở hữu của bên nước ngoài tại các công ty Việt Nam, ngoại trừ liên quan đến hạn mức 49% trong các công ty đại chúng được niêm yết và 40% tại các công ty đại chúng không niêm yết. Tuy nhiên, vẫn còn có một số hạn chế trong một số ngành cụ thể, quan trọng nhất là trong ngành viễ thông, tài chính và một số dịch vụ khác. Trong lĩnh vực ngân hàng, sau Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/4/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam, NHNN cũng đã ban hành Thông tư số 07/2007 hướng dẫn thực hiện. Điều này góp phần đảm bảo hoạt động M&A ngân hàn không chỉ tuân thủ theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà còn bám sát và tuân thủ Luật Doanh nghiệp và Luật cạnh tranh. Nhìn chung, Việt Nam vẫn đang trên con đường tăng trưởng thuận lợi với lợi thế về nguồn nhân lực, phát triển xã hội, sự ổn định chính trị và các nhân tổ cơ bản khác. Sự trỗi dậy của khu vực kinh tế tư nhân, sự đổi mới khu vược doanh nghiệp nhà nước, đóng góp của các nhà đầu tư nước ngoài cũng như một thị trường 86 triệu dân là những động lực phát triển của Việt Nam. Các yết tổ kể trên cũng là các yếu tố thúc đẩy các hoạt động mua bán và sát nhập (M&A) Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư cần tận dụng các cơ hội thuận lợi có được thông qua việc thúc đẩy hoạt động M&A tại Việt Nam./. B- HOẠT ĐỘNG MUA BÁN & SÁT NHẬP NĂM 2009 • Số giao dịch tiếp tục tăng trưởng ổn định trong năm 2009, giá trị giao dịch giảm nhẹ so với năm 2008, tuy nhiên vẫn xuất hiện nhiều thương vụ M&A đáng chú ý. • Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫ chiếm tỷ trọng lớn trong số thương vụ M&A tại Việt Nam năm qua. Bất động sản tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI à mua bán dự án. Xuất hiện một vài điểm sáng trong những cuộc mua bán trong ngành công nghiệp thông tin – truyền thông và ngành dược phẩm – chăm sóc sức khỏe. • Loại hình M&A theo đó nhà đầu tư nước ngoài mua lại cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam tuy không quá sôi động nhưng vẫn tiếp tục diễn ra trong năm 2009 • Xu hướng các công ty Việt Nam chủ động đóng góp vai trò là người đi mua (acquirer) • Sắp xếp và cơ cấu lại các doanh nghiệp, nhất là các công ty cổ phần có vốn đầu tư của nhà nước • Sự xuất hiện của các cuộc sát nhập trên sàn chứng khoán với hai thương vụ hoàn thành: HT1 – HT2 và KMR – KMF Số giao dịch và giá trị giao dịch giảm so với năm 2008, tuy nhiên M&A trên thế giới giảm sút cả về số lượng và giá trị giao dịch. Theo số liệu của Thomson Reuters, giá trị giao dịch M&A trên thế giới năm 2009 là 1.630 tỷ USD (giảm 39.2% so với năm 2008), số thương vụ là 30.830, giảm 10.4% so với năm 2008. Hoạt động M&A tại Việt Nam có chiều hướng ngược lại theo xu hướng giảm sút này. (Xem đồ thị xu hướng M&A thế giới và Việt Nam) Về số lượng và giá trị Theo số liệu thống kê của chúng tôi, số thương vụ được công bố năm 2009 tiếp tục xu hướng tăng ổn định, số thương vụ công bố khoảng 230 thương vụ. Giá trị M&A năm qua giảm nhẹ so với mức 1.1 tỷ USD năm 2008. Trong một nghiên cứu độc lập của PriwaterhouseCoopers thì Việt Nam tăng số lượng thương vụ và tăng nhẹ về giá trị do sự xuất hiện của một số thương vụ vào cuối năm. Thị trường chứng khoán Việt Nam ở mức thấp khoảng 230 điểm vào tháng 2 năm 2009 và giá trị thẩm định có xu hướng giảm theo chỉ số chứng khoán, dẫn đến sự sụt giảm quy mô các giao dịch về mặt giá trị so với thời gian trước đây. Con số này cũng phản ánh lên thực tế là nhiều công ty nước ngoài dành thời gian để đánh giá lại chiến lược mở rộng của họ tại thị trường nước nhà và thị trường đang phát triển như Việt Nam do tình hình suy thoái kinh tế toàn cầu tiếp tục gây ảnh hưởng to lớn đến các xu thế M&A. Về qui mô của thương vụ Các giao dịch tại Việt Nam chủ yếu là các giao dịch ở quy mô nhỏ và vừa; quan sát các thương vụ M&A diễn ra tại Việt Nam năm 2009; có thể thấy hai loại thương vụ chiếm ưu thế; đó là giao dịch quy mô nhỏ với mức giá trị dưới 5 triệu USD và các giao dịch ở mức trung có quy mô khoảng 20 triệu USD/thương vụ. Các cuộc M&A lớn gắn với đối tác chiến lược của các công ty nhà nước lớn cổ phần hóa vẫn chưa diễn ra do tốc độ cổ phần hóa chậm và những khó khăn trong