Chuyên đề Báo cáo seminar struts 2 - Bộ môn java

Tách biệt rõ ràng nhiệm vụ của từng layer: model-view-controller => giúp cho việc phân công công việc trong nhóm (work team) được dễ dàng. - Mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức và tái sử dụng lại code.Chẳng hạn như với kiến trúc tổ chức của model thì kết quả trả về là trung lập,nó không theo 1 chuẩn formatting (danh sách chuỗi,XML,JSON ) nào cả => có thể tái sử dụng lại cho các tầng View ở ứng dụng khác. - Tính dễ thay đổi (modifiability) tầng View hay tầng Model nếu có nhu cầu vì mỗi tầng nay hoàn toàn tách biệt và không có mối ảnh hưởng ràng buộc với nhau. - Thông thường,HTTP protocol truyền tham số request theo kiểu chuỗi thông thường,và chuỗi này phải được chuyển đổi (convert) sang các định dạng (format) thích hợp tùy theo mỗi ứng dụng.Công việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và dễ gây ra lỗi.Với kiến trúc Model của mô hình MVC,dữ liệu này sẽ tự động được convert thành giá trị của các biến thuộc tính trong lớp đối tượng.

doc53 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Báo cáo seminar struts 2 - Bộ môn java, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN BÁO CÁO SEMINAR STRUTS 2 Bộ môn Chuyên Đề Java Giáo Viên Hướng Dẫn Thầy : Ngô Bá Nam Phương Nhóm Thực Hiện MSSV Họ Tên 0512007 Lê Văn Bình 0512337 Trương Trung Thế 0512386 Lê Cung Tưởng Mục lục Giới thiệu mô hình MVC - MVC viết tắt từ cụm từ Model-View-Controller - MVC lần đầu được sử dụng vào năm 1979 trong ứng dụng Smalltalk.Nó được phát triển bởi Trygve Reenskaug - Ngày nay với sự phát triển của công nghệ,một ứng dụng có thể được tách thành nhiều phần (layer) và chúng được chạy ở trên nhiều máy tính khác nhau,chẳng hạn như: tầng giao diện (The presentation/User Interface) ,tầng nghiệp vụ (Business logic/Controller), tầng truy xuất dữ liệu (data access model). Mô hình MVC ra đời để đáp ứng cho những yêu cầu trên,và nó được chọn làm kiến trúc triển khai trên các ứng dụng web application. - Trong ứng dụng web application thì: + Tầng View: là các trang HTML/XHTML + Tần Controller: đóng vai trò trung gian trong việc bắt sự kiện (event) do người dùng tương tác trên tầng giao diện (View Layer),sau đó ứng với các sự kiện này nó sẽ đánh thức các xử lý nghiệp vụ tương ứng ở tầng nghiệp vụ (Model Layer).Kết quả nhận được sau khi xử lý sẽ được gửi trả lại tầng giao diện + Tầng Model: đóng vai trò trong việc xử lý tất cả các thao tác nghiệp vụ,từ việc truy xuất cơ sở dữ liệu,tính toán kết quả trả về… - Một số framework sử dụng mô hình MVC: Swing, Struts, Tapestry, Spring MVC Framework, ASP.NET MVC Framework, PureMVC Framework for Actionscript, CakePHP… Lợi ích của việc sử dụng mô hình MVC Tách biệt rõ ràng nhiệm vụ của từng layer: model-view-controller => giúp cho việc phân công công việc trong nhóm (work team) được dễ dàng. - Mang lại hiệu quả cao trong việc tổ chức và tái sử dụng lại code.Chẳng hạn như với kiến trúc tổ chức của model thì kết quả trả về là trung lập,nó không theo 1 chuẩn formatting (danh sách chuỗi,XML,JSON…) nào cả => có thể tái sử dụng lại cho các tầng View ở ứng dụng khác. - Tính dễ thay đổi (modifiability) tầng View hay tầng Model nếu có nhu cầu vì mỗi tầng nay hoàn toàn tách biệt và không có mối ảnh hưởng ràng buộc với nhau. - Thông thường,HTTP protocol truyền tham số request theo kiểu chuỗi thông thường,và chuỗi này phải được chuyển đổi (convert) sang các định dạng (format) thích hợp tùy theo mỗi ứng dụng.Công việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và dễ gây ra lỗi.Với kiến trúc Model của mô hình MVC,dữ liệu này sẽ tự động được convert thành giá trị của các biến thuộc tính trong lớp đối tượng. Giới thiệu về Struts 2 Giới thiệu struts 2 - Vào tháng 12/2005,Struts và webwork framework đã được kết hợp với nhau để phát triển nên Struts 2 Framework. Struts 2 Framework rất thích hợp và dễ dàng mở rộng để phát triển các ứng dụng web với mức độ khác nhau - Trang chủ: - Apache Struts 2 requires: Servlet API 2.4 JSP API 2.0 Java 5 Ích lợi của Struts 2 Framework Struts 2 được xây dựng và phát triển dựa trên nền tảng mô hình MVC nên nó thừa hưởng được đầy đủ các ưu điểm mà mô hình MVC đem lại. - Dễ dàng tùy chỉnh (customize) chu kỳ xử lý (request lifecycles ) cho từng action - Giải quyết hiệu quả vấn đề internationlization và localization trong các ứng dụng web - Tự động chuyển đổi kiểu dữ liệu chuỗi truyền thống trong tham số request parameter thành các đối tượng lớp dữ liệu java => tiết kiệm được thời gian và công sức cho các lập trình viên - Cung cấp các thẻ tag,các themes và templates giúp cho việc làm giao diện GUI trở nên dễ dàng,nhanh lẹ và tăng tính tái sử dụng. - Tính mở rộng (Extensibility) cao thông qua việc hỗ trợ các plug-in - Hỗ trợ portal - Hỗ trợ AJAX - Dễ dàng tích hợp với Spring framework và Hibernate. Kiến trúc và hoạt động của Struts 2 Kiến trúc của Struts 2 framework Hình 1: Kiến Trúc Của Struts 2 Framework ActionContextCleanup : là tùy chọn và được sử dụng khi tích hợp với các công nghệ như SiteMash Plugin. FilterDepatcher: là bộ lọc nó Sử dụng ActionMapper để xác định xem Action nào được call và sau đó giao quyền lại cho ActionProxy ActionProxy: lấy những action từ struts.xml qua sự giúp đỡ của ConfigurationManager từ đó tạo ra những ActionInvocation thực hiện gọi Action mà ta đã config trong struts.xml trước đó nó gọi tới những interceptor (nếu được config). Và sau đó lấy về kết quả thích hợp tái tạo lại các trang jsp theo mẫu nào đó và trả về lại cho người dùng. Action là một lớp do developer tự định nghĩa, đây là lớp làm việc cơ bản , Là một POJO (Plain old java object) có phương thức execute() . Template: chứa kết quả trả về cho người dùng. Trong Struts2 nó là những result của Action được config trong struts.xml. Có một số loại result sau: Chain Result Dispatcher Result FreeMarker Result HttpHeader Result Redirect Result Redirect Action Result Stream Result Velocity Result XSL Result PlainText Result Quá trình xử lý request trong Struts2 framework Người sử dụng gửi yêu cầu đến server để yêu cầu một số tài nguyên của ứng dụng Bộ điều khiển lọc (FilterDispatcher) xem xét yêu cầu và sau đó xác định một Action thích hợp Các bộ chặn (Interceptors) được ứng dụng: các cấu hình bộ chặn áp dụng cho các chức năng chung như: luồng công việc, thẩm định, tải file … được tự động ứng dụng vào yêu cầu Thực thi Action: sau khi phương thức action được thực thi để thực hiện các hoạt động liên quan đến cơ sở dữ liệu như sắp xếp hoặc nhận dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Sinh kết quả Sau đó kết quả yêu cầu được trả về thông qua bộ chặn theo chiều ngược lại. Kết quả trả về cho phép chúng ta thực hiện thu dọn hoặc thêm quá trình xử lý Hiển thị kết quả cho người sử dụng: việc điều khiển cuối cùng được trả về cho trình chứa servlet, nó sẽ gửi kết quả trả về cho trình duyệt của người sử dụng Hình 2: Tổng quan xử lý request trong Struts 2 Hình 3: Xử lý