Các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga và các lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam

Việt Nam mở cửa ra thị trường thế giới đồng nghĩa với rất nhiều cơ hội đi kèm với những khó khăn mà ta phải đối mặt. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng “phẳng”, việc giao thương quốc tế trở nên phổ biến và quan trọng sống còn với đời sống kinh tế của quốc gia. Trong đó, khâu quan trọng và quyết định phải kể đến đó là xuất khẩu. Liên Xô cũ vốn là thị trường chính, có mối quan hệ thương mại lâu đời với Việt Nam. Có giai đoạn tỉ lệ buôn bán giữa ta và Liên Xô cũ đạt 70 – 80% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. 1991, Liên Xô tan rã và liên bang Nga ra đời kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô cũ với những thay đổi căn bản về kinh tế chính trị gây không ít khó khăn cho việc giao thương giữa hai nước. Từ chỗ là bạn hàng thân thuộc với hơn một nửa khối lượng lưu chuyển hàng hóa, tới nay chỉ còn xấp xỉ 2%. Trong khi đó, việc mở rộng thông thương với các nước trong khu vực gặp không ít khó khăn do ta và họ đều có cùng xuất phát điểm cũng như hướng tới các mặt hàng xuất khẩu tương tự nhau. Chính vì thế, liên bang Nga trở thành thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản, thế mạnh của chúng ta, nói riêng. Và số liệu những năm gần đây cũng chứng tỏ điều đó. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ta vào Nga ngày càng tăng với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, thực tế theo các nhà kinh tế thì con số đó vẫn chưa xứng với khả năng của ta.

doc57 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2898 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga và các lưu ý đối với doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do Việt Nam mở cửa ra thị trường thế giới đồng nghĩa với rất nhiều cơ hội đi kèm với những khó khăn mà ta phải đối mặt. Đặc biệt trong bối cảnh thế giới ngày càng “phẳng”, việc giao thương quốc tế trở nên phổ biến và quan trọng sống còn với đời sống kinh tế của quốc gia. Trong đó, khâu quan trọng và quyết định phải kể đến đó là xuất khẩu. Liên Xô cũ vốn là thị trường chính, có mối quan hệ thương mại lâu đời với Việt Nam. Có giai đoạn tỉ lệ buôn bán giữa ta và Liên Xô cũ đạt 70 – 80% kim ngạch ngoại thương của Việt Nam. 1991, Liên Xô tan rã và liên bang Nga ra đời kế thừa tư cách pháp lý của Liên Xô cũ với những thay đổi căn bản về kinh tế chính trị gây không ít khó khăn cho việc giao thương giữa hai nước. Từ chỗ là bạn hàng thân thuộc với hơn một nửa khối lượng lưu chuyển hàng hóa, tới nay chỉ còn xấp xỉ 2%. Trong khi đó, việc mở rộng thông thương với các nước trong khu vực gặp không ít khó khăn do ta và họ đều có cùng xuất phát điểm cũng như hướng tới các mặt hàng xuất khẩu tương tự nhau. Chính vì thế, liên bang Nga trở thành thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu nói chung và xuất khẩu thủy sản, thế mạnh của chúng ta, nói riêng. Và số liệu những năm gần đây cũng chứng tỏ điều đó. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản của ta vào Nga ngày càng tăng với tỉ lệ cao. Tuy nhiên, thực tế theo các nhà kinh tế thì con số đó vẫn chưa xứng với khả năng của ta. Sở dĩ có sự bất cân xứng như vậy, thiết nghĩ một phần cũng bắt nguồn từ việc thiếu thông tin về thị trường này từ các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, đặc biệt là nhóm thông tin về các kênh phân phối mặt hàng thủy sản nhập khẩu tại Nga. Kênh phân phối là một khái niệm quan trọng và cần thiết để có thể thành công trong việc đẩy mạnh xuất khẩu. Vì thế, yêu cầu cấp thiết là phải tìm ra nguyên nhân và hướng giải quyết cho bài toán về kênh phân phối và biện pháp xuất khẩu thủy sản sang thị trường liên bang Nga. Với những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định chọn đề tài “CÁC KÊNH PHÂN PHỐI THỦY SẢN NHẬP KHẨU TẠI THỊ TRƯỜNG NGA VÀ CÁC LƯU Ý ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM” 2. Mục đích Giúp người đọc có một cái nhìn tổng thể và chi tiết về các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu cũng như thị trường thủy sản tại Nga. Giúp người đọc cập nhật những thông tin mới nhất về các qui định xuất nhập khẩu nói chung và những quy định dành cho mặt hàng thủy sản nói riêng. Giúp doanh nghiệp và các cơ quan quản lý có những biện pháp hợp lý để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Nga. 3. Đối tượng nghiên cứu Bài tiểu luận nghiên cứu về các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga mà chủ yếu là thủy sản có nguồn gốc từ Việt Nam. Bên cạnh đó cũng tìm hiểu về thị trường thủy sản nói chung và các qui định về nhập khẩu thủy sản tại Nga. Từ đó phân tích, đánh giá, dự báo cũng như nêu lên một số lưu ý đề xuất cho doanh nghiệp và các cơ quan quản lý vấn đề thủy sản xuất khẩu. 4. Phạm vi nghiên cứu Chủ yếu nghiên cứu các kênh phân phối và thị trường thủy sản liên bang Nga đặt trong mối quan hệ với Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Các qui định về việc nhập khẩu thủy sản vào Nga cho tới tháng 4/2010 5. Nhiệm vụ Tìm hiểu các kênh phân phối thủy sản nhập khẩu tại thị trường Nga và các khái niệm có liên quan Tìm hiểu các qui định liên quan đến xuất khẩu thủy sản vào thị trường Nga Tìm hiểu, tổng hợp và phân tích để đưa ra những nhận xét về tình hình thị trường thủy sản hiện tại tại Nga Đưa ra những lưu ý, đề xuất cho doanh nghiệp cũng như các cơ quan quản lý về việc xuất khẩu thủy sản sang Nga. 6. Tổng quan tình hình nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu thị trường thủy sản tại Nga đã được không chỉ Việt Nam quan tâm. Một số các công trình nghiên cứu có thể kể đến như: Nghiên cứu khoa học “Fish Industry in Russia” (tạm dịch: “Nền công nghiệp thủy hải sản tại Nga”) của Bộ Ngoại giao, Bộ Thủy sản và Hội đồng Thương mại Iceland tìm hiểu toàn cảnh về thị trường thủy hải sản tại Nga. Trong đề tài, ban chủ nhiệm đã nêu lên những loại thủy hải sản chính đang được mua bán tại thị trường Nga cũng như nêu lên một số triển vọng và các lưu ý cho các nhà đầu tư vào thị trường này. Nghiên cứu khoa học “Distribution Systems Of The Food Sector In Russia: The Perspective Of Finnish Food Industry” (tạm dịch: “Hệ thống phân phối thực phẩm tại Nga: Triển vọng của ngành công nghiệp thực phẩm Hà Lan”), do Trung tâm