Các phương pháp xử lý rác thải y tế

Chất thải là chất được sinh ra trong sinh hoạt, trong quá trỡnh sản xuất hoặc trong cỏc hoạt động khác. Chất thải cú thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khớ. b. Định nghĩa chất thải y tế Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phũng bệnh, nghiờn cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khớ. c. Định nghĩa chất thải nguy hại Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ chỏy, dễ nổ, làm ng độc, dễ ăn mũn, dễ lõy nhiễm, và cỏc đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người.

doc42 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 11196 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các phương pháp xử lý rác thải y tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương1: TỔng quan vỀ chẤt thẢi rẮn bỆnh viỆn 1.1. Định nghĩa, phân loại chất thải rắn bệnh viện 1.1.1. Định nghĩa a. Định nghĩa chất thải Chất thải là chất được sinh ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Chất thải có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí. b. Định nghĩa chất thải y tế Chất thải y tế là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế từ các hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, đào tạo. Chất thải y tế có thể tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí. c. Định nghĩa chất thải nguy hại Chất thải nguy hại là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ng độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, và các đặc tính nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất gây nguy hại tới môi trường và sức khỏe con người. d. Định nghĩa chất thải y tế nguy hại Chất thải y tế nguy hại là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các bộ phận hoặc cơ quan của người, động vật; bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn khác; dược phẩm; hóa chất và các chất phóng xạ dung trong y tế. Nếu những chất thải này không được tiêu hủy sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khỏe con người. 1.1.2. Phân loại chất thải y tế Hầu hết các chất thải rắn từ quá trình khám chữa bệnh là các chất thải độc hại và mang tính đặc thù riêng. Các chất thải này phải được phân loại cẩc thận trước khi thải chung với các loại rác thải sinh hoạt, nếu không sẽ gây ra những nguy hại tới cộng đồng, như gây bệnh, hay làm lây lan dịch bệnh…Vì vậy phân loai chất thải là một khâu rất quan trọng. Nếu việc phân lọi chất thải được tiến hành tốt ngay từ đầu thì những khâu quản lý và xử lý sau này sẽ đạt hiệu quả cao, hạn chế tối đa sự ô nhiễm đối với môi trường xung quanh. Hiện nay trên thế giới có nhiều cách phân loại chất thải y tế khác nhau. Có thể kể tới một số cách như sau: Theo hệ thống phân loại của tổ chức Y tế thế giới (WHO): Chất thải thông thường: Đó là các chất thải không độc hại, về bản chất nó tương tự chất thải sinh hoạt. Chất thải là bệnh phẩm: Mô,cơ quan, phần tử bào thai người, xác động vật, máu, dịch thể… Chất thải chứa phóng xạ: Là chất thải từ các quá trình chiếu, chụp X quang, phân tích tạo hình cơ quan cho cơ thể, điều trị và khu trú khối u… Chất thải hóa học: Loại này có tính chất độc hại, có tính ăn mòn, gây cháy hay nhiễm độc gen. Chất thải nhiễm khuẩn: Gồm các chất thải chứa các tác nhân gây bệnh, ví dụ như vi sinh vật kiểm định, bệnh phẩm bệnh nhân bị cách ly hoặc máu nhiễm khuẩn… Các vật sắc nhọn: Là các vật như kim tiêm, lưỡi dao… có thể gây thương tích. Dược liệu: Là các dược liệu dư thừa hay quá hạn sử dụng. Theo hệ thống phân loại của Mỹ: Chất thải cách