request trong Struts 2 Cấu hình Struts 2 trên Netbeans Cấu hình struts 2 project Một project của Struts 2 trên netbeans IDE cũng như bao project Web khác trên Netbeans nhưng có thêm một số phần quan trọng để cấu hình cũng như là thư viện để struts 2 hoạt động. Để cấu hình cho struts hoat động thì đầu tiên phải tạo một project bình thường và server của struts 2 chính là Tomcat và framework thì ta không chọn. Sau đó download thư viện struts 2 về. Bước tiếp theo thực hiện giải nén file thư viện struts ra một nơi nào đó trên ổ cứng. Và thực hiện add thư viện vào project của mình. Đối với một project Struts 2 đơn giản ta chỉ cần add các file .jar sau : commons-logging-1.0.4.jar, ognl-2.6.11.jar, xwork-2.0.4.jar, freemarker-2.3.8.jar, struts2-core-2.0.11.jar là đủ khi cần ta có thể add thêm các thư viện khác. Ta đã xong phần add thư viện cho project struts 2. Bước tiếp ta thực hiện tạo các file cấu hình là struts.xml trong package source, và chỉnh lại file cấu hình web.xml và thêm file applicationContext.xml trong package WEB-INF Để struts 2 hoạt động thì bạn phải viết lại file web.xml như sau: struts2 org.apache.struts2.dispatcher.FilterDispatcher struts2 /* 30 index.jsp Tiếp đến là file Struts.xml <!DOCTYPE struts PUBLIC "-//Apache Software Foundation//DTD Struts Configuration 2.0//EN" ""> Và nội dung file applicationContext.xml sẽ là: Khai báo Struts 2 Có 2 cách để thực hiện khai báo cho struts2 là dùng xml để khai báo và dùng Annotation để khai báo. Sau đây là 2 cách khai báo đó trên môi trường của Netbeans Hình 4 Khai báo struts 2 Khai báo dùng xml Để hiểu hơn về cách cấu hình này thì chúng ta sẽ xem qua ví dụ sau: /AccountPage.jsp /Login.jsp /Registration.jsp /RegistrationSuccess.jsp /Registration.jsp Action Trong cách khai báo trên thì ứng với mỗi action ta sẽ khai báo trong thẻ “action” trong thẻ action thì có các thuộc tính như Name: là tên của action mà ta sẽ gọi Class : là ActionClass thực hiện xử lý action trên Method: nếu người dùng không khai báo attribute method này thì đồng nghĩa với việc Struts sẽ chọn phương thức execute trong ActionClass mà thực hiện. Còn nếu người dùng khai báo chổ này thì Struts sẽ lấy phương thức được khai báo để thực hiện sử lý cho action đó. Ngoài method như trên còn có một dạng gọi là WildCard method. Đôi khi ta thao tác trên một đối tượng có một tập các action ví dụ như SinhVien có các action mà người dùng thường sử dụng như là delete, insert , update, … thì ta có một cách đơn giản để khai báo mapping cho action là dùng wildcard method. Cách khai báo …. …. Cách sử dụng: … … Với delete là một phương thức trong ClassAction. Thỉnh thoảng thì chúng ta khai báo một action nhưng action đó không tồn tại nên struts sẽ báo lỗi, Chúng ta không muốn đều này xảy ra vì thế mà struts cung cấp thêm cho chúng ta cách config một action gọi là Default action để khi struts thực hiện mapping mà không tìm thấy action nào phù hợp nó sẽ thực hiện action default này. /UnderConstruction.jsp Result Trong thẻ action còn có thẻ con là result. Khi 1 Action được thực hiện thành công, nó sẽ trả về 1 chuỗi. Giá trị của chuỗi được sử dụng để chọn thành phần kết quả 1 action mapping sẽ thường có 1 tập thể hiện các kết quả khác nhau có thể xảy ra. Có các tên kết quả đã được xác định trước(tokens) Ứng dụng có thể định nghĩa các tên kết quả khác(token) để khớp với 1 số trường hợp mong muốn. Result định nghĩa trước gồm: String SUCCESS = "success"; String NONE = "none"; String ERROR = "error"; String INPUT = "input"; String LOGIN = "login"; Result Element: Name: tên result là giá trị trả về khi action thực hiện , nó có thể là tokens có sẳn hoặc là một tokens do mình định nghĩa. Type :kiểu result quy định kiểu result : depatcher, chain….. Nếu người dùng không khai báo thì struts sẽ lấy mặt định là depatcher. Có 3 cách để khai báo result: Khai báo không dùng type là default /ThankYou.jsp Khai báo sử dụng type defaults /ThankYou.jsp Khai báo sử dụng type default, param cũng default /ThankYou.jsp Khai báo dùng Annotation Đối với cách khai báo dùng Annotations thì ta sẽ xem xét ví dụ sau @Results({ @Result(name="input", value="/RegistrationSuccess.jsp" ) @Result(value="/RegistrationSuccess.jsp" ) }) public class Login implements Action { public String execute() { //Business logic for login } } Đây là cách khai báo trong lúc cài đặt ActionClass. Trong 2 cách trên người ta thường dùng nhất là cách dùng XML để cấu hình. Có một số người thì quen sử dụng các công nghệ cũ chỉ thực hiện cấu hình trên XML thì sẽ nhanh chóng tiếp cận hơn là cách dùng Annotation. Actions và Results Actions Khi một request được gởi từ phía người dùng đến server thì nó sẽ được ánh xạ thành một action tương ứng (do mình cấu hình). Và action này sẽ được controller điều hướng cho một classAction tương ứng thực thi (do chúng ta cấu hình). ActionClass : Nó là đơn vị làm việc cơ bản. Nó là một POJO mà có thêm phương thức execute(). Thường thì ActionClass được kế thừa từ lớp ActionSupport. ActionSupport: nằm trong package: com.opensymphony.xwork2. ActionSupport nó được implement từ lớp Action, LocaleProvider, TextProvider, Validateable, ValidationAware . Nó có một số thuộc tính final kế thừa từ lớp Action và được xem như là kết quả trả về từ action : ERROR, INPUT, LOGIN, NONE, SUCCESS. Có phương thức chủ yếu là execute() ,và một số phương thức tham khảo tại nguồn. Results Không giống như Struts1 kết quả của một action là một ActionForward. Trong Struts2 khi một phương thức thực thi một action hoàn thành thì kết quả nó trả về là một chuỗi và tùy vào chuỗi này mà ta có thể cấu hình để struts mapping với một tập các thể hiện của kết quả trả về cho người dùng Các loại results struts hỗ trợ sẵn Depatcher Result. Redirect Action Result Chain Result Redirect Result FreeMaker Result Velocity Result Plain Text Result Tiles Result HttpHeader Result Stream Result Global Result Depatcher Result Thực hiện include hoặc là forward đến một view thường là một trang jsp. Nếu trong quá trình khai báo mà ta không khai báo loại result thì mặc định Struts sẽ hiểu result theo kiểu Depatcher VD: foo.jsp Redirect Action Result Kết quả trả sau khi thực hiện action sẽ sử dụng ActionMapper để redirect để thực hiện một action khác Tham số: actionName : là tên action sẽ redirect tới namespace: là namespace chứa actionName. Nếu namespace là null thì Struts xem actionName nằm trong cùng namespace với action gọi nó. VD: dashboard /secure dashboard.jsp error error.jsp Chain Result Result này sẽ call đến toàn một action khác với toàn bộ interceptor stack và result của chính bản thân nó. Cách khai báo hoàn toàn giống với redirect action result chỉ thay chổ type là chain. Tham số: actionName: là action sẽ chuyển hướng đến namespace: là namespace chứa actionName, nếu là null thì là trong cùng namespace với action hiện tại method: là phương thức sẽ được gọi ở class Action của action đích. Nếu không khai báo thì sử dụng phương thức