Chiến lược kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên 2011

Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt nam, nhưng đã nhanh chóng tạo được uy tín và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với người dùng trong nước và quốc tế. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần và thương mại dịch vụ G7, công ty truyền thông và bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Ba Lan, Ukraina, Campuchia. Sản phẩm cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới và các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó Trung Nguyên còn xây dựng được hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và Trung Nguyên tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc.

doc49 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 16344 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chiến lược kinh doanh quốc tế của Trung Nguyên 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ -------oOo------- BÀI TẬP NHÓM QUẢN TRỊ KINH DOANH QUỐC TẾ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN GVHD : HUỲNH THỊ DIỆU LINH SVTH : HOÀNG HẢI LONG 34K01.2 SOKTHAVI PHIMMASONE 33K01.2 LÊ THỊ HỒNG PHƯỢNG 34K16 NGUYỄN THỊ HỒNG 34K16 LÊ PHAN MINH HÒA 34K16 PHAN THỊ MINH HẠNH 34K16 ĐÀ NẴNG, THÁNG 4/2011  “KHƠI NGUỒN SÁNG TẠO” I. Giới thiệu chung về Trung Nguyên: 1. Lịch sử hình thành và phát triển: Ra đời vào giữa năm 1996- Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt nam, nhưng đã nhanh chóng tạo được uy tín và trở thành thương hiệu quen thuộc đối với người dùng trong nước và quốc tế. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột, Trung Nguyên đã trổi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần và thương mại dịch vụ G7, công ty truyền thông và bán lẻ Nam Việt và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam. Hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Ba Lan, Ukraina, Campuchia. Sản phẩm cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới và các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó Trung Nguyên còn xây dựng được hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và Trung Nguyên tâm phân phối G7 Mart trên toàn quốc. * Các mốc thời gian phát triển: - 1996: Khởi nghiệp: 16 tháng 6 tại Buôn ma Thuột (kinh doanh trà và cà phê). - 1998: Trung Nguyên xuất hiện ở Tp. Hồ Chí Minh bằng câu khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới”. - 2000: Hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Sigapore, Trung Nguyên là công ty Việt Nam đầu tiên áp dụng mô hình nhượng quyền thương hiệu trong nước và quốc tế. - 2001: Công bố câu khẩu hiệu mới: “Khơi nguồn sáng tạo”, và Trung Nguyên đã có mặt tại tất cả các tỉnh thành Việt Nam, tiếp tục nhượng quyền tại Nhật Bản, Thái Lan, Campuchia... - 2002: quán Cà phê Trung Nguyên đầu tiên xuất hiện ở Tokyo. Đây là một bước rất quan trọng làm tăng tốc kế hoạch bành trướng của Trung Nguyên ra nước ngoài. - 2003: Ra đời sản phẩm cà phê hòa tan G7 bằng sự kiện thử mù tại Dinh Thống Nhất (với 89 % người tiêu dùng chọn G7 là sản phẩm yêu thích hơn so với 11% chọn Nescafe). Lần đầu tiên một thương hiệu Việt Nam “thách đấu” với một thương hiệu nổi tiếng toàn cầu. - 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại Việt Nam, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm - 2005: Công nghiệp hóa hoạt đông sản xuất. Khánh thành nhà máy cà phê rang xay tại BMT và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất VN tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan G7 phê hòa tan là 3,000 tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Là thương hiệu cà phê Việt Nam duy nhất được chọn phục vụ các nguyên thủ quốc gia