Chuyên đề Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (11/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương đó, nền kinh tế đất nước ta đã có bước chuyển mình từ cơ chế quản lý tập chung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh, góp phần mạnh mẽ vào việc giải phóng thị trường, tăng quyền tự chủ kinh doanh của công dân. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thực sự là một bước đột phá mới và nó có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện kinh tế đổi mới của Đảng ta về vấn đề doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế thị trường nói chung, khẳng định một chủ trương phù hợp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và mọi công dân đầu tư, phát triền sản xuất. Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc những điểm mới của Luật Doanh nghiệp đặc biệt là những điểm mới về đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp từ Luật Doanh nghiệp 1999 và thực tiễn áp dụng , tôi quyết định chọn đề tài: “Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình.

doc83 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2358 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng Sản Việt Nam (11/1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, trong đó trọng tâm là đổi mới kinh tế nhằm tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với chủ trương đó, nền kinh tế đất nước ta đã có bước chuyển mình từ cơ chế quản lý tập chung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường đa dạng về các thành phần kinh tế cùng các hoạt động kinh doanh, góp phần mạnh mẽ vào việc giải phóng thị trường, tăng quyền tự chủ kinh doanh của công dân. Vấn đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp luôn được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Luật Doanh nghiệp năm 2005 được ban hành thực sự là một bước đột phá mới và nó có ý nghĩa quan trọng trong điều kiện kinh tế đổi mới của Đảng ta về vấn đề doanh nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế thị trường nói chung, khẳng định một chủ trương phù hợp trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và mọi công dân đầu tư, phát triền sản xuất. Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc những điểm mới của Luật Doanh nghiệp đặc biệt là những điểm mới về đăng ký kinh doanh và thành lập doanh nghiệp từ Luật Doanh nghiệp 1999 và thực tiễn áp dụng , tôi quyết định chọn đề tài: “Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 – Thực tiễn áp dụng trên địa bàn tỉnh Điện Biên” làm đề tài chuyên đề tốt nghiệp của mình. 2. Đối tượng phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi của bài khóa luận tốt nghiêp, do điều kiện về thời gian và thời lượng không cho phép tôi chỉ tập chung nghiên cứu về chế độ pháp lý đăng ký kinh doanh với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005: + Điều kiện để được đăng ký kinh doanh + Hồ sơ đăng ký kinh doanh + Cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh + Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh Tôi tập trung nghiên cứu về chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, đánh giá phân tích về quyền thành lập và đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trên cơ sở các quy định của pháp luật nghiên cứu một cách tổng quát về thực tiễn áp dụng tại địa bàn tỉnh Điện Biên 3. Kết cấu của đề tài: Với đề tài nghiên cứu như trên, kết cấu của chuyên đề ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận thì kết cấu của bài khóa luận có 3 chương: Chương I: Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 Chương II: Thực tiễn hoạt động đăng ký kinh doanh của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh Điện Biên Chương III: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả của công tác đăng ký kinh doanh tại Điện Biên Cuối cùng là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài nghiên cứu chuyên đề đã sử dụng phương pháp nghiên cứu: Sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh theo các luật: Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luậ Công ty năm 1990, Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005. Từ đó đánh giá sự chuyển biến pháp luật trong đăng ký kinh doanh. Sử dụng phương pháp