nghiên cứu các thị trường đang chuyển đổi (Center for Markets in Transition - CEMAT) của Trường kinh tế Helsinki, Phần Lan thực hiện. đề tài nghiên cứu sự khủng hoảng trong hệ thống bán lẻ của Nga trong thời gian chuyển đổi nền kinh tế do sự sụp đổ của Liên Xô cũng như nêu lên tình hình thực tại của hệ thống bán lẻ tại Nga trong giai đoạn hiện nay. Đề tài khoa học “Nghiên cứu thị trường liên bang Nga và quan hệ thương mại Việt Nam – liên bang Nga” của bộ Thương mại. Đề tài nêu lên tình hình phát triển kinh tế, xuất khẩu, nhập khẩu, các chính sách thương mại, những đặc điểm cơ bản cảu thị trường Nga trong mối liên quan với hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Từ đó đánh giá khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, triển vọng cũng như định hướng cách hoạch định chính sách nhằm phát triển quan hệ thương mại giữa hai nước. 7. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu khai thác tài liệu từ các nguồn (báo chí, mạng internet, sách, tài liệu tham khảo…) cũng như tham khảo ý kiến một số cá nhân đã nghiên cứu hoặc có kinh nghiêm trong lĩnh vực. Ngoài ra cũng sử dụng một số phương pháp khác như phân tích, so sánh và thống kê. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1 Các khái niệm liên quan 1.1 Kênh phân phối: Định nghĩa của Phillip Kotler: Kênh phân phối là tập hợp các cá nhân hay công ty tự gánh vác hay giúp đỡ chuyển giao cho một ai đó quyền sở hữu đối với một hàng hóa cụ thể hay một dịch vụ trên con đường từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng. Định nghĩa trên Cổng thông tin WTO và tiếp cận thị trường: Kênh phân phối (distribution channel) hay nó còn được gọi là kênh tiếp thị (marketing channel) là một chuỗi các tổ chức phụ thuộc lẫn nhau cùng tham gia vào quá trình đưa sản phẩm và dịch vụ tới người sử dụng hoặc tiêu dùng. Những chủ thể chính trong kênh phân phối là nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ và người tiêu dùng. Một định nghĩa khác của kênh phân phối: Đường dẫn hoặc “đường ống” mà qua đó hàng hóa và dịch vụ chảy theo một hướng (từ nhà cung cấp đến người tiêu dùng), và các khoản thanh toán được tạo ra bởi chúng chảy theo hướng ngược lại (từ người tiêu dùng về nhà cung cấp). Một kênh phân phối có thể là trực tiếp từ nhà cung cấp để người tiêu dùng hoặc có thể bao gồm một số liên kết trung gian (thường là độc lập nhưng phụ thuộc lẫn nhau) như nhà bán buôn, nhà phân phối, đại lý, nhà bán lẻ. Mỗi trung gian nhận hàng tại một thời điểm giá cả và đưa nó đến điểm định giá cao hơn kế tiếp cho đến khi đến tay người mua cuối cùng. Còn được gọi kênh tiếp thị. 1.2. Các cấp của kênh phân phối: Theo Phillip Kotler: Kênh cấp không (còn gọi là marketing trực tiếp): nhà sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng. Ba phương pháp bán hàng trực tiếp là : bán hàng lưu động , bán qua bưu điện và bán qua các cửa hàng của nhà sản xuất. Kênh một cấp: bao gồm một người trung gian. Trên các thị trường người trung gian này thường là người bán lẻ, thị trường B2B thì người trung gian thường là đại lý tiêu thụ hay người môi giới. Kênh hai cấp: bao gồm 2 người trung gian. Trên các thị