Các hoạt động liên quan đến thuế của các công ty đa Quốc Gia

Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ. Hoạt động chuyển giá diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi đang là vấn đề cần quan tâm và khắc phục trong thời gian tới.

doc24 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2396 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các hoạt động liên quan đến thuế của các công ty đa Quốc Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU: Trải qua khoảng thời gian hai mươi mốt năm mở cửa nền kinh tế kêu gọi đầu tư năm 1988, Việt Nam nhận được nguồn vốn FDI trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm khác nhau. Nhưng đặc biệt trong khoảng ba năm từ năm 2006 đến thàng 8 năm 2008, nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên và vượt xa so với những năm trước và liên tiếp lập những mốc kỷ lục mới về tổng mức vốn đầu tư . Nguồn vốn FDI đổ vào nước ta không chỉ là tăng về số lượng các dự án mà tăng về cả qui mô và chất lượng của các dự án. Nguồn vốn FDI phân bố rộng rãi vào nhiều tỉnh và thành phố trên khắp cả nước, các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư cũng được mở rộng tạo điều kiện cho việc tiếp nhận trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý kinh tế tầm cao, giải quyết công ăn việc làm cho lao động trong nước. FDI trở thành một trong những nguồn cung cấp vốn quan trọng cho nên kinh tế, là động lực thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, tạo nên tính năng động và cạnh tranh cho thị trường. Bên cạnh những đóng góp tích cực của luồng vốn FDI đối với sự phát triển của kinh tế và xã hội Việt Nam thì trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài đã và đang nổi lên hiện tượng các doanh nghiệp FDI kê khai lỗ kéo dài nhiều năm làm cho chính phủ Việt Nam bị thất thu thuế ảnh hưởng trực tiếp đến ngân sách, bên cạnh đó tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp trong nước, tác động không tốt đến cơ chế quản lý tài chính của chính phủ trong lĩnh vực FDI, và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn này cũng như tác động xấu đến mục tiêu thu hút và quản lý vĩ mô vốn FDI của chính phủ. Hoạt động chuyển giá diễn ra ngày càng nhiều và tinh vi đang là vấn đề cần quan tâm và khắc phục trong thời gian tới. I) Khái quát về các công ty đa quốc gia và hoạt động chuyển giá: 1) Công ty đa quốc gia (MNC) a) Khái niệm MNC: Công ty đa quốc gia, thường viết tắt là MNC (từ các chữ Multinational corporation) hoặc MNE (từ các chữ Multinational enterprises), là khái niệm để chỉ các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu. b) Cấu trúc của MNC: Các công ty đa quốc gia có thể xếp vào ba nhóm lớn theo cấu trúc các phương tiện sản xuất: Công ty đa quốc gia “theo chiều ngang” sản xuất các sản phẩm cùng loại hoặc tương tự ở các quốc gia khác nhau (ví dụ: McDonalds). Công ty đa quốc gia “theo chiều dọc” có các cơ sở sản xuất ở một số nước nào đó, sản xuất ra sản phẩm là đầu vào cho sản xuất của nó ở một số nước khác (ví dụ: Adidas). Công ty đa quốc gia “nhiều chiều” có các cơ sở sản xuất ở các nước khác nhau mà chúng hợp tác theo cả chiều ngang và chiều dọc (ví dụ: Microsoft). c) Sức mạnh quốc tế Các công ty đa quốc gia lớn mạnh có thể có ảnh hưởng lớn đến các quan hệ quốc tế khi chúng có ảnh hưởng kinh tế lớn đến các khu vực mà các nhà nhà chính trị đại diện và chúng có nguồn lực tài chính dồi dào để phục vụ cho quan hệ công chúng (public relations) và vận động hành lang (lobbying) chính trị. Đặc điểm hoạt động các công ty đa quốc gia Quyền sở hữu tập trung: các chi nhánh, công ty con, đại lý trên khắp thế giới đều thuộc quyền sở hữu tập trung của công ty mẹ, mặc dù chúng có những hoạt động cụ thể hằng ngày không hẳn hoàn toàn giống nhau. Thường xuyên theo đuổi những chiến lược quản trị, điều hành và kinh doanh có tính toàn cầu. Tuy các công ty đa quốc gia có thể có nhiều chiến lược và kỹ thuật hoạt động đặc trưng để phù hợp với từng địa phương nơi nó có chi nhánh. d) Mục đích phát triển thành công ty đa quốc gia Thứ nhất: đó là nhu cầu quốc tế hóa ngành sản xuất và thị trường nhằm tránh những hạn chế thương mại, quota, thuế nhập khẩu ở các nước mua hàng, sử dụng được nguồn nguyên liệu thô, nhân công rẻ, khai thác các tìêm năng tại chỗ. Thứ hai , đó là nhu cầu sử dụng sức cạnh tranh và những lợi thế so sánh của nước sở tại, thực hiện việc chuyển giao các ngành công nghệ bậc cao. Thứ ba, tìm kiếm lợi nhuận cao hơn và phân tán rủi ro. Cũng như tránh những bất ổn do ảnh hưởng bởi chu kỳ kinh doanh khi sản xuất ở một quốc gia đơn nhất. Ngoài ra, bảo vệ tính độc quyền đối với công nghệ hay bí quyết sản xuất ở một ngành không muốn chuyển giao cũng là lý do phải mở rộng địa phương để sản xuất. Bên cạnh đó, tối ưu hóa chi phí và mở rộng thị trường cũng là mục đích của MNC. Hoạt động MNC, vì được thực hiện trong một môi trường quốc tế, nên những vấn đề như thị trường đầu vào, đầu ra, vận chuyển và phân phối, điều động vốn, thanh toán… có những rủi ro nhất định. Rủi ro thường gặp của các MNC rơi vào 2 nhóm sau: Rủi ro trong mua và bán hàng hóa như: thuế quan, vận chuyển, bảo hiểm, chu kỳ cung cầu, chính sách vĩ mô khác… Rủi ro trong chuyển dịch tài chính như: rủi ro khi chính sách của chính quyền địa phương thay đổi, các rủi ro về tỷ giá, lạm phát, chính sách quản lý ngoại hối, thuế ,khủng hoảng nợ… e) Các tác động của MNC đối với nền kinh tế: Các MNC ngày các phát triển, điều này chỉ ra rằng các MNC đều dựa vào các lợi thế riêng biệt của mình là sự độc quyền và lợi thế trên lãnh thổ rộng lớn mà công ty này hoạt động. Các công ty đa quốc gia phát triển về cả số lượng và qui mô vốn cũng như lĩnh vực hoạt động của minh. Từ chỉ khoảng 3000 công ty đa quốc gia vào năm 1900, nay đã tăng lên đến hơn 63.000 công ty với hơn 821.000 chi nhánh và công ty con trên khắp thế giới. Các công ty này tuy chỉ sử dụng khoảng 90 triệu lao động (trong đó khoảng 20 triệu lao động ở các nước đang phát triển) nhưng đã tạo ra đến 25% tổng sản phẩm của thế giới, riêng 1.000 công ty hàng đầu đã chiếm đến 80% sản lượng công nghiệp của thế giới. Một báo cáo gần đây của Liên Hiệp Quốc cho biết 53/100 tổ chức kinh tế lớn nhất thế giới là các công ty đa quốc gia (MNC). Các công ty tư nhân này còn giàu hơn những 120 quốc gia. Các công ty này với nguồn vốn khổng lồ và thu nhập hàng năm có thể đem so sánh với GDP của một quốc gia. Các công đa quốc gia lớn thường có trụ sở chính tại các nước tư bản lớn như Mỹ, Nhật và Châu Âu. Với những đặc điểm về qui mô hoạt động, lượng vốn mà các MNC nắm giữ thì các MNC này có một vai trò và ảnh hưởng lớn đến kinh tế, văn hóa và chính trị của các quốc gia. Lĩnh vực văn hóa là lĩnh vực mà thể hiện sự ảnh hưởng rõ sức ảnh hưởng của các MNC, vì các MNC thống lĩnh hoạt động sản xuất và phân phối