Chủ trương của Đảng về việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong chiến lược phát triển đất nước ta hiện nay

Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có. Trong thực tế ở một số nước cho thấy khi kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột. Trong nền kinh tế thị trường, Quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đồng đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong quốc gia. Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giàu càng ngày càng có xu hướng rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn cầu, nó thể hiện qua tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng vẫn đang đeo đẳng gần 1/3 dân số thế giới. Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối nạn đói nghèo vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật là ở những quốc gia đang phát triển. ở Việt Nam từ khi có đường lối đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tuy nền kinh tế có phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm là khá cao, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với vấn đề phân hoá giầu nghèo, hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giầu và nghèo đang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận lợi so với những vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp như vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương hỗ trợ đối với những vùng gặp khó khăn, những hộ gặp rủi ro vươn lên xoá đói giảm nghèo nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

docx23 trang | Chia sẻ: baohan10 | Lượt xem: 668 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chủ trương của Đảng về việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong chiến lược phát triển đất nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỞ ĐẦU. Lí do chọn đề tài: Trong lịch sử của xã hội loài người, đặc biệt từ khi có giai cấp đến nay, vấn đề phân biệt giàu nghèo đã xuất hiện và đang tồn tại như một thách thức lớn đối với phát triển bền vững của từng quốc gia, từng khu vực và toàn bộ nền văn minh hiện đại. Đói nghèo và tấn công chống đói nghèo luôn luôn là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới, bởi vì giàu mạnh gắn liền với sự hưng thịnh của một quốc gia. Đói nghèo thường gây ra xung đột chính trị, xung đột giai cấp, dẫn đến bất ổn định về xã hội, bất ổn về chính trị. Mọi dân tộc tuy có thể khác nhau về khuynh hướng chính trị, nhưng đều có một mục tiêu là làm thế nào để quốc gia mình, dân tộc mình giàu có. Trong thực tế ở một số nước cho thấy khi kinh tế càng phát triển nhanh bao nhiêu, năng suất lao động càng cao bao nhiêu thì tình trạng đói nghèo của một bộ phận dân cư lại càng bức xúc và có nguy cơ dẫn đến xung đột. Trong nền kinh tế thị trường, Quy luật cạnh tranh đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển không đồng đều, làm sâu sắc thêm sự phân hoá giữa các tầng lớp dân cư trong quốc gia. Khoảng cách về mức thu nhập của người nghèo so với người giàu càng ngày càng có xu hướng rộng ra đang là một vấn đề có tính toàn cầu, nó thể hiện qua tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập, về nạn đói, nạn suy dinh dưỡng vẫn đang đeo đẳng gần 1/3 dân số thế giới. Nhân loại đã bước sang thế kỷ 21 và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trên nhiều lĩnh vực như khoa học công nghệ, phát triển kinh tế, nhưng vẫn phải đối mặt với một thực trạng nhức nhối nạn đói nghèo vẫn còn chiếm một tỉ lệ đáng kể ở nhiều nước mà nổi bật là ở những quốc gia đang phát triển. ở Việt Nam từ khi có đường lối đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế vận hành theo cơ thị trường có sự điều tiết của nhà nước, tuy nền kinh tế có phát triển mạnh, tốc độ tăng trưởng hàng năm là khá cao, nhưng đồng thời cũng phải đương đầu với vấn đề phân hoá giầu nghèo, hố ngăn cách giữa bộ phận dân cư giầu và nghèo đang có chiều hướng mở rộng nhất là giữa các vùng có điều kiện thuận lợi so với những vùng khó khăn, trình độ dân trí thấp như vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy mà Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương hỗ trợ đối với những  vùng gặp khó khăn, những hộ gặp rủi ro vươn lên xoá đói giảm nghèo nhất là đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nghiên cứu chính sách xoá đói giảm nghèo và tác động của chính sách xoá đói giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số sẽ  giúp chúng ta hiểu thêm về thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, thấy được những kết quả đã đạt được và những yếu kém cần được khắc phục trong quá trình thực hiện chính sách xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước ta ,để từ đó có kiến nghị và đề xuất giải pháp tốt hơn, có hiệu quả hơn trong công tác xoá đói giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta. Với tất cả những lí do trên, vì thế mà tôi đã chọn đề tài: “Chủ trương của Đảng về việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong chiến lược phát triển đất nước ta hiện nay” để làm bài nghiên cứu cho mình.   Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. Tìm ra những giải pháp của việc thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đồng thời góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn định xã hội. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Nêu lên những lí luận chung về vấn đề nghèo đói, chính sách xóa đói giảm nghèo. - Làm rõ thực trạng nghèo đói của đồng bào các dân tộc thiểu số và kết quả đạt được của chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. - Đưa ra những giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số trong chiến lược phát triển đất nước ta hiện nay. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp chung: Bằng những kiến thức đã được học, sử dụng các tư liệu trong giáo trình, vận dụng Chủ nghĩa Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh đồng thời dựa theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng kết hợp với chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với việc sưu tầm tài liệu, truy cập internet thông qua các phương tiện thông tin đại chúngđể thực hiện bái viết này. Phương pháp cụ thể: Sử dụng các qui tắc diễn dịch, qui nạp, logic, phân tích, tổng hợp nhằm trình bày nội dung bài tiểu luận. Đối tượng nghiên cứu. - Chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay. Kết cấu đề tài. - Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo. Bài tiểu luận được thể hiện trong 2 chương. Chương 1: khái quát chung về vấn đề nghèo đói và chính sách xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiện nay. Chương 2: chủ trương và giải pháp thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo đối với đồng bào các dân tộc thiêu số nước ta hiện nay. PHẦN NỘI DUNG. CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHÈO ĐÓI VÀ CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. Khái niệm nghèo đói. Đói nghèo được hiểu là sự thiệt hại những điều kiện tối thiểu để đảm bảo mức sống tối thiểu của một cá nhân hay một cộng đồng dân cư.Đói nghèo có hai khái niệm cơ bản: Nghèo tuyệt đối: là tình trạng thiếu hụt những điều kiện tối thiểu để duy trì cuộc sống, tiếp cận với những nhu cầu, các vấn đề về dinh dưỡng, giáo dục và các dịch vụ y tế. Việc xác định một đối tượng là nghèo hay không phải dựa trên chuẩn nghèo của quốc gia và của thế giới. Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư, một cá nhân có thu nhập vthaaps hơn mức thu nhập, mức sống trung bình của xã hội, do đó họ thiếu cơ hội để tạo thu nhập, thiếu tài sản để tiêu dùng và dể bị tổn thương khi gặp rủi ro. Vậy nghèo đói là sự thiếu thốn cả về vật chất và phi vật chất, có cuộc sống thấp, nhà ở tạm bợ, thiếu tiện nghi sinh hoạt trong gia đình, không có vốn để sản xuất, thiếu ăn vài tháng trong năm, con em không được đến truờng, số ít có học thì không có điều kiện học lên cao, có bệnh không được đến bác sĩ, không tiếp cận với thông tin, không có thời gian và điều kiện để vui chơi giải trí mà chủ yếu là dành thời gian để đi làm thêm kiếm tiền, ít hoặc không được hưởng quyền lợi, thiếu tham gia vào phong trào địa phương. Nói chung, nghèo đói là một tình trạng của một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của từng khu vực. Khái niệm chính sách và chính sách xóa đói giảm nghèo. - Chính sách là phương thức hành động được một chủ thể hay tổ chức nhất định nào đó khẳng định và tổ chức thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề