Chính sách phân biệt giá cấp 1

Kinh tế học vi mô là bộ môn cơ sở với những kiến thức căn bản cần thiết đối với mọi sinh viên chuyên ngành kinh tế.Trong đó, đối với phần kiến thức về thị trường độc quyền thì việc xác định các mức giá khác nhau cung ứng là một phần rất quan trọng của các doanh nghiệp.Vì vậy, để góp phần làm rõ ràng hơn và giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức về phân biệt giá, nhóm em đã biên soạn tài liệu này. Nội dung tài liệu gồm hai phần chính.Phần 1 là cơ sở lý thuyết, ở đây chúng em sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về thị trường độc quyền, các loại phân biệt giá và những vấn đề chi tiết đầy đủ của phân biệt giá cấp 1.Phần 2 sẽ là những ví dụ thực tiễn của phân biệt giá cấp 1. Để biên tập được tài liệu này, chúng em xin cảm ơn vì sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Huỳnh Giao (giảng viên bộ môn kinh tế vi mô của trường Đại học Ngoại thương HCM).

docx12 trang | Chia sẻ: duongneo | Lượt xem: 10090 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Chính sách phân biệt giá cấp 1, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG ------oOo------ TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ 2 ĐỀ TÀI CHÍNH SÁCH PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 1 Sinh viên thực hiện- Nhóm 11 Ngụy Quốc Huy Nguyễn Trần Nguyên Khôi Phạm Hoàng Phúc Bùi Ngọc Thành Nguyễn Văn Thành Trần Thục Huyền Nguyễn Thị Lan Anh LỜI MỞ ĐẦU Kinh tế học vi mô là bộ môn cơ sở với những kiến thức căn bản cần thiết đối với mọi sinh viên chuyên ngành kinh tế.Trong đó, đối với phần kiến thức về thị trường độc quyền thì việc xác định các mức giá khác nhau cung ứng là một phần rất quan trọng của các doanh nghiệp.Vì vậy, để góp phần làm rõ ràng hơn và giúp sinh viên nắm bắt được kiến thức về phân biệt giá, nhóm em đã biên soạn tài liệu này. Nội dung tài liệu gồm hai phần chính.Phần 1 là cơ sở lý thuyết, ở đây chúng em sẽ giới thiệu những vấn đề cơ bản về thị trường độc quyền, các loại phân biệt giá và những vấn đề chi tiết đầy đủ của phân biệt giá cấp 1.Phần 2 sẽ là những ví dụ thực tiễn của phân biệt giá cấp 1. Để biên tập được tài liệu này, chúng em xin cảm ơn vì sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Thị Huỳnh Giao (giảng viên bộ môn kinh tế vi mô của trường Đại học Ngoại thương HCM). Nhóm em tin rằng bài tiểu luận này sẽ giúp cho sinh viên hiểu sâu hơn về chíến lược phân biệt giá cáp 1. Dù đã cẩn trọng và cố gắng để bài tiểu luận ít khiếm khuyết nhất, song chắc chắn không thể tránh nhiều thiếu sót, nhóm rất mong nhận được nhiều sự đóng góp ý kiến của cô và các bạn. CHIÊN LƯỢC PHÂN BIỆT CẤP 1 A.CƠ SỞ LÝ THUYẾT I. Giới thiệu. 