execute. skipAction: danh sách các action cách nhau bởi dấu “,” là những action có thể được chuyển hướng đến VD: /success.jsp error error.jsp Redirect Result Result này sẽ thực hiện redirect browser tới một vị trí/ trang khác . tương tự như HttpServletSponse.sendRedirect(url). Tham số location : là vị trí cần redirect tới VD: foo.jsp false FreeMaker Result Sẽ render một view sữ dụng template FreeMaker Tham số Location : nơi lưu template contentType: loại nội dung. Mặc định là “text/html” writeIfCompleted – (mặc định là false), write vào stream khi và chỉ khi không có lỗi nào trong quá trình xử lý mẫu. Cài đặt template_exception_handler=rethrow trong freemarker.properties sẽ có hiệu quả tương tự. VD: foo.ftl Velocity Result Giả lập một môi trường thực thi jsp và hiển thị theo mẫu Velocity Tham số: location : là vị trí mẫu để thực hiện xử lý VD: foo.vm Plain Text Result Result này thực hiện trả về nội dung theo định dạng text bình thường. Thường được sử dụng khi muốn thể hiện một trang web dưới dạng text bình thường. Tham số: Location : vị trí file cần show nội dung charSet: tập ký tự được sữ dụng VD: /myJspFile.jsp UTF-8 Tiles Result Đây là một plugin trong struts, tạo thuận tiện cho việc tái sữ dụng mã html HttpHeader Result Là một custom Result cài đặt trang thái và header của HTTP bằng cách tùy chọn giá trị của valueStack. Thường được dùng để thông báo lỗi cho người dùng. Tham số status - http servlet trả về mã trạng thái mà sẽ được thiết lập trên một response. headers – giá trị header. error - http servlet trả về mã lỗi mà sẽ được thiết lập trên một response. errorMessage – thông điệp lỗi để thiết lập trên response nếu tham số 'error' được thiết lập. VD: 204 a custom header value another custom header value 305 this action must be accessed through a prozy Stream Result Một loại Result tùy chọn để gửi dữ liệu thô (thông qua InputStream) trực tiếp đến HttpResponse. Rất hữu ích cho phép người sử dụng tải nội dung. Tham số contentType – mặc định là text/plain. contentLength – độ dài bytes. contentDispostion – giá trị các bố trí nội dung header để chỉ ra tên file (mặc định = inline, các giá trị đặc trưng filename="document.pdf". inputName – tên của thuộc tính InputStream từ action chuyển đến (mặc định = inputStream). bufferSize – kích thước của bộ đệm để copy từ input vào output (mặc định = 1024). VD: image/jpeg imageStream filename="document.pdf" 1024 XSL Result XSL Result sử dụng XSLT để chuyển một đối tượng action sang XML. Những phiên bản mới đây đã được thay đổi đặc tả để thỏa mãn với các luật Xalan. Tham số location (default) – nơi đến sau khi thực thi. matchingPattern – mẫu chỉ kết hợp với các phần tử mong muốn, mặc định nó kết hợp với mọi thứ. excludingPattern – mẫu loại bỏ các phần tử không mong muốn, mặc định không có gì. Global Result Loại kết quả này thường được dùng khi kết quả này được gán cho nhiều action khác nhau thì nếu ta khai báo trong mỗi action thì trở thành dư thừa do đó ta khai báo một lần và khi action thực hiện nếu trả ra đúng với một token nào đó thì result này sẽ được gọi VD: /Error.jsp Lúc này khi bất kì action nào trả về chuỗi error thì sẽ thực hiện depatcher tới Error.jsp Custom Result: Ngoài các Result trên thì developper có thể tự tạo cho mình một Result. Để custom một Result thì tạo một class và nó implement từ interface com.opensymphony.xwork2.Result có phương thức exectue. Giới Thiệu Interceptors Interceptor là một phần rất quan trọng trong Struts2 nó được