Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2011

Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến động theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3% (2/2010), đồng thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ; 4/2010 NHNN yêu cầu các Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Gần đây nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD lên 18.932 VND/USD) và giữa nguyên biên độ. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội. Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ dự đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh/ hay yếu của một số quốc gia trong khu vực… Như vậy sẽ có vài vấn đề đặt ra đối với TGHĐ: Một là, có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trong bối cảnh một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, còn Trung quốc lại nâng giá đồng nhân dân tệ? Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công từ một số nước Châu Âu đang có chiều hướng lan rộng.Trong 7 tháng đầu năm 2010, Euro đã giảm giá 15,7% so với USD, giảm 8,5% so với đồng GBP và thậm chí giảm 20% so với đồng JPY.i Trung quốc nâng giá Nhân dân tệ, ít nhiều tác động đến quan hệ ngoại thương giữa hai nuớc, tuy không lớn.

doc36 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7693 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chính sách tỷ giá hối đoái ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam hiện nay - những vấn đề đặt ra   PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi Trường Đào tạo PTNNL VietinBank Tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng  của mỗi quốc gia. Diễn biến của TGHĐ giữa USD với Euro, giữa USD/JPY cũng như sự biến động tỷ giá giữa USD/VND trong thời gian  qua cho thấy, tỷ giá luôn là vấn đề thời sự, rất nhạy cảm. Ở Việt Nam, TGHĐ không chỉ tác động đến xuất nhập khẩu, cán cân thương mại, nợ quốc gia, thu hút đầu tư trực tiếp, gián tiếp, mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến niềm tin của dân chúng. Khi TGHĐ biến động theo chiều hướng không thuận, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã thực hiện nhiều giải pháp như: nới rộng biên độ +/-5% (3/2009); hạ biên độ xuống +/- 3% (2/2010), đồng thời với việc điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng 3,36% ; 4/2010 NHNN yêu cầu các Tổng công ty, Tập đoàn có thu ngoại tệ phải bán cho ngân hàng và kiểm kiểm soát chặt chẽ các giao dịch mua bán ngoại tệ tại các địa điểm mua bán ngoại tệ. Gần đây nhất vào ngày 18/8/2010, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân hàng lên hơn 2% (từ 18.544VND/USD lên 18.932 VND/USD) và giữa nguyên biên độ. Với những giải pháp này, thị trường ngoại tệ, thị trường vàng đã từng bước bình ổn, tỷ giá chính thức so với tỷ giá trên thị trường tự do được thu hẹp, từng bước lành mạnh hóa các giao dịch vốn trong xã hội. Trong thời gian tới, TGHĐ biến động theo hướng nào, quả thật không dễ dự đoán. Sự biến động của tỷ giá sẽ khó lường, bởi nhiều nhân tố tác động như: nhập siêu còn lớn không chỉ trong ngắn hạn mà cả trong trung hạn; thâm hụt ngân sách vẫn ở mức cao (trên dưới 6%/GDP); giá vàng trong nước và thế giới luôn tăng mạnh (do khủng hoảng chi tiêu công tại một số quốc gia Châu Âu, châu Mỹ); nhu cầu ngoại tệ nói chung, USD nói riêng vào những tháng cuối năm sẽ tăng cao do khách hàng vay vốn đến hạn trả nợ ngân hàng; do nhu cầu chuyển lợi nhuận về nước của các nhà đầu tư nước ngoài; do kinh tế ngầm vẫn phát triển rất mạnh, khó có khả năng ngăn chặn, nên đôla hóa nền kinh tế còn ở mức cao; do thực hiện chính sách đồng tiền mạnh/ hay yếu của một số quốc gia trong khu vực… Như vậy sẽ có vài vấn đề đặt ra đối với TGHĐ: Một là, có thể điều chỉnh TGHĐ theo quan hệ cung cầu ngoại tệ trong bối cảnh một số nước Châu Âu đang rơi vào cuộc khủng hoảng nợ công, còn Trung quốc lại nâng giá đồng nhân dân tệ? Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công từ một số nước Châu Âu đang có chiều hướng lan rộng.Trong 7 tháng đầu năm 2010, Euro đã giảm giá 15,7% so với USD, giảm 8,5% so với đồng GBP và thậm chí giảm 20% so với đồng JPY.i  Trung quốc nâng giá Nhân dân tệ, ít nhiều tác động đến quan hệ ngoại thương giữa hai nuớc, tuy không lớn. Tỷ giá USD/EUR từ tháng 7/2009 đến tháng 7/2010 Như vậy TGHĐ sẽ phải điều chỉnh thế nào và khi nào để không gây ra những cú sốc và không tạo kỳ vọng mất giá đồng Việt Nam. TGHĐ là giá cả đối ngoại của đồng tiền, theo tín hiệu thị trường tỷ giá lúc lên, lúc xuống phải được xem là việc bình thường của nền kinh tế. Còn khi tỷ giá diễn biến theo chiều hướng bất lợi, thì bất cứ Quốc gia nào cũng cần can thiệp tỷ giá. Điểm khác nhau ở chỗ: thời điểm can thiệp; công cụ can thiệp, mức độ can thiệp và sự giám sát của quá trình can thiệp. Kinh nghiệm của nhiều Quốc gia trong điều hành chính sách tỷ giá cho thấy, việc chọn thời điểm điều chỉnh với “liều lượng” hợp lý là yếu tố quan trọng, thậm chí quyết định cho việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực cộng hưởng lên tỷ giá và thị trường. Với kinh nghiệm này, khi tỷ giá đang dần ở thế ổn định, NHTW sẽ chủ động (tính toán một cách cụ thể) điều chỉnh tăng/giảm nếu dự báo trong thời gian tới là cần thiết, không nên để diễn biến tỷ giá ở mức “nóng” mới điều chỉnh, bởi điều chỉnh thời điểm này dễ gây hiệu ứng bất ổn từ tỷ giá sang các chỉ tiêu vĩ mô khác. Hai là, Để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu, thì xử lý TGHĐ có phải là biện pháp hữu hiệu?  Ở Việt Nam, một số công trình nghiên cứu ii đã cho rằng: các đợt phá giá tiền vừa qua, không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại”,  vì thế nếu cứ coi TGHĐ là một trong những rào cản cho xuất khẩu, để “lập luận” cần phải giảm giá VND, để cải thiện cán cân thương mại của Việt Nam sẽ là chưa ổn? Do cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có nhiều bất cập, 70 -80% đầu vào của mặt hàng xuất khẩu là nhập khẩu, trong khi xuất khẩu lại lệ thuộc vào biến động trên thị trường quốc tế về điều kiện thương mại cũng như biến động giá cả. Ở khía cạnh nhập khẩu, TGHĐ có thực sự hạn hạn chế nhập khẩu, để thông qua đó hạn chế nhập siêu? Điều này cũng không hẳn như vậy. Do xuất khẩu nhiều, nhưng hầu hết ở dạng thô, giá trị gia tăng trên từng đơn vị xuất khẩu không cao, trong khi nhập siêu rất lớn, chủ yếu từ Trung Quốc (chiếm đến 80-90%/tổng kim ngạch nhập khẩu). Như vậy sự phụ thuộc của giá cả trong nước vào giá cả thị trường quốc tế khá lớn. Do đó, các ý kiến cho rằng cần xử lý tỷ giá theo hướng tăng để khuyến khích xuất khẩu, chủ động nhập khẩu là trực tiếp hoặc gián tiếp thu hẹp vai trò của tỷ giá iii, trong khi TGHĐ còn liên quan đến hàng loạt vấn đề như cán cân thanh toán, nợ quốc gia, thị trường tiền tệ, thị trường chứng khoán và bất động sản. Chỉ xét riêng mối quan hệ giữa tỷ giá với nợ quốc gia cũng cho thấy cần rất thận trọng trong việc nâng hay giảm giá của tiền đồng. Nợ quốc gia của Việt Nam chủ yếu là nợ nước ngoài (khoảng 40% GDP), nếu giảm giá tiền tệ thì ảnh hưởng không nhỏ đến nợ quốc gia. Với cơ cấu nợ công iv của Việt Nam nghiêng về nợ nước ngoài, thì khi tỷ giá điều chỉnh tăng lên, sẽ dẫn