tổng hợp, khái quát vấn đề thành lý luận, phương pháp phân tích các vấn đề, từ đó tìm ra các hạn chế, đưa ra các giải pháp kiến nghị. Do thời gian nghiên cứu còn hạn chế, bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự đóng góp của thầy cô và các bạn. CHƯƠNG 1 CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH ĐỐI VỚI CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 I. ĐĂNG KÝ KINH DOANH - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1. Khái niệm- Đặc trưng pháp lý của doanh nghiệp 1.1. Khái niệm Hiểu một cách thông thường doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế tiến hành các hoạt động kinh tế theo một kế hoạch nhất định nhằm mục đích kiếm lợi nhuận. Trên thực tế doanh nghiệp được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau: cửa hàng, nhà máy, xí nghiệp, hãng…. Định nghĩa về doanh nghiệp được quy định trong nhiều văn bản pháp luật. Theo Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa về doanh nghiêp : “ Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh (Điều 3 khoản 1 ). Đến Luật Doanh nghiệp năm 2005 đưa ra định nghĩa về doanh nghiệp: “Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh” Như vậy, thuật ngữ “doanh nghiệp” được dùng để chỉ một chủ thể kinh doanh độc lập có đủ những đặc trưng pháp lý và thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định. Trong thực tế, doanh nghiệp được thành lập và hoạt động dưới nhiều mô hình cụ thể với những tên gọi khác nhau. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 phân loại thành các loại hình doanh nghiệp sau: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp mà các thành viên trong công ty (có thể là một tổ chức hay một cá nhân đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên) chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty. Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần của doanh nghiệp được gọi là cổ đông và chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Công ty hợp danh là doanh nghiệp trong đó có ít hai thành viên là chủ sở hữu của công ty, cùng kinh doanh dưới một cái tên chung (gọi là thành viên hợp danh). Thành viên hợp doanh phải là cá nhân và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty. Ngoài ra trong công ty hợp danh còn có các thành viên góp vốn. Doanh nghiệp tư nhân: Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp. 1.2. Đặc điểm pháp lý của doanh nghiệp Những điểm đặc trưng về mặt pháp lý để phân biệt doanh nghiệp là một “tổ chức kinh tế” với hộ kinh doanh, đặc biệt là phân biệt với các tổ chức không phải là đơn vị kinh doanh như cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội đó là: Thứ nhất, doanh nghiệp phải có tên riêng. Tên riêng của doanh nghiệp là yếu tố hình thức nhưng là dấu hiệu đầu tiên xác định tư cách chủ thể độc lập của doanh nghiệp trên thương trường. Tên doanh nghiệp là cơ sở để nhà nước thực hiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp và cũng là cơ sở phân biệt chủ thể trong quan hệ giữa các doanh nghiệp và với người tiêu dùng. Tên doanh nghiệp được ghi trong con dấu của doanh nghiệp và mỗi chủ thể kinh doanh độc lập với tư cách là doanh nghiệp, dù thuộc loại hình hoặc kinh doanh trong lĩnh vực nào cũng được cấp và sử dụng một con dấu doanh nghiệp. Hộ kinh doanh cá thể, tuy cũng là những chủ thể kinh doanh nhưng được phân biệt với doanh nghiệp là hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải đăng ký tên và không có con dấu. Thứ hai, doanh nghiệp phải có tài sản. Mục đích chủ yếu và trước tiên của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh với những đặc trưng là đầu tư tài sản và để thu lợi về tài sản. Bởi vậy, điều kiện tiên quyết và cũng là nét đặc trưng lớn của doanh nghiệp là phải có một mức độ tài sản nhất định. Tài sản là điều kiện hoạt động và cũng là mục đích hoạt động của doanh nghiệp. Trong điều kiện của cơ chế thị trường, không thể nói đến việc thành lập một doanh nghiệp, thậm chí không thể thực hiện được một hoạt động kinh doanh thực sự trong bất kỳ lĩnh vực nào, nếu hoàn toàn không có tài sản. Thứ ba , doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch ổn định, bất cứ nhà đầu tư nào thành lập chủ thể kinh doanh với tư cách doanh