Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam

Bài nghiên cứu này xem xét, phân tích chi tiết những vấn đềnảy sinh trong quá trình phát triển gần đây của ngành công nghiệp điện và điện tửcủa Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philipines. Đối với mỗi quốc gia chúng tôi sẽtiến hành phân tích chính sách công nghiệp, quá trình phát triển công nghiệp và và các ưu tiên từchính phủtừquan điểm của các doanh nghiệp Nhật bản .Bài nghiên cứu này cũng cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt nam trong tình hình ngành công nghiệp điện và điện tửcủa Việt nam còn trong giai đoạn đầu của sựphát triển. Những thông tin trong bài nghiên cứu này được đưa ra dựa vào quá trình nghiên cứu lâu dài và quá trình làm việc tưvấn trong ngành điện và điện tửcủa các nước khu vực Đông Á của tác giả. Những thông tin trong bài viết cũng được cập nhật nhiều hơn từnhững nghiên cứu chuyên sâu cho tổchức hợp tác quốc tếNhật Bản (JICA) trong các năm 2003 và 2004.

pdf42 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2399 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Các vấn đề trong ngành công nghiệp điện và điện tử của các nước ASEAN và các bài học rút ra cho Việt nam Tháng 08 năm 2005 Hisami Mitarai Vụ tư vấn kinh doanh châu Á Viện Nghiên Cứu Nomura Bài nghiên cứu này xem xét, phân tích chi tiết những vấn đề nảy sinh trong quá trình phát triển gần đây của ngành công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philipines. Đối với mỗi quốc gia chúng tôi sẽ tiến hành phân tích chính sách công nghiệp, quá trình phát triển công nghiệp và và các ưu tiên từ chính phủ từ quan điểm của các doanh nghiệp Nhật bản .Bài nghiên cứu này cũng cung cấp các bài học kinh nghiệm tham khảo cho Việt nam trong tình hình ngành công nghiệp điện và điện tử của Việt nam còn trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Những thông tin trong bài nghiên cứu này được đưa ra dựa vào quá trình nghiên cứu lâu dài và quá trình làm việc tư vấn trong ngành điện và điện tử của các nước khu vực Đông Á của tác giả. Những thông tin trong bài viết cũng được cập nhật nhiều hơn từ những nghiên cứu chuyên sâu cho tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) trong các năm 2003 và 2004. I .Thái Lan 1.Chính sách công nghiệp. Trong suốt thập kỷ 70 Thái Lan đã thực hiện chính sách khuyến khích xuất khẩu cho ngành điện và điện tử thông qua những khuyến khích về thuế cho xuất khẩu. Theo sau Thoả Thuận Plaza năm 1985, Thái Lan phát triển nguồn điện, các khu công nghiệp và các cơ sở hạ tầng khác đồng thời thực hiện những cải cách luật pháp bao gồm luật liên quan đến tỷ lệ góp vốn để đảm bảo môi trường sản xuất kinh doanh tự do cho các công ty nước ngoài. Điều này đã đưa đến kết quả là một số lượng lớn các nhà đầu tư với định hướng xuất khẩu đầu tư vào Thái Lan từ Nhật Bản và nhiều quốc gia khác. Kể từ đó, đầu tư nước ngoài vào Thái lan tăng lên liên tục cho đến giữa thập kỷ 90 khi mà nền kinh tế Thái Lan lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng với sự tụt giá của đồng Bạt vào năm 1997. Từ đó Bộ Công Nghiệp Thái Lan đã tiến hành thực hiện cải cách triệt để cơ cấu ngành công nghiệp và sự phát triển của các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Từ nửa cuối thập kỷ 90 trở đi một thực tế nổi lên là đầu tư nước ngoài vào Thái Lan đã bị giảm xuống nghiêm trọng do cuộc khủng hoảng kinh tế gây ra, sự nổi lên và cạnh tranh quyết liệt từ Trung Quốc. Tuy nhiên dịch bệnh SARS đã làm cho các nhà đầu tư thấy sự