đến rủi ro nợ công do lãi suất biến động theo xu hướng tăng. Như vậy sẽ dẫn đến chênh lệch lãi suất quá lớn giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế, sẽ làm gia tăng mức độ đôla hóa và tiếp tục tạo áp lực lên TGHĐ. Vì vậy, khi cần điều chỉnh tỷ giá không chỉ đặt nó trong mối quan hệ với xuất, nhập khẩu, mà còn phải xem nó trong mối quan hệ với đầu tư, lãi suất và vay nợ  nước ngoài v.v… trong  chiến lược chung là nâng cao uy tín và vị thế của VND, hướng đến một đồng tiền tự do chuyển đổi trong khu vực. Ba là, có khắc phục được yếu tố kỳ vọng VND mất giá? Khi người dân và doanh nghiệp luôn kỳ vọng VND mất giá, sẽ làm giảm niềm tin của người dân vào điều hành chính sách tài chính – tiền tệ của Chính phủ, NHNN, tiếp tục gây ra những bất ổn trên thị trường. Điều này đã và đang xảy ra trong dân chúng. Khi tỷ giá trên thị trường tự do biến động tăng, người dân nghĩ ngay đến việc NHNN sẽ điều chỉnh tỷ giá theo hướng VND giảm giá. Khi giảm giá VND thì giá một số hàng hóa dịch vụ tăng, lãi suất cho vay và huy động cũng bị đẩy lên cao, các giao dịch ngắn hạn trở lên phổ biến hơn lúc nào hết (gửi tiền cũng chỉ chấp nhận kỳ hạn ngắn từ tuần, đến tháng; nếu có gửi kỳ hạn 6 tháng hay 1 năm thì các NHTM lại phải áp dụng theo kiểu “rút ra trước hạn ở thời điểm nào sẽ được hưởng lãi suất ở kỳ hạn đó”. Nếu vẫn cứ tiếp cách hành xử này, VND luôn đặt trong  xu thế điều chỉnh giảm. Điều này là rất bất ổn trong trung hạn. Vậy có khắc phục được vấn đề này không? Theo chúng tôi có thể khắc phục được bằng cách trong ngắn hạn cần chấp nhận một tỷ lệ tăng trưởng thấp hơn hiện tại (trên dưới 5%),  duy trì một tỷ lệ lạm phát thấp (trên dưới 6%), đồng thời với nó là dùng các biện pháp để nâng giá tiền đồng, tạo một sự thay đổi từ nhận thức của người dân. Việc làm này sẽ tạo yếu tố tâm lý rất quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh niềm tin của người dân bị suy giảm về sự không ổn định sức mua của tiền đồng, họ có tiền nhàn rỗi sẽ nhanh chóng chuyển sang vàng và ngoại tệ nắm giữ v. Khi VND lên giá, có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng nhập siêu, xuất khẩu có thể giảm đi. Nhưng như đã phân tích trên, yếu tố tỷ giá có tác động đến xuất nhập khẩu nhưng không hẳn là yếu tố quyết định. Vì vậy hướng đến sự ổn định tỷ giá trong trung hạn, rất cần thiết có cách nhìn mới về vấn đề này./. -------------------------------------------- i  Tính toán theo số liệu từ RatesFX ii  Đề tài nghiên cứu của PGS.TS. Nguyễn Thị Quy: ở Việt Nam, tác động của tỷ giá đến cán cân thương mại không rõ ràng. Cuộc phá giá VND giai đoạn 1998 - 2001 không có tác dụng cải thiện cán cân thương mại do năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu kém, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là những mặt hàng ít nhạy cảm vào thay đổi tỷ giá, chính sách thương mại có xu hướng bảo hộ sản xuất trong nước; VND được định giá cao so với giá trị thực của nó. Ý kiến của Ông Trương Đình Tuyển – nguyên Bộ trưởng BTM cũng khẳng định: “TGHĐ có tác động không lớn đến xuất khẩu ở Việt Nam”. iii  Tham khảo thêm bài của TS. Vũ Đình Ánh “Xác định lại vai trò và quan điểm điều hành tỷ giá hối đoái” – Kỷ yếu HTKH VietinBank tháng 6 năm 2010. iv  Thống kê chính thức, nợ của Việt Nam hiện nay là 44,7% GDP năm 2009, đứng thứ 44/129 quốc gia, còn theo số liệu của WB, con số này là 47,5% GDP năm 2009. Nguồn số liệu thống kê và WB. v  Có thể tham khảo bài viết của TS. Nguyễn Đức Độ: “Kỳ vọng VND mất giá & những tác động chủ yếu đến nền kinh tế” – Kỷ yếu HTKH, VietinBank tháng 6 năm 2010.   