trong Hội nghị ASEM5 và Hội nghị APEC 2006. Định hình cơ cấu của một tập đoàn với việc thành lập và đưa vào hoạt động các công ty mới: G7 Mart, Truyền thông Nam Việt, Vietnam Global Gateway. - 2006: Sự ra đời của hệ thống cửa hàng tiện lợi G7Mart vào ngày 5/8/2006 tại Dinh Thống Nhất đã đánh hồi chuông cảnh báo đầu tiên cho hệ thống phân phối Việt Nam trước nguy cơ xâm nhập của hệ thống phân phối nước ngoài khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Xuất khẩu sản phẩm đến hơn 43 quốc gia trên thế giới. Công bố triết lý cà phê và khởi động dự án “Thủ phủ cà phê toàn cầu” tại Buôn Ma Thuột - 2007: Tháng 12/2007 kết hợp cùng UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức thành công Tuần lễ văn hóa cà phê tại 2 đầu cầu của đất nước là Hà Nội và Tp.HCM. Sự thành công của tuần lễ văn hóa cà phê 2007 đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về vai trò và tầm quan trọng của cà phê, là tiền đề cho các lễ hội về cà phê trong tương lai. - 2008: Khai trương hệ thống quán nhượng quyền mới ở Việt Nam và quốc tế, khánh thành Làng cà phê Trung Nguyên tại Buôn Ma Thuột. - 2009: Khai trương Hội quán sáng tạo Trung Nguyên tại Hà Nội, đầu tư trên 40 triệu USD xây dựng nhà máy chế biến cà phê với công nghệ hiện đại nhất thế giới tại Buôn Ma Thuột. - 2011: 11/3/2011 Festival coffee tại Tp Buôn Mê Thuật. 2. Tầm nhìn và sứ mạng: Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. Kết nối và phát triển những người yêu và đam mê cà phê trên toàn thế giới. 3. Giá trị cốt lõi và giá trị niềm tin: Gía trị cốt lõi. Khơi nguồn sáng tạo và khát vọng lớn. Phát triển và bảo vệ thương hiệu. Lấy người tiêu dùng làm tâm. Gầy dựng thành công cùng đối tác. Phát triển nguồn nhân lực mạnh. Lấy hiệu quả làm nền tảng. Góp phần xây dựng cộng đồng. Giá trị niềm tin: Cà phê đem lại sáng tạo và làm cho thế giới tốt đẹp hơn. Cà phê là năng lượng của nền kinh tế tri thức. Cà phê mang lại sự sáng tạo, hài hòa và phát triển bền vững. 4. Mục tiêu: Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn: + Thống lĩnh thị trường nội địa, chinh phục thị trường thế giới: + Dịch chuyển từ chiều rộng sang chiều sâu. + Đầu tư về ngành. + Phát triển hệ thống nhượng quyền trong nước và quốc tế. 5. Nguồn nhân lực: Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước. Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản.., tập đoàn Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng đông, tâm huyết và sáng tạo, sẵn sàng cùng chúng tôi xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam. 6. Định hướng phát triển: Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê… Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007. 7. Hình ảnh logo: Logo hay biểu tượng là một yếu tố đồ họa (kí hiệu, chữ biểu thị, biểu tượng, hình tượng…) kết hợp với cách thức thể hiện nó tạo thành: một nhãn hiệu hay thương hiệu, hình ảnh đại diện cho một công ty hay một tổ chức phi thương mại, hình ảnh biểu thị một sự kiện, một cuộc thi, một phong trào hay một cá nhân nào đó. Thông thường biểu trưng được chủ thể công nhận ngay khi nó được thiết kế xong và mặc nhiên có bản quyền, ít có trường hợp một biểu trưng tồn tại một thời gian dài mà không hoặc chưa có bản quyền. Trong hoạt động quảng bá, biểu trưng không phải là thương hiệu, tuy nhiên nó là ấn tượng bên ngoài để dễ nhận ra thương hiệu. Logo sản phẩm cà phê Trung Nguyên diễn đạt phong cách hiện đại. Khối không gian ba chiều được khắc nổi trên nền của biển hiệu cùng tông màu nhưng khác sắc xảo. Cấu trúc hình tháp như biểu tượng của nhà rông, nhà truyền thống của đồng bào Tây Nguyên đồng thời hình ảnh này cũng thể hiện khát khao vươn lên, đặt trên biểu lộ một nền tảng vững chắc cho sự