1. Thị trường độc quyền là gì? Doanh nghiệp độc quyền là khi doanh nghiệp đó là nhà phân phối duy nhất của một hàng hóa hay dịch vụ. Trong trường hợp không có sự can thiệp của chính phủ, doanh nghiệp độc quyền có quyền tự do đặt ra mức giá mà họ chọn và thường sẽ định giá sao cho lợi nhuận tối đa. Là một doanh nghiệp độc quyền không đồng nghĩa với việc sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn các doanh nghiệp khác. Thị trường độc quyền là thị trường mà một nhà sản xuất (hay một nhóm nhà sản xuất cấu kết với nhau) nắm giữ quyền kiểm soát nguồn cung của một mặt hàng hay dịch vụ, và sự gia nhập ngành đối với những nhà sản xuất mới thường bị hạn chế hoặc ngăn cản. Các doanh nghiệp độc quyền, vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, định giá cao cho sản phẩm và giới hạn lượng cung hàng hóa, và thường ít hoặc không nhạy cảm với cầu của người tiêu dùng. Vì thế hầu hết các chính phủ cố gắng kiểm soát các ngành công nghiệp độc quyền bằng cách áp đặt các biện pháp kiểm soát giá, chiếm đoạt quyền sở hữu (còn gọi là “quốc hữu hóa”) hay tách doanh nghiệp độc quyền ra thành hai hay nhiều doanh nghiệp canh tranh lẫn nhau. 2. Chiến lược phân biệt giá là gì? - Định nghĩa: Chiến lược phân biệt giá (price discrimination) là một chiến lược mà sẽ đánh các mức giá khác nhau cho người tiêu dùng cho một hàng hóa hay dịch vụ giống nhau. Trong chiến lược phân biệt giá thuần túy, người bán đưa ra mức giá cao nhất mà mỗi người mua sẵn lòng trả. Trong những dạng phân biệt giá thông dụng hơn, người bán sẽ chia khách hàng thành những nhóm khác nhau dựa trên những tiêu chí nhất định và định mức giá khác nhau cho mỗi nhóm khách hàng. Chiến lược phân biệt giá có giá trị nhất khi lợi nhuận ngoài thị trường cao hơn lợi nhuận từ việc giữ cho thị trường cân bằng. Việc này dựa vào tính co giãn tương đối của cầu trong các thị trường con. Người tiêu dùng ở những thị trường con ít co dãn thường phải mua hàng với giá mắc hơn, trong khi ở thị trường con co giãn lại có mức giá rẻ hơn. Chiến lược phân biệt giá thường xuất hiện trong thương mại. Các ví dụ điển hình là trong các chi phí vé máy bay hay du lịch, coupon, giá có bù (premium pricing), giá dựa theo giới tính -Điều kiện phân biệt giá: Doanh nghiệp sẽ xác định các phân khúc thị trường khác nhau, như là khách hàng thông thường và khách hàng trong ngành, với những mức độ co dãn giá khác nhau. Các thị trường phải được phân cách với nhau về thời gian, khoảng cách địa lý và mục đích sử dụng. Ví dụ: phần mềm Microsoft Office phiên bản School dành cho các tổ chức giáo dục thì ở mức giá thấp hơn so với những người dùng khác. Các thị trường không thể trùng nhau để những người mua ở mức giá thấp hơn ở thị trường con co giãn giá có thể bán lại sản phẩm ở thị trường ít co giãn giá. Doanh nghiệp độc quyền phải có một quyền độc quyền nào đó để làm chính sách phân biệt giá thêm hiệu quả. - Mục đích phân biệt giá : thu thặng dư tiêu dùng và tối đa hóa lợi nhuận từ hàng hóa/dịch vụ. 3. Các loại chiến lược phân biệt giá: - Chiến lược phân biệt giá cấp 1 hay phân biệt giá hoàn hảo, xảy ra khi doanh nghiệp định ra mức giá cao nhất có thể cho mỗi đơn vị hàng hóa được tiêu thụ. Bởi vì giá của mỗi đơn vị hàng hóa không giống nhau, doanh nghiệp sẽ thu được tất cả thặng dư tiêu dùng về cho mình. Chiến lược phân biệt giá này hiếm khi được sử dụng. -Chiến lược phân biệt giá cấp 2 xảy ra khi doanh nghiệp đưa ra các mức giá khác nhau cho các số