lặp đi lặp lại trong xã hội. Chính sách giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định. Giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định, nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định nào là không thể. Từ đó, chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của mọi thành viên trong tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức đó. - Chính sách xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của Nhà nước và xã hội hay là của chính đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập khoomng đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương, khu vực, quốc gia. Chỉ tiêu đánh giá và đối tượng áp dụng của chính sách sách xóa đói giảm nghèo. Xác định giàu nghèo là một việc khó vì nó gắn với từng thời điểm, từng quốc gia, và được xem xét ở nhiều góc độ khác nhau .Ở nước ta, từ khi có chủ trương xoá đói giảm nghèo, các cơ quan trong nước và quốc tế đã đưa ra những chuẩn mực để xác định tình hình đói nghèo.Đó là: chuẩn mực của bộ lao động thương binh xã hội, chuẩn mực của Tổng cục Thống Kê, chuẩn mực đánh giá của Ngân Hàng Thế Giới để có cơ sở xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo phù hợp với tập quán và mức sống ở nước ta hiện nay. Các mức nghèo ở Việt Nam (Nguồn : Tổng cục Thống kê 1994, 1996, UNDP 1999, Bộ lao động, thương binh và xã hội 1999) Cho đến nay dường như đã đi đến một cách tiếp cận tương đối thống nhất về đánh giá mức độ nghèo đói, đó là định ra một tiêu chuẩn hay một điều kiện chung nào đó, mà hễ ai có thu nhập hay chi tiêu dưới mức thu nhập chuẩn thì sẽ không có một cuộc sống tối thiểu hay đạt được những nhu cầu thiết yếu cho sự tồn tại trong xã hội. Trên cơ sở mức chung đó để xác định người nghèo hay không nghèo. Tuy nhiên khi đi sâu vào kỹ thuật tính chuẩn nghèo thì có nhiều cách xác định khác nhau theo cả thời gian và không gian. Ở đây cần phân biệt rõ mức sống tối thiểu và mức thu nhập tối thiểu. Mức thu nhập tối thiểu hoàn toàn không có ý nghĩa là có khả năng nhận được những thứ cần thiết tối thiểu cho cuộc sống. Trong khi đó mức sống tối thiểu lại bao hàm tất cả những chi phí để tái sản xuất sức lao động gồm năng lượng cần thiết cho cơ thể, giáo dục nghỉ ngơi giải trí và các hoạt động văn hóa khác. Do vậy khái niệm vê mức sống tối thiểu không phải là một khái niệm tĩnh mà là động, một khái niệm tương đối và rất phong phú về nội dung và hình thức, không chỉ tùy theo sự khác nhau về môi trường văn hóa, mà còn phụ thuộc vào sự thay đổi về đời sống vật chất cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế. Đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta, những vùng sâu, vùng xa, nơi có cuộc sống còn khó khăn, cách biệt với đời sống kinh tế xã hội của cả nước, những người còn ở trình độ thấp, tập quán sản xuất lạc hậu, thiếu thông tin nghiêm trọng về sản xuất hàng hóa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Mục tiêu của chính sách xóa đói giảm nghèo.(*) Mục tiêu tổng quát: Tạo sự chuyển biến nhanh hơn về đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các huyện nghèo, bảo đảm đến năm 2020 ngang bằng các huyện khác trong khu vực. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương. Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù với đặc điểm của từng huyện; chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 40% (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8 tháng 7 năm 2005); cơ bản không còn hộ dân ở nhà tạm; cơ bản hoàn thành việc giao đất, giao rừng; trợ cấp lương thực cho người dân ở những nơi không có điều kiện tổ chức sản xuất, khu vực giáp biên giới để bảo đảm đời sống. Tạo sự chuyển biến bước đầu trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, bảo vệ và phát triển rừng, đẩy mạnh một bước xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn; tăng cường nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ khoa học – kỹ thuật, tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực; triển khai một bước chương trình xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 25%. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của tỉnh. Tăng cường năng lực cho người dân và cộng đồng để phát huy hiệu quả các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu được đầu tư, từng bước phát huy lợi thế về địa lý, khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bước đầu phát triển sản xuất theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô nhỏ và vừa, người dân tiếp cận được các dịch vụ sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách thuận lợi; lao động nông nghiệp còn dưới 60% lao động xã hội; tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 40%. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020: Giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang bằng mức trung bình của khu vực. Giải quyết cơ bản vấn đề sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống của dân cư ở các huyện nghèo gấp 5 – 6 lần so với hiện nay. Lao động nông nghiệp còn khoảng 50% lao động xã hội, tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo, tập huấn, huấn luyện đạt trên 50%; số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới khoảng 50%. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn, trước hết là hệ thống thủy lợi bảo đảm tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích đất lúa có thể trồng 2 vụ, mở rộng diện tích tưới cho rau màu, cây công nghiệp; bảo đảm giao thông thông suốt 4 mùa tới hầu hết các xã và cơ bản có đường ô tô tới các thôn, bản đã được quy hoạch; cung cấp điện sinh hoạt cho hầu hết dân cư; bảo đảm cơ bản điều kiện học tập; chữa bệnh, sinh hoạt văn hóa, tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. *: nghị quyết chính phủ Số: 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo CHƯƠNG 2 : CHỦ TRƯƠNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO CÁC DÂN TỘC THIÊU SỐ NƯỚC TA HIỆN NAY. 2.1 Thực trạng và nguyên nhân về tình trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. 2.1.1 Thực trạng nghèo đói ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cho đồng bào các dân tộc thiểu số và đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc so với trước đây, tuy nhiên các vùng miền núi cũng là vùng dân tộc thiểu số đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn, khoảng cách thu nhập chênh lệch còn lớn so với các vùng miền khác trong cả nước,cơ sở hạ tầng phục vụ dân sinh còn nhiều bất cập, tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3 lần tỷ lệ nghèo trung bình của cả nước. Chất lượng giáo dục phổ thông và phát triển nguồn nhân lực có trình độ đạt thấp, tình trạng người dân tộc thiểu số mù chức còn phổ biến, đa số người trong độ tuổi lao động chưa được đào tạo nghề; trình độ đội ngũ cán bộ y tế cơ sở yếu và thiếu trang thiết bị y tế, chất lượng dịch vụ y tế chưa cao. Năng lực, trình độ của cán bộ người dân tộc thiểu số chưa đáp ứng yêu cầu xã hội; an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội ở một số nơi còn tiềm ẩn nhân tố mất ổn định; tình trạng du canh, du cư, di dân tự do, chặt phá rừng còn diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, nhất là các tỉnh Tây Nguyên. Những hạn chế, yếu kém này là do kinh tế vùng dân tộc và miền núi có xuất phát điểm thấp, điều kiện tự nhiên khó khăn, thiên tai xảy ra thường xuyên, nguồn lực đầu tư còn hạn chế; bên cạnh đó việc nâng cao trình độ dân trí và nhận thức xã hội chưa được quan tâm đúng mức, chính sách ưu tiên dân tộc còn thiếu nhất quán và chậm được bổ sung, sửa đổi phù hợp với sự phát triển của xã hội hiện nay. Từ thực trạng đói nghèo nêu trên, nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số tiếp tục duy trì phong tục tập quán lạc hậu (mê tín dị đoan, ma chay, cúng bái) và nghề nghiệp canh tác thủ công theo truyền thống (phá rừng khai thác đất hoang, làm nương rẫy và ngủ rẫy, định cư du canh hoặc du canh du cư), chính những điều này đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ vô tình phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà còn tạo môi trường thuận lợi cho các loài trung gian truyền bệnh (muỗi, bọ chét, ve, mò, mạt) tiếp cận hút máu và lan truyền dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm từ người sang người và súc vật sang người. Để minh chứng cho vấn đề di biến động dân số ở các vùng miền núi, đầu tiên phải kể đến vấn đề dân di cư tự do, theo các nguồn số liệu thống kê