phát triển. Bảng hiệu Trung Nguyên sử dụng gam màu nóng với gam màu chủ đạo là đỏ, vàng, nâu. Những màu sắc đầy trẻ trung thể hiện trẻ trung, nhiệt huyết và mạnh liệt của tuổi trẻ. Trung Nguyên chon màu nâu là màu sắc chính vì nò là màu của đất, của cà phê, của cội nguồn dân tộc. Đường tròn tượng trưng cho sự hợp nhất và đoàn kết. Đường tròn không trọn vẹn thể hiện cuộc sống chân thực như nó vốn có: vẫn còn những khiếm khuyết, những khoảng trống cần lấp đầy. Đường tròn là một nét cọ ngẫu hứng đầy sức sáng tạo, như một nét vẽ nguệch ngoặc vào đêm mang cái hồn tinh túy, đậm đà hương vị cà phê phả vào cuộc sống. Đây là cách nhìn mới của tách cà phê thể hiện sự sáng tạo là động lực thúc đẩy mọi hành động của trung nguyên và hệ thống cửa hàng nhượng quyền. Ý nghĩa slogan (khẩu hiệu): “Khơi nguồn sáng tạo”. Thể hiện kỳ vọng bên tách cà phê Trung Nguyên người tiêu dùng luôn có nhiều ý tưởng mới lạ, những ý tưởng sáng tạo nhằm tạo nên thành công cho họ, cả gia đình và sự hưng thịnh của quốc gia. II. Chiến lược kinh doanh quốc tế: Cà phê là thức uống rất thông dụng trên thế giới hiện nay. Uống cà phê không chỉ là thú vui giải trí mà còn có nhiều mục đích khác Nhu cầu cà phê thế giới không ngừng tăng lên (định lượng bình quân người dân châu Âu tiêu thụ từ 5-6 kg cà phê mỗi năm). Những nước phương tây phát triển với lối sống công nhiệp có nhu cầu cà phê không ngừng tăng. Đồng thời, sự thay đổi trong tập quán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật Bản và Trung Quốc với thị trường rộng lớn. Với xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mở rộng, Trung Nguyên tham gia vào thị trường quốc tế, khai thác nguồn lực và lợi thế của mình để mở rộng thị trường cho công ty cũng như phát triển kinh tế, thương mại quốc tế của quốc gia. Mở rộng thị trường: Không ngừng tìm kiếm các đối tác nhằm xây dựng một hệ thống quán nhượng quyền rộng khắp cả nước và thị trường quốc tế. Cà phê Trung Nguyên đã có kế hoạch cụ thể trong chiến lược phát triển mở rộng thị trường quốc tế vào năm 2012 với các thị trường trọng điểm là Mỹ, Trung Quốc và Singapore, trong đó thành lập hai trung tâm điều hành tại Mỹ và Singapore. Với thị trường Mỹ, qua vị thế và sự ảnh hưởng của Mỹ, thì một khi cà phê trung nguyên vào được thị trường Mỹ và thành công tại Mỹ sẽ là minh chứng mạnh mẽ nhất giúp dễ dàng mở toang tất cả các cánh cửa thị trường còn lại của thế giới. Với thị trường Trung Quốc, cà phê Trung Nguyên có lợi thế là vị trí gần, tương đồng về văn hóa, thị trường đông dân, dân số trẻ và xu thế dịch chuyển từ trà sang cà phê đang tăng mạnh. Với thị trường singapore, là cửa ngõ của Châu Á mở ra thế giới, có nền tảng vững chắc về tài chính, kinh tế, hạ tầng cơ sở kỹ thuật tốt sẽ tạo cơ hội cho Trung Nguyên phát triển. Trung Nguyên đã đầu tư hơn 2200 tỷ đồng cho hệ thống công nghệ hiện đại và bí quyết. Đây là điều kiện để Trung Nguyên nâng cao chất lượng, sản lượng, đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất đáp ứng nhu cầu kinh doanh tại thị trường nội địa và chiến lược chinh phục thị trường thế giới. Hợp tác: - Ngày 16/11/2007, lễ ký kết quan hệ đối tác chiến lược giữa Nguyen Hoang Group Corp., Trung Nguyên Corp. và Internet Service Co. Ltd, Sự kiện đánh dấu mốc hợp tác phát triển giữa hai tập đoàn tư nhân lớn tại Việt Nam và đối tác quốc tế đến từ Nhật Bản. - Bản đồ quốc tế của ông ty Trung Nguyên  1. Chiến lược quốc tế: Việc mở rông toàn cầu giúp cho công ty tăng khả năng sinh lợi, thêm lợi nhuận, thu ngoại tệ để đầu tư mua máy móc thiết bị mở rộng và nâng cao sản xuất từ đó tăng hiệu quả kinh doanh của công ty. Thương hiệu cà phê Trung Nguyên đã vượt ra khỏi biên giới Việt Nam và nhận được sự ủng hộ của