lượng tiêu thụ khác nhau, ví dụ như chiết khấu thương mại cho các đơn hàng bán sỉ. -Chiến lược phân biệt giá cấp 3 xảy ra khi doanh nghiệp đưa ra mức giá khác nhau cho các nhóm khách hàng khác nhau. II. PHÂN BIỆT GIÁ CẤP 1 1)Phân biệt giá cấp 1 hoàn hảo Phân biệt giá cấp 1 hoàn hảo việc doanh nghiệp độc quyền sẽ định giá bán khác nhau cho mỗi khách hàng và giá ấy đúng bằng giá tối đa mà người tiêu dùng sẵn sàng trả. Ban đầu, doanh nghiệp chỉ bán với giá P* thì tổng số lợi nhuận mà hãng thu được là diện tích của hình tạo bởi dưới đường MR cũ và trên MC.Đường MR lúc này vẫn đang thể hiện cho quyết định cung ứng của hãng. Khi doanh nghiệp hoàn toàn phân biệt được giá bán cấp 1 hoàn hảo thì mỗi người tiêu dùng sẽ có một mức giá khác nhau nên đường MR hiện tại không còn thể hiện chính xác nữa.Ngoài ra, vì giá bán thêm 1 sản phẩm luôn bằng giá được trả cho mỗi sản phẩm ấy nên lúc này đường cầu D sẽ thay thế đường MR biểu thị cho quyết định cung ứng của doanh nghiệp. Phân biệt giá không tác động đến cơ cấu chi phí của hãng và đường MC vẫn thể hiện mức chi phí sản xuất khi sản xuất tăng thêm một đơn vị sản phẩm. Lợi nhuận lúc này từ việc sản xuất và bán thêm một đơn vị sản phẩm là phần chênh lệch giữa đường cầu và chi phí biên xét tại đơn vị tăng thêm đó.Có thể thấy rằng, khi nào đường cầu D còn nằm trên đường MC thì doanh nghiệp vẫn sẽ tăng mở rộng sản xuất vì nó tăng số lợi nhuận và chỉ dừng lại tại điểm Q**.Tại Q**, giá trị của nhu cầu và chi phí biên như nhau nên việc sản xuất nhiều sẽ làm giảm lợi nhuận. Vì mỗi khách hàng đều bị buộc phải trả giá tối đa mà người ấy định trả khi phân biệt giá cấp 1 hoàn hảo nên toàn bộ thặng dự của họ đã bị hãng chiếm đoạt. Tuy nhiện, một hãng độc quyền chắc hẳn không có khả năng đòi mỗi và mọi khách hàng phải trả trước một giá cả khác nhau. Bởi vì, hãng thường không biết giá cả tối đa mà mỗi khách hàng sẵn sàng trả.Cho dù có biết thì đó cũng không phải là lời nói thật từ khách hàng bởi vì khách hàng luôn muốn được chi trả càng ít càng tốt.Cho nên, thực tế rất hiếm có thể có phân biệt giá cấp 1 hoàn hảo. 2)Phân biệt giá cấp 1 không hoàn hảo. Ở trên, ta đã biết rất khó để doanh nghiệp biết trước các giá tối đa mà mỗi khách hàng khác nhau sẵn sàng chi trả.Nhưng doanh nghiệp vẫn thiệt lập được các mức giá khác nhau.Sở dĩ là vì họ không biết được từng khách hàng nhưng họ có thể nhận biết được theo từng nhóm. Ở đồ thị trên, doanh nghiệp đã định 6 mức giá khác nhau.Thấp nhất là P6, là mức giá của giao điểm của MC và D.P4 là giá mà nếu hãng chỉ chọn một giá duy nhất để bán thì sẽ chọn giá này. Ta thấy rằng, những khách hàng nào trả với một mức giá thấp hơn hoặc bằng P4 thì có lợi hơn bởi so với những khách hàng đang trả các giá cao hơn P4 thì họ đang chiếm đoạt thặng dư tiêu dùng của những người này.Thực tế thì việc này diễn ra sẽ làm cho nhiều khách hàng tham gia vào thị trường hơn.Điều này đồng nghĩa với việc cả hãng và khách hàng có mức giá nhỏ hơn hoặc bằng P4 thì đều có lợi ích hơn. 3.