Chuyên đề Công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thủy lợi I: Thực trạng và giải pháp

Nước ta có đủ điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, thực tế đời sống của nhân dân trong vùng còn rất nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người thấp, các ngành nghề phụ chưa phát triển, một trong những nguyên nhân là do công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sản xuất. Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng dự án đặt ra thì việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi là thực sự cần thiết và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của các địa phương. Chính vì vậy qua thời gian thực tập tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 em đã chọn đề tài : « Công tác Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp » Nội dung của đề tài gồm có 3 chương : Chương 1 : Giới thiệu chung về Ban QLDA Chương 2 : Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA

doc89 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 4574 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Chuyên đề Công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng thủy lợi I: Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -----------------o0o----------------- BẢN CAM ĐOAN Sinh viên  : Nguyễn Thị Phương Thảo   Lớp  : Kinh tế Đầu tư 47d   Khoa  : Đầu tư   Trường  : Đại học Kinh tế quốc dân   Sau giai đoạn thực tập tốt nghiệp, tôi đã hoàn thành Chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “ Công tác Quản lý  dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp” Tôi xin cam đoan đây là kết quả của quá trình nghiên cứu và học hỏi của tôi trong quá trình thực tập tốt nghiệp. Chuyên đề không có sự sao chép từ bất kỳ tài liệu nào, những đoạn có sự kế thừa và sử dụng kết quả nghiên cứu có sẵn đều được trích dẫn đầy đủ. Mọi số liệu trong chuyên đề là hoàn toàn chính xác. Nếu có bất kỳ nội dung sai phạm trong chuyên đề, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khoa và nhà trường. Hà Nội, ngày 05 tháng 5 năm 2009 Sinh viên NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 DANH MỤC TÓM TẮT 2 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI 1 3 1.1. Sự hình thành, phát triển của Ban và chức năng nhiệm vụ 3 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban 3 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng 4 1.2. Cơ cấu tổ chức 6 1.2.1. Mô hình hoạt động của Ban 6 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng 7 1.2.2.1. Lãnh đạo Ban 7 1.2.2.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 9 1.2.2.3. Ban quản lý dự án thuỷ lợi 15 1.3. Quan hệ trách nhiệm giữa Ban với các đơn vị, cơ quan trong và ngoài Ban 16 1.3.1. Quan hệ trách nhiệm giữa các đơn vị trong Ban 16 1.3.2. Quan hệ trách nhiệm giữa các cơ quan, đơn vị ngoài Ban 18 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN 19 2.1. Giới thiệu về các dự án của Ban 19 2.2. QLDA theo các giai đoạn 20 2.2.1. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư 20 2.2.1.1.Nhiệm vụ của Ban 20 2.2.1.2. Công tác lập và thẩm định dự án đầu tư xây dựng công trình 23 2.2.1.3. Công tác xin phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình 24 2.2.2. Giai đoạn thực hiện đầu tư 25 2.2.2.1. Nhiệm vụ trọng tâm của Ban ở giai đoạn này. 25 2.2.2.2. Công tác xin giao đất hoặc thuê đất, xin giấy phép xây dựng, thực hiện đền bù giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư và phục hồi…. 27 2.2.2.3. Công tác lập thiết kế- dự toán 35 2.2.2.4. Công tác lập kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu 35 2.2.2.5. Công tác giám sát thi công 41 2.2.3. Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư 43 2.3. QLDA theo lĩnh vực chủ yếu của DA 44 2.3.1. Quản lý tiến độ thực hiện dự án 45 2.3.1.1. Công tác tư vấn lập Báo cáo đầu tư XDCT, TKKT-TDT 47 2.3.1.2. Công tác thẩm định và xin phê duyệt dự án 48 2.3.1.3. Công tác thoả thuận chuyên ngành, xin cấp đất giải phóng mặt bằng 49 2.3.2. Quản lý chất lượng dự án 50 2.3.2.1. Quyền và trách nhiệm, nhiệm vụ của Ban 51 2.3.2.2. Nội dung của Quản lý chất lượng dự án 52 2.3.2.3. Tình hình Quản lý chất lượng tại Ban 56 2.3.3. Quản lý chi phí 57 2.3.3.1. Nguyên tắc quản lý chi phí 57 2.3.3.2. Nội dung của công tác quản lý chi phí 57 2.3.3.3. Tình hình quản