trường , thường là những người bán sỉ và bán lẻ, thị trường B2B có thể là đại lý công nghiệp Kênh ba cấp: bao gồm người bán sỉ, bán lẻ thường và người bán lẻ nhỏ. Cũng có cả những kênh nhiểu cấp hơn nhưng ít khi gặp. Kênh phân phối có càng nhiều cấp thì càng ít khả năng kiểm soát nó. 1.3. Chức năng của kênh phân phối: Theo Phillip Kotler: Đối với nhà sản xuất: Chức năng đầu tiên của kênh phân phối là giúp nhà sản xuất bao phủ thị trường, hay nói một cách khác là đưa sản phẩm đến bất kỳ nơi đâu có nhu cầu. Ngòai chức năng phân phối hàng hóa, kênh phân phối còn làm chiếc cầu nối giữa người sản xuất ra sản phẩmvà người sử dụng sản phẩm. Kênh phân phối là một công cụ giúp nhà sản xuất nắm được thông tin thị trường, hiểu nhu cầu của khách hàng, mục đích và cách mà khách hàng sử dụng sản phẩm. Và không kém phần quan trọng là thông tin về đối thủ cạnh tranh. Và tức nhiên đi kèm theo sản phẩm vật chất là dịch vụ. Nhiều nhà sản xuất trông cậy vào kênh phân phối để cung cấp dịch vụ cho khách hàng như hướng dẫn chọn và sử dụng sản phẩm, bảo hành, bảo trì v.v. Đối với khách hàng thì kênh phân phối có chức năng đảm bảo luôn luôn có sẵn sản phẩm và có sẵn với trọng lượng bao bì phù hơp khi khách hàng cần. Kênh phân phối là nơi trưng bày sản phẩm thuận tiện cho khách hàng chọn lựa. Người bán hàng còn cung cấp tài chính và tín dụng khi có yêu cầu. Đối với nhiều ngành hàng, điểm phân phối còn thay mặt nhà sản xuất cung cấp dịch vụ khách hàng, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật v.v. 1.4. Một số loại hình kênh phân phối: 1.4.1. Kênh phân phối trực tiếp / gián tiếp: Nếu kênh phân phối chỉ có nhà sản xuất và người tiêu dùng mà không có sự tham gia của các đối tượng trung gian thì kênh phân phối đó là kênh phân phối trực tiếp, nếu có các đối tượng trung gian khác tham gia thì gọi là kênh phân phối gián tiếp. 1.4.2. Kênh phân phối theo chiều dọc / ngang: Kênh phân phối theo chiều dọc (vertical distribution channel): là kênh phân phối trong đó, nhà sản xuất, người bán buôn, người bán lẻ hoạt động như một thể thống nhất. Mỗi thành viên trong hệ thống có thể có sở hữu hay thỏa thuận với các thành viên khác hoặc có sức mạnh to lớn khiến cho các thành viên khác phải hợp tác. Hệ thống phân phối này có thể bị chi phối bởi nhà sản xuất, người bán buôn hay người bán lẻ. Có ba lọai kênh phân phối theo chiều dọc chính như sau: kênh phân phối chiều dọc theo hình thức công ty; kênh phân phối chiều dọc theo thỏa thuận; kênh phân phối chiều dọc theo kiểu quản lý, kiểm soát. Kênh phân phối theo chiều ngang (horizontal marketing system), trong đó 2 hoặc nhiều công ty ở cùng một tầng trong hệ thống phân phối liên kết lại với nhau để thực hiện công việc phân phối. Với việc liên kết này, các công ty có thể kết hợp nguồn lực về tài chính, sản xuất và tiếp thị để bán hàng tốt hơn so với việc công ty đó một mình tiến hành hoạt động bán hàng. (Nguồn: Cổng thông tin WTO và tiếp cận thị trường ) 1.4.3. Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng và kênh phân phối sản phẩm công nghiệp: Kênh phân phối sản phẩm tiêu dùng (hay còn gọi là kênh phân phối sản phẩm) bao gồm: nhà sản xuất, nhà bán buôn, đại lý, nhà bán lẻ, người tiêu dùng. Mỗi một trung gian thực hiện một công việc nào đó nhằm đưa sản phẩm đến nơi tiêu thụ cuối cùng thì nó thể hiện một mức độ của kênh (channel level). Người ta sử dụng số lượng những mức độ trung gian để nói nên chiều dài của kênh. Kênh phân phối sản phẩm công nghiệp bào gồm: nhà sản xuất, đại diện nhà sản xuất, chi nhánh nhà sản xuất, nhà phân phối công nghiệp, khách hàng công nghiệp. (Nguồn: trang web Diễn đàn Kinh tế) 1.5. Hệ thống phân phối: Hệ thống phân phối: Toàn bộ thiết lập bao gồm các thủ tục, phương pháp, thiết bị, phương tiện, được thiết kế và kết nối với nhau để tạo điều kiện và theo dõi các luồng hàng hóa, dịch vụ từ nguồn đến người tiêu dùng cuối cùng. Trên đây chúng tôi vừa nêu các định nghĩa, khái niệm mang tính học thuật về kênh phân phối của các tác giả và trang web có uy tín. Tuy nhiên, theo thực tế hiện nay có thể thấy trên báo chí, tài liệu hay trong các cuộc đối thoại, chúng ta thường sử dụng từ “kênh phân phối” để chỉ những thành phần trung gian riêng lẻ trên con đường từ người sản xuất đến người mua cuối cùng, xem nhà nhập khẩu, nhà bán lẻ, siêu thị v.v. như là một kênh phân phối. Nhằm thuận tiện trong bài viết của mình, chúng tôi cũng sử dụng từ “kênh phân phối” theo cách này. 2. Khung pháp lí của nước Nga đối với việc nhập khẩu và phân phối thủy sản: 2.1. Các quy định về nhập khẩu của hải quan Nga: Cấm nhập khẩu: Hình ảnh và ấn phẩm chống lại Liên bang Nga, vũ khí và đạn dược, ma túy, trái cây, rau quả và động vật sống, trừ khi có giấy phép đặc biệt. Các hàng hóa bị cấm ở đây sẽ được áp dụng một tỷ lệ chung của hải quan và thuế trong số tiền 30% giá trị hải quan của hàng hoá ở trên (nhưng không nhỏ hơn 4 € cho mỗi 1 kg) nếu các chỉ tiêu quy định trên là vượt quá, khi tổng giá cả hàng hóa không quá 200 trăm ngàn rúp và tổng trọng lượng hàng hóa không quá 200 kg. Nếu tổng giá của hàng hoá nhập khẩu vượt quá 650.000 rúp và / hoặc tổng trọng lượng của họ vượt quá 200 kg, sau đó sẽ được áp dụng mức thuế hải quan và thuế theo được thành lập theo thủ tục chung và các điều kiện của quy chế thuế quan và thuế, dự kiến cho những người tham gia thương mại nước ngoài. Những biện pháp này cũng được áp dụng trong trường hợp khi các thức uống có cồn được nhập khẩu với 5 lần vượt quá giới hạn hiện tại (với hàng hoá vượt quá), hoặc khi một người bản xứ vượt qua biên giới hải quan của Liên bang Nga nhiều hơn một lần một tháng. Người bản xứ, được công nhận chính thức như những người tị nạn hoặc buộc phải di cư và cũng có những người đến Nga thường trú, có thể mang hàng hóa mà không trả thuế hải quan và thuế hàng hoá (trừ phương tiện vận tải) mà đã được sử dụng hoặc đã được mua trước khi họ nhập cảnh vào lãnh thổ của Liên bang Nga. Người nước ngoài có thể mang hàng tạm thời, mà không phải trả thuế hải quan và thuế, hàng hoá (trừ phương tiện vận tải) họ yêu cầu để sử dụng cá nhân của họ trên lãnh thổ của Liên bang Nga trong thời gian lưu trú tạm thời của họ. Nếu hàng hoá này không đưa ra từ lãnh thổ sau thời gian thành lập, sau đó các hàng hoá được tính phí với hải quan và thuế theo quy định của Quy chế