cộng đồng người Việt ở nước ngoài cũng như sự quan tâm yêu mến của bạn bè quốc tế. Công ty nhận thức rõ mình là công ty Việt non trẻ nên để cạnh tranh với các thương hiệu cà phê lâu đời trên thế giới thì phải tạo nên sự khác biệt so với các sản phẩm trên thị trường. Công ty đã tạo cho mình hướng đi riêng-Một thương hiệu Phương Đông. Sự khác biệt đến từ sản phẩm: Điều khác biệt mà cà phê của Trung Nguyên làm được cho khách hàng không chỉ là thứ đồ uống đã rất phổ biến mà còn là sự phức tạp, cầu kỳ, ngạc nhiên và cũng tinh tế hơn người ta tưởng, kể cả những người sành điệu nhất, rằng trong ly cà phê Trung Nguyên mà họ thưởng thức không chỉ có cà phê. Ngành cà phê thế giới trong một thời gian dài được thống trị bởi các hãng cà phê đến từ Âu-Mỹ với công thức: Nguyên liệu tốt, công nghệ cao, một số quan điểm về văn hóa. Điều này ngày nay đã thay đổi bởi Trung Nguyên đã làm được điều rất khó – tạo nên một công thức cà phê đặc biệt nhất thế giới: nguyên liệu tốt + công nghệ cao + bí quyết phương Đông + quan điểm mới về cà phê. Nói về nguyên liệu, Trung Nguyên chọn lọc 4 vùng nguyên liệu ngon nhất thế giới: hạt cà phê Robusta Buôn Ma Thuột nổi tiếng nhất Việt Nam, được đánh giá là ngon nhất thế giới với khẩu vị mạnh mẽ, đậm đà hương vị cà phê nguyên gốc đến từ vùng đất quê hương của cà phê Ethiopia; Hạt Arabica thơm ngon đầy quyến rũ của vùng đất Jamaica; Thương hiệu nổi tiếng của cà phê xuất khẩu hàng đầu thế giới Brazil… Tất cả được hội tụ, chắt lọc để nguyên liệu tạo nên những sản phẩm cà phê đặc biệt nhất. Sự kết hợp giữa công nghệ hiện đại nhất cùng những bí quyết huyền bí phương Đông là những nét độc đáo chỉ có ở Trung Nguyên. Bởi Trung Nguyên được các tập đoàn hàng đầu thế giới chuyển giao công nghệ, thân thiện với môi trường. Còn bí quyết phương Đông chính là sự phối trộn các nguyên liệu thảo dược quý hiếm, những nguồn năng lượng đặc biệt từ đá quý và các chất phụ gia đặc biệt trong quá trình rang xay. Trung Nguyên có quan điểm mới về cà phê, coi đó không chỉ là một thức uống thông thường mà là một thức uống cho trí não, một nguồn năng lượng sáng tạo cho tương lai. Trung Nguyên với slogan là “Khơi nguồn sáng tạo”. Sự sáng tạo luôn là giá trị mà Trung Nguyên nỗ lực không ngừng đổi mới để phục vụ tốt hơn các đối tượng khách hàng. Nguồn năng lượng sáng tạo – chỉ từ một ly cà phê nhỏ bé. Cà phê được ví như máu của nền kinh tế tri thức giống như dầu lửa được ví như máu của nền kinh tế công nghiệp. Loài người chỉ có sáng tạo mới thay đổi. Sáng tạo không những làm thay đổi đời sống cá nhân mà quốc gia cũng thay đổi. Cà phê có khả năng giúp khởi động trí não, duy trì thường xuyên sự tỉnh táo sẽ là nguồn năng lượng mới cho khả năng tư duy của con người và cho một nền kinh tế sáng tạo của tương lai. Nhiều vĩ nhân trên thế giới cũng từng là những tín đồ cà phê như Balzac, Napoléon, Sebastian Bach… Napoléon từng có câu nói nổi tiếng: “Chính trị mà không có cà phê thì chính trị chỉ có mùi mà không có vị”. Sự khác biệt đến từ không gian của các quán nhượng quyền thương hiệu Trung Nguyên: Trung Nguyên xác định hướng đạt đến của thương hiệu Trung Nguyên là vị trí "cà phê của phương Đông". Họ nói, "Nếu được hỏi đến tên một thương hiệu cà phê, có lẽ bạn sẽ nghĩ ngay đến một số tên của phương Tây. Vâng, đương nhiên từ khi những người uống trà có tầm ảnh hưởng hơn ở các nước châu Á thì cà phê là một lựa chọn phổ biến hơn ở một số nước phương Tây. Ngoài ra có những nhà sản xuất cà phê lớn ở phương Tây như Brazil nơi có nhiều thương hiệu, kĩ thuật chế biên và ngành công nghiệp phát triển được khởi xướng bởi các đối tác phương Tây. Cà phê thế giới chịu ảnh hưởng bởi các thương hiệu phương Tây và nó có ở khắp mọi nơi khi bạn ăn và khi bạn mua sắm. Ngoài ra, với sự xâm nhập thành công của các quán cà phê mang phong cách phương Tây, dĩ nhiên chúng tôi để nhận ra uống cà phê như là một điều và một lối sống phương Tây lên thị trường. Tương tự như vậy, mặc dù, có thương hiệu cà phê được thiết kế và pha chế theo phong cách châu Á đặc trưng, không ai hoàn toàn thành công khi đi bộ trên đường băng quốc tế."  