sản phẩm truyền thông (chỉ có 6 công ty bán đến 80% tổng số băng đĩa nhạc trên toàn thế giới). Họ du nhập những ý tưởng và hình ảnh khiến cho một số chính phủ và tôn giáo lo ngại về sự bất ổn cho xã hội. Như công ty Mc Donald có khoảng 29.000 nhà hàng tại 120 quốc gia và bị cáo buộc là cổ xúy cho chế độ ăn uống không có lợi cho sức khỏe. Bên cạnh những ảnh hưởng không tốt thì các công ty đa quốc gia lại mang lại một lợi ích to lớn cho các quốc gia sở tại như đóng thuế, tạo công ăn việc làm, cung cấp sản phẩm và dịch vụ mà trước đó không có, trên hết là nguồn vốn, công nghệ và kiến thức. Với vai trò cung ứng vốn cho nền kinh tế thì các MNC càng thể hiện sự ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế các quốc gia mà nó có trụ sở. Chính sự quốc tế hóa hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia mà nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự hình thành và phát triển của các luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI - Forgeign Direct Invesment). Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư mà chủ sở hữu vốn đầu tư sẽ trực tiếp quản lý và điều hành vốn đầu tư.Trong các chủ thể của đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các công ty đa quốc gia chiếm tỷ trọng cao nhất rồi mới đến các tổ chức chính phủ và phi chính phủ khác. Theo số liệu thông kê cho thấy, có hơn 90% vốn đầu tư nước ngoài trên thế giới là do các công ty đa quốc gia. Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, FDI được xem là giải pháp hỗ trợ vốn cho các nước nghèo và là một trong những thành phần không thể thiếu của nền kinh tế hiện đại. Thông qua hình thức đầu tư FDI đã chuyển cho nước tiếp nhận đầu tư kỹ thuật, công nghệ, bí quyết công nghệ mới, năng lực quản lý marketing, kinh nghiệm quản lý và điều hành, nguồn nhân sự với trình độ cao... thông qua các hợp đồng kinh tế, các hợp đồng liên doanh, liên kết hay các hợp đồng chuyển giao công nghệ. Thông qua cách thức đầu tư của các MNC mà FDI sẽ có các hình thức biểu hiện như sau: Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài: đây là hình thức các MNC đầu tư vốn vào nền kinh tế của một nước để lập công ty 100% vốn nước ngoài. Các công ty này thuộc quyền sở hữu và chịu sự quản lý điều hành của chủ thế là cá nhân hay tổ chức nước ngoài. Các công ty này tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình trước pháp luật của nước sở tại. Tham gia các hợp đồng kinh tế, hợp đồng kinh doanh: là hình thức mà một chủ đầu tư nước ngoài liên kết một một chủ đầu tư trong nước sở tại để thực hiện một hay nhiều hoạt động kinh doanh ở nước sở tại trên cơ sở qui định rõ về trách nhiệm của từng bên cũng như quyền lợi trong việc phân chia lợi nhuận. Đối với hình thức này thì không cần thành lập công ty hay xí nghiệp hay nói cách khác là không ra đời một tư cách pháp nhân khác tại nước tiếp nhận đầu tư. Mua lại một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp đang hoạt động tại nước tiếp nhận đầu tư. Góp vốn liên doanh liên kết với nước chủ nhà: các bên tham gia góp vốn liên doanh phải có trách nhiệm góp vốn liên doanh, đồng thời phân chia lợi nhuận và rủi ro theo tỷ lệ góp vốn. Hình thức xây dựng-vận hành-chuyển giao (BOT) và một số hình thức tương tự khác như BTO, BT là các loại hình đầu tư nhằm khuyến khích xây dựng các công trình hạ tầng như: cầu, đường, bến cảng và công trình cung cấp năng lượng trong lúc mà