việc tìm kiếm và lựa chọn đối tác chiến lược. Về đặc điểm của thương vụ: Chúng tôi chia các thương vụ theo 04 loại: A- doanh nghiệp nước ngoài mua doanh nghiệp nước ngoài, B- nước ngoài mua trong nước, C- trong nước mua nước ngoài và D- trong nước mua trong nước. Các thương vụ tại Việt Nam chủ yếu vẫn thuộc về hai loại: Doanh nghiệp nước ngoài mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam ( chiếm 40% số giao dịch) và Doanh nghiệp Việt Nam mua lại doanh nghiệp Việt Nam (chiếm 40% số giao dịch). Con số thống kê về loại hình này cũng chứng minh cho hai đặc điểm xu hướng M&A tại Việt Nam sẽ được trình bày tại phần sau Ngành tài chính ngân hàng và ngành công nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số thương vụ M&A tại Việt Nam trong năm qua. Bất động sản tiếp tục có một năm sôi động cả trong lĩnh vực FDI và mua bán dự án. Xuất hiện một số điểm sáng trong những cuộc mua bán trong ngành công nghệ thông tin – truyền thông và ngành dược phẩm – y tế và chăm sóc sức khỏe. Ngân hàng Khác với những năm đỉnh cao, năm 2009, chỉ có hai thương vụ đáng lưu ý mà ngân hàng nước ngoài trở thành đối tác chiến lược của ngân hàng trong nước. Các thương vụ này cũng chỉ để là tăng tỉ lệ sở hữu lên 15-20%. Đó là BNP Paribas (BNP) nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại OCB lên 15% và MayBank tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần tại ngân hàng An Bình lên 20%. Thương vụ đáng chú ý nhất trong nước đó là OceanBank đã chọn Petrovietnam (PVN) làm cổ đông chiến lược từ đầu năm 2009, với tỷ lệ cổ phần PVN nắm giữ tại Oceanbank là 20%. Vốn pháp định của ngân hàng này đạt 2.000 tỷ đồng sau khi có sự tham gia góp vốn của PVN. Trong các thương vụ nhỏ khác, Maritime Bank và các cổ đông lớn của NH đã mua lại 45% cổ phần của MXBank. Trong đó, riêng Maritime Bank nắm 4.99% cổ phần của MXBank. Trước đó, vào đầu quý III/2009, thương vụ mua bán lớn giữa DaiA Bank và tập đoàn Tín Nghĩa tại Đồng Nai cũng gây chú ý khi tập đoàn Tín Nghĩa trở thành cổ đông lớn nhất, nắm giữ 49% vốn của DaiA Bank, thay vì tỷ lệ 11% như trước đó. Một thương vụ khá thú vị liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng. Đó là vào tháng 7/2009, BIDV cho biết đã hoàn tất việc thành lập CTCP đầu tư và phát triển IDCC 100% vốn Việt Nam với vốn điều lệ 100 triệu USD, do BIDV và công ty Phương Nam góp vốn. IDCC đã kí hợp đồng chuyển nhượng, chính thức mua lại ngân hàng Đầu tư thịnh vượng PIB (một ngân hàng tư nhân của Campuchia), cơ cấu và đổi tên thành ngân hàng Đầu tư và phát triển Campuchia (BIDC). Theo kế hoạch, đến năm 2012, BIDC sẽ có tổng tài sản 303 triệu USD, cho vay đạt 210 triệu USD. Ngoài ra CTCP Bảo hiểm Campuchia Việt Nam (CVI), trong đó IDCC nắm giữ 90% vốn cũng đã được phía Campuchia cấp phép thành lập. Các thương vụ khác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng bao gồm: Công ty Cổ phần Bảo hiểm HSBC Asia-Pacific, công ty do HSBC Isurance Holdings Ltd sở hữu toàn bộ, đã thông báo ý định tăng cổ phần trong công ty bảo hiểm lớn nhất Việt nam là công ty Bảo Việt từ 10% lên 18% . Sau đó, vào tháng 6, HSBC đã thông báo tăng cổ phần lên thành 25%, số cổ phần tối đa có thể được nắm giữ theo qui định của pháp luật hiện hành của Việt Nam. Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) đã tăng số cổ phần từ 35.6% lên thành 61.6% tại công ty Cổ phần Quản lí Quỹ Bảo Tín, một công ty quản lý đầu tư. REE, được thành lập năm 1997 tại Hồ Chí Minh chuyên sản xuất và phân phối máy lạnh, đồ gia dụng, điện và các sản phẩm cơ khí công nghiệp. Ngoài ra, REE cũng tham gia vào các hoạt động đầu tư, phát triển bất động sản và các dịch vụ phục vụ các dự án công nghiệp, thương nghiệp và dân dụng. Công ty chứng khoán Năm 2009, theo Ủy ban chứng khoán nhà nước, có hàng chục hồ sơ của công ty xin rút bớt nghiệp vụ kinh doanh do khó khăn và không thuyết phục được cổ đông bỏ thêm vốn. Để tiếp tục duy trì kinh doanh, một số công ty đã chấp nhận bán bớt cổ phần hay kêu gọi các đối tác nước ngoài cùng tham gia. Tuy vậy, nhìn chung tìm kiếm đối tác để bán các công ty chứng khoán được thành lập vội vàng năm 2007 cũng không phải là dễ. Chỉ có một số trường hợp t
Luận văn liên quan