ly: Có thể gọi là chất thải truyền nhiễm mạnh bao gồm chất thải bản chất sinh học, các phế liệu bị ô nhiễm máu, các chất bài tiết, dịch rỉ, các chất thải của người bệnh bị cách li. Chất thải động vật, xác động vật, các phần cơ thể của động vật kiểm nghiệm… Các vật sắc nhọn thải bỏ: Kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi dao, dụng cụ mổ… dùng trong chăm sóc bệnh nhân, điều trị và nghiên cứu y học; đồ thủy tinh vỡ có tiếp xúc với tác nhân gây nhiễm trùng. Chất thải có chứa máu: máu lỏng, các dụng cụ chứa máu, các đồ thấm máu… Những vật sắc nhọn không sử dụng: Kim tiêm, bơm tiêm, lưỡi dao…bị thải bỏ. Các chất thải gây độc tế bào. Các chất phóng xạ. 3- Một cách khác, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5 loại: Chất thải lâm sàng (gồm 5 nhóm: A, B, C, D, E ). Chất thải phóng xạ. Chất thải hóa học. Các bình chứa khí có áp suất. Chất thải sinh hoạt. a.Chất thải lâm sàng. Nhóm A: Là chất thải nhiễm khuẩn bao gồm vật liệu bị thấm máu, thấm dịch; các chất bài tiết của người bệnh như băng, gạc, bông, găng tay, bột bó trong gãy xương, đồ vải, các túi hậu môn nhân tạo, dây truyền máu, các ống thông, dây và túi đựng dịch dẫn lưu… Nhóm B: Là các vật sắc nhọn bao gồm bơm tiêm, kim tiêm, lưỡi và cán dao mổ đinh mổ, các ống tiêm, mảnh thủy tinh vỡ và mọi vật liệu có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm khuẩn hoặc không bị nhiễm khuẩn. Nhóm C: Là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm bao gồm găng tay; lam kính; ống nghiệm; bệnh phẩm sau khi sinh khiết, xét nghiệm nuôi cấy; túi đựng máu. Nhóm D: Là chất thải dược phẩm, bao gồm Dược phẩm quá hạn. Dược phẩm bị nhiễm khuẩn. Dược phẩm bị đổ. Dược phẩm không còn nhu cầu sử dụng. Thuốc gây độc tế bào. Nhóm E: Là các mô và cơ quan người, động vật bao gồm tất cả các mô của cơ thể (dù bị nhiễm khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn); các cơ quan, chân tay, rau thai, bào thai, xác động vật thí nghiệm. b.Chất thải phóng xạ. Chất thải phóng xạ rắn gồm:Các vật liệu sử dụng trong các xét nghiệm, chuẩn đoán, điều trị như ống tiêm, bơm tiêm, kính bảo hộ, giấy thấm, gạc sát khuẩn, ống nghiệm, chai lọ đựng chất phóng xạ… Chất thải phóng xạ lỏng gồm: Dung dịch có chứa nhân phóng xạ, phát sinh trong quá trình chẩn đoán, điều trị như nước tiểu của người bệnh, các chất bài tiết, nước xúc rửa các dụng cụ có chứa phóng xạ… Chất thải phóng xạ khí gồm: Các chất khí dùng trong lâm sàng như các khí ; các khí thoát ra từ các kho chứa chứa chất phóng xạ… c.Chất thải hóa học. Chất thải hóa học gồm hai loại: c1.Chất thải hóa học không gây nguy hại như đường, axít béo, một số muối vô cơ và hữu cơ. c2.Chất thải hóa học nguy hại, bao gồm: Fomal dehyde Các hóa chất quang hóa học. Các dung môi. Oxit ethylene. Các hợp chất hóa học hỗn hợp. d.Các bình chứa khí có áp suất. Bao gồm các bình đựng oxy, CO2, bình ga, bình khí dung và các bình đựng khí dùng một lần. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom, xử lý riêng. e.Chất thải sinh hoạt. Chất thải này không bị nhiễm các yêú tố nguy hại, nó phát sinh từ buồng bệnh, phòng làm việc, hành lang, các bộ phận cung ứng, nhà kho, nhà ăn… Ngoài ra còn có lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh. 1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn bệnh viện. Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới WHO: Chất thải bệnh viện là tất cả các chất thải từ các bệnh viện (kể cả dạng lỏng và rắn) mà trong đó khoảng 85% thực sự là chất thải không độc, khoảng 10% là chất thải nhiễm khuẩn và khoảng 5% không nhiễm khuẩn nhưng là chất thải độc hại. Như vậy có thể thấy chất thải bệnh viện gồm hai phần chính: Phần không độc hại chiếm khoảng 85% tổng số chất thải bệnh viện, phần này có thể xử lý như xử lý rác thải sinh hoạt. Phần độc hại chiếm khoảng 15% tổng số chất thải bệnh viện, phần này cần được thu gom và xử lý riêng, tránh gây nguy hại tới cộng đồng. Các phần chất thải này phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong bệnh viện như: từ sinh hoạt của cán bộ công nhân viên và bệnh nhân, từ các hoạt động khám chữa bệnh. Có thể biểu diễn các nguồn phát sinh chất thải rắn bệnh viện bằng sơ đồ sau: Sơ đồ 1.2: Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế. Phòng bệnh nhân không lây lan Buồng tiêm Phòng bệnh nhân truyền nhiễm Phòng mổ Khu bào chế dược Phòng xét nghiệm, chụp và rửa phim Phòng cấp cứu Khu hành chính Đường thải chung Trong đó: Chất thải lâm sàng. Chất thải phóng xạ. Chất thải hóa học. Các bình chứa khí có áp suất. Chất thải sinh hoạt. Ở các tuyến bệnh viện khác nhau (Bệnh viện TƯ, bệnh viện tỉnh, bệnh viện huyện), lượng chất thải sẽ khác nhau.Theo thống kê, lượng chất thải y tế trên mỗi giường bệnh dao động trong khoảng 0,73 – 0,97 Kg/gbệnh, trong đó lượng chất thải y tế nguy hại chiếm 0,11 – 0,16 Kg/gbệnh. Bảng 1.2: Lượng chất thải y tế tại Việt Nam. Tuyến bệnh viện Tổng lượng chất thải y tế ( Kg/gbệnh ) Lượng chất thải y tế nguy hại ( Kg/gbệnh ) Bệnh viện TƯ 0,97 0,16 Bệnh viện tỉnh 0,88 0,14 Bệnh viện huyện 0,73 0,11 Chung 0,86 0,14 Từ các cách phân loại này ta có thể thấy rằng chất thải rắn bệnh viện có thành phần rất đa dạng bao gồm cả rác sinh hoạt và đặc biệt là chất thải trong quá trình điều trị. Đây là nguồn gây ô nhiễm sinh học, hóa học, truyền bệnh đáng kể cho người và gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí gây tình trạng xú uế, góp phần làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng cho cán bộ công nhân viên, người nhà thăm nuôi, chăm sóc bệnh nhân, làm giảm hiệu quả điều trị, kéo dài ngày nằm viện và ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư sống xung quanh bệnh viện. 1.3.Thành phần chất thải rắn bệnh viện. 1.3.1. Thành phần chất thải rắn bệnh viện. Thành phần vật lý: Đồ bông vải sợi: Gồm bông, gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau… Đồ thủy tinh: Chai lọ, ống tiêm, bơm thủy tinh, ống nghiệm… Đồ giấy: Hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải từ nhà vệ sinh… Đồ nhựa: Hộp đựng, bơm tiêm, dây truyền máu, túi đựng hàng… Đồ kim loại: Kim tiêm, dao mổ, hộp đựng… Bệnh phẩm: Máu mủ dính ở băng gạc… Rác rưởi, lá cây, đất đá… Thành phần hóa học: Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai thủy tinh, hóa chất, thuốc thử. Đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa… Tổng quát, có thể coi thành phần hóa học của chất thải rắn bệnh viện gồm các thành phần: C, H,O, N, P, S, Cl, và một phần tro. Thành phần sinh học: Máu, những loại dịch tiết, những động vật làm thí nghiệm, bệnh phẩm và đặc biệt là những vi trùng gây bệnh. 1.3.2. Thành phần rác thải y tế: Thành phần rác thải y tế Tỷ lệ phần trăm (%) Có thành phần chất nguy hại Các chất hữu cơ 52,9 Có Chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có Bông băng 8,8 Có Vỏ hộp kim loại 2,9 Không Chai lọ, xy lanh, ống thuốc bằng thuỷ tinh 2,3 Có Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có Giấy loại, cactông 0,8 Không Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có Đát, cát, sành, sứ, và các loại chất rắn khác 20,9 Không Tổng cộng 