Tiệm cà phê là 1 nơi ấm cúng và thư giãn với một chút yếu tố phương Đông. Rung Nguyên cung cấp có cho khách hàng dịch vụ thân thiện và sự quyến rũ độc đáo mang phong cách châu Á với sự hiếu khách, chỗ ngồi thoải mái, nhẹ nhàng và không khí âm nhạc tuyệt vời. Đó là một quán cà phê vừa mang những nét đặc trưng tự hào của nền văn hóa phương Đông trong khi vẫn duy trì sự tiện nghi và sang trọng của phương Tây. Đặc biệt là thưởng thức những sản phẩm của Trung Nguyên, là bản chất của nó - cà phê. Sức ép giảm chi phí: Trung Nguyên cũng như nhiều công ty khác phải đối mặt với sức ép giảm chi phí. Vào thời gian đầu khi các sản phẩm cà phê Trung Nguyên xuất hiện trên thị trường có giá thấp hon thì đối thủ cạnh tranh Nesle là một tập đoàn mạnh về tài chính nên nó dùng chính sách hạ giá sản phẩm để đè bẹp đối thủ cạnh tranh. Trung Nguyên ra đời với lời kêu gọi ủng hộ thương hiệu nông sản Việt Nam và chính sách đa dạng hóa sản phẩm tạo khả năng khác biệt và năng lục cạnh tranh cho công ty. Cà phê là thức uống rất thông dụng trên thế giới hiện nay. Uống cà phê không chỉ là thú vui giải trí mà còn có nhiều mục đích khác Nhu cầu cà phê thế giới không ngừng tăng lên (định lượng bình quân người dân châu Âu tiêu thụ từ 5-6 kg cà phê mỗi năm). Những nước phương tây phát triển với lối sống công nhiệp có nhu cầu cà phê không ngừng tăng. Đồng thời, sự thay đổi trong tập quán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu dùng Nhật Bản và Trung Quốc với thị trường rộng lớn. Vì thị trường ngày càng mở rông nên dù có cạnh tranh nhưng mức độ cạnh tranh không gay gắt. - Cà phê là một lựa chọn phổ biến các nước phương Tây Vì là sản phẩm thức uống khá phổ biến nhưng cũng khó chuyển đổi nên người tiêu dùng các nước chi tiêu khá nhiều để có được sản phâm chất lượng nên công ty sẽ chịu sức ép về giảm chi phí thấp. - Cà phê được nhà nước bảo hộ về quyền lợi và thương hiệu, hỗ trợ giá thành sản phẩm và tạo điều kiện xuất khẩu ra nước bên ngoài, bên cạnh đó nhà nước thành lập hội cà phê để điều hành và phát triển cà phê với mục đích quán triệt đường lối chính sách của Đảng nhà nước, bảo vệ lẫn nhau tránh các hành vi độc quyền, tranh chấp thị trường xâm phạm lợi ích của doanh nghiệp, bảo vệ quyền lọi cho cà phê Việt Nam trên thị trường. Với sự gia nhập WTO, ngành cà phê Việt Nam có bước chuyển mình mới đặc biệt cà phê Trung Nguyên đã được biết đến không chỉ trong nước mà còn cả trên thị trường nước ngoài, tạo thêm nhiều định hướng phát triển. - Thị trường thiết bị máy móc để sản xuất cà phê không đa dạng do không xuất hiện các công nghệ mới. Dó đó áp lực đổi mới công nghệ để tăng cường cạnh tranh với Trung Nguyên là không đáng kể. - Các rào cản ngăn chặn việc ra khỏi ngành của doanh nghiệp: gần như không có. Mặc dù ngành cà phê Việt Nam vẫn đang tăng trưởng chậm trong nước nhưng thị trường vẫn chưa bão hòa và quang trọng là cà phê vẫn đang có rất nhiều cơ hội phát triển trên thị trường thế giới. => Những yếu tố trên khiến cho công ty có sức ép về giảm chi phí thấp. Sức ép đáp ứng địa phương: Nhu cầu cà phê ở các quốc gia: • Thị trường Đức: Đức là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam. Trong tháng ba, 2007 Đức nhập khẩu đạt 25.968 tấn với trị giá 37.140.603 và trong ba tháng trước đó nhập khẩu của Đức năm 2007
Luận văn liên quan