No.718 của Chính phủ Liên bang Nga ngày 29.11.03. Một người bản xứ đủ 17 tuổi được mang hàng hóa ra/vào cùng một lúc mà không phải trả thuế hải quan và thuế khi chỉ có hai lít thức uống có cồn (từ 21 tuổi), không nhiều hơn 250 g của trứng cá tầm trong lon và các sản phẩm thuốc lá (xì gà lên tới 50 mảnh, xì gà nhỏ lên đến 100 chiếc, thuốc lá lên đến 200 chiếc, thuốc lá 0,25 kg). Trong trường hợp nhập khẩu các mặt hàng thuốc lá của một loại chỉ có nó là được phép mang trong 100 xì gà, xì gà nhỏ 200, 400 và thuốc lá 0,5 kg thuốc lá. Nhập khẩu / xuất khẩu của hàng hoá này được giới hạn bởi luật pháp của Liên bang Nga. Các hàng hoá phải bắt buộc khai báo: Chứng khoán (tài liệu thanh toán, séc du lịch); Kim loại quý trong bất kỳ hình thức và điều kiện trừ những người được chuyển tải qua biên giới với mục đích tạm thời xuất khẩu / nhập khẩu đồ trang sức cá nhân hoặc đồ gia dụng khác; Đá quý (kim cương, hồng ngọc thật, ngọc lục bảo, ngọc bích, alexandrites, ngọc trai tự nhiên) với ngoại lệ của những người đó được chuyển qua biên giới với mục đích tạm thời xuất khẩu / nhập khẩu đồ trang sức cá nhân hoặc đồ gia dụng khác; Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ; Ma túy ma túy, chất hướng thần, cũng như các chất tương tự của họ; Vật có giá trị nghệ thuật và vật có giá trị văn hóa (ảnh, tác phẩm điêu khắc, biểu tượng, tiền xu cũ, trang trí quân sự và huy chương, tem, v.v.); Độc và chất làm say, và thuốc cũng mạnh (thuốc ngu và các chất gây mê và v.v.); Chất phóng xạ; Hệ động thực vật đối tượng, dưới sự đe dọa tuyệt chủng, các bộ phận của họ và các bộ phận được làm từ chúng; Phương tiện kỹ thuật, tạo thành từ một hoặc một số đài phát thanh truyền / nhận được bộ máy và các kết hợp của họ và thiết bị phụ trợ (dẫn đường vô tuyến điện và hệ thống đài phát thanh quyết tâm, hệ thống truyền hình cáp và các thiết bị khác, hoạt động với kHz cao hơn tần số 9); Ấn phẩm, điện ảnh, hình ảnh và tài liệu video, bao gồm bảo mật và / hoặc các bí mật nhà nước, dành cho tuyên truyền của chủ nghĩa phát xít, kích thích chủng tộc, quốc gia và tôn giáo thù địch, và các ấn phẩm của nhân vật khiêu dâm; Hàng hóa, mà theo quy định của pháp luật của Liên bang Nga có thể định lượng (trọng lượng) hoặc giá giới hạn khi chuyển qua biên giới hải quan mà không thanh toán thuế hải quan và thuế theo đơn giản hóa, thuận lợi các thủ tục không được chỉ định cho sản xuất, thương mại khác hoạt động; trong trường hợp khi đang vượt quá giới hạn đó; Hàng hoá, dự định cho sản xuất, hoạt động thương mại. Không nộp bởi một hành khách của một tờ khai hải quan có liên quan đến hàng hoá đó được coi bởi một sĩ quan hải quan như là một tuyên bố thực tế là hành khách này không có hàng hoá đó để khai báo. Vận chuyển do người bản xứ phải chịu sự kiểm soát của cơ quan nhà nước khác (Bộ Nội vụ, Bộ Văn hóa, Bộ Nông nghiệp v.v.) được cho phép nếu giấy phép có liên quan, giấy chứng nhận do cơ quan nói trên được trình bày. Pháp luật đã thiết lập các yêu cầu khai báo bằng văn bản của ngoại tệ tiền mặt, tiền tệ của Liên bang Nga, du khách sẽ kiểm tra và xác nhận nội bộ và chứng khoán nước ngoài nhập khẩu do người vật lý, cung cấp tổng giá trị tương đương của họ là không quá 10 ngàn đô la Mỹ. Đồng thời, không có bất kỳ hạn chế định lượng về nhập khẩu của các vật có giá trị do người có thể chất. Trong thực tế, những yêu cầu kê khai này được quy định bởi tầm quan trọng của việc duy trì các hồ sơ thống kê và kiểm soát sự vận chuyển của một khoản tiền lớn tài sản tiền mặt và chứng khoán. 