100 Nếu phân loại theo thành phần hoá học thì ta có bảng sau: Bảng 3: Thành phần hóa học chất thải y tế. Chất Phần trăm (%) Chất Phần trăm (%) C 27,7700 P 0,0696 H 3,6225 Cl 0,0581 O 10,6430 Tro 14,6580 N 1,1368 Ẩm 42,0000 S 0,0580 Ta cũng có thể biểu diễn thành phần hóa học chất thải y tế dưới dạng sơ đồ: 1.4. Tác động của chất thải bệnh viện tới môi trường. Chất thải bệnh viện có thể là chất thải rắn, nước thải, hay khí thải. Chúng có thể bị biến đổi do các quá trình vật lý, hóa học hay sinh học. Thực tế cho thấy lượng chất thải bệnh viện so với tổng lượng chất thải rắn phát sinh từ các họat động khác như sinh hoạt hay sản xuất công nghiệp… là không lớn, nhưng chúng lại chứa các chất độc hại và nguy hiểm (đặc biệt là rác thải y tế và nước thải từ khâu điều trị bệnh, phóng xạ) gây ô nhiễm môi trường đáng kể, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Các chất hữu cơ có trong rác thải bị phân hủy dưới tác dụng của các vi sinh vật hiếu khí và yếm khí tùy theo từng điều kiện tại những nơi thu gom, vận chuyển, chôn lấp sẽ sinh ra các khí độc hại khác nhau. Trong điều kiện phân hủy yếm khí sẽ sinh ra CH4, NH3, H2S… Trong rác thải xảy ra các quá trình lý, hóa học khác nhau như quá trình hòa tan, quá trình thủy phân…làm vi sinh vật phát triển mạnh, chúng bám vào các hạt bụi và phát tán trong không khí gây ô nhiễm không khí. Nước thải từ các bệnh viện không qua khâu xử lý, thải ra các hệ thống cống rãnh chung cũng là nguồn ô nhiễm độc hại đối với các nguồn nước mặt và nước ngầm ở khu vực xung quanh. Vì vậy, chất lượng nước mặt và nước ngầm ở các nơi này thường bị suy giảm. Nếu chất thải bệnh viện không được phân loại mà thải chung với rác thải sinh hoạt bằng cách đem chôn lấp tại các bãi rác không đúng qui cách, nước rác sẽ ngấm xuống đất, làm thay đổi thành phần và gây ô nhiễm đất ở nơi chôn lấp. Ngoài ra các nghiên cứu dịch tễ học trên thế giới đã chứng minh rằng các chất thải bệnh viện có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cán bộ, nhân viên y tế, đến cộng đồng dân cư nếu chất thải bệnh viện không được thu gom, xử lý hợp vệ sinh. Các bệnh có nguy cơ lây lan rất lớn qua rác thải bệnh viện là bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan B,C… Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ RÁC THẢI Y TẾ Xử lý chất thải là quá trình biến đổi chất thải thành chất ít độc hại hơn hay không độc trước khi tới nơi thải bỏ cuối cùng. Như vậy, có thể hiểu xử lý chất thải là một quá trình được tiến hành từ khi chất thải bắt đầu phát sinh tới giai đoạn xử lý cuối cùng. Chất thải cần được thu gom phân loại ngay từ nguồn nhằm giảm khả năng gây ô nhiễm trong khi chất thải chưa được vận chuyển tới nơi xử lý cuối cùng. Sau đó áp dụng các biện pháp xử lý thích hợp với từng loại chất thải: Rác thải không nguy hại – mang đi xử lý chung với rác thải sinh hoạt đô thị. Rác thải nguy hại – xử lý bằng các phương pháp chôn lấp, phân hủy sinh học hay thiêu đốt. 2.1. Tổng quan về các phương pháp xử lý rác. 2.1.1. Phương pháp chôn lấp. Đây là phương pháp dễ làm, ít tốn kém nhưng lại chiếm nhiều diện tích xây dựng. Một bãi chôn lấp chất thải rắn bình thường cũng chiếm từ 10 – 15 ha, trong khi đó diện tích đất sử dụng cho các mục đích khác lại rất hạn chế. Thực chất, phương pháp này không giải quyết được triệt để rác thải. Chất thải sau khi chôn lấp vẫn có thể phân tán đi những nơi khác nhờ các loài chuột, côn trùng; hoặc nó có thể thấm xuống đất theo nước mưa và gây ô nhiễm nguồn nước của những vùng xung quanh. Chất thải sau khi