Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên

Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu của công cuộc đổi mới cải cách hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện đó, hoạt động kiểm toán là hoạt động hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của mình, kiểm toán đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính, từ đó đem lại sự thành công cho một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh. Đồng thời , kết quả kiểm toán đã góp phần đáng kể vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên kéo theo là số lượng người sử dụng các thông tin tài chính sau khi được kiểm toán ngày càng tăng đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán trong xã hội, bảo đảm về chất lượng cao của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cho xã hội. Nếu kiểm toán viên không tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụ kiểm toán sẽ giảm xuống. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU1 PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN2 1. Khái niệm và vai trò của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên2 2. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp3 2.1. Tính độc lập3 2.2. Tính liêm chính và tính khách quan5 2.3. Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực5 2.4. Trách nhiệm đối với khách hàng - tính bảo mật6 2.5. Trách nhiệm đối với khách hàng - thù lao phụ thuộc7 2.6. Trách nhiệm đối với đồng nghiệp8 2.7. Trách nhiệm và thông lệ khác - hành vi làm mất tín nhiệm8 2.8. Trách nhiệm và thông lệ khác - quảng cáo và các hình thức lôi kéo khách10 2.9. Trách nhiệm và thông lệ khác - hoa hồng10 2.10 Trách nhiệm và thông lệ khác - các công việc không phù hợp11 2.11. Trách nhiệm và thông lệ khác - hình thức hành nghề và tên gọi11 2.12. Sự bắt buộc11 PHẦN II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC CỦA KIỂM TOÁN VIÊN Ở VIỆT NAM13 1. Nhận xét, đánh giá chung thực trạng của chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên hiện nay13 1.1. Ưu điểm13 1.2. Nhược điểm14 2. Số lượng kiểm toán viên còn ít so với nhu cu ở Việt Nam15 3. Chất lượng đào tạo kiểm toán viên17 4. Chương trình và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm toán18 5. So sánh thực trạng kiểm toán ở Việt Nam với thế giới20 PHẦN III: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ22 KẾT LUẬN26 TÀI LIỆU THAM KHẢO27

doc30 trang | Chia sẻ: dansaran | Lượt xem: 15126 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, đáp ứng sự đòi hỏi tất yếu của công cuộc đổi mới cải cách hành chính nhà nước và xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong điều kiện đó, hoạt động kiểm toán là hoạt động hết sức mới mẻ. Tuy nhiên, với chức năng xác minh và bày tỏ ý kiến của mình, kiểm toán đã góp phần quan trọng vào việc đảm bảo tính trung thực và hợp lý của các bảng khai tài chính, từ đó đem lại sự thành công cho một doanh nghiệp hay một tổ chức kinh doanh. Đồng thời , kết quả kiểm toán đã góp phần đáng kể vào việc lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý các hoạt động kinh tế tài chính. Trong nền kinh tế thị trường, số lượng dịch vụ kiểm toán ngày càng tăng lên kéo theo là số lượng người sử dụng các thông tin tài chính sau khi được kiểm toán ngày càng tăng đòi hỏi các kiểm toán viên phải tuân thủ chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc kiểm toán viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp bảo vệ và nâng cao uy tín của nghề kiểm toán trong xã hội, bảo đảm về chất lượng cao của các dịch vụ cung ứng cho khách hàng và cho xã hội. Nếu kiểm toán viên không tuân thủ các chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp thì lòng tin của công chúng vào dịch vụ kiểm toán sẽ giảm xuống. Nhận thức rõ tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên em đã quyết định chọn đề tài : “Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên” cho đề án môn học của mình . Nội dung đề án được trình bày theo ba phần : Phần I: Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên. Phần II: Thực trạng đạo tạo , bồi dưỡng kiểm toán viên ở Việt Nam. Phần III: Giải pháp và kiến nghị. Do thời gian ngắn , khả năng nghiên cứu lại hạn chế , những vấn đề em tìm hiểu được và trình bày trong đề án môn học này có thể còn nhiều thiếu sót . Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn và góp ý của các thầy cô để bài viết của em được đầy đủ và hoàn chỉnh hơn. PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA KIỂM TOÁN VIÊN. 1. KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA CHUẨN MỰC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP ĐỐI VỚI KIỂM TOÁN VIÊN. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là những quy tắc để hướng dẫn cho kiểm toán viên ứng xử và hoạt động một cách trung thực phục vụ cho lợi ích chung của nghề nghiệp và xã hội. Nói cách khác, đạo đức nghề nghiệp là những chỉ dẫn để các thành viên luôn duy trì thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên có vai trò rất quan trọng. Nó là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động kiểm toán. Một kiểm toán viên cần phải có đạo đức và một công ty kiểm toán cần phải là một cộng đồng các kiểm toán viên có đạo đức. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường thì nhu cầu đối với nghề kiểm toán đáng tin cậy và được công nhận trở nên lớn hơn bao giờ hết. Hơn nữa, những người chịu trách nhiệm lập báo cáo tài chính nếu không có đạo đức thì dễ có thể làm cho thông tin báo cáo kiểm toán tài chính không tin tưởng dẫn đến hậu quả là sự mất lòng tin trong công chúng. Trong bối cảnh đó, nếu không có hoạt động kiểm toán để xác định tính tin cậy của các hệ thống thông tin tài chính thì sẽ gây cản trở lớn. Do vậy, những đòi hỏi về đạo đức nghề nghiệp đối với kiểm toán viên phải được xác định rõ ràng và được công bố để cho công chúng nói chung biết, qua đó họ có thể đòi hỏi các hành vi đạo đức của kiểm toán viên cũng như đánh giá các cam kết của ngành này. Chuẩn mực là tiêu chuẩn đánh giá và định lượng các nghiệp vụ hoạt động kiểm toán, hay nói cách khác là mẫu mực để hành nghề của hoạt động kiểm toán. Thông qua các chuẩn mực đã phát triển một cách thích hợp, có thể đánh giá trình độ và chất lượng của hoạt động kiểm toán. Đồng thời các chuẩn mực cũng là cơ sở cho việc giáo dục và đào tạo nhằm đạt được chuyên môn hoàn hảo. Đối với những người không thuộc lĩnh vực kiểm toán như các nhà quản lý, hội đồng quản trị, các cổ dông, nhà đầu tư, các tổ chức điều khiển và tất cả những ai quan tâm, các chuẩn mực được sử dụng như là biện pháp hữu ích của dịch vụ kiểm toán mà mọi người mong muốn có được. Như vậy chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có vai trò rất quan trọng trong các cuộc kiểm toán nên nó phải được xây dựng một cách chặt chẽ, hợp lý để làm sao cho kiểm toán viên áp dụng một cách thuận lợi mà không phạm sai lầm hay bị chồng chéo bởi các điều lệ khác. 2. CÁC NGUYÊN TẮC ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP. Yêu cầu về nhân cách đạo đức của bất cứ tổ chức kiểm toán nào cũng phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản sau. Các nguyên tắc này chỉ đạo kiểm toán viên trong quá trình hành nghề và quan hệ với người khác. 3.1 Tính độc lập Độc lập là nguyên tắc hành nghề cơ bản của kiểm toán viên. Không có tính độc lập thì chức năng kiểm toán không có giá trị trong xã hội. Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam quy định rằng trong quá trình kiểm toán, kiểm toán viên phải thực sự không bị chi phối hoặc tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào làm ảnh hưởng đến sự trung thực, khách quan và độc lập nghề nghiệp của mình. Tính độc lập trong kiểm toán có nghĩa là việc có một quan điểm vô tư khi thực hiện các cuộc kiểm toán, đánh giá các kết quả và công bố báo cáo kiểm toán. Nếu kiểm toán viên là một luật sư của khách hàng, một chủ ngân hàng cá biệt hoặc bất kỳ ai khác có lợi ích trực tiếp hay gián tiếp về mặt tài chính, có quan hệ họ hàng thân thuộc với những người trong bộ máy quản lý của đơn vị được kiểm toán thì anh ta sẽ không thể được xem là độc lập. Ví dụ trước đây đã có lần chấp nhận cho kiểm toán viên sở hữu một số lượng cổ phần giới hạn trong công ty khách hàng. Nhưng ngày nay điều đó được xem như khả năng tiềm ẩn tác động xấu đến tích độc lập của công ty kiểm toán và chắc chắn có khả năng ảnh hưởng đến nhận thức của người sử dụng về tính độc lập của kiểm toán viên. Việc trực tiếp hay gián tiếp sở hữu cổ phần của một công ty thì theo nguyên tắc 101 công ty kiểm toán đó sẽ bị cấm trình bày quan điểm về các báo cáo tài chính của công ty này. Hoặc nếu kiểm toán viên là một thành viên của hội đồng quản trị hay một viên chức của công ty khách hàng, khả năng để thực hiện những đánh giá độc lập của anh ta về sự trình bày trung thực ở các báo cáo tài chính sẽ dễ dàng bị ảnh hưởng. Ngay cả khi việc các chức vụ này không thực tế làm ảnh hưởng đến tính độc lập của kiểm toán viên thì sự dính líu thường xuyên với ban quản trị và các quyết định mà ban quản trị lập sẽ có khả năng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận tính độc lập của kiểm toán viên từ những người sử dụng báo cáo. Để loại trừ khả năng này, nguyên tắc 101 nghiêm cấm kiểm toán viên có tư cách là giám đốc hoặc viên chức của công ty khách hàng. Tính độc lập có thể coi là cơ sở quan trọng để hoạt động kiểm toán có hiệu quả. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn nhận thức được rằng tính độc lập không bao giờ là đủ vì luôn có những điều kiện hạn chế ít nhiều tính độc lập. Ví dụ hội đồng quản trị bắt buộc phải giải trình với chính quyền và xã hội, giám đốc điều hành cũng chịu sự bắt buộc như vậy cộng thêm sự bắt buộc của hội đồng quản trị. Kiểm toán viên bên ngoài hoàn toàn không bao giờ quên rằng khách hàng trả tiền cho họ và tiền công đó là cần thiết để duy trì một hãng kiểm toán tồn tại và phát triển. Kiểm toán viên nội bộ báo cáo với một cá nhân trong tổ chức phụ thuộc vào tổ chức đó vì cuộc sống của họ. Việc chống lại sức ép của đồng sự trong tổ chức mà kiểm toán viên nội bộ muốn giữ quan hệ làm việc tốt luôn là vấn đề đáng quan ngại. Tất cả những điều đó có nghĩa là không người nào tự cho mình là một ốc đảo cô lập và tính độc lập bao giờ cũng là một thuật ngữ tương đối - độc lập nhiều hay độc lập ít - chứ không bao giờ tuyệt đối. Điều này không làm giảm giá trị của tính độc lập hoặc coi thường những cố gắng mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng cuả tính độc lập mong muốn. Đối với kiểm toán viên, sự cố gắng không ngừng của chúng ta là củng cố tính độc lập cần thiết mặc dù có và luôn luôn có những giới hạn thực sự đối với tính độc lập đó. Giá trị của sự cố gắng này là góp phần làm cho tính độc lập cao hơn để hoạt động kiểm toán có hiệu quả, góp phần vào sự phồn vinh tối đa của tổ chức. 3.2. Tính liêm chính và tính khách quan. Kiểm toán viên có nghĩa vụ phải đạt đến một chuẩn mực cao về hành vi như: phải trung thực và thẳng thắn trong quá trình làm việc và trong quan hệ của họ với các nhân viên của đơn vị được kiểm toán. Để có sự tin cậy từ phía công chúng, các kiểm toán viên không được để bị nghi ngờ và không được để bị chỉ trích, phẩm chất liêm chính được đánh giá theo nghĩa đúng đắn và công bằng. Phẩm chất này đòi hỏi kiểm toán viên phải tuân thủ cả về hình thức và tinh thần các chuẩn mực về đạo đức và các chuẩn mực về kiểm toán. Phẩm chất trung thực cũng