Tỷ giá và chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay. A.Mở Đầu :tính cấp thiết của đề tài. Lời mở đầu Tỷ giá là một biến số kinh tế vĩ mô quan trọng có tác động tới nhiều mặt hoạt động của nền kinh tế. Nó ra đời từ hoạt động ngoại thương và quay trở lại tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu và cán cân thương mại cán cân thanh toán của mỗi quốc gia. Xây dựng thành công một chính sách điều hành tỷ giá thích hợp là một vấn đề vô cùng khó khăn phức tạp. Nghiên cứu vấn đề này là một đề tài mang tính cấp thiết trong thời gian gần đây. Trong điều kiện nền kinh tế thế giới ngày nay, khi mà quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá cao độ. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nước không thể quyết định một cách biệt lập, và Việt Nam không phải một ngoại lệ. Thực trạng điều hành tỷ giá ở Việt Nam thời gian qua là một nội dung quan trọng. Khái quát sự đổi mới hệ thống tài chính trên lĩnh vực tỷ giá nhằm làm sáng tỏ những ưu nhược điểm để từ đó có những điều chỉnh thích hợp. Góp phần vào những nghiên cứu, phân tích, trong bài tiểu luận này chúng em cũng xin được trình bày về một vấn đề đa dạng, phức tạp và cũng vô cùng quan trọng này thông qua đề tài: “Tỷ giá và chính sách tỷ giá ở Việt Nam hiện nay “. Với kiến thức còn nhiều thiếu sót, cơ sở số liệu thống kê không đầy đủ và tính phức tạp của đề tài nên trong bài viết không tránh khỏi khiếm khuyết rất mong được sự góp ý của thầy giáo và các bạn. B.Nội dung: I. Một số vấn đề chung về tỷ giá: 1.Tổng quan về tỷ giá: a.Khái niệm tỷ giá: Tỷ giá là giá cả một đơn vị tiền tệ của một nước tính bằng tiền tệ của nước khác, hay là quan hệ so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền. b.Biểu diễn và niêm yết tỷ giá: Trong tỷ giá có hai đồng tiền, một đồng tiền đóng vai trò đồng tiền yết giá, còn đồng kia đóng vai trò là đồng định giá. Đồng tiền yết giá là đồng tiền có số đơn vị cố đinh và bằng 1 đơn vị. Đồng tiền định giá là đồng tiền có số đơn vị thay đổi, phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường ngoại hối. Ví dụ 1USD =19000 VND thì USD là đồng tiền yết giá và VND là đồng tiền định giá. Theo tập quán kinh doanh ngoại tệ, tỷ giá thường được yết giá theo hai phương pháp: + phương pháp yết tỷ giá trực tiếp: Là khi nhìn vào tỷ giá biết ngay được giá trị 1 đơn vị đồng nội tệ bằng bao nhiêu số lượng ngoại tệ. Ví dụ tại Anh: 1GBP = 1,5000 USD + phương pháp yết giá gián tiếp: khi nhìn vào tỷ giá chưa biết được ngay 1 đơn vị nội tệ so với ngoại tệ là bao nhiêu, ngoại tệ làm đơn vị so sánh với số lượng nội tệ. Vi dụ Tại ngân hàng sacombank: 1USD= 19000 VND. c. Phân loại tỷ giá: Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ giá là tỷ giá danh nghĩa và tỷ giá thực tế. Tỷ giá danh nghĩa :là mức giá thị trường của môt đồng tiền tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định. Tỷ giá này thường được công bố hàng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng, do ngân hàng nhà nước công bố. Tỷ giá danh nghĩa không phản ánh tương quan thực sự giữa các đồng tiền do sự tác động của giá cả, lạm phát và các nhân tố khác. Tỷ giá thực tế: là tỷ giá phản ánh tương quan sức mua giữa hai đồng tiền, là tỷ giá danh nghĩa có tính đến yếu tố lạm phát. 2. Các nhân tố ảnh hưởng và tác động của tỷ giá: a. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá: * Nhân tố tác động động ngắn hạn: 1. Mức chênh lệch về lãi suất giữa các nước Lãi xuất là giá của tiền tệ; lãi xuất tăng, đồng tiền lên giá (tỷ giá có thể giảm), lãi xuất giảm,đồng tiền xuống giá (tỷ giá có thể tăng). Nước nào có lãi suất tiền gửi ngắn hạn cao hơn lãi suất tiền gửi của các nước khác thì vốn ngắn hạn sẽ chảy vào nhằm thu phần chênh lệch do tiền lãi tạo ra, do đó sẽ làm cho cung ngoại tệ tăng lên, làm cho tỷ giá sẽ giảm xuống. Khi lựa chọn nắm giữ đồng tiền nội tệ và đồng ngoại tệ (cụ thể là USD), người ta sẽ xem xét mức lãi suất thực tế của 2 đồng tiền này Khi lãi suất của VND cao hơn lãi suất của USD (lãi suất thực), người ta sẽ có xu hướng chuyển từ nắm giữ USD sang nắm giữ VND. Điều này làm cho nhu cầu VND tăng lên, cầu về USD giảm đi, từ đó giá USD sẽ giảm đi so với VND, hay tỷ giá giảm tới một mức tỷ giá mới mà cung cầu USD-VND trở nên cân bằng. Khi đó, lãi suất thực tế của VND và USD tương đương nhau. Khi có ảnh hưởng của lạm phát, mặc dù lãi suất danh nghĩa tăng, nhưng lãi suất thực tế giảm, lúc này ngược lai- VND sẽ giảm giá so với USD, dẫn tới tỷ giá tăng. Ngược lại, khi đồng USD tăng giá, để tạo cân bằng trên thị trường ngoại hối, NHTW sẽ chủ động tăng lãi suất đồng nội tệ(VND) thông qua đẩy mạnh lượng cung ngoại tệ ra nền kinh tế đồng thời hút bớt đồng nội tệ về. Điều này làm cho cung cầu ngoại hối trở nên cân bằng. 2. Các nhà kinh doanh cần dự đoán chính xác về các biến kinh tế nhằm có những bước đi đúng đắn. Vậy việc dự đoán như vậy có ảnh hưởng gì tới tỷ giá không? Nếu một nhân tố nào đó làm cho tỷ giá tương lai dự tính của nội tệ(VND) sụt xuống thì làm cho mức tăng giá dự tính của VND giảm xuống và như vậy làm cho mức tămg giá dự tính của đôla tăng lên. Kết quả là một khoản lợi tức dự tính cao hơn về tiền gửi đôla, và dẫn tới việc giảm xuống của tỷ giá. Ngựơc lại, một sự tăng lên của tỷ giá tương lai dự tính sẽ làm cho đồng nội tệ tăng giá. Nếu lãi suất danh nghĩa tăng do lạm phát tăng trong khi lãi suất thực tế không đổi thì mức tăng giá dự tính của VND giảm xuống (mức tăng giá của USD cao hơn). Kết quả là, với một tỷ giá đã cho bất kỳ lợi tức dự tính về tiền gửi nước ngoài tăng nhiều hơn lợi tức dự tính trong nước, như vậy tỷ giá sẽ giảm. Nếu lãi suất danh nghĩa dự tính tăng do lãi suất thực tế tăng trong khi lạm phát dự tính không đổi thì đồng nội tệ sẽ tăng. 3. Ảnh hưởng của những cú sốc về kinh tế, chính trị Kinh tế và chính trị có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động lẫn nhau. Nếu như trong nước xảy ra khủng hoảng chính trị thì sẽ làm đồng nội tệ sụt gía do người dân mất niềm tin vào chính phủ. Nếu nền kinh tế bị suy thoái thì cung ngoại tệ giảm dẫn tới sự thiếu hụt đồng ngoại tệ và điều tất yếu là đồng ngoại tệ lên giá( hay đồng nội tệ mất giá). Trong trường hợp nền kinh tế tăng trưởng cũng tác động tương tự tới tỷ giá, khi đó chi tiêu của thi trường trong nước tăng lên, cung ngoại tệ tăng lên và điều này làm đồng nội tệ tụt giá. Khi xảy ra thiên tai, hạn hán bão lũ, mất mùa, chiến tranh…thì nhu cầu về ngoại ngoại hối bất thường tăng lên làm cung làm đòng ngoại tệ tăng giá. 4. Thị trường ngoại hối cũng giống như nhiều thị trường khác, ngân hàng Trung Ương có thể và đã can thiệp vào thường xuyên vào thị trường. Các NHTW cố gắng ảnh hưởng đến tỷ giá của nước mình bằng cách mua và bán các đồng tiền. Nếu NHTW làm thay đổi cơ số tiền: bán đồng tiền trong nước mua tài sản nước ngoài làm cung tiền tệ tăng dẫn đến mức giả cả trong nước cao hơn và tỷ giá tương lai dự tính thấp hơn. Ngược lại, nếu NHTW bán tài sản nước ngoài mua nội tệ thì đồng tiền trong nước tăng. Phương pháp lãi suất chiết khấu: Đây là phương pháp thường được sử dụng để điều chỉnh tỷ giá hối đoái trên thị rường. Với phương pháp này, khi