chôn lấp có thể bị những người bới rác lấy lên để tận dụng những vật có thể tái sử dụng và khả năng ô nhiễm trở lại môi trường vẫn xảy ra. Do đặc tính nguy hại của chất thải bệnh viện, phương pháp chôn lấp chỉ áp dụng cho chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện và tro của chất thải bệnh viện sau quá trình xử lý bằng phương pháp đốt. 2.1.2. Phương pháp sinh học. Phương pháp này nhằm phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải nhờ các loài vi sinh vật hô hấp kỵ khí hay hiếu khí để sản xuất phân bón, khí biogas phục vụ cho nông nghiệp và cho sinh hoạt. Phương pháp xử lý bằng hầm biogas (phương pháp yếm khí) : Rác được cắt nhỏ sau đó đưa vào hầm biogas hoặc bể liên hợp. Tại đây xảy ra quá trình lên men, khí thoát ra được thu lại để phục vụ cho sinh hoạt. Phương pháp sản xuất phân hữu cơ (phương pháp hiếu khí): Rác thu về được chất thành đống, sau đó được dảo trộn thường xuyên 3 lần/ngày (hoặc cấp khí cưỡng bức qua hệ thống phân phối khí ở đáy). Quá trình phân hủy kéo dài 30 ngày, nhiệt độ phải đảm bảo 55 – 60oC và độ ẩm 60 – 65 % để quá trình phân hủy hoàn toàn. Phân hữu cơ thu được dùng phục vụ trong nông nghiệp. Phương pháp này đơn giản, dễ làm nhưng đòi hỏi thời gian dài và không có khả năng phân hủy những chất độc vô cơ, do đó phương pháp này thường áp dụng cho các chất thải sinh hoạt, khó áp dụng với các bệnh viện vì không loại trừ được mầm bệnh có trong rác. 2.1.3.Phương pháp đốt. Đây là phương pháp xử lý cuối cùng, được coi là có hiệu quả cao. Phương pháp này sử dụng các lò đốt chuyên dụng để đốt rác thải y tế với công nghệ tiên tiến, dựa trên nguyên lý đốt phân giải nhiệt độ cao, đảm bảo đốt cháy hoàn toàn các hợp chất hữu cơ của chất thải; lượng khói bụi và lượng tro còn lại cũng rất ít. Đốt chất thải là quá trình ôxy hóa chất thải bằng oxy của không khí ở nhiệt độ cao. Ở nhiệt độ lớn hơn 1000oC, các chất hữu cơ và vô cơ bị phân hủy thành dạng khí và tro xỉ. Khí sinh ra sẽ được xử lý tiếp để giảm độ độc hại trước khi thải ra môi trường. Phần tro xỉ sau khi đốt được đem chôn lấp. Ưu điểm của phương pháp đốt: An toàn về mặt sinh học. Làm giảm tới 90 % thể tích rác thải. Không đòi hỏi mặt bằng lớn. Ít gây ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên trong điều kiện Việt Nam hiện nay thì chi phí cho xử lý rác bằng phương pháp đốt còn quá cao, và nếu không lắp đặt hệ thống xử lý khí sau lò đốt thì quá trình xử lý vẫn gây ảnh hưởng tới khu vực dân cư xung quanh. Phương pháp này được áp dụng cho các loại chất thải không thể tái sử dụng hoặc chất thải độc hại, chất thải bệnh viện. 2.2. Lựa chọn phương pháp xử lý rác thải bệnh viện nguy hại. Từ ưu nhược điểm của các biện pháp xử lý trên, ta thấy rằng chất thải bệnh viện nguy hại cần phải xử lý bằng phương pháp đốt. Khi áp dụng phương pháp này ta cần lựa chọn loại lò, công suất lò và lượng chất thải cần xử lý…Đây là những thông số cần thiết để thiết kế lò đốt. Lượng chất thải cần xử lý theo yêu cầu thiết kế là 250kg chất thải bệnh viện nguy hại trong 1 ngày. Nếu chọn thời gian hoạt động của lò là 3h thì công suất của lò cần thiết kế là 83,33 kg/h. Để dảm bảo có thể xử lý hết lượng chất thải theo yêu cầu, cần thiết kế lò có công suất 85 kg/h. Tóm lại, tôi sẽ thiết kế một lò đốt để xử lý tập trung chất thải: Với công suất 35 kg/h. Nhiên liệu đốt là dầu Diezen ( DO ). Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp là 600oC, nhiệt độ buồng đốt thứ cấp là 1100oC. Thời gian hoạt động là 3h một ngày. Chương 3: TÍNH TOÁN LÒ ĐỐT CHẤT THẢI Y TẾ 3.1.Các yêu cầu chung. 