đòi hỏi kiểm toán viên tuân thủ các nguyên tắc khách quan và độc lập, duy trì các chuẩn mực cao nhất về nhân cách và các hành vi nghề nghiệp, đưa ra các quyết định vì lợi ích của công chúng và áp dụng các tiêu chuẩn cao về phẩm chất trung thực trong khi xử lý công việc và các nguồn lực của cơ quan kiểm toán. Kiểm toán viên phải là người có tính khách quan và công bằng trong tất cả các công việc bao gồm việc lập các báo cáo trung thực và chính xác. Do đó các kết luận trong báo cáo và ý kiến chỉ nên bị ảnh hưởng bởi các bằng chứng được thu thập theo các chuẩn mực kiểm toán của cơ quan kiểm toán tối cao. Các kiểm toán viên nên sử dụng các thông tin cũng như các ý kiến do đối tượng kiểm toán hoặc các đơn vị khác cung cấp. Tuy vậy các kết luận của kiểm toán không nên bị tác động bởi các ý kiến đó, còn theo nguyên tắc 102 về tính khách quan thì một hội viên không được chủ tâm phản ánh sai sự việc và khi hợp đồng thực hiện kiểm toán độc lập anh ta không được để sự phán xét của mình bị lệ thuộc vào người khác. 3.3. Các chuẩn mực về nghiệp vụ và năng lực Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán theo những kỹ thuật và những chuẩn mực chuyên môn đã quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hoặc chuẩn mực kiểm toán quốc tế được Việt Nam chấp nhận và các quy định pháp luật hiện hành. Các chuẩn mực kiểm toán này quy định các nguyên tắc, thủ tục cơ bản và hướng dẫn thể thức áp dụng các nguyên tắc và thủ tục cơ bản liên quan đến kiểm toán báo cáo tài chính. Kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểm toán với đầy đủ năng lực chuyên môn cần thiết, với sự thận trọng cao nhất và tinh thần làm việc chuyên cần. Kiểm toán viên có nghĩa vụ duy trì cập nhật và nâng cao kiến thức trong hoạt động thực tiễn, trong môi trường pháp lý và các tiến bộ kỹ thuật để đáp ứng yêu cầu công việc. Kiểm toán viên cần phải có thái độ hoài nghi mang tính nghề nghiệp trong quá trình lập kế hoạch, thực hiện kiểm toán và luôn ý thức rằng có thể tồn tại những tình huống dẫn đến những sai sót trọng yếu của báo cáo tài chính như khi nhận được bản giải trình đó đã là đúng, mà phải tìm được những bằng chứng cần thiết để chứng minh cho những giải trình đó. Điều đó nói lên rằng tính thận trọng trong nghề nghiệp đúng mực chính là điều kiện cần có để xác định và kiến nghị đúng đắn những cơ hội đem lại hiệu quả quản lý và có khả năng thu lợi nhuận tốt hơn. Tuy vậy, các kiểm toán viên trải qua nhiều giai đoạn trong quá trình phát triển nghề nghiệp. Họ có trình độ năng lực khác nhau do mỗi cá nhân có kiến thức, kỹ năng và kỷ luật cũng như bề dày kinh nghiệm khác nhau. Do đó cần phải lưu ý khi giao trách nhiệm kiểm toán cho kiểm toán viên. 3.4. Trách nhiệm đối với khách hàng – tính bảo mật. Kiểm toán viên phải bảo mật các thông tin có được trong quá trình kiểm toán, không được tiết lộ bất cứ một thông tin nào khi chưa được phép của người có thẩm quyền, trừ khi có nghĩa vụ phải công khai theo yêu cầu của pháp luật hoặc trong phạm vi quyền hạn nghề nghiệp của mình. Trong tiến trình kiểm tra, các kiểm toán viên thu được một số lượng lớn thông tin bảo mật, gồm cả lương của các viên chức, quá trình định giá sản phẩm, các kế hoặch quảng cáo, số liệu chi phí sản phẩm. Nếu những thông tin này bị tiết lộ ra ngoài hoặc cho các nhân viên của công ty khách hàng biết thì mối quan hệ giữa kiểm toán viên với Ban quản trị sẽ trở nên căng thẳng nghiêm trọng, thậm chí còn có thể là nguyên nhân làm hại đến công ty khách hàng.Hơn nữa, được tiếp cận với các bản tư liệu sẽ cho các nhân viên của công ty khách hàng một cơ hội để làm thay đổi thông tin trên các tư liệu đó. Vì thế, luôn luôn phải cẩn trọng để bảo vệ các tư liệu. Kiểm toán viên chỉ có thể cung cấp tư liệu cho người khác khi được phép của công ty khách hàng. Tuy nhiên, trong