nhà nước tiếp nhận đầu tư còn nhiều khó khăn về mặt tài chính. Các hình thức này sẽ dễ dàng được nhìn thấy ở các nước đang phát triển. Trong hình thức BOT thì nhà đầu tư sẽ tự bỏ vốn, kỹ thuật để xây dựng công trình như cầu đường, tự tiến hành hoạt động kinh doanh như tổ chức thu phí và sau một thời gian khai thác nhất định theo thỏa thuận và các công ty này đã hoàn vốn cung như một mức lợi nhuận hợp lý thì họ sẽ tiến hành bàn giao lại cho nước sở tại công trình đã được họ xây dựng. Tại Việt Nam cũng tồn tại đầy đủ các hình thức của FDI nêu trên. Từ khi thực hiện mở cửa nền kinh tế thì luồng vốn FDI đổ vào ngày càng nhiều, kể cả về mặt số lượng cũng như chất lượng. Cụ thể là năm 2007, Việt Nam đã thu hút được một lượng FDI kỷ lục là 20,3 tỷ USD và trong năm 2008 là 64 tỷ USD. Đây là một kết quả ngoài sự mong đợi. Với sự có mặt của nhiều công ty đa quốc gia tại Việt Nam như Coca Cola, Pepsi, Intel, Microsoft, Unilever, P&G, Nestle, Metro, PWC, Kao, Avon, Mercedes Benz… cùng với sự bành trướng ra khỏi phạm vi chính quốc (Home Country) bằng nguồn vốn FDI. Các MNC sẽ tạo ra một mạng lưới các công ty con (Subsidaries) trên phạm vi toàn cầu mà lẽ đương nhiên là giữa các công ty con này với nhau và với chính bản thân công ty mẹ ở chính quốc sẽ có các mối quan hệ ràng buộc về nhiều mặt mà trong đó sự ràng buộc về kinh tế là quan trọng và rõ nhất nhằm phục vụ cho tối đa hóa lợi nhuận của toàn bộ MNC. 2) Các nghiệp vụ mua bán nội bộ và khái niệm hoạt động chuyển giá của MNC : a) Mua bán nội bộ: Dựa vào tính chất và các đặc điểm của các nghiệp vụ mua bán nội bộ phổ biến trên thị trường, chúng ta có thể phân chia các nghiệp vụ mua bán nội bộ ra thành các nhóm như sau: Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan nguyên vật liệu có tính đặc thù cao, hay các nguyên vật liệu mà một công ty con đặt tại một quốc gia có các lợi thế riêng làm cho giá của nguyên vật liệu ấy thấp. Các nghiệp vụ mua bán nội bộ liên quan đến các thành phẩm, các công ty con tại các quốc gia khác nhau có thể mua thành phẩm được sản xuất tại một quốc gia (Sourcing Country) và sau đó bán lại mà không cần phải đầu tư máy móc hay nhân công cho sản xuất. Các giao dịch liên quan việc dịch chuyển một lượng lớn máy móc, thiết bị cho sản xuất mà đặc biệt hơn là điểm đến của các giao dịch này là các quốc gia đang phát triển. Các giao dịch liên quan đến các tài sản vô hình như nhượng quyền, bản quyền, thương hiệu, nhãn hàng, các chi phí liên quan đến nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Có sự cung cấp các dịch vụ quản lý, dịch vụ tài chính hay chi phí cho các chuyên gia vào làm việc tại nước nhận chuyển giao. Có sự tài trợ và nhận tài trợ về các nguồn lực như tài lực và nhân lực Có các khoản đi vay và cho vay nội bộ các công ty con của MNC hay giữa công ty mẹ và các công ty con. b) Khái niệm hoạt động chuyển giá Trong công tác quản trị tại các MNC thì nghiệp vụ mua bán nội bộ là rất cần thiết và giúp cho các MNC giảm các rủi ro về thị trường, rủi ro về công nợ. Đi đôi với các nghiệp vụ mua bán nội bộ này là việc định giá chuyển giao nội bộ và nó được xem là một phương pháp quản trị ứng dụng được các nhà quản trị áp dụng một cách bài bản và điêu luyện nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý. Các phương pháp định giá chuyển giao nội bộ đã được các quốc gia thừa nhận và tuân theo, tuy nhiên trong thực tế việc định giá