2.2. Quy định vệ sinh dịch tễ đối với sản phẩm thủy sản đông lạnh: Quy định chính thức SanPiN của Nga về tiêu chuẩn cho hàng thủy sản đông lạnh khá dài nên chúng tôi chỉ dẫn những thay đổi mới nhất cho tới nay. Phần còn lại sẽ được cung cấp trong phần phụ lục và các tài liệu liên quan. Thông qua SanPiN 2.3.2.2603-10 "Bổ sung No. 17 đối với các quy định vệ sinh-dịch tễ” và các tiêu chuẩn SanPiN 2.3.2.1078-01 "Các yêu cầu vệ sinh về an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm", được thông qua bởi Quyết định No. 36 ngày 14/11/2001 của Chánh thanh tra thú y nhà nước Liên bang Nga, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Y tế Liên bang Nga: Trích trong nội dung Bổ sung No. 17 đối với SanPiN 2.3.2.1078-01 "Các yêu cầu an toàn vệ sinh và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm": 1. Chương II. "Những quy định chung": Nhãn hiệu đóng trên bao bì người tiêu dùng, bao bì của sản phẩm thủy sản cần phải chứa thêm thông tin về sản phẩm thủy sản tương đồng của các nhóm sau: Sản phẩm thủy sản đông lạnh: a) Sản phẩm thủy sản đông lạnh mạ băng khối lượng tịnh phải được xác định không bao gồm khối lượng mạ băng; b) Sản phẩm thủy sản đông lạnh được sản xuất từ sản phẩm thủy sản đông lạnh chỉ rõ đông lạnh lần hai. Sản phẩm đông lạnh ướp muối và ngâm gia vị ghi rõ các từ "sản phẩm đông lạnh. 2. Chương III. "Các yêu cầu vệ sinh về an toàn và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm": Khi chế biến cá philê có sử dụng các phụ gia thực phẩm thì tỷ lệ độ ẩm trong philê sau khi tan lớp mạ băng không được vượt quá 86% khối lượng của cá philê. Khối lượng mạ băng phủ trên sản phẩm thủy sản đông lạnh được sản xuất từ cá không được vượt quá 5% khối lượng tịnh, sản xuất từ tôm 6%, còn đối với các sản phẩm thủy sản được sản xuất từ các loài thủy sản không xương sống khác, động vật có vú, tảo và các động thực vật sống dưới nước khác không vượt quá 8% khối lượng thủy sản đông lạnh đã được mạ băng. 2.3. Các qui định đối với kho bảo quản tạm thời và kho ngoại quan 2.3.1 Các yêu cầu cơ bản Các phòng của kho được bố trí và trang bị theo cách đảm bảo an toàn về mặt vệ sinh-thú y cho hàng hóa được kiểm soát bởi Cơ quan thú y nhà nước Liên bang Nga (sau đây gọi là hàng hóa) và đảm bảo khả năng tiến hành kiểm tra thú y đối với các hàng hóa này. Xung quanh các cơ sở của nhà kho, tùy thuộc vào loại hàng hóa bên trong phải có các khu vực bảo vệ-vệ sinh theo trình tự nhất định được qui định bởi pháp luật Liên bang Nga. Trong kho có phòng dành riêng cho các chuyên gia thú y của các Trung tâm vùng thuộc VPSS, phòng này được trang bị theo phụ lục kèm theo yêu cầu này. Đối với công việc của chuyên gia thú y làm thủ tục giấy tờ thú y và thực hiện kiểm tra thú y đối với hàng hóa, nên được
Luận văn liên quan