3.1.1.Tiêu chuẩn thiết kế lò đốt. Thiết bị xử ký phải đảm bảo những yêu cầu sau: Chất thải phải được xử lý triệt để. Khói sinh ra sau quá trình khí hoá phải được tiếp tục cháy hết. Khói phải được xử lý tốt để đảm bảo những tiêu chuẩn vệ sinh trước khi thải vào môi trường. Chi phí vận hành thấp. Thao tác dễ dàng và đảm bảo an toàn lao động. Trong thời gian sử dụng, việc bảo dưỡng, sửa chữa phải nằm trong khả năng kỹ thuật có thể tự giải quyết được mà không cần tới chuyên gia nước ngoài. Ngoài ra thiết kế phải đảm bảo: Cấu tạo thiết bị không nên quá phức tạp, đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật thiết kế quá cao. Nguyên vật liệu chủ yếu phải có sẵn trong nước (trừ những thiết bị đặc biệt phải mua của nước ngoài như bộ phận tự động điều khiển chế độ cháy, mỏ phun…). 3.1.2.Chọn lò đốt. Giả sử ta chọn loại lò tĩnh để thiết kế. Chọn vật liệu. Theo thứ tự từ trong ra, ta chọn loại vật liệu như sau: Gạch chịu lửa, bông thuỷ tinh và ngoài cùng là lớp gạch xây dựng. Lò được bảo vệ nhờ một khung giằng bằng thép. Chọn ghi lò. Dựa vào đặc tính của lò tĩnh là lớp xỉ tạo thành bám trên bề mặt chất thải đang cháy và bám trên mặt ghi gây cản trở qúa trình cháy. Muốn hạn chế mặt yếu này cần phải rũ xỉ trong thời gian cháy. Bởi vậy việc chọn ghi ngang lật có thể giải quyết được yêu cầu này vì có thể rung ghi trong thời gian cháy để rũ xỉ ra. Vật liệu để làm ghi là gang, là loại vật liệu sẵn có để gia công chịu va đập và chịu nhiệt cao. Chọn phương thức nạp liệu. Chọn phương thức nạp liệu gián đoạn bằng phương thức đẩy thủ công. Chọn mỏ phun. Để cấu tạo thiết bị đỡ phức tạp ta sẽ chọn loại mỏ phun thấp áp để phun dầu vào lò đốt. Khi sử dụng mỏ phun này, chất tạo bụi là không khí từ quạt ly tâm, không phải dùng máy nén. Nếu cho 100% lượng không khí cần cho dầu cháy đi qua mỏ phun thì có thể dễ dàng điều chỉnh tỷ lệ không khí - dầu.. Chọn thể tích buồng đốt. Việc tạo sự cân đối giữa hai buồng đốt là rất cần thiết. Dựa vào tính toán cân bằng vật chất và cân bằng nhiệt lượng có thể chia lượng nhiệt toả ra trong toàn bộ quá trình thành hai phần: một phần cho buồng đốt chính và một phần cho buồng đốt thứ hai. Thể tích buồng đốt chính được tính theo công thức: Trong đó: V - Thể tích buồng đốt sơ cấp (m3). Q – Nhiệt lượng sinh ra trong 1 giờ (kcal/h). q - Mật độ nhiệt thể tích buồng đốt (kcal/m3.h). Thể tích buồng đốt thứ hai được tính theo công thức: Vtc = q.qra (m3) Trong đó: q - Thời gian lưu của khí (s) qra – lưu lượng dòng khí (m3/s) Thể tích buồng đốt sẽ được tính toán chi tiết trong mục 3.5 3.2.Tính cân bằng vật liệu. Dựa vào định luật bảo toàn vật chất, tổng khối lượng vật chất nạp vào lò sẽ bằng tổng khối lượng vật chất ra khỏi lò. Lượng vật chất vào lò bao gồm: Chất thải. Chất đốt thêm vào (ở đây ta dùng dầu DO làm chất đốt ). Không khí. Lượng vật chất ra lò gồm: Khói lò (gồm bụi, các khí sinh ra trong quá trình đốt, không khí thừa, ẩm... ) Xỉ. Quá trình cân bằng vật liệu được mô tả qua hình dưới: Lò đốt Chất thải Khói lò Chất đốt Xỉ Không khí Sơ đồ 2 - Sơ đồ CBVL. 3.2.1.Lượng vật chất nạp vào lò. Ký hiệu lượng vật chất nạp vào lò là: Gv ( kg/h ) Trong đó: Lượng chất thải nạp vào lò là: GCT ( kg/h ) Lượng chất đốt (dầu DO) nạp vào lò là: GD ( kg/h ) Lượng không khí nạp vào lò là: GKK ( kg/h ) Suy ra: Gv = GCT + GD + GKK ( 3.1) - Tính GD: Nhiên liệu sử dụng trong lò đốt chất thải rắn có thể là than, dầu hoặc khí đốt thiên nhiên. Để dảm bảo hiệu quả kinh tế cũng như đảm bảo tính an toàn về mặt môi trường thì ta chọn nhiên l