lý chi phí tại Ban 61 2.4. Đánh giá về công tác QLDA tại Ban trong thời gian qua 62 2.4.1. Đánh giá công tác QLDA với dự án “ Hồ chứa nước Suối Mỡ - Bắc Giang” 62 2.4.2. Đánh giá chung công tác QLDA tại Ban 67 2.4.2.1. Những mặt đạt được và nguyên nhân của những điểm mạnh 67 2.4.2.2. Những tồn tại, thiếu sót cần khắc phục và nguyên nhân của những tồn tại 68 CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP hoàn THIỆN CÔNG TÁC QLDA TẠI BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI 1 73 3.1. Nhiệm vụ của Ban năm 2009 73 3.1.1. Về Công tác Tổ chức 73 3.1.2. Công tác hành chính 73 3.1.2.1. Công tác Văn Thư, lưu trữ 73 3.1.2.2. Công tác Hành chính, quản trị 74 3.1.3. Công tác kế hoạch - tài chính 74 3.1.3.1. Công tác tài chính: 74 3.1.3.2. Công tác chuẩn bị đầu tư, kế hoạch, đấu thầu: 75 3.1. 4. Công tác Thẩm định Kỹ thuật – dự toán 75 3.1.5. Công tác Quản lý thi công, giám sát và quản lý dự án 76 3.1.5.1. Phòng Quản lý Thi công 76 3.1.5.2. Các ban QLDA Trực thuộc 77 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban QLDA 77 3.2.1. Kiện toàn bộ máy tổ chức QLDA 77 3.2.3. Áp dụng Khoa học kỹ thuật vào quản lý dự án 78 3.2.4. Đa dạng hoá công cụ quản lý 79 3.2.5. Quản lý các nhà thầu tư vấn, nhà cung cấp và nhà thầu xây dựng/ lắp đặt 80 3.3. Những kiến nghị để hoàn thiện công tác quản lý dự án 82 3.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý - cụ thể là cho Bộ NN&PTNT 82 3.3.2. Kiến nghị với các nhà thầu tư vấn, nhà thầu xây lắp 83 KẾT LUẬN 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 LỜI MỞ ĐẦU Nước ta có đủ điều kiện tự nhiên và xã hội để phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy vậy, thực tế đời sống của nhân dân trong vùng còn rất nhiều khó khăn, bình quân thu nhập đầu người thấp, các ngành nghề phụ chưa phát triển, một trong những nguyên nhân là do công trình thuỷ lợi chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của sản xuất. Để thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế và xã hội trong vùng dự án đặt ra thì việc đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi là thực sự cần thiết và hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của các địa phương. Chính vì vậy qua thời gian thực tập tại Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 em đã chọn đề tài : « Công tác Quản lý  dự án tại Ban quản lý dự án Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1 : Thực trạng và Giải pháp » Nội dung của đề tài gồm có 3 chương :  Chương 1 : Giới thiệu chung về Ban QLDA Chương 2 : Thực trạng công tác QLDA tại Ban QLDA Chương 3 : Giải pháp hoàn thiện công tác QLDA tại Ban Đề tài này hoàn thành là nhờ có sự hướng dẫn tận tình của TS. Đinh Đào Ánh Thủy và tập thể nhân viên phòng Thẩm định- Dự toán, ban lãnh đạo cùng toàn thể nhân viên của ban đã tận tình giúp đỡ em thời gian qua. Em xin chân thành cảm ơn cô Đinh Đào Ánh Thủy và tập thể Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thủy lợi 1. Do hạn chế về kiến thức thực tế và thời gian tìm hiểu nên bài chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em còn nhiều thiếu sót. Do vây, em mong nhận được ý kiến đóng góp và chỉ dẫn để em có thể hoàn thiện chuyên đề hơn. DANH MỤC TÓM TẮT Bộ NN&PTNT : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; XDCB : Xây dựng cơ bản; Ban QLXDCTTL : Ban quản lý xây dựng công trình thuỷ lợi; Ban QLDATL : Ban quản lý dự án thuỷ lợi; ĐTXDCT : Đầu tư xây dựng công trình; XDCT : Xây dựng công trình; TKKT – TDT : Thiết kế kỹ thuật - Tổng dự toán; BCĐTXDCT : Báo cáo đầu tư xây dựng công trình; TKBVTC – DT : Thiết kế bản vẽ thi công - dự toán; CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BAN QLDA ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG THUỶ LỢI 1 1.1. Sự hình thành, phát triển của Ban và chức năng nhiệm vụ 1.1.1. Sự hình thành và phát triển của Ban Tiền thân của Ban QLDA Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 là Ban kiến thiết XDCB tiêu nam Hà Nội, Ban kiến thiết XDCB 322, Ban kiến thiết XDCB 315, Ban kiến thiết XDCB 312; Năm 1985 Ban kiến thiết XDCB tiêu nam Hà Nội đổi tên thành Ban QLCT tiêu nam Hà Nội, Ban kiến thiết XDCB 322 đổi tên thành Ban QLXDCTTL 322, Ban kiến thiết XDCB 315 đổi tên thành Ban QLXDCTTL 315, Ban kiến thiết XDCB đổi tên thành Ban QLXDCTTL 312; Năm 1995, theo