tỷ giá hối đoái đạt đến mức "báo động" cần phải can thiệp thì ngân hàng trungương nâng cao lãi suất chiết khấu. Do lãi suất chiết khấu tăng, lãi suất cho vay trên thị trường cũng tăng lên. kết quả là vốn vay ngắn hạn trên thị trường thế giới sẽ dồn vào để thu lãi cao hơn. Nhờ thế mà sự căng thẳng về nhu cầu ngoại tệ sẽ bớt đi, tỷ giá hối đoái không có cơ hội để tăng nữa. Các nước thường sử dụng quỹ dự trữ bình ổn hối đoái như là một trong những công cụ để điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Nguồn vốn để hình thành quỹ thường là: + Phát hành trái khoán kho bạc bằng tiền quốc gia. + Sử dụng vàng để lập quỹ dự trữ bình ổn hối đoái. Theo phương pháp này, khi cán cân thanh toán quốc tế bị thâm hụt, quỹ sẽ đưa vàng ra bán thu ngoại tệ về để cân bằng cán cân thanh toán Phá giá đồng tiền là việc nâng cao hoặc làm hạ thấp sức mua của đồng tiền đối với các ngoại tệ. Kết quả của phá giá đồng tiền sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ giá hối đoái. Trên thế giới, việc phá giá đồng tiền thường được sử dụng ở những nước có tiềm lực kinh tế dồi dào, nhưng phải đối đầu với suy thoái kinh tế đi đôi với lạm phát trầm trọng. *Nhân tố tác động trong dài hạn: Những nhân tố tác động đến cán cân vãng lai qua đó tác động đến xu hướng biến động của tỷ giá trong dài hạn chính là cán cân bộ phận thuộc CA(current account).Các nhân tố chính ảnh hưởng đến từng cán cân bộ phận, qua tác động đến tỷ giá trong dài hạn bao gồm: +) Cán cân thương mại và dịch vụ: Với các nhân tố khác không đổi, cán cân thương mại và cán cân dịch vụ chịu ảnh hưởng bởi: tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền , thu nhập của người cư trú và người không cư trú, thuế quan và hạn ngạch, tâm lý của người dân. Tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền :Nếu như mức độ lạm phát giữa hai nước khác nhau, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, dẫn đến giá cả của hai nước sẽ có những biến động khác nhau, làm cho ngang giá sức mua của hai đồng tiền bị phá vỡ, khi đó sẽ làm thay đổi tỷ giá. Vì tỷ lệ lạm phát thường ít thay đổi trong ngắn hạn, chỉ thay đổi từ từ trong dài hạn, vì vậy tương quan lạm phát giữa hai đồng tiền quyết định xu hướng vận động của tỷ giá trong dài hạn. Thu nhập của người cư trú và người không cư trú: nếu thu nhập của người cư trú tăng tương đối so với người không cư trú, kích thích tăng nhập khẩu dòng, làm tăng cầu nội tệ khiến tỷ giá tăng, tức nội tệ giảm giá. Nếu thu nhập của người không cư trú tăng tương đối so với người cư trú, kích thích tăng xuất khẩu dòng,làm tăng cung ngoại tệ, khiến tỷ giá giảm. Thuế quan và hạn ngạch: Nếu là trong nước : một quốc gia tăng thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm giảm cầu ngoại tệ , tác dụng làm tỷ giá giảm. Nếu quốc gia đó giảm mức thếu quan hoặc dỡ bỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu , tăng cầu ngoại tệ tỷ giá tăng. Nếu là ở nước ngoài : Phía nước ngoài tăng mức thuế quan hoặc áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu, làm giả cung ngoại tệ, làm cho tỷ giá tăng. Nếu phía nước ngoài giảm mức thuế quan và dỡ vỏ hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu làm tăng cung ngoại tệ làm ho tỷ giá giảm. Tâm lý ưa thích hàng ngoại: Chừng nào người dân một nước còn ưa thích hàng ngoại hơn hàng nôi thì vẫn sẽ kích thích nhập khẩu làm tăng cầu ngoại tệ khiến tỷ giá tăng. +) Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều : Các nhân tố ảnh hưởng đến như mối quan hệ, lòng từ thiện…Các khoản thu chuyển giao vãng lai
Luận văn liên quan