trường hợp các tư liệu đó được toà án triệu đòi hoặc được sử dụng như một bộ phận của chương trình xem xét chất lượng tự nguyện với các công ty kiểm toán khác thì sẽ không cần có sự cho phép. Nếu tư liệu bị triệu đòi, công ty khách hàng phải được thông báo ngay. Công ty khách hàng và luật sư hợp pháp của công ty có thể phản đối trát đòi này. 3.5. Trách nhiệm đối với khách hàng – Thù lao phụ thuộc. Theo nguyên tắc 302- thù lao phụ thuộc, các dịch vụ về nghiệp vụ không được bán hoặc cung cấp theo một sự thu xếp mà theo đó không có khoản thù lao nào được tính trừ phi đạt được một phát hiện cụ thể, hoặc ở đó thù lao phụ thuộc vào những phát hiện hoặc kết quả của những dịch vụ đó.Thí dụ, giả sử có một công ty kiểm toán hợp đồng với khách hàng là thù lao được tính là 4000 USD, nếu là một báo cáo chấp nhận hoàn toàn, nhưng chỉ là 2000 USD, nếu là một báo cáo chấp nhận có loại trừ. Tuy vậy, thù lao của một hội viên có thể thay đổi.Và thường thì công ty kiểm toán tính thù lao căn cứ trên số giờ làm việc. Các mức giá theo thời gian khác nhau được tính cho các trình độ khác nhau của nhân viên. Song trong những năm gần đây, các công ty kiểm toán đã tăng dần các cuộc đấu thầu hợp đồng dựa trên một căn cứ tính thù lao cố định mà không cần xem xét đến nhu cầu về thời gian phải bỏ ra. Các khoản thù lao không được xem là phụ thuộc nếu chúng được quy định bởi toà án hay các tổ chức quyền lực khác hoặc, trong các vấn đề về thuế, nếu được xác định dựa trên các kết quả của các vụ kiện theo luật hoặc những phát hiện của các cơ quan nhà nước. Như vậy, việc tính thù lao dựa trên kết quả của dịch vụ cung cấp là để giúp các kiểm toán viên giữ vững tính khách quan khi điều tra các cuộc kiểm toán hoặc khi cung cấp các dịch vụ về thuế hoặc tư vấn quản lý. 3.6. Trách nhiệm đối với đồng nghiệp. Hiện nay không có nguyên tắc đạo đức nào về trách nhiệm đối với đồng nghiệp. Tuy nhiên, mối quan hệ tốt đẹp giữa các đồng nghiệp được AICPA thừa nhận là rất quan trọng. Cách mà những người trong cùng một nghề đối xử với nhau sẽ ảnh hưởng đến thái độ của xã hội đối với nghề nghiệp đó. Sự hỗ trợ lẫn nhau nên bao gồm việc cung cấp người trợ lý có nghiệp vụ chuyên môn cao trong các vấn đề có tính nghiệp vụ cho bạn hành nghề và sự hạn chế hợp lý trong việc thay thế các công ty kiểm toán hiện hữu ở các khách hàng hiện nay của họ. Mỗi thành viên của Công ty là một phần thành tố làm nên năng lực của cả Công ty. Các kiểm toán viên phải gắn kết với nhau, tạo nên một khối năng lực thống nhất, không tách rời. Sự gắn kết ấy không chỉ thể hiện ở sự đoàn kết thuần tuý theo cách hiểu lâu nay mà còn thể hiện ở công việc, ở trình độ nghiệp vụ chuyên môn, ở công tác quản lý. Có nghĩa rằng, trong nghiệp vụ chuyên môn tất cả phải có trách nhiệm, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thần cùng học tập và cùng tiến bộ. Mỗi kiểm toán viên phải tự học và học hỏi lẫn nhau, đó là động lực, là trách nhiệm và quyền lợi của chính mình, của công ty. 3.7. Trách nhiệm và thông lệ khác – Hành vi làm mất tín nhiệm. Hành vi làm mất tín nhiệm không được định nghĩa rõ ràng trong các nguyên tắc, các văn bản hướng dẫn, hoặc các quy định ( không có quy định nào về hành vi làm mất tín nhiệm ). Tuy nhiên, trong nguyên tắc 501 nói rõ hội viên không được phạm phải một hành vi làm mất tín nhiệm đối với nghề nghiệp. Có ba văn bản hướng dẫn, nhưng ngoài văn bản đầu tiên, hai văn bản còn lại cũng rất mơ hồ. Ba văn bản hướng dẫn có thể được tóm lược như sau: 1. Giữ lại sổ sách của khách hàng sau khi một đòi hỏi không được đáp ứng là một hành vi làm mất tín nhiệm. Thí dụ, giả sử Ban quản trị không trả thù lao cho công ty kiểm toán và các chủ chung vốn của công ty kiểm toán do đó từ chối trả lại sổ sách của khách hàng. Chủ chung vốn của công ty kiểm toán đã vi phạm nguyên tắc 501. 