cần thiết phải phân tán rủi do kinh doanh về mặt địa lí hơn là chỉ tập trung tất cả các dự án vào đầu tư vào Trung Quốc. Kết quả là đã có sự phục hồi đầu tư vào Thái Lan, một đất nước có môi trường đầu tư thuận lợi và tiềm năng phát triển cao đặc biệt là ngành sản xuất ô tô. Mặc dù môi trường đầu tư trong khu vực đang thay đổi nhanh tróng do sự cạnh tranh đang nổi lên của Trung Quốc và sự tháo dỡ những rào cản thương mại theo hiệp định tự do thương mại Đông Nam Á (AFTA), ngành điện và điện tử ở Thái Lan đã dần hồi phục và phát triển mạnh trong những năm gần đây một phần là nhờ vào những tiến bộ trong các nỗ lực của chính phủ trong việc cải cách cơ cấu kinh tế. Ở Thái Lan những chính sách khuyến khích dành cho các nhà đầu tư nước ngoài đã được Ủy Ban Đầu Tư ( BOI ) thực hiện theo một phương thức nhằm đạt được một sự cân bằng giữa các công ty nước ngoài và các công ty trong nước. Trước đây, chính phủ có nhiều chính sách hạn chế về tỷ lệ góp vốn nước ngoài dựa trên sự tham gia của thị trường trong nước và việc đóng góp vào xuất khẩu. Một đặc điểm nổi bật của hệ thống chính sách này là chính phủ Thái Lan điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo ưu đãi từng vùng ( từ vùng một đến vùng ba ) theo đó mỗi vùng sẽ có những sự khuyến khích khác nhau cho các nhà đầu tư bao gồm mức giảm hoặc miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trao cho các công ty đóng ở các vùng khác nhau. Điều này nhằm hạn chế việc tập trung quá mức các công ty nước ngoài đóng ở thủ đô Băng Cốc. Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng kinh tế thì hầu hết những hạn chế này đã được dỡ bỏ. Từ khi chính phủ do thủ tướng Thaksin lên lãnh đạo, chính phủ chuyển những ưu đãi khuyến khích cho những dự án phát triển khoa học và công nghệ, các dự án nghiên cứu và phát triển ( R&D) nhằm khuyến khích thúc đẩy việc chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Thái Lan. Sự ra đời và vai trò của Viện Điện và Điện Tử (EEI) đối với sự phát triển công nghiệp điện và điện tử ở Thái Lan. Viện Điện và Điện Tử ( VĐ&ĐT ) được thành lập vào năm 1998 bởi Bộ Công Nghiệp như là một cơ quan độc lập với mục đích phục vụ lợi ích chung cho ngành điện và điện tử như là một trong những kế hoạch hành động cụ thể nhằm thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp. Một số chức năng như việc thiết lập các chính sách cho các ngành khác, dự thảo ngân sách và các dịch vụ dành cho các doanh nghiệp tư nhân đã được chuyển từ Bộ Công Nghiệp sang VĐ&ĐT. Bảy Viện với chức năng vai trò tương tự như viện điện và điện tử , bao gồm một viện phụ trách về ngành công nghiệp ô tô cũng, cũng được thành lập. VĐ&ĐT bắt đầu hoạt động vào đầu năm 1999, đóng vai trò là cơ quan chính phủ thúc đẩy ngành điện và điện tử của Thái Lan phát triển. Nó cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo ra cầu nối giữa khu vực tư nhân và khu vực nhà nước cũng như phối kết hợp lợi ích từ việc hợp tác giữa các công ty tư nhân với nhau. Nguồn kinh phí cho hoạt động chính của Viện Điện&Điện Tử là từ các khoản phí từ việc kiểm tra và cấp giấy xác nhận chất lượng cho sản phẩm điện , điện tử của các doanh nghiệp; các khóa đào tạo và tập huấn kỹ thuật; các dịch vụ tư vấn. Từ năm 2004 khi Viện này trở thành một cơ quan độc lập thì nó bắt đầu gặp phải hàng loạt các vấn đề khó khăn như việc việc đảm bảo kinh phí cho hoạt động của Viện cũng như cho việc duy trì trình độ, thiết bị công nghệ cao cho việc kiểm tra các tiêu chuẩn về an toàn. Tổng công ty phát triển Hải Ngoại