Ưu và nhược điểm của chính sách phân biệt giá cấp 1 Ưu điểm : Phân biệt giá cấp 1 làm doanh nghiệp độc quyền đạt lợi mục đích chính của mình, đó là lợi nhuận tối đa. Nói cách khác bằng cách bán giá khác nhau cho các khách hàng khác nhau doanh nghiệp độc quyền có thể tăng lợi nhuận của mình . Ngoài ra, chiến lược này còn giúp tăng về phúc lợi kinh tế, giúp cho các khách hàng đều sẵn sàng mua hàng trong điều kiện của mình và doanh nghiệp có thể loại bỏ hiện tượng không hiệu quả gắn với giá độc quyền. b.Nhược điểm : Các lực lượng trên thị trường có thể ngăn cản doanh nghiệp phân biệt đối xử về giá. Cụ thể một trong những lực lượng này là sự đầu cơ chênh lệch giá ( còn gọi là ác bít, đảo hối ) tức việc mua hang hóa trên thị trường này với giá thấp và bán lại trên thị trường khác với giá cao hơn nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giá . Sự phân biệt đối xử về giá không hoàn hảo, người tiêu dùng không muốn bước vào cửa hàng với tín hiệu bộc lộ mức độ sẵn sàng thanh toán của họ .Thay vào đó các doanh nghiệp phân biệt đối xử về giá bằng cách chia khách hàng thành các nhóm khác nhau (hay là phân đoạn thị trường khác nhau ) : trẻ và già ,những người đi mua hàng vào các ngày trong tuần và cuối tuần ,người Việt Nam và người nước ngoài v..v tuy nhiên các khách hàng có mức độ sẵn sàng thanh toán khác nhau nên sự phân biệt đối xử về giá hoàn hảo là điều không thể thực hiện được . B. VÍ DỤ THỰC TIỄN. 1.Sách Hãy tưởng tượng bạn là nhà xuất bản và bạn đang sở hữu một tác phẩm sách mới rất tiềm năng.Bằng nghiên cứu, bạn biết rằng thị trường gồm 200 nghìn khách hàng và được chia làm 2 nhóm. Một nhóm 50 000 người sẵn sàng trả 200k cho cuốn sách.Trong khi nhóm còn lại là 150 000 người sẵn sàng trả 50k cho cuốn sách. Bạn sẽ làm gì để có lợi nhuận tốt nhất? Ban đầu bạn sẽ thực hiện việc bán cho 50 000 người sẳn sàng trả 200k.Sau đó, đối với nhóm đối tượng còn lại bạn sẽ làm cho giá giảm xuống còn 50k để thu hút họ mua hàng. 2. Điện Công ty điện lực có thể phân biệt giá cấp 1 cho nông thôn và thành thị.Ở nông thôn, thu nhập của người dân sẽ thấp hơn so với thành thị. Vì thế giá điện ở nông thôn và thành thị có sự chênh lệch. Cụ thể, giá điện bậc 1 (50 kWh đầu tiên) cho điện sinh hoạt là 1230đ/kWh, còn ở thành phố, thị trấn là 1382đ/kWh. 3. Giảm giá thông qua phiếu giảm giá Nhiều công ty đưa ra các phiếu giảm giá trên các tờ báo, tạp chí,... Người mua phải cắt những phiếu ấy ra để được giảm giá từ 5-10% cho lần mua tiếp theo ở một số sản phẩm. Vậy tại sao công ty phải phát hành các phiếu giảm giá đó mà không giảm giá 5-10% trực tiếp trên sản phẩm? Câu trả lời là những phiếu ấy cho phép công ty phân biệt giá. Các công ty biết rằng không phải ai cũng sẵn sàng cắt những phiếu giảm giá ấy. Hơn thế nữa, những người sẵn sàng cắt phiếu cũng liên quan đến những người muốn mua sản phẩm. Những người giàu có và bận rộn không thích việc cắt phiếu khỏi những tờ báo, và họ sẵn sàng trả giá cao hơn để mua hàng. Những người không có điều kiện thì lại thích thú với việc cắt phiêu giảm giá để mua hàng với giá rẻ hơn. Chính vì thế, bằng việc bán giá rẻ hơn cho những người cắt phiếu