2. Một công ty kiểm toán không được phân biệt đối xử giữa các chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính, tuổi tác hoặc quốc tịch. 3. Nếu một người hành sự đồng ý thực hiện kiểm toán ở một cơ quan nhà nước, mà cơ quan này quy định các thể thức kiểm toán khác với GAAS , thì cả các thể thức của cơ quan nhà nước đó và GAAS đều phải được tuân thủ trừ phi báo cáo kiểm toán được diễn đạt bằng một cách khác. Để hướng dẫn về những gì cấu thành một hành vi làm mất tín nhiệm, các văn bản dưới luật của AICPA cung cấp những hướng dẫn rõ ràng hơn là Bản Điều lệ đạo đức. Các văn bản dưới luật nói rõ rằng một hội viên trong AICPA sẽ bị khai trừ mà không cần nghe phán xét kết tội đối với bất kỳ sự vi phạm nào trong bốn loại vi phạm sau: Sự phạm tội có thể bị phạt tù giam từ một năm trở lên. Cố ý quên không điền vào bất kỳ bản khai thuế lợi tức nào mà kiểm toán viên, với tư cách là người nộp thuế cá nhân, được yêu cầu điền vào theo luật. Nhân danh kiểm toán viên hoặc khách hàng điền một bản khai thuế lợi tức giả hoặc gian dối. Cố tình giúp đỡ lập hoặc trình bày một bản khai thuế lợi tức giả hoặc gian dối của khách hàng. Như vậy, trong trường hợp một người uống rượu quá say, hành động gây mất trật tự, hoặc những hành vi khác mà nhiều người xem là trái với tiêu chuẩn nghề nghiệp thì không bị coi là hành vi làm mất tín nhiệm. 3.8. Trách nhiệm và thông lệ khác – Quảng cáo và các hình thức lôi kéo khách. Nguyên tắc 502: Hội viên không được tìm cách thu hút khách hàng bằng quảng cáo hoặc các hình thức lôi kéo khách theo cách sai trái, lừa dối hoặc bịp bợm. Sự lôi kéo khách bằng hành vi ép buộc, đánh lừa, hoặc quấy rầy đều bị nghiêm cấm. Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện khác nhau, như tạp chí và đài để thông báo các thông tin thú vị về các dịch vụ của công ty kiểm toán. Việc quảng cáo nhằm mục đích ký hợp đồng với khách hàng mới thay vì chấp nhận họ tự đến với công ty. Ví dụ như tổ chức chiêu đãi khách hàng tương lai để giải thích các dịch vụ của công ty kiểm toán, mở các hội thảo về những thay đổi của luật thuế hiện hành cho khách hàng tiềm tàng, và tờ quảng cáo trong những trang vàng của niên giám điện thoại. Ngày nay, mọi hình thức quảng cáo mà không giả dối hoặc bịp bợm đều được chấp nhận. Sự thay đổi này trong các nguyên tắc về hành vi đạo đức tương tự như sự thay đổi trong các ngành nghề khác. Hiện nay, quảng cáo được chấp nhận ở hầu hết ngành nghề. 3.9. Trách nhiệm và thông lệ khác – Hoa hồng. Nguyên tắc 503: Hội viên không được trả hoa hồng để có khách hàng, và cũng không được nhận hoa hồng cho việc chuyển cho khách hàng một kết quả hoặc dịch vụ của người khác. Nguyên tắc này không nghiêm cấm các khoản thanh toán đối với việc mua một dịch vụ kế toán hoặc thanh toán tiền hưu trí cho các cá nhân trước đây được thuê mướn trong thực tiễn công tác kiểm toán độc lập hoặc các khoản thanh toán cho người thừa kế của họ hoặc bất động sản của họ. Nguyên tắc này nhằm ngăn ngừa sự quá khích trong lĩnh vực kiểm toán thông qua việc “ trả thù lao cho người tìm kiếm” đối với đội ngũ nhân viên, ngân hàng và những người khác để có thể giúp công ty mở rộng hoạt động của mình. Nguyên tắc này cũng nhằm ngăn ngừa kiểm toán viên tính thêm ngoài dịch vụ đã thực hiện. 3.10. Trách nhiệm và thông lệ khác – Các công việc không phù hợp. Nguyên tắc 504: Hội viên làm việc trong công ty kiểm toán công cộng không được đồng thời làm việc trong bất kỳ doanh nghiệp nào hoặc làm công việc nào mà có thể sinh ra mâu thuẫn về quyền lợi khi cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về công việc không phù hợp và hầu như không có các quy định đạo đức. 3.11. Trách nhiệm và thông lệ khác – Hình thức hành nghề và tên gọi. Nguyên tắc 505: Hội viên có thể hành nghề kiểm toán độc lập với tư
Luận văn liên quan