của Nhật Bản (JODC) đã tiến hành một nghiên cứu liên tục về vai trò chức năng của Viện Điện&Điện Tử và đã đưa ra một số nhận xét trong các lĩnh vực được chỉ ra dưới đây, tuy nhiên những vai trò đó vẫn chưa được thực hiện: Chất lượng sản phẩm, những kiểm tra về môi trường và độ an toàn liên quan đến ngành điện và điện tử ( ví dụ : như việc chuyển giao các cơ sở, thí nghiệm từ TISI ) Cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất, công nghệ và hỗ trợ bán hàng. Tạo một khung hợp tác giữa các ngành do nhà nước quản lí và các ngành do tư nhân quản lí với các ban ngành liên quan ở Thái Lan và các nước khác. Nghiên cứu về việc ban hành thiết lập các chính sách và chiến lược cho ngành điện và điện tử dựa trên dự thảo của các kế hoạch phát triển dành cho ngành này. Nghiên cứu và chương trình phát triển của Cơ quan Chiến lược Khoa học và Công nghệ Quốc gia ( CQCLKH&CNQG ) Chính phủ Thái Lan đang thực hiện Kế hoạch Chiến lược Khoa học và Công nghệ Quốc gia ( 2004 -2013 ) Trọng tâm nhắm vào việc hình thành mạng lưới khoa học và công nghệ và xúc tiến việc hợp tác giữa các cơ quan tư nhân và nhà nước bao gồm các công ty sản xuất, các nhà cung cấp dịch vụ, các cơ quan tài chính, cơ quan giáo dục vv… . ở Thái Lan các trường đại học trước tiên là nhằm đào tạo nguồn nhân lực tuy nhiên vẫn chưa có được vị thế giống như các trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D). Trong bối cảnh đó CQCLKH&CNQG đã được thành lập dưới sự ủng hộ của bộ Khoa học và Công nghệ đã phát triển và quản lí một khu trung tâm khoa học công nghệ từ năm 1996. Người ta đặt nhiều hy vọng vào trung tâm nghiên cứu khoa học này như là một trung tâm nghiên cứu và phát triển trong việc hỗ trợ chính sách khoa học và công nghệ của quốc gia. Trong gần 1800 người đang làm việc ở trung tâm khoa học công nghệ này có tới gần 800 người là các nhà khoa học và nhà nghiên cứu. Họ đang thực hiện việc nghiên cứu và phát triển trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, vật liệu, công nghệ Nano, vv… Tại khu trung tâm nghiên cứu khoa học này, tập đoàn sản xuất ô tô Toyota và tập đoàn Honda đã cùng nhau thực hiện một dự án nghiên cứu chung trong lĩnh vực phát triển vật liệu cũng như nhiều nghiên cứu khác. Mặc dù còn hạn chế nhưng có thể nói việc hợp tác giữa các công ty của Nhật Bản và đội ngũ nghiên cứu và phát triển của Thái Lan đã được tiến hành trong ngành sản xuất ô tô. Mặc dù các nghiên cứu chung được thực hiện trong số các doanh nghiệp tư nhân thì chưa sôi động lắm nhưng người ta hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều nghiên cứu chung hơn trong các lĩnh vực như ô tô, công nghệ sinh học và các lĩnh vực khác có liên quan. Đặc biệt là đã có những nghiên cứu chung về việc nuôi trồng tôm với tập đoàn CP, một doanh nghiệp có vốn đầu tư của Thái Lan cũng như một nghiên cứu về sản xuất phanh ô tô với một công ty sản xuất linh kiện ô tô cho tập đoàn Honda Hình 1. Cơ cấu tổ chức của công viên khoa học công nghệ của Thái Lan. Nguồn: Trang chủ của CQCLKH&CNQG. 2. Khái quát về ngành công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan Ở Malaisia ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành công nhờ vào vào mối liên hệ, liên kết hợp tác giữa các nhà sản xuất linh kiện và các nhà lắp ráp các sản phẩm điện tử của Nhật Bản. Ngược lại, hầu như các công ty đang hoạt động ở Thái Lan không phụ thuộc nhiều vào nhau. Trong nước, có nhiều công ty nước ngoài sản xuất đồ điện gia dụng như tủ lạnh, điều hòa, tivi, máy quay phim và các thiết