quyết định số 71/QĐ-TCCB ngày 9/8/1995 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp các Ban QLXDCTTL chuyển thành các Ban QLDATL, Ban QLCT tiêu nam Hà Nội chuyển thành Ban QLDATL 401, Ban QLXDCTTL 322 chuyển thành Ban QLDATL 402, Ban QLXDCTTL 315 chuyển thành Ban QLDATL 404, Ban QLXDCTTL 312 chuyển thành Ban QLDATL 405; Đến năm 1998 Bộ NN&PTNT xác nhập Ban QLDATL 404 vào Ban QLDATL 401, Ban QLDATL 405 vào Ban QLDATL 402; Và đến năm 2006 theo Quyết định số: 117/2006/QĐ- BNN ngày 22/12/2006 của Bộ NN&PTNT hợp nhất Ban QLDATL 401 và Ban QLDATL 402 thành Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 trực thuộc Bộ NN&PTNT Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được giao trách nhiệm quản lý và sử dụng vốn của nhà nước và các nguồn vốn khác (nếu có) để Đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi (bao gồm các dự án thuỷ lợi và đê điều) theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý Đầu tư và Xây dựng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 là đơn vị sự nghiệp kinh tế có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản ngân hàng hoặc kho bạc nhà nước để hoạt động theo quy định của pháp luật Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 có trách nhiệm nhận vốn trực tiếp từ cơ quan cấp vốn để quản lý và tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác, sử dụng theo hình thức chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án theo quy định của pháp luật. Chi phí hoạt động của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 được tính trong kinh phí đầu tư của từng Dự án theo quy định hiện hành 1.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn và chức năng Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư các dự án đầu tư xây dựng thuỷ lợi thuộc 13 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương phía Nam sông Hồng gồm các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình và thành phố Hà Nội do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cấp quyết định đầu tư. Nhiệm vụ như sau: 1. Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 41 Luật Xây dựng, Điều 5, Điều 6, Điều 12 (không bao gồm khoản 1, 4), Điều 13(không bao gồm khoản1) Nghị định số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ 2. Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 45 (không bao gồm điểm a, khoản 2) Luật Xây dựng, Điều 1 (điểm b khoản 11 và khoản 12) Nghị định 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ 3. Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 9, 25, 32, 33; Điều 34 (khoản 2); Điều 35, 36, 61, 62, 63 Luật Đấu thầu, Điều 104 Luật Xây dựng 4. Khảo sát thiết kế xây dựng - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 50 Luật Xây dựng (không bao gồm điểm a khoản 1); Điều 6, 7, 8, 9; Điều 11 ( điểm b khoản 1); Điều 12 của Nghị đình 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 5. Thiết kế xây dựng công trình - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 57 Luật Xây dựng (không bao gồm điểm a khoản 1); Điều 13, 14, 16, 17 của Nghị định số 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Điều 16; Điều 17 (khoản 2, 3, 4) của Nghị định 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 9) Nghị định 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ 6. Thi công xây dựng công trình - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 68, 72, 75 (không bao gồm điểm a khoản 1) Luật Xây dựng ; Điều 18 (khoản 1, 3) Nghị định số209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ; Điều 30, 31, 32; Điều 33 (khoản 3); Điều 34 (khoản 3) Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ 7. Giám sát thi công xây dựng - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 87, 88, 89 Luật Xây dựng ; Điều 21 Nghị định 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 8. Nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều Luật Xây dựng; Điều 23, 24, 25, 26, Điều 27 (khoản 3); Điều 30, 35 Nghị định số 209/2005/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ 9. Thanh toán, quyết toán trong hoạt động xây dựng - Thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn tại Điều 81 (khoản 2, 3) Luật Xây dựng ; Điều 42 Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ; Điều 1 (khoản 14) Nghị định số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ 10. Các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng - Đề xuất đơn vị sẽ quản lý, sử dụng công trình sau này có trách nhiệm cử người trình cấp quyết định đầu tư phê duyệt để tham gia quản lý đầu tư xây dựng công trình và tiếp nhận quản lý, sử dụng khi công trình hoàn thành; - Phối hợp với địa phương trong vùng Dự án để giải quyết những công việc cụ thể của từng Dự án; - Tuỳ theo quy mô, tính chất và yêu cầu về thời gian thực hiện Dự án Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 đựơc ký hợp đồng với một hoặc nhiều nhà thầu chính. Nhà thầu chính có thể ký hợp đồng để thực hiện công việc với một hoặc nhiều nhà thầu phụ nhưng phải được Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi 1 chấp thuận trong hợp đồng ký kết với chủ đầu tư và phù hợp với quy định của pháp luật về đấu thầu - Thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư đựơc quy định tại Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu, các Nghị định số 16/2005/NĐ- CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình, số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ- CP; số 112/2006/NĐ- CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng, số 209/2004/NĐ- CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan 11. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban theo quy định; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban 12. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao 1.2. Cơ cấu tổ chức 1.2.1. Mô hình hoạt động của Ban 1.2.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các Phòng 1.2.2.1. Lãnh đạo Ban Có Giám đốc, các Phó Giám đốc Ban do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định hiện hành của Nhà nước Giám đốc và các Phó Giám đốc của Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi được bổ nhiệm trên cơ sở từ nguồn cán bộ của các Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi hiện có và bổ sung điều động, luân chuyển cán bộ từ các Cục Quản lý chuyên ngành về xây dựng, thuỷ lợi; các Vụ thuộc Bộ hoặc Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách công tác thuỷ lợi, xây dựng cơ bản của các tỉnh trong khu vực Ban quản lý a, Nhiệm vụ của Giám đốc : -Xây dựng chương trình hoạt động của Ban theo từng thời kỳ nhất định và Quản lý Ban thông qua điều lệ tổ chức và hoạt động của Ban và các văn bản của Nhà nước, của Bộ trong mọi lĩnh vực hoạt động của Ban - Được quyền quyết định tổ chức bộ máy, tuyển dụng, bố trí, điều động, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, miễn nhiệm, cho từ chức, trả lương và các chế độ khen thưởng, kỷ luật khác… đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và quy định của pháp luật - Chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của Ban thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban được quy định tại các Quyết định thành lập Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng thuỷ lợi của Bộ trưởng - Thay mặt Lãnh đạo Ban làm việc với Bộ, các cơ quan Trung ương và địa phương trong khu vực quản lý dự án. Trực tiếp ký trình Bộ trưởng phê duyệt các chương trình, quy hoạch, kế hoạch, văn bản có liên quan và tổ chức thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt; - Phân công nhiệm vụ hoặc uỷ quyền cho các Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Trưởng Ban QLDATL phụ trách các lĩnh vực, địa bàn công tác để giải quyết công việc theo thẩm quyền, điều chỉnh lại sự phân công khi thấy cần thiết; - Giải quyết những công việc có liên quan đến 2 Phó Giám đốc trở lên do các Phó Giám đốc có ý kiến khác nhau hoặc do Phó Giám đốc đi công tác vắng; - Kiểm tra, đôn đốc mọi hoạt động của Ban; điều chỉnh mối quan hệ giữa các Phó Giám đốc, phòng, Ban QLDATL thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và quy định hiện hành về quản lý đầu tư và xây dựng - Khi Giám đốc vắng mặt tại cơ quan từ ba ngày làm việc trở lên phải uỷ quyền cho 1 Phó Giám đốc quản lý, điều hành đơn vị bằng văn bản và báo cáo về Bộ - Quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của Ban, chịu trách nhiệm toàn diện, liên tục trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và trước pháp luật, chịu sự quản lý Nhà nước của các cơ quan hữu quan về mọi hoạt động của Ban b, Nhiệm vụ của Phó Giám đốc : - Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc , được Giám đốc phân công phụ trách một số lĩnh vực và địa bàn công tác, phụ trách một số bộ phân, đơn vị và chịu trách nhiệm trước Giám đốc và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân - Tham gia với Giám đốc quản lý Ban và chịu trách nhiệm trước Giám đốc từng mặt công tác được phân công - Chủ động điều hành tổ chức thực hiện các quyết định của Bộ của Giám đốc , thuộc phạm vi nhiệm vụ được phân công. Đề xuất những vấn đề cần thiết để điều chỉnh, bổ sung hợp lý trong quá trình thực hiện - Có trách nhiệm phối hợp với chặt chẽ với các Phó Giám đốc , Phòng ban trong Ban, các đơn vị có liên quan để giải quyết các công việc được phân công hoặc uỷ quyền - Phó Giám đốc được uỷ quyền giải quyết công việc khi Giám đốc đi vắng, ngoài việc thực hiện các quy định tại các điểm thuộc mục b2 khoản 1 còn co quyền hạn và nhiệm vụ sau: - Giải quyết công việc chung của Ban và ký các văn bản uỷ quyền của Giám đốc; phối hợp hoạt động giữa các Phó Giám đốc , sử dụng bộ máy tổ chức của Ban để duy trì hoạt động của Ban - Giải quyết một số công việc cấp bách của Phó Giám đốc khác khi Phó Giám đốc đó đi vắng theo đề nghị của Trưởng hoặc Phó các Phòng thuộc Ban - Phó Giám đốc được uỷ quyền chịu trách nhiệm trước Giám đốc, trước pháp luật về mọi hoạt động của Ban trong thời gian được uỷ quyền 1.2.2.2. Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ 1.2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức các phòng - Phòng Tổ chức- Hành chính - Phòng Kế hoạch- Tài chính - Phòng Thẩm định kỹ thuật- dự toán - Phòng Quản lý thi công 1.2.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng Phòng 1.2.2.2.2.1. Phòng Tổ chức- Hành chính a, Công tác tổ chức - Tham mưu cho Giám đốc Ban thực hiện nghiêm chỉnh Pháp lệnh cán bộ, công chức và pháp luật có liên quan đến cán bộ, công chức, viên chức, và người lao động - Tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và điều hành bộ máy của Ban theo quy định của Bộ NN&PTNT và pháp lệnh hiện hành - Quản lý hồ sơ cán bộ, viên chức, và người lao động về năng lực, trình độ, sở trường, từ đó sắp xếp, bố trí sử dụng cán bộ viên chức và người lao động đúng người, đúng việc - Xây dựng chương trình quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, đề bạt, luân chuyển, tuyển dụng, biệt phái cán bộ trình Giám đốc Ban quyết định; - Giúp Giám đốc Ban, quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách hiện hành của Nhà nước và điều lệ của Ban đối với cán bộ, viên chức và người lao động - Thực hiện công tác bảo vệ chính trị nội bộ, quản lý cán bộ viên chức và người lao động; thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nứơc - Thường trực các Hội đồng lương, tuyển dụng, thi nâng ngạch, thi đua- khen thưởng, kỷ luật - Thường trực công tác thanh tra, phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí b, Công tác Hành chính: - Thực hiện công tác hành chính, quản trị, văn thư, quản lý tài sản cơ quan, trang thiết bị, sửa chữa trụ sở, phương tiện làm việc; quản lý và điều phối xe máy, vật tư, thiết bị; tiếp khách, bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ cán bộ viên chức và người lao động, vệ sinh, tạp vụ cơ quan. Phối hợp với địa phương xây dựng và quản lý cơ quan sạch đẹp, trật tự, an toàn và mỹ quan công sở, đường phố - Thường trực công tác cải cách hành chính của Ban; - Phụ trách công tác khánh tiết, quan hệ với chính quyền địa phương sở tại để giải quyết các mối quan hệ xã hội theo nhiệm vụ Giám đốc giao, chuẩn bị họp.. - Được phép thay mặt Giám đốc kiểm tra, đôn đốc các phòng, các cán bộ viên chức và người lao động thực hiện nội quy, quy chế làm việc của cơ quan c, Công tác khác - Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao 1.2.2.2.2.2. Phòng Kế hoạch- Tài chính a, Công tác Tài chính- Kế toán - Tham mưu cho Giám đốc thực hiện nghiêm chỉnh Luật Ngân sách, Luật Kế toán, và các quy định khác của pháp luật có liên quan - Thống nhất quản lý toàn bộ hoạt động tài chính của Ban và các Ban trực thuộc. Hướng dẫn, giám sát công tác kế toán của từng dự án theo quy định hiện hành của Nhà nước và của nhà tài trợ - Quản lý và thực hiện việc thanh toán các hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Chịu trách nhiệm trong việc thu hồi công nợ, tạm ứng và tham gia thanh lý hợp đồng khi hết hạ
Luận văn liên quan