nghiệp, dù là Việt Nam hay nước ngoài đều phải đăng ký ít nhất một địa chỉ giao dịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Các doanh nghiệp có trụ sở chính tại Việt Nam được đăng ký và thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam là các pháp nhân Việt Nam. Việc giải quyết những tranh chấp phát sinh trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp trước hết phải do Trọng tài hoặc tòa án và theo pháp luật. Thứ tư, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thành lập theo quy định của pháp luật và mỗi doanh nghiệp, dù kinh doanh ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng đều phải được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp ít nhất một Giấy chứng nhận có thể được gọi bằng nhiều tên khác nhau như Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động ( đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực bảo hiểm) nhưng nội dung giá trị là đăng ký thành lập doanh nghiệp (và trong phạm vi bài chuyên đề chỉ nghiên cứu về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp. Trong đó, nhà nước ghi nhận những yếu tố chủ yếu cấu thành tư cách chủ thể của doanh nghiệp, phạm vi lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Như vậy, đăng ký kinh doanh là cơ sở cho hoạt động của doanh nghiệp đồng thời cũng là cơ sở cho việc thực hiện việc kiểm soát, quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Thứ năm, mục tiêu của doanh nghiệp là để trực tiếp và chủ yếu thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nói một cách khác, doanh nghiệp luôn luôn là một tổ chức kinh tế hoạt động vì mục đích lợi nhuận. Doanh nghiệp trong quá trình hoạt động có thể thực hiện nhũng hoạt động nhằm các mục tiêu xã hội, không phải vì mục đích lợi nhuận nhưng đó là sự kết hợp và không phải là mục tiêu bản chất của doanh nghiệp. 2. Khái niệm về đăng ký kinh doanh. Mục đích, ý nghĩa 2.1. Đăng ký kinh doanh Thuật ngữ “kinnh doanh” hay “thương mại” ( tiếng Anh là “bussines” hay “trade”) xuất hiện từ thế kỷ XI cùng với sự hình thành và phát triển của các thương nhân, phường hội buôn bán. Cho đến nay khái niệm “kinh doanh” có nhiều cách hiểu khác nhau tùy theo từng góc độ. Về mặt từ ngữ, từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên đã giải thích thuật ngữ “kinh doanh” theo hai nghĩa: thứ nhất “kinh doanh” có nghĩa là “gây dựng mở mang thêm”, và nghĩa thứ hai “tổ chức sản xuất, buôn bán, dịch vu, nhằm mục đích sinh lợi”. Dưới góc độ pháp lý: “kinh doanh là thực hiện liên tục một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi” ( Khoản 2, điều 4, Luật doanh nghiệp 2005). Hành vi kinh doanh có các dấu hiệu sau: - Hành vi phải mang tính chất nghề nghiệp. Tính chất nghề nghiệp được thể hiện ở các đặc điểm chủ thể thực hiện hành vi khi tham gia thương trường theo sự phân công lao động xã hội;các hành vi được tiến hành thường xuyên, ổn định, đều đặn; có tính chất chuyên nghiệp cao và mang lại nguồn thu nhập chính cho người thực hiện hành vi; - Hành vi phải thực hiện một cách độc lập. Các chủ thể nhân danh chính mình để tiến hành hoạt động kinh doanh, tự quyết định và chịu trách nhiệm trước mọi vấn đề liên quan. - Hành vi có mục đích sinh lợi. Bên cạnh đó có cách hiểu kinh doanh là để kiếm tiền (Business to make money), nhiều ý kiến đã quan niệm kinh doanh theo một nghĩa rộng hơn: Kinh doanh để mang lại lợi ích cho cộng đồng ( hay kinh doanh xã hội- social business). Từ ý tưởng kinh doanh, để thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể phải tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Từ điển bách khoa Việt Nam giải thích từ “ đăng ký” dưới hai nội dung: 1: Chính thức ghi vào văn bản của cơ quan pháp luật những thông tin cần thiết về sự kiện làm cơ sở phát sinh hoặc chấm dứt những quan hệ pháp lý nhất định. 2: Bằng chứng công nhận bắt đầu sự tồn tại hoặc chấm dứt một sự kiện hoặc hiện tượng pháp luật. Từ cách định nghĩa trên, ta có thể xem xét thuật ngữ “đăng ký kinh doanh” dưới những phương diện khác nhau: - Về phương diện kinh tế: đăng ký kinh doanh là hoạt động của doanh nghiệp tuy không trực tiếp tạo ra của cải vật chất hay những dịch vụ nhằm thu lợi nhuận về cho các doanh nghiệp có thể tiến hành được hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Vì vậy, tuy trong giai đoạn tiến hành thủ tục đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp chưa thực sự có, song chi phí trong quá trình đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp vẫn được tính vào chi phí hợp lý của doanh nghiệp và được khấu trừ trong khi tính thuế. - Về phương diện quản lý nhà nước: đăng ký kinh doanh được coi là biện pháp quản lý nhà nước về kinh tế. Đăng ký kinh doanh là hoạt động quản lý đầu tiên của Nhà nước đối với doanh nghiệp, nó sẽ tạo điều kiện để Nhà nước có thể thực hiện các hoạt động quản lý tiếp theo của mình khi doanh nghiệp đi vào sản xuất. - Về phương diện chính trị: Đăng ký kinh doanh được hiểu là quyền tự do dân chủ của công dân. Tuy nhiên quyền này phải được hiểu là tự do trong “khuôn khổ”, dân chủ tập trung và bình đẳng trước pháp luật. Quyền đăng ký kinh doanh cũng đồng thời là nghĩa vụ phải thực hiện. Quyền tự do kinh doanh của công dân có nội hàm bao gồm cả quyền tự do lựa chọn ngành nghề, hình thức kinh doanh và tự do đăng ký kinh doanh. Bất cứ một cá nhân tổ chức nào có đủ điều kiện để kinh doanh đều có thể đăng ký với nhà nước để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh mà không ai có quyền ngăn cản trái phép. - Về phương diện pháp lý: Đăng ký kinh doanh là một thủ tục pháp lý mà theo đó nhà đầu tư phải khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về dự kiến hoạt động của mình và được Nhà nước thừa nhận bằng việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Như vậy theo định nghĩa này, đăng ký kinh doanh được hiểu là một hoạt động pháp lý bao gồm hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký kinh doanh. Theo đó, chủ thể trực tiếp tiến hành hoạt động kinh doanh phải khai báo theo đúng quy định của pháp luật với các nội dung cụ thể, còn các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành ghi tên vào sổ đăng ký kinh doanh đồng thời cấp cho chủ thể đăng ký kinh doanh giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là bằng chứng pháp lý chứng minh chủ thể kinh doanh tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách hợp pháp, được nhà nước công nhận và bảo hộ. 2.2. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh “Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh” là tổng hợp những quy định pháp luật quy định về giá trị pháp lý của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều kiện đăng ký kinh doanh, thủ tục đăng ký kinh doanh, các biện pháp chế tài để đảm bảo việc đăng ký kinh doanh được thực hiện đúng pháp luật nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình đăng ký kinh doanh và những vấn đề liên quan. Xét về mặt nội dung: Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh là tổng hợp các quy định về: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ( Business registration) là “chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định để tiến hành hoạt động kinh doanh”. Việc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là công nhận chính thức sự ra đời của doanh nghiệp đồng thời với sự công nhận đó đã làm phát sinh mối quan hệ pháp lý về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, bản chất của giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sự ghi nhận của nhà nước đối với nhà đầu tư về nghĩa vụ bảo hộ quyền kinh doanh của nhà đầu tư qua hình thức doanh nghiệp mà nhà đầu tư tự lựa chọn và trong phạm vi đã được nhà nước giới hạn đăng ký. Các thông tin được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh sẽ được cơ quan đăng ký kinh doanh ghi vào sổ theo dõi và quản lý, giúp nhà nước nắm bắt được các doanh nghiệp ngay từ khi mới thành lập. Kết hợp với chế độ báo cáo định kỳ của doanh nghiệp và sự kiểm tra của nhà nước, nhà nước có được những thông tin chính xác về từng doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình thành lập, hoạt động, cho đến khi giải thể, phá sản. Sử dụng nghiệp vụ phân tích, thống kê, Nhà nước sẽ có những số liệu về tình hình kinh tế, xã hội được phản ánh qua tình hình hoạt động doanh nghiệp, từ đó kịp thời đề ra những chính sách vĩ mô, điều tiết hợp lý. 2.3. Ý nghĩa Đăng ký là thủ tục khai sinh ra doanh nghiệp. Nói cách khác, thông qua