chuyển giao này không được áp dụng theo căn bản giá thị trường mà nó có thể được tính toán theo một mục đích nào đó của MNC. Việc định giá chuyển giao nội bộ diễn ra theo một sự áp đặt giá mang tính chất chủ quan của hai bên tham gia vào giao dịch. Vì vậy mà các trường hợp này được gọi là hành vi chuyển giá. Chuyển giá là hoạt động mang tính chủ quan, áp đặt giá cả mua bán lên các giao dịch nội bộ không căn cứ trên giá cả thị trường, quy luật cung cầu giữa công ty mẹ và công ty con hay giữa các công ty con với nhau trong cùng một MNC nhằm mục đích cuối cùng là tối thiểu số thuế phải nộp. Thông qua hoạt động chuyển giá, các MNC sẽ thực hiện ý đồ trốn tránh việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (Income Corporate Tax) tại các quốc gia có thuế suất cao. Thông qua các nghiệp vụ chuyển giá, các MNC sẽ chuyển thu nhập ra khỏi quốc gia có mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao mà MNC này có trụ sở. Chuyển giá là một trong những vấn đề phức tạp và khó tiếp cận trong thời đại kinh tế quốc tế hội nhập, khi mà các MNC này có nhiều chi nhánh, công ty con trên nhiều quốc gia khác nhau mà các công ty này mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho nhau. Các hoạt động này có thể chứa đựng trong đó là các hoạt động “chuyển giá”, giá cả của hàng hóa dịch vụ trong các nghiệp vụ chuyển giao này được tính theo một xu hướng chủ quan mà không hề dựa trên chi phí thực tế tạo nên sản phẩm hay dịch vụ được cung cấp. Thông qua hoạt động chuyển giá sẽ mang về cho các MNC một khoảng lợi nhuận lớn trong khi các MNC này không cần phải nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay mở rộng phát triển thị trường mà chỉ cần những hoạt động phù phép trên sổ sách kế toán. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến hoạt động chuyển giá xảy ra đó là tính đặc thù của sản phẩm, có những sản phẩm không tìm thấy hay rất khó tìm thấy các sản phẩm tương tự thay thế. Chúng ta thường tìm thấy đặc tính này đối với các tài sản cố định vô hình như lợi thế thương mại, bản quyền sáng chế, phát minh, bí quyết công nghệ… Chính do tính đặc thù cao này đã gây ra những khó khăn khi áp dụng nguyên tắc ALP vào trong việc định và so sánh giá thị trường. Mục đích cuối cùng của hoạt động chuyển giá là tối đa hóa lợi nhuận của MNC bằng cách tối thiểu hóa thuế thu nhập doanh nghiệp mà MNC phải nộp cho các chính phủ. Chính vì mục đích là tối thiểu hóa số thuế phải nộp nên MNC sẽ tiến hành điều phối thu nhập của các công ty con tại các quốc gia có thuế suất cao sang các quốc gia có thuế suất thuế thu nhập thấp. Ví dụ: một doanh nghiệp sản xuất xe hơi tại Thái Lan với giá 9.000 USD. Chi phí để quảng cáo và bán chiếc xe đó tại Việt Nam là 1.000 USD. Công ty đó có thể nâng giá bán cho doanh nghiệp Việt Nam lên 10.000 USD, và bán lại xe tại Việt Nam với giá 10.000 USD. Về tổng thể, công ty đã có lời 1.000 USD và phải đóng thuế tại Thái Lan thay vì Việt Nam. Nếu tại Thái Lan công ty đang được ưu đãi thuế, thì khoản lãi này sẽ được miễn thuế toàn bộ. Như vậy, nếu giá mua linh kiện cao, lợi nhuận của công ty tại Việt Nam sẽ giảm và Nhà nước Việt Nam sẽ thất thu thuế. Tuy nhiên lợi nhuận của cả tập đoàn sẽ không đổi (vì lợi nhuận tại Việt Nam đã được chuyển sang cho công ty con khác ở Thái Lan). c) Biểu hiện của chuyển giá: Như vậy, chuyển giá là một hành vi do các chủ thể kinh doanh thực hiện nhằm thay đổi