từ những năm 1990 đến 2010 có hàng chục vạn dân di cư tự do là đồng bào dân tộc thiểu số (Tày, Nùng, Mông, Dao, Mường, Thái) từ một số tỉnh miền núi phía Bắc vào Tây Nguyên, trong đó ồ ạt nhất là giai đoạn 1991-1995, mỗi năm có khoảng 16 vạn người di cư tự do; giai đoạn 1996-2000 giảm xuống còn 9 vạn người/năm; giai đoạn 2000-2010 còn hơn 4 vạn người/năm. Những năm gần đây tình trạng dân di cư tự do vào Tây Nguyên không ồ ạt như trước đây nhưng vẫn diễn biến phức tạp và ngoài tầm kiểm soát của chính quyền cũng như y tế địa phương vì họ vào từng tốp hộ gia đình nhỏ lẻ ở đan xen với các hộ đã vào trước đây trên hầu khắp địa bàn Tây Nguyên kèm theo tình trạng chặt phá rừng vô tội vạ và không ðýợc tiếp cận các dịch vụ y tế.               Dân di cư tự do đốt phá rừng làm nhà ở và làm rẫy ở Tây Nguyên Cùng với di cư tự do, tình trạng canh tác nương rẫy (đi rừng, làm rẫy và ngủ rẫy) của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương hầu như trở thành phổ biến ở Tây Nguyên cũng như khu vực miền núi các tỉnh miền Trung và miền Đông Nam bộ. Có thể nói canh tác nương rẫy đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp lương thực cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở các khu vực này vì canh tác ruộng nước chưa phổ biến đối với họ, tuy nhiên canh tác nương rẫy cũng góp phầnlàm giảm độ bao phủ của rừng rừng, nguồn tài nguyên rừng và phá hủy hệ sinh thái rừng.                  Đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên ở nhà rẫy và ngủ rẫy 2.1.2 Nguyên nhân cơ bản về tình trạng nghèo đói ở vùng dân tộc thiểu số nước ta hiện nay. * Nguyên nhân chủ quan:  - Người dân chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, tai nạn lao động, giao thông, thất nghiệp, rủi ro vì chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. - Các biện pháp xóa đói giảm nghèo đưa ra thường thiếu triệt để, họ chỉ dừng lại ở các biện pháp hỗ trợ tài chính, kinh tế và các biện pháp kỹ thuật cho nhóm dân cư nghèo đói, nó sẽ không tạo được động lực để bản thân những người nghèo tự mình vươn lên trong cuộc sống. - Không có kinh nghiệm làm ăn: Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi, không có cơ hội học hỏi kinh nghiệm, không đuợc hỗ trợ cần thiết và một phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế quan liêu, bao cấp. - Đất canh tác ít: Bình quân hộ nghèo chỉ có 2.771m2 đất nông nghiệp. Khoảng 61% hộ nghèo thiếu đất, ở khu vực có hợp tác xã thì có nhiều hộ không có khả năng thanh toán nợ cho hợp tác xã nên địa phương rút bớt ruộng đất đã giao cho họ. Ngược lại, một số gia đình không có đủ khả năng thâm canh nên không dám nhận đủ ruộng được giao. - Đông nhân khẩu, ít người làm: Bình quân hộ nghèo có 5,8 nhân khẩu, chỉ có 2,4 lao động. Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời sống gặp nhiều khó khăn. - Trình độ học vấn ít: Trình độ dân trí thấp, không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp khó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em đến trường cao, tỷ lệ nghèo đói của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học còn cao. Thờ ơ với sức khỏe của mình và gia đình, mắc bệnh thì không đến bệnh viện mà tự chữa chạy, - Cơ sở hạ tầng nông thôn còn hạn chế: người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những vùng sâu, vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, điện, đường, trường trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém. - Tiềm năng kinh tế địa phương chưa được phát huy và khai thác triệt để. Đội ngũ cán bộ làm công tác xoá đói giảm nghèo ở các xã trong tỉnh hầu hết là kiêm nhiệm, không chuyên trách. Trình độ chuyên môn và kinh nghiệm còn hạn chế vì vậy đã phần nào chi phối và ảnh hưởng trực tiếp tới việc chỉ đạo chương trình xoá đói giảm nghèo. - Ngoài ra, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo hàng năm có giảm nhưng tính bền vững chưa cao do vẫn còn có những hộ tái nghèo tập trung chủ yếu ở các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và những vùng thường xảy ra thiên tai. Bản thân một số hộ nghèo đói chưa có quyết tâm cao vươn lên để tự mình vượt qua đói nghèo. Nhiều hộ nghèo còn có tư tưởng ỷ lại vào Nhà nước, vào sự giúp đ
Luận văn liên quan