bị thông tin và cũng có nhiều nhà sản xuất linh kiện cho các sản phẩm điện tử nghe nhìn và, các sản phẩm cho ngành công nghệ thông tin và viễn thông. Tuy nhiên, đặc điểm của ngành điện và điện tử ở Thái Lan là các doanh nghiệp này hoạt động một cách độc lập với nhau. Đồng thời số lượng các công ty tập trung vào sản xuất các sản phẩm điện và cơ khí như máy in và các phụ kiện của nó có số lượng nhiều hơn các công ty sản xuất các sản phẩm điện tử. Thái Lan, nước có dân số đông hơn Malaisia, có nhu cầu lớn về các sản phẩm và Ủy ban khoa học công nghệ quốc gia Tiểu ban quản lý quỹ phát triển khoa học công nghệ Tiểu ban quản lý nhân sự Tiểu ban kiểm toán Trung tâm di truyền và công nghệ sinh học quốc gia Trung tâm nghiên cứu điện tử và máy tính quốc gia Văn phòng trung tâm Trung tâm công nghệ nano quốc gia Trung tâm công nghệ vật liệu quốc gia linh kiện cho máy móc chính vì vậy mà Thái Lan có trình độ công nghệ về máy móc gia công tương đối cao. Với sự nổi lên của Trung Quốc và việc tham gia vào khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á ( AFTA), Thái Lan đang điều chỉnh lại cơ cấu sản xuất của ngành điện và điện tử mặc dù Thái Lan bị ảnh hưởng bởi chính sách khuyến khích đầu tư phát triển có lựa chọn theo quốc gia của các công ty Nhật Bản trong khu vực ASEAN, điều này không có nghĩa là Thái Lan kém năng lực cạn tranh so với Trung Quốc trong lĩnh vực nhân công và chi phí hậu cần cho sản xuất kinh doanh. Trên thực tế quá trình tái cơ cấu đang cho thấy rõ Thái Lan là trung tâm xuất khẩu hàng gia dụng như tủ lạnh , điều hòa nhiệt độ, máy giặt và thiết bị thông tin. Đáng chú ý ý là công ty Seagate có trụ sở ở Mỹ gần đây đã tuyên bố những kế hoạch xây dựng một nhà máy sản xuất đĩa cứng máy tính ở Thái Lan. Ngoài ra còn có sự dịch chuyển đầu tư tương tự ví dụ như trường hợp của các công ty trách nhiệm hữu hạn Fujitsu và Hitachi. Thái Lan đang dần thay thế Sinhgapo để trở thành một trung tâm chính sản xuất đĩa cứng máy tính. Hình 2. Xu hướng sản xuất của ngành điện-điện tử Thái Lan 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 B illi on D ol la r 0 50 100 150 200 250 300 350 400 B illi on D ol la r Parts Device Communication Computer AV Japanese investment for Thailand Nguồn : Niên giám thống kê ngành điện tử thế giới ( Year Book of World Electronics Data trên thế giới hàng năm ( Viện nghiên cứu điện tử READ) và từ các số của tạp chí thống kê tài chính 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0 20.0 199 199 199 199 199 200 200 200 200 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Linh phụ kiện Thiết bị Viễn thông Máy tính Thiết bị nghe nhìn Đtư của Nhật Bản vào Thái Lan Tỷ đô-la Tỷ đô-la Hình 3 : Thị phần của Thái Lan sản xuất điện và điện tử ở khu vực ASEAN Nguồn : Xem bảng 2 3. Những ưu đãi dành cho các công ty Nhật Bản. Trong khi các công ty Nhật Bản đang góp phần to lớn vào sự phát triển công nghiệp điện và điện tử của Thái Lan thì họ cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề khác nhau từ khung luật pháp, chính sách đến sự thiếu phát triển của của công nghiệp phụ trợ cũng như sự thiếu hụt nguồn nhân lực. Những giải pháp cơ bản cho vấn đề này vẫn chưa được đưa ra mặc dù đã đã có những cố gắng từ phía chính phủ Thái Lan và nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Khung chính sách và thể chế pháp lí Đề cập đến khung chính sách luật thì Thái lan đã có nhiều luật điều chỉnh hoạt động đầu tư cũng như các cơ quan chính phủ tham gia việc việc thực thi các luật trên. Tuy