cấu hình để thực hiện các chức năng như workflow, validation, upload file,… Khi được config thì khi một action triệu gọi nó sẽ qua các bộ interceptor nếu không bị interceptor điều hướng thì nó sẽ thực hiện action được gọi sau đó sẽ trả về kq và qua interceptor một lần nữa nhưng theo chiều ngược lại sau đó trà kết quả về cho người dùng. Hình 5 : Interceptor trong Action Life Circle Danh sách các Interceptor dựng sẵn Interceptor Name Alias Interceptor alias Chaining Interceptor chain Checkbox Interceptor checkbox Cookie Interceptor cookie Conversion Error Interceptor conversionError Create Session Interceptor createSession Debugging Interceptor debugging Execute And Wait Interceptor execAndWait Exception Interceptor exception File Upload Interceptor fileUpload I18N Interceptor i1n8 Logger Interceptor logger Message Store Interceptor store Model Driven Interceptor modelDriven Scoped Model Driven Interceptor scopedModelDriven Parameters Interceptor params Prepare Interceptor prepare Scope Interceptor scope Static Parameters Interceptor staticParams Roles Interceptor role Timer Interceptor timer Token Interceptor token Token Session Interceptor tokenSession Validation Interceptor validation WorkFlow Interceptor workflow Parameter Filter Interceptor N/A Profiling Interceptor profiling Custom một Interceptor Ngoài những interceptor trên thì ta cũng có thể tạo ra những interceptor cho chính chúng ta. Trong xwork cung cấp cho chúng ta một Interface Interceptor. Interface này có 3 phương thức chính là: init(): Phương thức được gọi đúng một lần sau khi Interceptor được tạo ra. intercept(): phương thức được gọi mỗi khi action được invoke và Intercept này sẽ thực hiện trước và sau khi action execute. destroy: phương thức gọi khi interceptor bị hủy . Thực hiện giải phóng tài nguyên. Trong xwork cũng cung cấp cho chúng ta một class abstract AbstractInterceptor lớp này implement từ Interface Interceptor. Nó cung cấp cho chúng ta 2 phương thức init() và destroy() rỗng. Tạo interceptor Để tạo một Interceptor thì ta thực hiện tạo một class và cho extends từ class AbstractInterceptor hay implement từ interface Interceptor. Sau đó thực hiện viết lại các phương thức cho phù hợp với muc đích của mình. VD: import com.opensymphony.xwork2.ActionInvocation; import com.opensymphony.xwork2.interceptor.AbstractInterceptor; public class SimpleInterceptor extends AbstractInterceptor { public String intercept(ActionInvocation invocation) throws Exception{ MyAction action = (MyAction)invocation.getAction(); action.setDate(new Date()); return invocation.invoke(); } } Trong khi tạo một Interceptor chúng ta làm việc với 1 interface khá là quan trong là ActionInvocation. Inteface này nó đại diện cho trạng thực thi của một Action. Trong interface này có phương thức quan trọng là phương thức invoke(). Phương thức này để triệu gọi đến bước kế tiếp trong chuỗi xử lý một action Sử dụng custom interceptor: Strong struts.xml ta thực hiện khai báo interceptor của mình như sau: … login.jsp /secure/home … Có những lúc chúng ta muốn các interceptor của chúng ta thực hiện theo một thức tự và sữ dụng nhiều lần cùng một thứ tự đó thì nếu dùng cách khai báo từng interceptor trong mỗi action thì sẽ dư thừa. Do đó trong struts2 có khái niểm stack để chúng ta khai báo thứ tự của các interceptor mình sẽ dùng. Để hiểu rõ thì xem ví dụ sau: login.jsp /secure/home Các Tags trong struts 2 Tag library gồm: User Interface (UI) tags và non-UI