việc đăng ký thành lập doanh nghiệp thì tư cách của doanh nghiệp mới được thừa nhận và mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp. Như vậy việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có ý nghĩa lớn trong không những đối với cơ quan nhà nước mà còn có ý nghĩa đối với chính các chủ thể tiến hành hoạt động kinh doanh. - Đối với nhà nước: Việc quy định thành lập và đăng ký kinh doanh là thể hiện sự bảo hộ của Nhà nước bằng pháp luật đối với các chủ thể hoạt động kinh doanh nói chung và các chủ doanh nghiệp nói riêng. Đồng thời nhà nước thực hiện chức năng quản lý cơ cấu của các thành phần kinh tế xã hội, kiểm soát các hoạt động kinh tế theo hướng đã đặt ra. Đăng ký kinh doanh giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt được các yếu tố mới trong kinh doanh để từ đó có những chủ trương, biện pháp khuyến khích hoặc hạn chế phù hợp, giúp Nhà nước can thiệp một cách kịp thời và có mức độ vào nền kinh tế, bảo đảm có được một nền kinh tế hiện đại nhưng không xa rời chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước đã đặt ra. - Đối với chủ thể đăng ký kinh doanh: Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp được thừa nhận về mặt pháp lý, có quyền tiến hành các hoạt động kinh doanh như đã đăng ký dưới sự bảo hộ của pháp luật ( tức là tư cách chủ thể của doanh nghiệp được xác lập). Thành lập doanh nghiệp cũng chính là cơ sở chắc chắn nhất để một doanh nghiệp yêu cầu các cơ quan Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cũng như đảm bảo tính pháp lý đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Về mặt xã hội: Đăng ký kinh doanh còn nhằm công khai hóa các hoạt động của doanh nghiệp trước công chúng. Xã hội có được các thông tin và các đảm bảo về tư cách pháp lý của doanh nghiệp và nó tạo ra niềm tin ở các bạn hàng khi thực hiện giao dịch. Đó cũng chính là điều kiện tiên quyết để một doanh nghiệp tồn tại và phát triển. - Thành lập doanh nghiệp còn có ý nghĩa kinh tế là khi bước vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp với một tư cách là một thành viên trong các cơ cấu của các thành phần kinh tế, các hoạt động của doanh nghiệp còn góp phần vào sự phát triển của xã hội. - Như vậy, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp có một ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối với việc bảo đảm quyền lợi cho bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa đối với việc bảo đảm trật tự quản lý nhà nước và bảo vệ lợi ích cho các chủ thể khác trong xã hội. Chính vì lẽ đó, viêc đăng ký thành lập doanh nghiệp vừa là một nhu cầu tất yếu, vừa là đòi hỏi mang tính nghĩa vụ đối với mỗi doanh nghiệp khi gia nhập thị trường. II. CHẾ ĐỘ PHÁP LÝ VỀ ĐĂNG KÝ KINH DOANH – TỪ LUẬT DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN VÀ LUẬT CÔNG TY NĂM 1990 ĐẾN LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2005 1. Chế độ pháp lý về đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty năm 1990 Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty năm 1990 được Quốc hội thông qua tháng 12 năm 1990 và được sửa đổi một số điều vào tháng 6 năm 1994. Thực tế đã xác nhận, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty được ban hành là một cột mốc quan trọng và có ý nghĩa trong quá trình đổi mới kinh tế, chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam. Trước hết, Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty đã khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi cho những người có tài sản đầu tư vào kinh doanh, thu hút nguồn vốn trong các tầng lớp dân cư để đưa họ vào kinh doanh, tạo cho họ một môi trường thuận lợi để họ sử dụng tài sản, tiền vốn và năng lực của mình vừa mang lại lợi ích cho cá nhân, gia đình mình và toàn xã hội. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty ra đời đáp ứng được yêu cầu chính đáng của những người muốn đầu tư vào kinh doanh. Trong những phạm vi quy định của mình. Luật Doanh nghiệp tư nhân và Luật Công ty là cơ sở pháp lý đảm bảo quyền tự do kinh doanh - một trong những quyền cơ bản đã được công nhận. Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty ra đời góp phần quan trọng vào sự hoàn thiện pháp luật kinh tế. 1.1. Thủ tục
Luận văn liên quan