giá trị trao đổi hàng hóa, dịch vụ trong quan hệ với các bên liên kết. Hành vi ấy có đối tượng tác động chính là giá cả. Sở dĩ giá cả có thể xác định lại trong những giao dịch như thế xuất phát từ ba lý do sau: Thứ nhất, xuất phát từ quyền tự do định đoạt trong kinh doanh, các chủ thể hoàn toàn có quyền quyết định giá cả của một giao dịch. Do đó họ hoàn toàn có quyền mua hay bán hàng hóa, dịch vụ với giá họ mong muốn. Thứ hai, xuất phát từ mối quan hệ gắn bó chung về lợi ích giữa nhóm liên kết nên sự khác biệt về giá giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể kinh doanh có cùng lợi ích không làm thay đổi lợi ích toàn cục. Thứ ba, việc quyết định chính sách giá giao dịch giữa các thành viên trong nhóm liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại. Tồn tại sự khác nhau về chính sách thuế của các quốc gia là điều không tránh khỏi do chính sách kinh tế - xã hội của họ không thể đồng nhất, cũng như sự hiện hữu của các quy định ưu đãi thuế là điều tất yếu. Chênh lệch mức độ điều tiết thuế vì thế hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên, chuyển giá chỉ có ý nghĩa đối với các giao dịch được thực hiện giữa các chủ thể có mối quan hệ liên kết. Để làm điều này họ phải thiết lập một chính sách về giá mà ở đó giá chuyển giao có thể được định ở mức cao hay thấp tùy vào lợi ích đạt được từ những giao dịch như thế. Chúng ta cần phân biệt điều này với trường hợp khai giá giao dịch thấp đối với cơ quan quản lý để trốn thuế nhưng đằng sau đó họ vẫn thực hiện thanh toán đầy đủ theo giá thỏa thuận. Trong khi đó nếu giao dịch bị chuyển giá, họ sẽ không phải thực hiện vế sau của việc thanh toán trên và thậm chí họ có thể định giá giao dịch cao. Các đối tượng này nắm bắt và vận dụng được những quy định khác biệt về thuế giữa các quốc gia, các ưu đãi trong quy định thuế để hưởng lợi có vẻ như hoàn toàn hợp pháp. Như thế, vô hình chung, chuyển giá đã gây ra sự bất bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế do xác định không chính xác nghĩa vụ thuế, dẫn đến bất bình đẳng về lợi ích, tạo ra sự cách biệt trong ưu thế cạnh tranh. Tuy vậy, thật không đơn giản để xác định một chủ thể đã thực hiện chuyển giá. Vấn đề ở chỗ, nếu định giá cao hoặc thấp mà làm tăng số thu thuế một cách cục bộ cho một nhà nước thì cơ quan có thẩm quyền nên định lại giá chuyển giao. Chẳng hạn, giá mua đầu vào nếu được xác định thấp, điều đó có thể hình thành chi phí thấp và hệ quả là thu nhập trước thuế sẽ cao, kéo theo thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN) tăng; hoặc giả như giá xuất khẩu định cao cũng làm doanh thu tăng và kết quả là cũng làm tăng số thuế mà nhà nước thu được. Nhưng cần hiểu rằng điều đó cũng có nghĩa rằng nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp liên kết ở đầu kia có khả năng đã giảm xuống do chuyển một phần nghĩa vụ của mình qua giá sang doanh nghiệp liên kết này. Hành vi này chỉ có thể được thực hiện thông qua giao dịch của các chủ thể có quan hệ liên kết. Biểu hiện cụ thể của hành vi là giao kết về giá. Nhưng giao kết về giá chưa đủ để kết luận rằng chủ thể đã thực hiện hành vi chuyển giá. Bởi lẽ nếu giao kết đó chưa thực hiện trên thực tế hoặc chưa có sự chuyển dịch quyền đối với đối tượng giao dịch thì không có cơ sở để xác định sự chuyển dịch về mặt lợi ích. Như vậy, ta có thể xem chuyển giá hoàn thành khi có sự chuyển giao đối tượng giao dịch cho dù