nhiên mức độ phạm vi tham gia của cơ quan chính phủ và các quan chức tham gia vào việc thực thi những luật này có những sai khác đáng kể. Điều này đã gây ra những phiền toái nghiêm trọng trong hoạt động kinh doanh của nhiều công ty Nhật Bản. Ví dụ như các công ty nước ngoài được Ủy Ban Đầu Tư (BĐT ) thừa nhận thì trên lí thuyết được phép nhập khẩu vật liệu mà không phải nộp thuế. Tuy nhiên trên thực tế chính sách này chỉ hoàn lại thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp tại thời điểm các doanh nghiệp đưa ra chứng cứ có hàng xuất khẩu. Thủ tục này gây ra phiền hà cho các doanh nghiệp và nhiều công 0.0 20.0 40.0 60.0 80.0 100.0 120.0 140.0 199 199 199 199 199 200 200 200 200 Tỷ đô-la 0.0 2.0 4.0 6.0 8.0 10.0 12.0 14.0 16.0 18.0  Thái Lan Các nước ASEAN khác Tỷ trọng ty đã chỉ ra rằng việc hoàn lại thuế nhập như vậy đôi khi bị trì hoãn một cách tuỳ tiện. Ngoài ra chính phủ thay đổi mức thuế suất nhập khẩu, các công ty bị yêu cầu phải trả khoản chênh lệch giữa mức thuế cũ và mới trước đây và điều này xảy ra rất thường xuyên. Vì thế tính bền vững của chính sách luôn được quan tâm. Phần lớn các công ty đang hoạt động ở Thái Lan gồm cả những công ty hoạt động trong ngành điện và điện tử đang phải đối mặt với những phiền toái này và đang kêu gọi sự điều chỉnh phù hợp. Mặc dù nhiệm vụ chính của Ủy Ban Đầu Tư (BĐT) là thu hút các công ty nước ngoài đến Thái Lan nhưng giờ đây chính là lúc mà Ủy Ban Đầu Tư nên dành nhiều quan tâm hơn tới việc cung cấp các dịch vụ theo dõi hỗ trợ thường xuyên cho các công ty nước ngoài mà đã có mặt tại Thái Lan. Sự kém phát triển của công nghiệp phụ trợ Đối với các công ty Nhật Bản đang hoạt động ở Thái Lan và mong muốn khuyến khích sự phát triển các doanh nghiệp Thái Lan thì việc cung cấp những nguyên tắc kinh doanh cho các doanh nhân Thái Lan là cần thiết để nhận ra nguyên tắc QCĐS ( chất lượng, giá cả, phân phối, dịch vụ ). Điều này có lẽ còn quan trọng hơn cả công nghệ sản xuất, nâng cấp thiết bị và máy móc sản xuất. Việc nâng cấp có thể đạt được bằng việc tăng nguồn nhân lực và tăng thêm vốn đầu tư. Ngược lại đầu óc kinh doanh thì ăn sâu vào và trở thành đặc điểm của người dân Thái Lan. Để thay đổi được điều này thì cần phải có một số biện pháp cơ bản nhất định như là cải cách toàn diện hệ thống giáo dục là điều hết sức cần thiết. Ở Thái Lan từ lâu người ta đã nhận cần phải khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ tuy nhiên nhu cầu cấp bách này đang trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết khi đất nước này theo đuổi chiến lược đang hướng ra xuất khẩu. Một số việc chuyển giao công nghệ và đào tạo tay nghề đã được thực hiện trong các lĩnh vực nhựa và thiết bị kim loại , những ngành đó cần sự chính xác tương đối thấp. Tuy nhiên các trình độ về sản xuất linh kiện và nguyên vật liệu, công nghệ xử lí bề mặt như phun sơn và mạ cho các linh kiên dùng trong các sản phẩm điện tử xuất khẩu vẫn còn rất. Lĩnh vực này cần phải được hỗ trợ nhiều hơn nữa thông qua việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật từ các chuyên gia Nhật Bản và các biện pháp khác.Trong những năm gần đây khi các công ty ô tô phương Tây và Nhật Bản bắt đầu xem Thái Lan như một trung tâm sản xuất ở khu vực ASEAN thì sự tập trung và phát triển của các nhà sản xuất linh kiện cũng đang diễn ra mạnh mẽ. Điều này cũng dẫn tới việc cần thiết phải nâng cấp các ngành công nghiệp phụ trợ mạnh mẽ hơn nữa. Nếu như đạt được mục tiêu này, Thái Lan bắt đầu có khả năng phát triển các công nghệ phức tạp trong các ngành sản xuất công nghiệp. Phòng Thương mại và Công nhiệp Nhật Bản và Liên Đoàn Công nghiệp Thái Lan đã đồng tổ chức một cuộc “Hội nghị chuyên đề về năng suất” với sự ủng hộ, giúp đỡ của Liên Đoàn các tổ chức kinh tế của Nhật Bản. Sự kiện diễn ra hàng năm này đã được tổ chức 4 lần kể từ năm 2000. Chương trình này nhắm vào các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ của Thái Lan, đào tạo 40 người của 20 công ty cho mỗi khoá (mỗi công ty có 2 người đó là chủ tịch và giám đốc ). Hội nghị kéo dài 4 ngày trọng tâm nhằm vào đào tạo hướng nghiệp; bao gồm các bài giảng tập trung vào các nghiên cứu tình huống, thăm quan nhà máy và đào tạo thực tế trong xưởng của các công ty mẫu.Chương trình này được đánh giá cao bởi tính thực hành của nó. Nhiều người cho rằng hội nghị này nên được tổ chức thường xuyên hơn và số lượng công ty cũng nên mở rộng thêm. Nhưng vấn đề nằm ở quá trình tiếp theo sau khi hội nghị kết thúc do không có công ty nào tham gia vào chương trình một cách liên tục nên khó có thể đánh giá được lợi ích của khoá này đào tạo đến đâu. Chương trình hành động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ( DNV&N ) và một quy hoạch tổng thể đang được tiến hành để phát triển các doanh nghiệp cỡ vừa và nhỏ. Ngoài ra Viện Phát triển các Doanh nghiệp vừa và nhỏ ( VPTDNV&N ) đã được thiết lập vào tháng 4 năm 1999 với tư cách là cơ quan nòng cốt phục cho mục đích này. Nó hợp tác với các trường đại học lớn và các phòng thương mại và công nghiệp ở các vùng khác nhau để mở ra các chương trình đào tạo và cung cấp các dịch vụ tư vấn. Tuy nhiên những đối tượng tham gia và nội dung của đa phần các chương trình hiện nay được thiết kế cho các doanh nghiệp quy mô rất nhỏ chỉ có một số ít chương trình phù hợp với công ty lớn hơn một chút để phục vụ cho các ngành phụ trợ của ngành điện và điện tử. Đảm bảo nguồn nhân lực Nguồn nhân lực mà các công ty Nhật Bản trong ngành điện và điện tử cần nhất là kỹ sư thiết kế, sản xuất và hệ thống thông tin cũng như cán bộ quản lí gồm có các kế toán. Chẳng hạn như trong khi họ muốn tuyển các kỹ sư thiết kế và kế toán có tài, thì rất ít trường đại học ở Thái Lan có khoa khoa học cơ bản, kỹ sư hoặc kế toán. Khi có nhu cầu lớn về một loại lao động nào đó thì số lượng lại rất hạn chế vì thế rất khó cho các công ty có thể đảm bảo tuyển được các cán bộ có tài. Để giải quyết vấn đề này các công ty phải đưa ra một cơ chế khuyến khích như trả thêm lương cho những người làm việc tốt hơn, tuy nhiên do lề lối quản lí lao động cũ nên hầu như không thể làm cho liên đoàn lao động chấp thuận sự chênh lệch lớn về lương ( trả cho lao động ) trong một công ty. Ở Thái Lan có khoảng 70 trường đại học gồm Chulalongkorn, Thamasat và Viện Công Nghệ Hoàng Gia Mongkut đào tạo các sinh viên ngành khoa học cơ bản và xây dựng. Mặc dù nếu chỉ tính các trường đại học quốc gia và đại học công khác thì số lượng các sinh viên tốt nghiệp ngành khoa học và xây dựng ước tính hàng năm chỉ vào khoảng hơn 20000 sinh viên, trong đó có khoảng 10000 học chuyên ngành hoá hoặc khoa học và chỉ khoảng 10 000 theo lĩnh vực xây dựng như kỹ sư điện, kỹ sư cơ khí. Ngược lại, ở Trung Quốc có 1225 trường đại học với số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành khoa học và xây dựng hành năm là trên 450 000 sinh viên ( số liệu năm 2001 ) . Trong khi việc tuyển dụng các kỹ sư có tài với lương thấp tương đối dễ dàng ở Trung Quốc , thì các công ty hoạt động ở Thái Lan hầu như không biết liệ
Luận văn liên quan