giảm giá, các doanh nghiệp đã phân biệt giá thành công. 4. Hỗ trợ tài chính Hầu hết các trường Đại học và Cao đẳng luôn dành những khoản tài chính cho những sinh viên cần được hỗ trợ. Những sinh viên thuộc gia đình khá giả sẽ có sẵn sàng đóng học phí hơn là những sinh viên nghèo. Bằng việc yêu cầu học phí cao thấp khác nhau và trao học bổng có chọn lọc, nhà trường đã đạt hiệu quả trong việc đưa ra các mức học phí khác nhau cho các nhóm sinh viên theo học tại trường. Hành động này khá tương đồng với việc phân biệt giá của các nhà độc quyền. 5.Iphone. APPLE biết được mức độ sẵn sàng chi trả của khách hàng ở các quốc gia đối với iphone.Vì thế mà họ thiệt lập được các mức giá khác nhau phù hợp với thị trường ấy.Cụ thể những thị trường ở Đông Á như Nhật, Hong Kong, Đài Loan là các thị trường tập trung nhiều hãng điện thoại và người dân các quốc gia và vùng lãnh thổ này chủ yếu có tâm lý sử dụng hàng trong nước.Vì vậy để kích thích các khách hàng này mua hàng thì APPLE đã áp đặt giá bán rẻ hơn so với 1 số quốc gia khác. 6.Bảo hiểm. Trong ngành bảo hiểm ta thấy các doanh nghiệp bán bảo hiểm đưa ra rất nhiều mức phí tham gia cho cùng một chương trình bảo hiểm. Điều dẫn đến sự khác biệt này theo quan sát sơ bộ chính là do sự khác nhau về độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp của khách hàng. Từ đó bên bảo hiểm sẽ tính toán tỷ lệ rủi ro và đưa ra mức phí cho từng nhóm khách hàng. Tuy nhiên, không phải khách hàng trong cùng một nhóm tuổi, giới tính và thậm chí làm cùng một công việc đều có mức phí bảo hiểm phải đóng như nhau. Nếu so sánh một người không có tiền sử bệnh lý bệnh án và một người gia đình có mẹ bị bệnh ung thư vú, hoặc cha bị ung thư máu thì chắc chắn mức phí của người thứ hai sẽ thấp hơn. Để xác định được điều này, cần có sự tiếp xúc, thu thập thông tin chính xác từ nhân viên tư vấn bảo hiểm với khách hàng. III. KẾT LUẬN. Phân biệt giá cấp 1 đã cho thấy một biểu giá với nhiều mức giá khác nhau, trong đó chắc chắn sẽ có những mức giá cao , và có thể là rất cao bên cạnh những mức giá thấp.Và các khách hàng trả các giá khác nhau trong biểu giá ấy sẽ có lợi ích khác nhau.Doanh nghiệp độc quyền cũng có nhiều lợi ích hơn.Cu thể những tác động kép trong tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp còn ứng dụng hành vi phân biệt giá cấp 1 như là một trong những phương thức tiếp cận thị trường, lôi kéo, nắm giữ khách hàng thông qua một mức giá thấp so với các thị trường khác, từ đó tiếp tục củng cố, bảo vệ và duy trì vị trí thống lĩnh của mình trên thị trường. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện thành công phương thức định giá này. Để có được kết quả như vậy doanh nghiệp phải có sức mạnh thị trường và điều quan trọng hơn là phải có khả năng khống chế được việc các khách hàng giữa các khu vực trao đổi lại sản phẩm với nhau do sự chênh lệch về giá cả. Tư liệu tham khảo. https://www.boundless.com/economics/textbooks/boundless-economics-textbook/monopoly-11/price-discrimination-73/analysis-of-price-discrimination-275-12372/ )
Luận văn liên quan